Khi nung m gam hỗn hợp gồm NH4Cl và NaNO2 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 3,87 gam khí chiếm thể

H

hocmai.toanhoc

Khi nung m gam hỗn hợp gồm NH4Cl và NaNO2 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 3,87 gam khí chiếm thể tích 3,45 lít ( 27,3 độ C và 1 atm ) . Hãy tính m ?

Chào em!
Hocmai.toanhoc giải giúp em bài này nhé!
PTPƯ:
[TEX] NH_4Cl + NaNO_2 --> NaCl + N_2 + 2H_2O [/TEX]
-----------a----------a------------------------a
[TEX] NH_4Cl (du) --> NH_3 + HCl[/TEX]
-------------b----------------b--------b
Tổng số mol khí: [TEX]n = \frac{P.V}{RT} = 0,14[/TEX]
Thay vào ta có hệ phương trình:28a + 53,5b = 3,87; a + 2b = 0,14.
Giải hệ ta được a = 0,1; b= 0,02.
Vậy m = 13,32 g.
 
N

ngocthachmaths

Câu 1: Khi nung m gam hỗn hợp gồm NH4Cl và NaNO2 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 3,87 gam khí chiếm thể tích 3,45 lít ( 27,3 độ C và 1 atm ) . Hãy tính m ?
Câu 2: Hỗn hợp gồm FeS2, FeCO3 với số mol bằng nhau vào bình kín chứa O2 dư, áp suất trong bình là p1 atm. Đun nóng bình để phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi đưa bình về nhiệt độ ban đầu, áp suất trong bình là p2 atm. tỉ số p1 /p2 bằng:
A. 1 B. 1/2 C. 2 D. 4
 
N

ngocthachmaths

KINH NGHIỆM VÀ KỸ NĂNG GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA KINH ĐIỂN MANG ĐẬM BẢN CHẤT HÓA HỌC.

Câu 1: hỗn hợp khí X gồm 0,3 mol H2 và 0,1 mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hh Y có tỉ khối so với kk là 1. nếu cho toàn bộ y sục từ từ vào dung dịch Br2 dư thì có m gam brom tham gia phản ứng. giá tri của m là:
A. 8 B. 16 C.32 D. 3,2
HD: tính được mX suy ra số mol hh sau, độ giảm thể tích hay số mol chính là số mol H2 đã tham gia phản ứng. nhận thấy số mol H2 đã pư =2 số mol vinylaxe, suy ra số mol buten tạo thành =0,1=n.Br2. từ đó cho ta m=16.
Câu 2: cho 3,36 gam Mg tác dụng vừa đủ với 200ml dd HNO3 0,3M và H2SO4 bM thu được dd A(chỉ chứa các muối) và 0,02 mol hh khí B gồm 2 khí N2O và N2, tỉ khối của B so với H2 bằng 18. làm bay hơi dd A thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 21,72 B. 17 C. 17,73 D. 17,08
HD: số mol Mg=0,14 ; HNO3=0,06 ; Dung dịch chỉ chứa các muối nghĩa là H+ sử dụng vừa đủ, bài toán sẽ tính toán dựa trên định luật bảo toàn điện tích. Vì rằng bài toán rất khó ở chỗ không định lượng rõ ràng vế tương tác của các tác chất. Vì đây là dạng toán trắc nghiệm, lúc nào cũng thế, bạn đọc cố gắng nhạy bén tìm ra phương pháp thích hợp và nhanh chóng.
Dễ dàng tính được N2O = N2=0,01. Bảo toàn electron: 0,28=0.01*10 + 0,01*8 + NH4+ ta có được số mol của NH4+= 0,0125. NO3- =0,06-0,0125-0,04 ( bảo toàn nguyên tố N của N2O và N2) =0,0075. Trong dung dịch lúc bấy giờ gồm NH4+, Mg2+, NO3- và SO42-; suy ra số mol SO42- =0,1425. Vậy m=0,0125*18 + 3,36 + 0,0075*62 + 0,1425*96 = 17,73 gam.

Câu 3: kim loại M tác dụng với dd H2SO4 loãng thu được đơn chất khí X. B là một oxit của M, cho B tác dụng với dd HCl đặc cho đơn chất khí Y. D là một muối của M , nhiệt phân D thu được đơn chất khí XZ. Trộn hh X, Y, Z với tỉ lệ số mol tương ứng là 11:1:5 thì thu được chất lỏng T. nồng độ chất tan trong T là:
A. 27,58% B. 50,25% C. 44,78% D.28,85%
HD: M là Mn, X là H2, Y là Cl2, Z là O2 . trộn với tỉ lệ như trên thu được 2HCl:10H2O
Dễ suy ra nồng độ HCl là 28,85%.
Câu 4: nồng độ của H2 và I2 lúc ban đầu đều là 0,03 mol/l. khi đạt đến trạng thái cân bằng , nồng độ của HI là 0,04 mol/l. hằng số cân bằng của phản ứng tổng hợp HI là:
A. 16 B.32 C.10 D.8
HD: Dễ chọn A. vì hằng số cân bằng Kc bằng tích nồng độ các chất sau pư trên tích nồng độ các chất trước pư.( có mũ hệ số pứ lên). Chú ý: hằng số cân bằng chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ, không phụ thuộc vào nồng độ các chất mâu thuẫn với công thức xác định nó.
Câu 5: đốt cháy hoàn toàn 18 gam một este X đơn chức thu được 20,16 lít CO2 (đktc) và 12,96 gam nước. mặt khác nếu cho 21 gam X tác dụng với 200 ml dd KOH 1,2M sau đó cô cạn dd thu được 34,44 gam chất rắn khan. Công thức phân tử của axit tạo ra X là:
A.C5H6O3 B. C5H8O3 C. C5H10O3 D. C5H10O2
HD: dễ nhận ra đây là este vòng. Phản ứng như sau: este + NaOH = HO-R-COONa. Phần sau bạn đọc tự giải. dễ nhận ra nếu các bạn có phản xa với bài toán, không thì bạn cố gắng biện luận các case este có nối đôi…
Câu 6: hỗn hợp X gồm một ankan và một anken. Cho X tác dụng với 4,704 lít H2(đktc) cho đến pư hoàn toàn thu được hh Y gồm 2 khí trong đó có H2 dư và 1 hidrocacbon. Đốt cháy hoàn toàn Y rồi cho toàn bộ sản phẩm vào nước vôi trong dư thấy khối lượng bình đựng nước vôi trong tăng 16,2 gam và có 18 gam kết tủa tạo thành. Công thức của 2 hidrocacbon là:
A. C2H6 và C2H4 B. C2H8 và C3H6 C. C4H10 và C4H8 D. C5H10 và C5H12
HD: đốt Y cũng như đốt X. số mol nước tạo từ ankan và anken trong X là: 0,46-0,21=0,25.
Dễ nhận thấy 2 hidrocb này có cùng số cacbon với n.nước=0,25, n.CO2= 0,18, độ chênh lệch x\về số mol do ankan gây ra, suy ra số mol ankan= 0,25-0,18=0,07. Gọi công thức ankan: CnH2n+2 cho ra nCO2, vì cả 2 hidrcb đều tạo khí nên: n*0,07<0,18, suy ra n<2,5. suy ra có 2 C.
Câu 7: hỗn hợp A gồm C3H4 và H2. cho A đi qua ống đựng bột Ni nung nóng thu được hh B chỉ gồm 3 hidrocacbon có tỉ khối so với H2 là 21,5. tỉ khối của A so với H2 là:
A. 10,4 B. 9,2 C. 7,2 D. 8,6
HD: phản ứng này tạo 1 anken, 1ankan và ankin dư, tuy nhiên lượng thể tích ankin dư ta có thể xem bằng 0 (tự chọn lượng chất, để bài toán đơn giản hơn).
Thế thì: số mol hh đầu =5, số mol hh sau= 2. suy ra được MA/MB=nB/nA=2/5. suy ra MA=2MB/5=8,6. điển hình cho pp tự chọn lượng chất.

Câu 8: X là tetrapeptit có công thức Gly-Ala-Val-Gly. Y là tripeptit có công thức Gly-Val-Ala. Đun m gam hh A gồm X, Y có tỉ lệ mol tương ứng là 4:3 với d KOH vừa đủ sau khi pư xảy ra hoàn toàn cô cạn dd thu được 257,36 gam chất rắn khan. Giá rị của m là:
A. 150,88 B. 155,44 C. 167,38 D.212,12
HD: gọi số mol 2 chất trên là 4x; 3x. suy ra số mol KOH pứ là 16x+9x=25x ; số mol nước là 7x
Bảo toàn khối lượng giải ra x, suy ra m =155,44


Câu 9: đốt cháy hoàn toàn 5,4 gam một amin X đơn chức trong lượng vừa đủ không khí. Dẫn sản phẩm khí qua bình đựng nước vôi trong dư thu được 24 gam kết tủa và có 41,664 lít(đktc) một chất khí duy nhất thoát ra. X tác dụng với HNO2 tạo ra khí N2. X là:
A. đimetylamin B. anilin C. etylamin D. metyl amin
HD: trước hết loại được đáp án B(tạo muối điazoni), viết pt đốt cháy amin no đơn và gọi x là số mol amin cần tìm. Ta có được số mol oxi phân tử là 0,5(3n+1,5)x, suy ra số mol N2 trong kk vừa đủ = 4 số mol oxi= 2(3n+1,5)x. Do đó số mol N2(bay ra)=2(3n+1,5)x + 0,5x =1,86
Suy ra 6nx +3,5x = 1,86, Mặt khác ta có n.CO2=nx=0,24. vậy nên 3,5x=0,42, suy ra x=0,12. tìm được Mamin = 45.

Câu 10: Áp suất kinh điển.!!!
Cho 18,32 gam axit picric vào một bình đựng bằng gang có dung tích không đổi 0,56 lít(không có không khí), rồi gây nổ ở 19110 C. Áp suất trong bình tại nhiệt độ đó là p atm, biết rằng sản phẩm nổ là hh CO, CO2, N2, H2 và áp suất thực tế nhỏ hơn áp suất lý thuyết 8%. p có giá trị là:
A.207,365 B. 211,836 C.201,000 D.223,635
HD: Tìm được số mol của axit picric=0,08, khi gây nổ thu được hh khí đó, suy ra số mol hh là 0,72. Ta có p”=0,92p=0,92*0,082*0,72(1911+273)/0,56=211,836. Vậy chọn B.

Câu 11: (điển hình cho bài toán tăng giảm thể tích) Nung nóng hh gồm 0,5 mol nitơ và 1,5 mol hidro trong bình kín( có xúc tác) rồi đưc về nhiệt độ t thấy áp suất trong bình lúc này là p1 atm. Sau đó cho một lượng dư H2SO4 đặc vào bình( nhiệt độ lúc này cũng là t) đến khi áp suất ổn định thì thấy áp suất trong bình lúc này là p2 (p1=1,75p2). Hiệu suất tổng hợp NH3 là:
A. 65% B.70% C.50% D. 60%
HD: số mol hh đầu=2. x là số mol N2. cho H2SO4 vào để lấy đi 2x mol tức là phản ứng sau cùng đã giảm đi 4x mol. Ta có pt: 2 – 4x=(2-2x)/1,75, suy ra x=0,3, suy ra H=0,6.

Câu 12: một hh X gồm một hidrocacbon mạch hở A có 2 nối đôi trong phân tử, và H¬2 có tỉ khối so với H2 bằng 4,8. Nung nóng X với xúc tác Ni để phản ứng xảy ra hoàn toàn ta thu được hh Y có tỉ khối so với H2 bằng 8. Công thức và thành phần phần trăm( theo thề tích) của A trong X là:
A.; C3H4 80% B. C3H4; 20% C. C2H2; 20% D. C2H2; 80%
HD: nY/nX=X/Y=0,6, suy ra số mol hh đầu =1, hh sau = 0,6. Đồng thời dữ kiện tỉ khối hh sau bằng 8(tức là Msau=16<26) cho ta biết hidrocacbon chưa no hết và H2 dư.
Suy ra độ giàm số mol =n. H2 tham gia pư =0,4=2n.ankin=2n.akan tạo. vì thế hh sau có 0,2 mol ankan tạo, suy ra H2 dư là 0,4. Sử dụng sơ đồ đường chéo cho hh sau cho ta biết đó là C3H4, thể tích thì quá dễ để biết là 20%.

Câu 13: hh A gồm 2 hidrocacbon mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon và cấu tạo phân tử hơn kém nhau một liên kết pi. Đốt cháy hoàn toàn 0,6 mol A cần dùng 36,96 lít O2(đktc), sau pư thu được 16,2 gam H2O. Hỗn hợp A gồm:
A. C2H4 và C2H6 B. C¬3H4 và C3H6 C. C2H2 và C2H¬4 D. C3H6 và C3H8
HD: số cacbontb=2 ; số hidrotb=3. Hoặc bảo toàn khối lượng ta được mA=16,2. từ đó ta có Mtb=27. phải có ankin là C2H2.

Câu 14: chỉ từ các hóa chất: KMnO4(rắn); Zn; FeS; dd HCl đặc, các thiết bị và điều kiện cần thiết có đủ., ta có thể điều chế được tồi đa bao nhiêu khí:
A. 6 B. 4 C. 7 D. 5
HD: thuốc tím nhiệt phân ra ra O2; Zn+HCl; FeS+HCl; H2S+O2; thuốc tím +HCl; MnO2+HCl.

Câu 15: cho 0,1 mol vinylaxetilen và 0,3 mol H2 qua Ni nung nóng. Sau pư thu được hh khí X có tỉ khối so với H2 là 14,5. nếu cho X qua dd nước Br2 dư thì khối lượng bình brom tăng bao nhiêu gam:
A. 5,6 B. 2,8 C. 5,4 D. 2,7
HD: số mol hh sau=0,2. suy ra số mol H2 đã pứ là 0,4-0,2=0,2; từ đây suy ra pứ không thể tạo ankan vì tỉ lệ 2 chất tham gia nhỏ hơn ½( vinylaxetilen có dư). suy ra H2 dư=0,3-0,2=0,1. tương ứng 0,2 gam. Còn lại là khối lượng các hidrocacbon chưa no ở lại trong bình brom. Bảo toàn khối lượng cho ta mtăng=mhh đầu-mH2dư=5,8-0,2=5,6.
Kinh nghiệm: Mtbhhsau<26, thì suy ra hidrocacbon chưa no hết và H2 dư; và ngược lại nếu >26 thì có thể dư hết(pứ không hoàn toàn).

Câu 16: hỗn hợp M gồm acol no, đơn chức X và axit cacboxylic đơn chức Y đều mạch hở và có cùng số nguyên tử C, tổng số mol của 2 chất là 0,25 mol( số mol của Y lớn hơn số mol của X). Nếu đốt cháy hoàn toàn M thì thu được 16,8 lit khí CO2(đktc) và 12,6 gam nước. Mặt khác nếu đun nóng M với H2SO4 để thực hiện phản ứng este hóa( H=0,8) thì số gam este thu được là.:
A. 11,4 B. 9,12 C. 13,68 D.18,24.
HD: số Ctb=3. Gọi rượu C3H7OH: x mol ; axit C2HnCOOH: y mol. Với x<y. Ta có các phương trình: x+y=0,25 ; số mol nước=0,5(n+1)y + 4x =0,7, và một khoảng chặn của y là 0,125<y<0,25.
Từ đó ta có y= 0,6/(7-n), cho nên 4,6>n>2,2. Chọn n=3 thỏa mản công thức axit trên.
Axit là C2H3COOH. Giải hệ theo x, y tìm được số mol các chất. tính được m este là C2H3COOC3H7=0,1*114*0,8=9,12.

Câu 17: hh khí A chứa C2H2, H2 có tỉ khối so với H2 là 5. Dẫn 20,16 lit A đi nhanh qua Ni nung nóng thu được 10,08 lit hh khí B. Dẫn B qua bình nước brom dư cho pứ hoàn toàn thì còn lại 7,39 lit hh khí C. các thể tích đo ở điều kiện tiêu chuẩn.. Hỏi khối lượng bình brom tăng thêm bao nhiêu gam:
A. 6,6 B. 3,3 C. 8,7 D. 4,95
HD: số mol A=0,9; n.C2H2=0,3; n.H2=0,6; số mol của B=0,45. suy ra số mol H2pứ=0,9-0,45=0,45. vậy C có chứa 0,6-0,45=0,15 mol khí H2 dư. Ngoài ra C còn chứa 1 ankan nữa với số mol y=7,39/22,4 -0,15( của H2)=0,18. mặt khác số mol H2 pứ=x+2y=0,45( đã tính), suy ra x = 0,45- 2*0,18= 0,09. với x là số mol anken cũng như số mol axetilen tao ra nó. Từ đây ta tính được số mol axetilen đã pứ=0,09+0,18=0,27, suy ra số mol axetilen còn dư là 0,3-0,27=0,03. và x=0,09=số mol C2H4. suy ra mtăng=0,09*28 + 0,03*26 = 3,3.

Câu 18: đun 2,72 gam hh gồm 2 ancol với H2¬SO4 đến khi pứ xảy ra hoàn toàn thu được hh khí gồm 2 olefin(anken) đồng đẳng liên tiếp. Trộn 2 olefin này với 24,64 lít không khí(đktc) thành một hh. Đốt cháy hoàn toàn hh đó trong bình kín. Sau khi ngưng tụ hết hơi nước còn lại 15,009 lit( đo ở 270C và 1,6974 atm, biết trong kk oxi chiếm 20% thể tích còn lại là N2). CTPT của mỗi loại ancol là:
A.C3H7OH và C2H5OH B. CH3OH và C3H7OH
C. C3H7OH và C4H9OH D. C2H5OH và C3H7OH
HD: n.khí =1,1, suy ra O2=0,22; N2=0,88(khí trơ, không pứ). sau khi ngưng tụ nước có 1,036 mol khí, suy ra số mol hh sau( k tính N2¬)= 1,036-0,88=0,156. viết pt pứ đốt anken, và gọi số mol anken chung là x. khi đó O2¬ dư=0,22-1,5nx ( oxi phải dư trong trường hợp này vì nếu hết giải ra n=5,2); và CO2=nx mol. Suy ra 0,22-1,5nx+nx=0,156, nên x=0,128/n
Ta có: 2,72n/0,128=14n+18 ( đây là M của anken), giải ra được n=2,5. đó là công thức chung của C2 và C3.

Câu 19: một hh A gồm 2 khí N2 và H2 với tỉ lệ thể tích là 1:3. tạo phản ứng giữa N2 và H2 sau pứ thu được hh khí B . tỉ khối hơi của A so với B là 0,875. Tính hiệu suất của pứ tổng hợp NH3:
A. 25% B. 30% C.20% D. 15%
HD: nB/nA=MA/MB=0,875, suy ra nB=0,875*nA=0,875*4=3,5. bài toán này giảm 2x mol.
Do đó: 4-2x=3,5, suy ra x=0,25, suy ra H=0,25/1=25% ( pp tự chọn lượng chất)

\
 
Top Bottom