GDCD Khái niệm

Alice_www

Cựu Mod Toán
Thành viên
8 Tháng mười một 2021
1,806
4
2,216
316
Bà Rịa - Vũng Tàu
Khái niệm vi phạm hành chính, vi phạm dân sự, vi phạm kỷ luật.
song bích . com
Khái niệm và ví dụ của 3 cái đều được nêu rõ trong sgk gdcd 12 bài 2
Chị ghi lại KN ở đây nhé

- Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước
- Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ tài sản (quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng,...) và quan hệ nhân thân (liên quan đến các quyền nhân thân, không thể chuyển giao cho người khác,..)
- Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước... do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ.

Ngoài ra, em xem thêm tại Trọn bộ kiến thức học tốt các môn
 
  • Like
Reactions: Timeless time

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
Khái niệm vi phạm hành chính, vi phạm dân sự, vi phạm kỷ luật*
song bích . com* Vi phạm hành chính:
- Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội
thấp hơn tôi phạm, xâm phạm các qui tắc quản lí của nhà nước.
-Người vi phạm phải chịu trách nhiệm hành chính theo qui định pháp luật. Người từ đủ 14 đến dưới 16 bị xử phạt hành chính do cố ý: người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi hành vi vi phạm hành chính do mình gây ra.
* Vi phạm dân sự
- Vi phạm dân sự: là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quan hệ tài sản quan hệ sở hữu quan hệ hợp đồng và quan hệ nhân thân ( quyền được khai sinh, bí mật đời tư, quyền xác định giới tính.... )
- Người có hành vi vi phạm dân sự phải chịu trách nhiệm dân sự Người từ đủ 6 tuổi đến chịu đủ 18 tuổi khi tham gia các quan hệ giao dịch dân sự phải có người đại diện theo pháp luật.
* Vi phạm kỉ luật
- Vi phạm kỉ luật: là vi phạm pháp xâm phạm của quan hệ lao động, công vụ nhà nước...
-Cán bộ công chức, viên chức vi phạm lí luận phải chịu trách nhiệm kỉ luật với hình thức: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương chuyển công tác khác, buộc thôi việc....
( Sách giáo khoa: Giáo Dục Công Dân 12 bài 2 )
* Ngoai ra bạn có thể xem thêm kiến thức qua link:
TỔNG HỢP kiến thức cơ bản đến nâng cao tất cả các môn
 

Timeless time

Cựu Phụ trách nhóm Toán
Thành viên
19 Tháng tám 2018
2,749
6,038
596
23
Thái Bình
Đại học Y Dược Thái Bình
Khái niệm vi phạm hành chính, vi phạm dân sự, vi phạm kỷ luật.
song bích . comEm tham khảo câu trả lời nhé:
- Vi phạm hành chính là các hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước và chịu các hình thức xử lí hành chính do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng.
- Vi phạm dân sự là hành vi trái pháp luật xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ pháp luật dân sự khác và chịu các biện pháp nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của các quyền dân sự bị vi phạm.
- Vi phạm kỉ luật là hành vi trái với quy định quy tắc quy chế xác định trật tự kỉ cương trong nội bộ cơ quan trường học xí nghiệp và chịu các hình thức kỉ luật do thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp, trường học áp dụng đối với cán bộ - công nhân viên - học sinh - sinh viên của tổ chức mình.
(SGK GDCD 12 bài 2)

Có gì không hiểu em hỏi lại nhé
Em tham khảo khảo thêm: Trọn bộ kiến thức học tốt các môn
 
Top Bottom