:khi (109)::khi (108):Chỉ với một kích cỡ cực kỳ khiêm tốn, 6 mm, con côn trùng thuộc họ ve sầu nhảy có thể bật lên cao tới 70cm, tức là gấp hơn 10 lần độ dài cơ thể. ""Thành tích"" này đã vượt xa kỷ lục trước đó của bọ chét, vốn được coi là ""nhà vô địch nhảy cao"" trong thế giới côn trùng.
Các chuyên gia cho rằng mặc dù bọ chét và ve sầu nhảy có cùng ""thành tích"", nghĩa là độ cao chúng vươn tới là xấp xỉ như nhau, thế nhưng ve sầu nhảy có cân nặng hơn rất nhiều so với bọ chét, gấp 60 lần, nên chức vô địch coi như thuộc về ve sầu nhảy. Giáo sư Malcolm Burrows, trưởng khoa sinh vật học thuộc ĐH Cambridge, Anh, cho biết: ""Ve sầu nhảy là một nhà vô địch nhảy cao thực sự. Mặc dù độ cao loài này đạt được không lớn hơn so với bọ chét bao nhiêu, các bước nhảy của chúng rất ấn tượng, bởi vì ve sầu nặng hơn 60 lần trọng lượng của bọ chét"".
Ve sầu nhảy có tên khoa học là Philaenus spumarius, phân bố trên khắp thế giới. Thông thường, ve sầu nhảy sống nhờ vào nhựa cây trong các khu vườn. Bí quyết nhảy cao của ve sẩu nhảy nằm ở hai chân sau được ""thiết kế"" riêng cho việc nhảy từ cây này sang cây khác. Thông thường, khi di chuyển trên tán lá, loài côn trùng này kéo lê hai chân này trông hết sức nặng nhọc. Khi cần di chuyển xa hơn, từ tán cây này đến tán cây khác, hai chân sau bắt đầu phát huy tác dụng. Ve sầu nhảy gần như đè toàn bộ trọng lượng cơ thể vào 2 chân sau, tạo nên một lực nén trên các múi cơ rất lớn, giống như cơ chế của một chiếc máy bắn đá. Sau đó, các khớp chân đồng loạt bật ra, giống như một động tác mở ""khoá"", thế là ve sầu nhảy vọt lên theo một hướng đã xác định.
Nha vo dich nhay cao trong the gioi con trung
Ảnh chụp các bước nhảy của ve sầu nhảy.
Giáo sư Burrows nói: ""Chiếc ""khoá"" nằm ở các khớp chân được mở đồng thời và toàn bộ lực nén được giải phóng, tạo nên sức bật rất lớn. Chỉ trong khoảng thời gian được tính bằng một phần triệu giây, tốc độ được đẩy cao tới 4 m/s. Đây quả là một hiện tượng phi thường trong thế giới côn trùng"". Giáo sư Burrows cho rằng nếu so sánh giữa bọ chét và ve sầu nhảy, ve sầu nhảy hơn hẳn về sức bật. Ông nói: ""Ve sầu nhảy có thể có sức bật mạnh gấp 400 lần trọng lượng của nó. Trong khi đó, bọ chét chỉ có thể đạt sức bật gấp 135 lần trọng lượng cơ thể, châu chấu đạt được gấp 8 lần. Con người kém nhất với chỉ 2 hoặc 3 lần. Như vậy có thể đưa ra một phép so sánh đơn giản và chứng minh về nhà vô địch thực sự"".
Phát hiện này đã khiến giới côn trùng học rất ngạc nhiên. Các chuyên gia cho rằng việc tìm hiểu cơ chế nhảy cao của cô trùng sẽ giúp ích rất nhiều cho con người trong nhiều lĩnh vực như chế tạo máy, hàng không.... trong tương lai.