- 25 Tháng mười 2018
- 1,560
- 1,682
- 251
- 28
- Quảng Bình
- Đại học Sư phạm Huế
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Khi xem phim hoặc các chương trình giải trí, để đổi giọng nói thì các nhân vật sẽ hít khí (thường chứa trong các quả bóng). Vậy bạn có thắc mắc loại khí đấy là chất gì không?
Có 2 loại khí gây đổi giọng nói thường dùng ở đây là khí heli (He) và khí lưu huỳnh hexaflorua (SF6). Vậy cơ chế gây thay đổi giọng nói của các khí trên như thế nào thì chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
Cơ chế thay đổi giọng khi hít khí heli
Heli (He) nhẹ hơn không khí rất nhiều (dHe/kk = 4/29) nên trong khí heli thì tốc độ của âm thanh nhanh hơn tới 3 lần trong không khí. Vì vậy mà tốc độ của một làn sóng âm thanh khi đi qua môi trường là khí heli sẽ nhanh hơn nhiều lần so với đi qua không khí.
⇒ Khi hít khí heli, trong vòm họng bạn tràn ngập khí ấy. Do đó, tần số giọng nói sẽ biến đổi, tăng lên rất nhiều và tất yếu khiến giọng bạn cao và trong hơn.
Vậy, hít khí heli đổi giọng có gây nguy hiểm không?
Trên thực tế khí heli không gây hại cho cơ thể chúng ta. Thậm chí nó còn được sử dụng trong các loại thuốc điều trị hen suyễn. Tuy nhiên trong quá trình hít khí heli, cơ thể của bạn sẽ không được cung cấp khí oxy. Do đó nếu hít khí heli liên tục có thể khiến cơ thể bạn thiếu oxy, gây ngạt thở.
Cơ chế thay đổi giọng khi hít khí SF6
Khí Lưu huỳnh hexaflorua (SF6) có tỷ trọng nặng gấp 6 lần không khí bình thường, khiến âm thanh truyền qua môi trường của loại khí này di chuyển chậm lại 6 lần, từ đó tạo ra hiệu ứng âm thanh “giọng khàn khàn”
⇒ Hít khí SF6 có thể khiến cho giọng của bạn trở nên siêu trầm.
Lưu ý: Mặc dù không gây hại cho cơ thể nhưng cần đặt biệt lưu ý là không được hít khí He, SF6 từ các bình nén khí, vì áp lực bên trong các bình là rất lớn, dòng khí phụt ra với tốc độ rất mạnh có thể làm vỡ các mô phổi, nén khí trong mạch máu dẫn đến đột quỵ, thậm chí gây tử vong.
Bài viết có sử dụng hình ảnh và thông tin từ một số nguồn trên Internet. Xin cảm ơn!
Có 2 loại khí gây đổi giọng nói thường dùng ở đây là khí heli (He) và khí lưu huỳnh hexaflorua (SF6). Vậy cơ chế gây thay đổi giọng nói của các khí trên như thế nào thì chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
Cơ chế thay đổi giọng khi hít khí heli
Heli (He) nhẹ hơn không khí rất nhiều (dHe/kk = 4/29) nên trong khí heli thì tốc độ của âm thanh nhanh hơn tới 3 lần trong không khí. Vì vậy mà tốc độ của một làn sóng âm thanh khi đi qua môi trường là khí heli sẽ nhanh hơn nhiều lần so với đi qua không khí.
⇒ Khi hít khí heli, trong vòm họng bạn tràn ngập khí ấy. Do đó, tần số giọng nói sẽ biến đổi, tăng lên rất nhiều và tất yếu khiến giọng bạn cao và trong hơn.
Vậy, hít khí heli đổi giọng có gây nguy hiểm không?
Trên thực tế khí heli không gây hại cho cơ thể chúng ta. Thậm chí nó còn được sử dụng trong các loại thuốc điều trị hen suyễn. Tuy nhiên trong quá trình hít khí heli, cơ thể của bạn sẽ không được cung cấp khí oxy. Do đó nếu hít khí heli liên tục có thể khiến cơ thể bạn thiếu oxy, gây ngạt thở.
Cơ chế thay đổi giọng khi hít khí SF6
Khí Lưu huỳnh hexaflorua (SF6) có tỷ trọng nặng gấp 6 lần không khí bình thường, khiến âm thanh truyền qua môi trường của loại khí này di chuyển chậm lại 6 lần, từ đó tạo ra hiệu ứng âm thanh “giọng khàn khàn”
⇒ Hít khí SF6 có thể khiến cho giọng của bạn trở nên siêu trầm.
Lưu ý: Mặc dù không gây hại cho cơ thể nhưng cần đặt biệt lưu ý là không được hít khí He, SF6 từ các bình nén khí, vì áp lực bên trong các bình là rất lớn, dòng khí phụt ra với tốc độ rất mạnh có thể làm vỡ các mô phổi, nén khí trong mạch máu dẫn đến đột quỵ, thậm chí gây tử vong.
Bài viết có sử dụng hình ảnh và thông tin từ một số nguồn trên Internet. Xin cảm ơn!