[khoá luyện đề] đề 15 vẫn có đáp án sai, và 1 câu hình như thầy giải chưa đúng?

V

vatlivui

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

đề 15 khoá luyện đề
* câu 6: đáp án hocmai là A nhưng D mới đúng
* câu 48: bước sóng của ánh sáng đỏ và lam trong chân không lần lượt bằng 640nm và 500nm . khi truyền vào môi trường trong suốt ánh sáng đỏ lan truyền nhanh hơn ánh sáng lam 1,2 lần.tỉ số năng lượng phôton của ánh sáng lam và ánh sáng đỏ trong môi trường đó là?
A. 1,067 B.1,280 C. 1,536 D. 0,938
* hocmai chon C và lời giải như sau:( đỏ có chỉ số1; lam có chỉ số 2)
- trong môi trường trong suốt: bước sóng đỏ X'1 = X1/n1 : lam X'2 = X2/n2
* E2/E1 = X'1/X'2 = [ X1/X2]. [ n2/n1] =[ X1/X2]. [ v1/v2] = 640.1,2/500 = 1,536 ( x là bước sóng)
* học mãi xem lại E2/E1 = X'1/X'2 có đúng không !? hay chỉ đúng trong chân không?
* theo em thì năng lượng của phôton E = h.f = h.v/lamda ( trong chân không thì v=c ; bước sóng lamda còn môi trường có chiết suất n thì bước sóng là lamda/n)
vậy môi trường có chiết suất n thì v và lamda đều thay đổi nhưng f thì không đổi nên năng lượng photon là không đổi ???????????? E2/E1 = tỉ số ở chân không = 640/500 = 1,280 => B
 
Last edited by a moderator:
V

vatlivui

các ban đọc cái này nhé!
Nhà văn tớ đã định bụng quay đi. Nhưng vì thấy những 2 pages rồi mà nhân dân vẫn mò mẫm trong tối tăm thế này thì không đành lòng. Đành buông tay gõ vài phím ngõ hầu soi sáng con đường tìm tới chân lý cho quần chúng nhân dân lao khổ .

Trở lại với câu hỏi mở đầu topic: "Tại sao tần số của ánh sáng lại không đổi khi chiếu vào nước?" .
Trước khi trả lời cần lưu ý rằng, khi xem xét ánh sáng tương tác với vật chất, các nhà khoa học chia ra 2 trường hợp: 1) Tuyến tính; 2) Phi tuyến.
- Tuyến tính là khi tần số ánh sáng không đổi sau khi tương tác. Quang tuyến tính thể hiện trong các hiện tượng quang học thông thường (phổ biến và rõ rệt hơn trường hợp phi tuyến rất nhiều, trương trình Vật Lý phổ thông giới hạn giảng dạy trong trường hợp này): phản xạ, khúc xạ, hấp thụ, truyền qua ...v v.
- Phi tuyến xảy ra khi ánh sáng thay đổi tần số sau khi tương tác. Cái này thường xảy ra khi cường độ ánh sáng tới là lớn, và khó quan sát thấy được bằng mắt thường. Các hiện tượng thể hiện tương tác phi tuyến là: Tán xạ Raman, Phát họa ba bậc cao, phát tần số tổng, phát tần số hiệu ... v v.

Nói vậy để nhân dân thấy rằng không phải lúc nào cũng một mực nói rằng ánh sáng không thay đổi tần số khi chiếu vào nước. Tuy nhiên giới hạn trong phạm vi đời sống hằng ngày, khi nguồn sáng thường là có cường độ không lớn lắm, và nhìn thấy được bằng mắt thường (ánh sáng mặt giời, mặt giăng, ngọn nến, bóng đèn v v ...), ánh sáng chiếu vào nước coi như là tương tác tuyến tính.

Vậy thì tại sao trong giới hạn đó ánh sáng lại không đổi tần số, mà chỉ thay đổi bước sóng và vận tốc truyền. Cái này là mấu chốt của sự tăm tối của quần chúng nhân dân.

Xét theo quan điểm cổ điển, ánh sáng như nguồn sóng điện từ. Khi tương tác với nước, lực điện từ sẽ cưỡng bức các điện tử của phần tử môi trường nước dao động theo nó. Mà như trong luận cương LêNin, à quên trong SGK lớp 12, nhân dân cần đọc kỹ sẽ thấy rằng "tần số của hệ giao động cưỡng bức phải bằng tần số ngoại lực tác dụng". Ngoại lực ở đây chính là lực điện từ của sóng ánh sáng. Do vậy tần số dao động được bảo toàn.

Còn về vấn đề bước sóng và vận tốc truyền. Sở dĩ nhân dân còn lăn tăn vấn đề này vì nhân dân không hiểu rõ các khái niệm cơ bản. Luận cương đã viết: "Sóng là các dao động lan truyền trong không gian và theo thời gian". Vì biết nhận thức của nhân dân rất chi là chậm chạp nên nhà văn tớ diễn giải nôm na câu đó thế này: Mỗi điểm giao động trong môi trường sẽ kéo theo các điểm lân cận nó dao động theo, nhưng sự kéo theo này không tức thời, mà nó bị trễ một chút. Trễ nhiều hay ít là phụ thuộc vào đặc tính của môi trường truyền sóng. Do đó việc sóng lan truyền nhanh hay chậm là phụ thuộc vào tính chất của môi trường. Đến đây chắc nhân dân đã hiểu tôi muốn nói rằng: "vận tốc truyền sóng phụ thuộc vào môi trường truyền sóng". Ví như trong nước ánh sáng truyền chậm hơn trong không khí, tần số ánh sáng không đổi ---> trong thời gian như nhau, sóng trong nước sẽ đi được quãng đường ngắn hơn ---> bước sóng trong nước ngắn hơn trong không khí. (Vì bước sóng là quãng đường sóng truyền trong một chu kỳ dao động).

- Để nhân dân đỡ bị bọn phản cách mạng lôi kéo lòe bịp bằng những ngôn từ hoa mỹ như Phô tôn, Điện Động lực , abc... Nhà văn tớ xin nói qua một chút về tương tác ánh sáng với vật chất trên quan điểm lượng tử. Trường hợp không đổi tần số của ánh sáng truyền trong nước là do khi tương tác chỉ xảy ra một trong 2 loại: phô tôn tán xạ đàn hồi (không mất mát năng lượng); một số photon bị hấp thụ hoàn toàn chuyển thành năng lượng nhiệt. Các photon truyền đi sau khi tán xạ đàn hồi ---> năng lượng không đổi ---> tần số không đổi (nhà cách mạng Einstein đã viết E = h.v).
Các trường hợp tán xạ không đàn hồi, một phần năng lượng photon bị chuyển thành nhiệt ---> tần số ánh sáng sau khi đi qua môi trường giảm ---> gọi là tán xạ Raman Stock. Nếu khi tán xạ photon hấp thụ một chút năng dao động nhiệt của phần tử môi trường ---> tần số tăng một chút ---> gọi là tán xạ Raman anti-Stock. Nếu xảy ra hấp thụ đồng thời 2 photon sau đó bức xạ ra một photon có tần số lớn gấp đôi ---> gọi là phát họa ba bậc 2. ... v v

Hi vọng đến đây con đường tối tăm của nhân dân đã được soi sáng một chút.
 
V

vietntpt94

Độc giả tớ xin chân thành cảm ơn tác giả cậu :)>- bài viết đúng là vatlyvui ;) nhưng tớ đọc văn là hay :)|:)|:)|:)|:)|
 
H

hjx3hjx

ủa.tôi có thắc mắc là khi hiện tưởng quang điện xảy ra,photon truyền năng lượng cho e,nếu e đủ năng lượng thì sẽ bứt ra khỏi bề mặt kim loại ,còn sau khi truyền năng lượng thì phôtn sẽ đi đâu
 
Top Bottom