Trước khi đi trả lời cho câu hỏi này, các bạn cần phải hiều về cơ chế tạo màu sắc của các hợp chất xung quanh ta. Mình sẽ giải thích dựa trên quan điểm của cơ học lượng tử.
Hồi xưa khi học lớp 6, chúng ta được học rằng vật có màu đỏ vì ánh sáng chiếu vào nó, phản chiếu màu đỏ vào mắt ta. Đến khi lên 12, chúng ta lại được học vật có màu đỏ vì nó hấp thụ các tia khác, để lại tia màu đỏ.
Nhưng bản chất về màu sắc của các vật là do các nhóm chức mang màu trong vật chất quyết định. Đó là các nhóm chức có chứa các electron tự do trong các Obital pi, ví dụ như -N = N-, C = O,...Và một điều các bạn nên biết đó là các electron trong các Obitan này có mức năng lượng khác nhau, tùy thuộc vào vị trí của nó. Và do đó, nó chỉ hấp thụ những tia bức xạ có cùng năng lượng với nó.
Khi có một chùm photon, tức chùm ánh sáng trắng chiếu đến các nhóm chức mang màu này, thì những bức xạ (những tia có bước sóng khác nhau, bao gồm vùng hồng ngoại (IR), tử ngoại (UV) và khả kiến (VIS)) nào có cùng mức năng lượng của electron trong các Obitan này sẽ bị hấp thụ, tức electron từ trạng thái cơ bản sẽ nhảy lên trạng thái kích thích. Và những bức xạ nào không bị hấp thụ sẽ bị tán xạ hoặc phản xạ. Và những tia đó sẽ đi vào mắt ta, làm cho mắt ta phát hiện ra màu. Nghĩa là màu của vật chất sẽ là màu của những tia phụ với những tia bị hấp phụ.
Và hiện nay, người ta đã đưa ra một bảng gồm những bước sóng bị hấp phụ sẽ cho ra màu gì. Mình sẽ cung cấp cho bạn, vì nó nằm trong một cuốn Textbook Hóa phân tích.
Nếu ta ngừng chiếu bức xạ vào vật chất, các electron sẽ từ mức kích thích trở về mức cơ bản, và cũng phát ra bức xạ đúng bằng năng lượng mà nó hấp thụ. Và theo lí thuyết, chúng sẽ có màu sắc còn lại của chùm bức xạ lúc ta chiếu đến. Nhưng thường ta không thấy được, vì thời gian phát xạ của nó rất ngắn, khoảng 10^-8 giây. Người ta gọi đó là phổ huỳnh quang và lân quang.
Sau khi các bạn hiểu được nội dung trên thì sẽ có phần hiểu được tại sao SO2 làm mất màu cánh hoa hồng.
Thực sự rất dễ hiểu, đó là trong phân tử cấu tạo nên hoa hồng, có nhóm chức mang màu, hấp thụ các tia phụ của ánh sáng đỏ, nên chúng ta thấy màu đỏ. Khi có khí SO2, khí SO2 này tương tác, có thể là phản ứng hóa học với nhóm chức, hay các nhóm gần nhóm chức mang màu của cánh hoa hồng, do đó làm thay đổi mức năng lượng của electron trong nhóm chức mang màu, nên các nhóm chức mang màu này sẽ hấp thụ các bước sóng khác với bước sóng ban đầu. Do đó, màu của cánh hoa hồng từ đỏ sang vàng cam (cái màu này mình không nhớ rõ).
Cụ thể hơn là thế này: Bước sóng của ánh sáng đỏ là 760 micron, do đó cánh hoa hồng sẽ hấp thụ các bước sóng khác 760, có thể là khoảng 400 - 500. Khi có sự tương tác với SO2, mức năng lượng của electron trong nhóm chức mang màu sẽ bị giảm xuống, nó sẽ hấp thụ các bước sóng ở vùng 760, hoặc có thể là vùng IR, nên để lại các bước sóng của ánh sáng vàng cam. Do đó, ta thấy nó màu vàng nhạt.
Hóa học phân tích ngày nay đã ứng dụng các phổ này rất để định tính và định lượng rất nhiều, đặc biệt trong pp UV - VIS. Nguyên tắc hoạt động của các máy phân tích đều dựa trên những lý thuyết nêu ở trên.