- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
CHÚC MỪNG NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20.10 !
NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ UY QUYỀN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM.
Ngoài những nữ vương như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Nguyên Phi Ỷ Lan. sử Việt cũng ghi nhận nhiều phụ nữ có quyền uy ảnh hưởng bậc đế vương.
Đứng đầu danh sách phải kể đến Linh Từ Quốc mẫu Trần Thị Dung, hoàng hậu của vua Lý Huệ Tông và mẹ của nữ vương Lý Chiêu Hoàng, đồng thời là mẹ vợ vua Trần Thái Tông. Được gả cho Lý Huệ Tông khi ông chạy loạn từ kinh thành về Thái Bình nương náu, ở nhà cha bà là Trần Lý, bà đóng vai trò quan trọng cùng người anh họ Trần Thủ Độ trong sự biến cung đình, đưa Trần Cảnh lên ngôi vua, mở đầu triều đại nhà Trần.
Từ khi nhà Trần nắm quyền bà thể hiện vai trò ngày càng rõ rệt. Trong sự kiện An Sinh Vương Trần Liễu nổi loạn khi bị Trần Thái Tông cưỡng đoạt người vợ đang mang thai là công chúa Thuận Thiên, bà Trần Thị Dung đã đứng ra thu xếp (cả Trần Liễu và vua Thái Tông đều là con rể của bà). Nhờ đó Trần Liễu bảo toàn được tính mạng và được cấp đất ở vùng Đông Triều, Quảng Ninh.
Sử gia Ngô Sỹ Liên, trong Đại Việt Sử ký toàn thư, tuy chê trách bà về việc lấy Lý Huệ Tông rồi lại lấy Trần Thủ Độ, nhưng cũng phải khen ngợi: “An Sinh Vương có hiềm khích với Thái Tông, nhưng Linh Từ đã ra sức hòa giải, nhờ đó mà anh em lại tình nghĩa như xưa”.
Năm 1257, khi quân Mông Cổ xâm lược nước ta lần thứ nhất, vua quan nhà Trần đã rút sau trận Bình Lệ Nguyên, Toàn thư (Bản kỷ, quyển 5), chép: “Khi người Nguyên men theo đường tắt để vào cướp nước ta, kinh thành thất thủ, Linh Từ ở Hoàng Giang, lo giữ gìn các hoàng tử, cung phi và công chúa cùng vợ con tướng soái, không để ai bị lọt vào tay giặc. Bà lại còn khám xét thuyền các nhà có giấu binh khí, thu để đưa dùng vào việc quân. Công của bà giúp nội trị nhà Trần nhiều hơn là báo đáp nhà Lý. Thế mới biết trời sinh ra bà Linh Từ là để mở mang cơ nghiệp cho nhà Trần vậy”.
Là vợ của Thái sư Trần Thủ Độ, tuy quyền uy lớn như vậy, bà cũng không vì thế mà lạm quyền, tư lợi. Khi muốn xin cho một người cháu làm chức câu đương (quan thu thuế cấp thấp ở xã), bà vẫn phải nhờ riêng Trần Thủ Độ. Tuy nhiên, vị Thái sư đã rất công chính khi gọi người cháu đến, tuyên bố: “Ngươi vì có Linh Từ quốc mẫu xin cho mới được làm câu đương, không thể ví như những câu đương khác. Vì thế phải chặt một ngón chân để phân biệt”. Người cháu kêu van xin thôi, mãi mới được tha. Từ đó không ai dám lợi dụng tình thân mà xin xỏ việc riêng nữa.
Đến thời Lê, Tuyên Từ Hoàng hậu Nguyễn Thị Anh, mẹ vua Lê Nhân Tông mới thật sự một người phụ nữ quyền thế bao trùm cả triều đình. Bà là Hoàng thái hậu đầu tiên và duy nhất của nhà Hậu Lê thực hiện buông rèm nhiếp chính. Con trai bà, thái tử Bang Cơ, được đưa lên làm vua (Lê Nhân Tông) khi mới 2 tuổi sau sự kiện Lệ Chi Viên (1442), vua Lê Thái Tông đột ngột qua đời.
Tuyên từ Thái hậu Nguyễn Thị Anh quê ở làng Bố Vệ, nay thuộc thành phố Thanh Hóa, được vua Lê Thái Tông đưa vào cung phong làm Thần phi. Bà may mắn có được vị trí quyền uy bậc nhất khi mẹ của Thái tử Lê Nghi Dân là Dương Thị Bí sinh kiêu căng, khiến nhà vua phế bỏ vị trí Thái tử, phế Dương phi xuống làm dân thường rồi chuyển ngôi Thái tử cho Bang Cơ.
Khoảng 11 năm nhiếp chính, bà thể hiện quyền lực ghê gớm, như giết hại các công thần gồm cha con Thái úy Trịnh Khả, cha con Tư khấu Trịnh Khắc Phục. Tuy nhiên, bà cũng làm được một số điều có lợi cho dân như đào sông Bình Lỗ ở Thái Nguyên, đem lại thuận lợi cho giao thông. Sử thần Phan Phu Tiên đánh giá, thời kỳ bà coi chính sự cũng như thời vua Nhân Tông đích thân nắm quyền sau đó, thiên hạ thái bình, an cư lạc nghiệp.
Dù vậy, thời đại êm ấm của bà và vua Nhân Tông cũng chỉ kéo dài 17 năm và kết thúc bi thảm năm 1459. Lê Nghi Dân dẫn quân lẻn vào cung cấm, giết chết cả vua và Hoàng Thái hậu.
Trong khi đó, nổi tiếng về sự nghiêm khắc dạy con là Nghi Thiên Thái Hoàng thái hậu triều Nguyễn (Thái hậu Từ Dụ). Bà là chính thất của vua Thiệu Trị, mẹ vua Tự Đức. Tên thời con gái là Phạm Thị Hằng, sinh năm 1810 tại huyện Tân Hòa, Gia Định (nay là thị xã Gò Công tỉnh Tiền Giang). Bà được ca ngợi về đức hạnh và tính tiết kiệm cũng như uy quyền trong gia đình mà vua Tự Đức luôn phải kính nể và nhất mực nghe lời.
Truyện về nhà Nguyễn kể rằng, có lần Tự Đức mải mê đi săn trong rừng Thuận Trực, gặp nước lụt chưa thể về cung trong khi 2 ngày nữa là giỗ vua cha Thiệu Trị, Thái hậu sốt ruột phải cử đại thần Nguyễn Tri Phương đưa thuyền đi đón.
Về đến Hoàng cung, vua Tự Đức vội vàng lên kiệu trần đến cung Diên Thọ dù trời đang mưa, nằm phục dưới thềm, đặt chiếc roi lên mâm son chờ Hoàng thái hậu Từ Dụ đòn phạt. Tuy sau đó Thái hậu nguôi giận, không phạt roi vua, nhưng chuyện này đã được dựng thành tích cải lương “Tự Đức dâng roi”, thể hiện tấm lòng hiếu nghĩa của người con ngay cả khi giữ vị trí cai trị quân dân cả nước.
Bà từng răn dạy vua Tự Đức: “Biết lỗi với ta chỉ là phụ, biết lỗi với dân mới là chính”. Nghe lời dạy bảo của bà, Tự Đức không chỉ là vị vua chí hiếu, mà luôn thể hiện tinh thần yêu nước và rất siêng năng việc triều chính.
Nguồn: Trần Trung Hiếu
NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ UY QUYỀN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM.
Ngoài những nữ vương như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Nguyên Phi Ỷ Lan. sử Việt cũng ghi nhận nhiều phụ nữ có quyền uy ảnh hưởng bậc đế vương.
Đứng đầu danh sách phải kể đến Linh Từ Quốc mẫu Trần Thị Dung, hoàng hậu của vua Lý Huệ Tông và mẹ của nữ vương Lý Chiêu Hoàng, đồng thời là mẹ vợ vua Trần Thái Tông. Được gả cho Lý Huệ Tông khi ông chạy loạn từ kinh thành về Thái Bình nương náu, ở nhà cha bà là Trần Lý, bà đóng vai trò quan trọng cùng người anh họ Trần Thủ Độ trong sự biến cung đình, đưa Trần Cảnh lên ngôi vua, mở đầu triều đại nhà Trần.
Từ khi nhà Trần nắm quyền bà thể hiện vai trò ngày càng rõ rệt. Trong sự kiện An Sinh Vương Trần Liễu nổi loạn khi bị Trần Thái Tông cưỡng đoạt người vợ đang mang thai là công chúa Thuận Thiên, bà Trần Thị Dung đã đứng ra thu xếp (cả Trần Liễu và vua Thái Tông đều là con rể của bà). Nhờ đó Trần Liễu bảo toàn được tính mạng và được cấp đất ở vùng Đông Triều, Quảng Ninh.
Sử gia Ngô Sỹ Liên, trong Đại Việt Sử ký toàn thư, tuy chê trách bà về việc lấy Lý Huệ Tông rồi lại lấy Trần Thủ Độ, nhưng cũng phải khen ngợi: “An Sinh Vương có hiềm khích với Thái Tông, nhưng Linh Từ đã ra sức hòa giải, nhờ đó mà anh em lại tình nghĩa như xưa”.
Năm 1257, khi quân Mông Cổ xâm lược nước ta lần thứ nhất, vua quan nhà Trần đã rút sau trận Bình Lệ Nguyên, Toàn thư (Bản kỷ, quyển 5), chép: “Khi người Nguyên men theo đường tắt để vào cướp nước ta, kinh thành thất thủ, Linh Từ ở Hoàng Giang, lo giữ gìn các hoàng tử, cung phi và công chúa cùng vợ con tướng soái, không để ai bị lọt vào tay giặc. Bà lại còn khám xét thuyền các nhà có giấu binh khí, thu để đưa dùng vào việc quân. Công của bà giúp nội trị nhà Trần nhiều hơn là báo đáp nhà Lý. Thế mới biết trời sinh ra bà Linh Từ là để mở mang cơ nghiệp cho nhà Trần vậy”.
Là vợ của Thái sư Trần Thủ Độ, tuy quyền uy lớn như vậy, bà cũng không vì thế mà lạm quyền, tư lợi. Khi muốn xin cho một người cháu làm chức câu đương (quan thu thuế cấp thấp ở xã), bà vẫn phải nhờ riêng Trần Thủ Độ. Tuy nhiên, vị Thái sư đã rất công chính khi gọi người cháu đến, tuyên bố: “Ngươi vì có Linh Từ quốc mẫu xin cho mới được làm câu đương, không thể ví như những câu đương khác. Vì thế phải chặt một ngón chân để phân biệt”. Người cháu kêu van xin thôi, mãi mới được tha. Từ đó không ai dám lợi dụng tình thân mà xin xỏ việc riêng nữa.
Đến thời Lê, Tuyên Từ Hoàng hậu Nguyễn Thị Anh, mẹ vua Lê Nhân Tông mới thật sự một người phụ nữ quyền thế bao trùm cả triều đình. Bà là Hoàng thái hậu đầu tiên và duy nhất của nhà Hậu Lê thực hiện buông rèm nhiếp chính. Con trai bà, thái tử Bang Cơ, được đưa lên làm vua (Lê Nhân Tông) khi mới 2 tuổi sau sự kiện Lệ Chi Viên (1442), vua Lê Thái Tông đột ngột qua đời.
Tuyên từ Thái hậu Nguyễn Thị Anh quê ở làng Bố Vệ, nay thuộc thành phố Thanh Hóa, được vua Lê Thái Tông đưa vào cung phong làm Thần phi. Bà may mắn có được vị trí quyền uy bậc nhất khi mẹ của Thái tử Lê Nghi Dân là Dương Thị Bí sinh kiêu căng, khiến nhà vua phế bỏ vị trí Thái tử, phế Dương phi xuống làm dân thường rồi chuyển ngôi Thái tử cho Bang Cơ.
Khoảng 11 năm nhiếp chính, bà thể hiện quyền lực ghê gớm, như giết hại các công thần gồm cha con Thái úy Trịnh Khả, cha con Tư khấu Trịnh Khắc Phục. Tuy nhiên, bà cũng làm được một số điều có lợi cho dân như đào sông Bình Lỗ ở Thái Nguyên, đem lại thuận lợi cho giao thông. Sử thần Phan Phu Tiên đánh giá, thời kỳ bà coi chính sự cũng như thời vua Nhân Tông đích thân nắm quyền sau đó, thiên hạ thái bình, an cư lạc nghiệp.
Dù vậy, thời đại êm ấm của bà và vua Nhân Tông cũng chỉ kéo dài 17 năm và kết thúc bi thảm năm 1459. Lê Nghi Dân dẫn quân lẻn vào cung cấm, giết chết cả vua và Hoàng Thái hậu.
Trong khi đó, nổi tiếng về sự nghiêm khắc dạy con là Nghi Thiên Thái Hoàng thái hậu triều Nguyễn (Thái hậu Từ Dụ). Bà là chính thất của vua Thiệu Trị, mẹ vua Tự Đức. Tên thời con gái là Phạm Thị Hằng, sinh năm 1810 tại huyện Tân Hòa, Gia Định (nay là thị xã Gò Công tỉnh Tiền Giang). Bà được ca ngợi về đức hạnh và tính tiết kiệm cũng như uy quyền trong gia đình mà vua Tự Đức luôn phải kính nể và nhất mực nghe lời.
Truyện về nhà Nguyễn kể rằng, có lần Tự Đức mải mê đi săn trong rừng Thuận Trực, gặp nước lụt chưa thể về cung trong khi 2 ngày nữa là giỗ vua cha Thiệu Trị, Thái hậu sốt ruột phải cử đại thần Nguyễn Tri Phương đưa thuyền đi đón.
Về đến Hoàng cung, vua Tự Đức vội vàng lên kiệu trần đến cung Diên Thọ dù trời đang mưa, nằm phục dưới thềm, đặt chiếc roi lên mâm son chờ Hoàng thái hậu Từ Dụ đòn phạt. Tuy sau đó Thái hậu nguôi giận, không phạt roi vua, nhưng chuyện này đã được dựng thành tích cải lương “Tự Đức dâng roi”, thể hiện tấm lòng hiếu nghĩa của người con ngay cả khi giữ vị trí cai trị quân dân cả nước.
Bà từng răn dạy vua Tự Đức: “Biết lỗi với ta chỉ là phụ, biết lỗi với dân mới là chính”. Nghe lời dạy bảo của bà, Tự Đức không chỉ là vị vua chí hiếu, mà luôn thể hiện tinh thần yêu nước và rất siêng năng việc triều chính.
Nguồn: Trần Trung Hiếu