Sử JOHN RABE- VỊ PHẬT SỐNG ĐẾN TỪ NAZI

Tôn Nữ Hà Anh

Học sinh
Thành viên
31 Tháng mười hai 2018
64
82
21
26
Du học sinh
Viện Đại Học Đông Kinh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

John Heinrich Detlev Rabe (tháng 11 23, 1882 – ngày 5 tháng 1 1950) là một doanh nhân người Đức thuộc Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa.

Ông làm việc cho tập đoàn Siemens AG chi nhánh Trung Hoa, vào tháng 12 năm 1937, khi quân Nhật bắt đầu tiến đánh Nam Kinh. Ông đang làm việc tại Nam Kinh. Đúng vào lúc chiến tranh Trung Nhật bắt đầu và các cuộc thảm sát, cưỡng dâm của Nhật diễn ra. Lúc này do Nam Kinh là thủ đô của Trung Hoa dân quốc (Cộng Hòa Trung Hoa) nên có rất nhiều người phương Tây sinh sống. Tuy nhiên khi quân Nhật tiến vào và bắt đầu thành phố thì chỉ còn có 22 người doanh nhân, truyền giáo ở lại, bao gồm 15 người Mĩ và 7 người thuộc các quốc gia Châu Âu khác, trong đó có John Rabe.

Cùng với nhau, họ thành lập nên "Hiệp hội quốc tế vì vùng an toàn Nam Kinh" để hỗ trợ người tị nạn Trung Quốc với thức ăn và chỗ ở, và quan trọng là bảo vệ họ khỏi quân đội Nhật đang tàn sát, cưỡng dâm hàng loạt khắp Nam Kinh. Vùng an toàn được đặt ở tất cả các khu sứ quán nước ngoài và ở đại học Nam Kinh. Sau đó Rabe được bầu làm lãnh đạo hội vì ông hiện đang là đảng viên Quốc xã và giữa Nhật - Đức đang có hiệp ước chống quốc tế Cộng Sản (Comintern). Người Nhật hứa không tấn công khu an toàn nếu ở đó không có binh sĩ Trung Quốc. Hiệp hội quốc tế cũng thành công trong việc chuyển các binh sĩ Trung Hoa ra khỏi thành phố. Tuy là đảng viên Quốc xã Đức nhưng ông vẫn chỉ có thể trì hoãn được sự tàn bạo của người Nhật. Tuy nhiên sự trì hoãn đó đã cứu mạng sống cho hơn 200.000 thường dân Trung Quốc khỏi bị đâm lê, hành quyết, hiếp dâm và mổ xẻ bởi quân đội Nhật.

Dù là một con người tốt như vậy nhưng cuộc đời ông sau đó vô cùng trắc trở. Sau khi trở về Đức, ông mang theo các tấm ảnh, phim, bằng chứng về cuộc thảm sát Nam Kinh. Từ đó ông viết thư cho Hitler, mong rằng bằng quan hệ của mình có thể cứu giúp cho các thường dân vô tội Trung Quốc. Nhưng không những thư không được phản hồi mà ông còn bị bắt giữ và tra khảo bởi Gestapo. Nhờ quan hệ với hãng Siemen nên ông may mắn được thả tự do và được cho phép giữ các bằng chứng, phim ảnh của mình.

Sau khi WW2 kết thúc, John lại bị cơ quan mật vụ Soviet NKVD rồi sau đó là người Anh bắt giữ và cầm tù. Tiếp đó ông liên tục bị sách nhiễu, hành hạ bởi chính sách "bài trừ phát xít", thực hiện bởi người Anh. Gia đình ông sau đó sống trong nghèo khổ, bị buộc thôi việc; ông còn phải bán toàn bộ gia sản để đóng tiền bảo hộ cho mình và gia đình.

Biết được tình cảnh khổ cực của ông, những công dân Nam Kinh được ông cứu giúp ngày nào đã quyên góp hơn 2000$ (20.000$ ngày nay) để giúp đỡ ông, thị trưởng Nam Kinh đích thân tới Đức để mua một lượng lớn thức ăn cho gia đình John Rabe. Cho tới giữa năm 1948 khi rơi vào sự cai quản của Đảng cộng sản, người dân Nam Kinh vẫn thường gửi thức ăn hằng tháng cho ông cùng nhiều bức thư bày tỏ sự biết ơn đầy sâu sắc. 5/1/1950, Rabe qua đời sau một cơn đột quỵ, năm 1997. Lăng mộ của ông được di dời từ Berlin tới Nam Kinh nơi ông được vinh danh, tưởng nhớ cho đến ngày nay.
Câu chuyện giải cứu người Trung Hoa đã được nhiều đạo diễn nổi tiếng trên thế giới khắc họa rõ nét trong các bộ phim như Men Behind the Sun 4 ( Mou Tun Fei-1994), Do not Cry Nanking ( Chin Han,Rene Liu, Che Yeut-1995).....

Lời bàn: Ông Nhật thì cứu Do Thái, ông Đức thì cứu Trung Quốc.... Cạn cmnr lời ...
Ảnh phim John Rabe (2009)
John-Rabe-2009-German-Front-Cover-14470.jpg
 
Top Bottom