Sử 11 [KHO TÀI LIỆU] Video lịch sử Việt Nam.

T

thuyhoa17

Nền văn hóa Óc Eo.

Clip tiếp theo này sẽ giúp các bạn thấy những hiện vật, di chỉ của nền văn hóa Óc Eo - An Giang.

[YOUTUBE]oMjDsTAsGpo[/YOUTUBE]
 
T

thuyhoa17

Diệt giặc đói, giặc dôt.

Diễn ra sau khi Cách mạng tháng 8 - 1945thành công. Theo lời kêu gọi của Bác Hồ.
Còn nội dung và tiến trình, các bạn xem clip nhé :x

[YOUTUBE]nPzLIfIKmSY[/YOUTUBE]


@ chị dung92_bn: em xin lỗi chị vì ko hoàn thành đc nhiệm vụ, tại vì nó khó tìm quá :| Lấy cái nì bù qua đc chị nhé ^^
 
T

thuyhoa17

Văn Miếu Quốc tử Giám - trường Đại học đầu tiên của Việt Nam

Những hình ảnh về nó.

[YOUTUBE]X9scKuyEIm0[/YOUTUBE]

Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía nam kinh thành Thăng Long thời nhà Lý. Là tổ hợp gồm hai di tích chính: Văn Miếu thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam; và Quốc Tử Giám trường Quốc học cao cấp đầu tiên của Việt Nam, với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi.

nguồn: vi.wikipedia.
 
T

thuyhoa17

Lịch sử tiền Việt Nam.

[YOUTUBE]Ey0q5fsk4Gs[/YOUTUBE]


Ngoài những đĩnh vàng, đĩnh bạc, tiền tệ Việt Nam chủ yếu là tiền đồng, tiền kẽm.
Thời Đinh, Lê: Đinh Tiên Hoàng cho đúc tiền đồng hiệu Thái bình thông bảo sau đó Lê Đại Hành cho đúc tiền đồng Thiên phúc trấn bảo.
Thời Lý: dưới triều vua Lý Thái Tông, tiền đồng có hiệu Minh đạo thông bảo, sang đến triều Lý Thần Tông, tiền đồng hiệu là Thuận thiên thông bảo.
Thời Trần, Hồ: các triều vua cũng cho đúc tiền đồng, đến đời Trần Minh Tông (1323) thì chuyển sang đúc tiền kẽm, tuy nhiên do tiền kẽm sử dụng không được thuận tiện nên nhanh chóng bị bãi bỏ. Dưới triều vua Trần Thuận Tông, Hồ Quý Ly chấp chính đã bắt đầu cho phát hành tiền giấy gọi là Thông bảo hội sao. Tiền giấy Thông bảo hội saoquan vẽ rồng, 30 đồng vẽ sóng nước, 10 đồng vẽ cây đào, 5 tiền vẽ chim phượng, 3 tiền vẽ kỳ lân, 2 tiền vẽ rùa, 1 tiền vẽ mây. Dân cư có tiền cũ phải nộp hết vào kho của Nhà nước và cứ 1 quan tiền đồng đổi thành 1 quan 2 tiền giấy, ai tàng trữ sẽ bị tử hình nhằm loại bỏ hẳn tiền đồng và bắt buộc sử dụng tiền giấy.
Thời Lê, Mạc: trải qua giai đoạn bị nhà Minh đô hộ, khi Lê Thái Tổ lật đổ ách thống trị của nhà Minh và lên ngôi vua, tiền đồng trong nước không còn, ông cho đúc tiền đồng Thuận thiên thông bảo và quy định 1 tiền bằng 50 đồng. Triều vua Lê Thái Tông đúc tiền đồng hiệu Thiệu bình và quy định 1 tiền bằng 60 đồng. Năm 1528, Mạc Đăng Dung cho đúc tiền kẽm và cả tiền sắt, đến năm 1658, tiền kẽm và tiền sắt bị cấm sử dụng. Dưới triều vua Lê Hiển Tông (niên hiệu Cảnh Hưng), do những cuộc nội chiến liên miên tốn kém chi phí nên nhà vua cho mở rất nhiều sở đúc tiền để đúc tiền kẽm. Năm 1726 (Cảnh Hưng thứ 37), tiền đồng niên hiệu Cảnh Hưng thuận bảo lại được đúc từ binh khí và đại bác bằng đồng không sử dụng nữa.
Thời Nguyễn: Sau khi lên ngôi, vua Gia Long cho mở các sở đúc tiền ở Bắc thành, Gia Định để đúc tiền đồng Gia Long thông bảo. Các triều vua sau của nhà Nguyễn tiếp tục đúc tiền đồng và có lúc đúc cả tiền kẽm. Song song với tiền đồng, các loại thoi bạc, thoi vàng và tiền bạc, tiền vàng cũng xuất hiện từ khoảng năm 1820, cuối triều Gia Long, đầu triều Minh Mạng. Vàng được định giá gấp 17 lần bạc và mỗi lạng bạc giá 2 quan 3 tiền đồng.

(nguồn: vi.wikipedia)
 
T

thuyhoa17

Kỷ niệm 66 năm ngày Cách mạng Tháng Tám: Những dấu ấn không bao giờ phai...

Một cụ từng là thành viên một tổ Việt Minh tiền cách mạng nhớ lại đêm trước cách mạng: Đêm giao thừa của kỷ nguyên độc lập hình như cả Hà Nội không ngủ. Những tiếng nói cười, tiếng máy khâu may cờ xè xè hối hả khắp nơi, tiếng thử súng, tiếng mài gươm suốt đêm. Chúng tôi có cảm giác như cả Hà Nội đã chờ đợi ngày này từ trăm năm rồi. Nhiều tốp thanh niên nam nữ tập hát Tiến quân ca, những kế hoạch cuối cùng cho ngày mai - ngày rạng đông độc lập cứ sôi sục mãi suốt đêm thâu...

Cái không khí hừng hực khí thế đó, dường như vẫn còn đậm mãi trong tâm khảm những người có vinh dự được góp mặt trong thời khắc lịch sử và đó là những câu chuyện, những hình ảnh hào hùng được truyền lại cho con cháu như một cách để củng cố thêm lòng tự tôn của dân tộc...



Hà Nội nơi đã diễn ra sự kiện lịch sử 19/8/1945 giờ vẫn lưu giữ trong mình những dấu ấn hào hùng không chỉ trong thời điểm sơ khởi của cuộc Cách mạng tháng Tám mà còn cả một quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, nhắc nhở các thế hệ đi sau về lòng tự hào của một dân tộc quật cường đầy bản lĩnh...

NVH5552_7b7ea.jpg

Nhà hát Lớn, sáng 19/8/1945 là nơi mít-tinh tập trung hàng vạn người
trước khi đi chiếm các cơ quan đầu não chính quyền bù nhìn

NVH5491_1166a.jpg

Phủ khâm sai Bắc Kỳ- nơi khẳng định chiến thắng của cuộc cách mạng tháng Tám


P1070326_71221.jpg

Những vết đạn...

P1070329_63c4d.jpg

... còn lưu giữ trên cách cổng như những chứng tích cho một thời khắc lịch sử

NVH5409_480d6.jpg

Những bức tranh cổ động hiếm hoi vào thời điểm chiếm phủ Toàn quyền

1_50959.jpg

Và cả những chứng tích của một dân tộc quật cường...

NVH5438_b2348.jpg

... như những câu chuyện nhắc nhở những thế hệ mai sau

NVH5470_0278f.jpg

... về những gì cha ông đã làm cho tương lai của đất nước, của dân tộc

Untitled1_2770f.jpg

Trẻ em vui chơi bên hồ Hữu Tiệp - Ngọc Hà - Hà Nội, nơi vẫn còn lưu giữ xác máy bay địch bị bắn rơi

Untitled2_28545.jpg

Những quả tên lửa - một thời là nỗi kinh hoàng của kẻ địch - giờ trở thành những chứng nhân
cho thế hệ mai sau về một bề dày lịch sử của dân tộc

162.jpg
Những tà áo dài trên cầu Long Biên nhắc nhớ ký ức một thời

b.jpg

Và một Hà Nội bình yên đón mỗi ánh bình minh.

*Hãy cùng lắng nghe ca khúc 19/8, sáng tác của nhạc sĩ Xuân Oanh. Ca khúc được gắn liền với ngày 19/8 lịch sử. Hơn nửa thế kỷ qua, mỗi độ thu về, nhân dân cả nước lại sôi nổi sống trong khí thế hào hùng của những ngày tổng khởi nghĩa và bài hát 19/8 lại vang lên: Mười chín tháng tám... chớ quên là ngày khởi nghĩa...


Tiến Công
Nguồn: Báo Dân trí



Cách mạng tháng Tám - Mùa thu lịch sử 1

[YOUTUBE]VHq0GkwL_J4[/YOUTUBE]

Cách mạng tháng Tám - Mùa thu lịch sử 2

[YOUTUBE]R3DQANTU7CA[/YOUTUBE]

Nhớ lại một bài thơ của nhà thơ Tố Hữu về ngày vui lớn của đất nước này :)

"Vui quá đêm nay
Ta nhảy ta bay
Trong lòng Hà Nội
Biển sống trào lên thành đại hội
Muôn màu vũ trụ kết hoa đăng
Bay bay lên, hỡi đôi cánh thần tiên
Đôi cánh mở đất trời giải phóng
...."

 
I

ilovemyfriendforever

Tớ cũng đang định đưa lên vài cái. :).Thanks thông gia nha. ................................
 
Top Bottom