Vật lí 10 Khí lí tưởng

Hà Huy Hoàng

Học sinh
Thành viên
2 Tháng một 2018
99
28
26
Bắc Kạn
Trung học cơ sở Đức Xuân
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Một khối khí lý tưởng bị nhốt trong một xilanh có dung tích 500ml đang ở áp suất 1,5 atm và nhiệt độ
300C.
a) Người ta nén khí đẳng nhiệt sao cho thể tích giảm một nửa, tìm áp suất khi đó?
b) Sau khi nén khí họ lại đốt nóng đẳng áp đến khi thể tích tăng đến 150ml, tìm nhiệt độ cuối quá trình?
c) Viết sơ đồ biến đổi trạng thái của khối khí.
d) Vẽ đồ thị biểu diễn các quá trình trên ba hệ trục tọa độ (P-V), (P-T), (V-T)
Bài 2: Người ta nhốt một khối khí lý tưởng vào một xi lanh đang ở nhiệt độ 1000C và áp suất 2,5 bar
a) Giữ pittong và đốt nóng khối khí thì thấy áp suất tăng đến 3,5 bar, tìm nhiệt độ khí lúc này?
b) Sau đó họ giữ nguyên áp suất và làm thể tích của khối khí giảm một nửa, tìm nhiệt độ cuối quá trình?
c) Viết sơ đồ biến đổi trạng thái của khối khí.
d) Vẽ đồ thị biểu diễn các quá trình trên ba hệ trục tọa độ (P-V), (P-T), (V-T)
Bài 3: Người ta nhốt một khối khí lý tưởng vào một xi lanh đang ở nhiệt độ 450C và áp suất 2,5 bar
a) Giữ nguyên áp suất này và làm nhiệt độ tăng thêm 3630C thì thấy thể tích thay đổi một lượng 1,5 lít, tìm
thể tích ban đầu?
b) Sau khi đốt nóng khí họ lại làm lạnh đẳng tích đến khi áp suất giảm còn 1,5 bar, tìm nhiệt độ cuối quá
trình?
c) Viết sơ đồ biến đổi trạng thái của khối khí.
d) Vẽ đồ thị biểu diễn các quá trình trên ba hệ trục tọa độ (P-V), (P-T), (V-T)
 

Pyrit

Cựu Mod Vật Lí
Thành viên
27 Tháng hai 2017
2,140
4,211
644
18
Cần Thơ
THPT Chuyên Lý Tự Trọng
3 bài này tương tự nhau thôi chỉ khác nhau chỗ đơn vị với các đẳng quá trình =)) độ C thì ghi độ C cho đàng hoàng đừng có ghi số 0
Bài 1: V1=500 ml=0,5l; T1=30 độ C = 303K; [TEX]V2={V1}{2}[/TEX]; V3=150ml = 0,15l
a) ĐL Bôi lơ ma ri ốt: p1.V1=p2.V2 <=> [tex]p1.V1=p2.\frac{V1}{2}[/tex] => p2=...
b) ĐL Gay Luysac: [tex]\frac{V2}{T1}=\frac{V3}{T3}[/tex] => T3=...
Bài 2: T1=100 độ C = 373K; p1=2,5 bar=2,475atm; p2=3,5 bar= 3,465atm
a) ĐL Sác-lơ: [tex]\frac{p1}{T1}=\frac{p2}{T2}[/tex]=> T2=...
b) ĐL Gay Luysac: [tex]\frac{V2}{T2}=\frac{V3}{T3}[/tex]<=> [tex]\frac{V2}{T2}=\frac{\frac{V2}{2}}{T3}[/tex]
Bài 3: T1=45 độ C=318K; p1=2,5 bar=2,475atm; T2=T1+(363+273)=954K; p3=1,5 bar=1,485atm
a) Nhiệt độ TLT với thể tích => ở đây thể tích thay đổi là tăng: V2=V1+1,5
ĐL Gay Luysac: [tex]\frac{V1}{T1}=\frac{V2}{T2}[/tex] => V1=...
b) ĐL Sác-lơ: [tex]\frac{p2}{T2}=\frac{p3}{T3}[/tex]=> T3=...

Sơ đồ thì chắc bạn tự viết được còn vẽ từng hệ trục tọa độ mình vẽ nhiều thì hơi mệt nên bạn có thể tự lên mạng tìm hiểu cách vẽ rồi vẽ lại (Tất nhiên có sơ đồ ở câu c rồi nên câu d sẽ dễ vẽ hơn nhiều)
 
  • Like
Reactions: Hà Huy Hoàng
Top Bottom