HV kỉ thuật quân sự.vào làm quen nào...

T

tomboy92

T

tomboy92

Mình thik quân đội, nên thi vào Kỉ thuật quân sự, nhưng nghe bảo vào năm đầu bị "rèn" ghê lắm, ko biết có thật ko? Có bạn nào biết thông tin về trường này, nói mình với nha!....
Nhưng ko sao, dù gì thì mình cũng chẳng sợ, mình thik môi trường ở trong quân đội, có cái j đó nghiêm chỉnh và... thú vị...
 
M

mr.thanh_tla

cũng bình thường thôi chú em ah`. cùng lắm thì năm đầu lê lết.bê bết.hehe
 
V

vivietnam

minh cung thi qan su(he qan su)
chung ta la qen di
co ai van t ko
chac minh ngoi cung phong cung nen
 
K

khanhchicbn

Hì, mình đăng kí hệ dân sự, nhưng chắc k thi rồi. Mà thi vào hệ quân sự phải khám sức khoẻ, nghe bọn thi an ninh về kể sock quá chạy mất dép luôn. Hixhix
 
T

tomboy92

hihi...Cậu cũng thi KTQS ak? Tớ thi hệ quân sự... cố gắng lên! Có thể, tớ và cậu sẽ gặp nhau trong trường nếu thi đỗ đây!
 
V

vivietnam

các cậu làm bài thế nào
có tốt không
đề năm nay chán quá
mình không thể đạt được mức điểm vào trường
chắc là trượt mất rùi
hu hu
 
V

vivietnam

bây giờ có kết quả cả rồi
hocmai có ai vào cùng trường kĩ thuật quân sự không vậy nhỉ
sao không thấy ai nói ji hết cả thế
 
V

vivietnam

xem ra cái cùng trường này đã bị lãng quên rùi hay sao ấy nhỉ
không có ai vào cả
 
T

tomboy92

Đây, có anh đây! hihi....mà trên này có 2 chị em mình thì chém cái j cơ chứ...hihi? dạo này nhok thế nào? khỏe ko bé? hihi
Đùa tí thôi! Năm nay có bạn nào định thi vào học viện ko nhỉ?
Tớ và vivietnam là 2 đại diện của hệ dân và quân học ở trường này.Thực sự bước chân vào trường mới thấy có nhỉu điều thú vị lắm...
TRước hết, kể sơ sơ về trường mình để bạn nào chưa biết thì bây h được biết nha!
HVKTQS trước đây có tên là Phân hiệu II đại học BK, tên giao dịch quốc tế là trường ĐH Lê quý đôn, với hơn 45 năm xây dựng và trưởng thành...
Với hệ thống cơ sở hạ tằng khangt rang và hiện đại...với những giảng đường rộng thênh thang, những phòng máy tính hiện đại, phòng hội trường có đầy đủ tiện nghi ...
Trường mình rất rộng với rất nhiều tòa nhà cao tầng rất đẹp, có kết cáu giống với nhà hát lớn.Hệ thống căng tin thì cực đỉnh luôn...hihi, 5 cái căng tin liền tha hồ lựa chọn. ..
Sẽ là sự lựa chọn lý tưởng cho những cặp đôi có ý định cùng nắm tay nhau đi dao...với bầu ko khi trong lành, mắt lạnh, thoáng đảng và đặc biệt ko phải lo hít phải khói bụi của hà nội, cũng ko phải lo có công an tuýt còi mỗi khi cùng bạn gái đi chơi phố....hihi.Ở trong trường bạn có thể đạp xe mỏi chân mà ko thấy chán vì trường mình khá rộng...
Còn nhiều, nhiều điều thú vị nữa...
 
Last edited by a moderator:
T

tomboy92

ak, vivietnam, hum nào cậu bố trí post mấy ảnh trưởng mình lên này nha! hihi...toàn cảnh dẹp và lẵng mạn thế mà ko up lên thì hơi phí...hihi
 
V

vivietnam

ak, vivietnam, hum nào cậu bố trí post mấy ảnh trưởng mình lên này nha! hihi...toàn cảnh dẹp và lẵng mạn thế mà ko up lên thì hơi phí...hihi
ối trời
tớ có biết post đâu chứ
để tớ nghiên cứu rồi nhờ mấy đứa bạn post vậy
:p:p:p:p
chiến dịch quảng bá học viện bắt đầu đây
lấy luôn trên chữ kí
 
V

vivietnam

một số điều về trường học viện kĩ thuật quân sự

Học viện Kỹ thuật Quân sự trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, có tên giao dịch quốc tế: Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn, là một trong những trường đại học kỹ thuật hàng đầu ở Việt Nam, một trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam chuyên đào tạo kỹ sư, kỹ sư trưởng, thạc sĩ, tiến sĩ và nghiên cứu các ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ quân sự, công nghiệp quốc phòng, công nghệ dân dụng phục vụ sự nghiệp "công nghiệp hóa, hiện đại hóa" quân đội và các ngành kinh tế quốc dân.

Học viện được thành lập ngày 28 tháng 10 năm 1966 với tên gọi Phân hiệu II Đại học Bách khoa, chuyên đào tạo kỹ sư quân sự phục vụ cho cuộc chiến tranh Việt Nam vào giai đoạn ác liệt.

Trụ sở chính: 100, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.

Chức năng, nhiệm vụ
Đào tạo kỹ sư quân sự, chỉ huy tham mưu kỹ thuật, quản lý khoa học và công nghệ, quản lý xí nghiệp bậc đại học, sau đại học.
Đào tạo sau đại học: Thạc sĩ, Tiến sĩ khoa học kỹ thuật.
Hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ.
Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng những thành tựu của khoa học và công nghệ vào thiết kế, chế tạo và khai thác, sử dụng các phương tiện chiến đấu và vũ khí.
Đào tạo kỹ sư phục vụ các ngành kinh tế quốc dân.
[sửa] Tên gọi qua các thời kỳ
Phân hiệu II Đại học Bách khoa (1966-1968)
Đại học Kỹ thuật Quân sự (1968-1981)
Học viện Kỹ thuật Quân sự (từ 1981 đến nay)
Học viện có tên giao dịch quốc tế là Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn (tiếng Anh: Le Qui Don Technical University; tiếng Nga: Технический Университет имени Ле Куй Дона)[2].

Tiềm lực
Học viện có đội ngũ cán bộ hơn 1.000 người với 800 giảng viên có trình độ cao, giàu kinh nghiệm, phần lớn được đào tạo ở các nước Đức, Đông Âu, Nga, SNG, Trung Quốc, Nhật Bản, Úc... trong đó có: 29 nhà giáo nhân dân và nhà giáo ưu tú; 85 giáo sư, phó giáo sư; 251 Tiến sỹ Khoa học và Tiến sỹ chuyên ngành, hơn 400 Thạc sĩ khoa học và công nghệ ( 85% số giảng viên của Học viện có trình độ tiến sĩ và thạc sĩ).
Cơ sở vật chất tương đối hiện đại với hệ thống giảng đường- thư viện, thư viện điện tử, phòng thí nghiệm -xưởng thực nghiệm và ký túc xá, sân vận động, nhà thi đấu, khu thể thao, nhà ăn... đồng bộ và khép kín.
[sửa] Đào tạo và Nghiên cứu Khoa học
[sửa] Đào tạo đại học và sau đại học
Đào tạo các chuyên gia kỹ thuật (kỹ sư, thạc sỹ và tiến sĩ).
Các loại kỹ sư:

Kỹ sư thiết kế, chủ yếu cho các viện thiết kế thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự, Viện Thiết kế Vũ khí, Viện Thiết kế Tàu quân sự.
Kỹ sư công nghệ, chủ yếu cho các cơ quan, các viện công nghệ, nhà máy, xí nghiệp và thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.
Kỹ sư khai thác, kỹ sư sửa chữa chủ yếu cho Tổng cục Kỹ thuật và các quân chủng, binh chủng, quân khu, quân đoàn và Bộ Tổng tham mưu (Cục Tác chiến điện tử, Cục Cơ yếu, Cục Bản đồ, Cục Nhà trường,...), các Tổng cục, Cục, Vụ, Viện, Tập đoàn, Tổng công ty,... trực thuộc Bộ Quốc Phòng.
1- Đào tạo kỹ sư quân sự các chuyên ngành:

Điều khiển tên lửa PK
Thiết kế chế tạo hệ thống điều khiển tên lửa
Tên lửa ngư lôi
Thiết bị điện-điện tử
Điện tử y-sinh;
Điện tử-viễn thông
Kỹ thuật thông tin vô tuyến
Ra-đa
Tác chiến điện tử
Vũ khí lục quân
Đạn- ngòi- mìn
Đo lường quân sự
Thuốc phóng thuốc nổ
Phòng chống vũ khí hóa học-hạt nhân-sinh học (vũ khí NBC)hay gọi là Phòng Hóa
An ninh mạng máy tính
khoa học máy tính
Phần mềm và công nghệ thông tin
Địa- Tin học
Ô- tô quân sự;
xe tăng- thiết giáp
Xe máy công binh
khí tài quang và quang-điện tử
Cầu đường
Sân bay
Công trình quân sự;
Công trình biển-đảo-hầm ngầm;
Công nghệ chế tạo vũ khí;
Công nghệ chế tạo đạn;
Công nghệ vật liệu kim loại
Công nghệ chế tạo thiết bị điện tử (công nghệ điện tử)
Động cơ máy bay
Máy tàu thủy
Vũ khí hàng không
Pháo tàu.
2- Đào tạo kỹ sư dân sự phục vụ các ngành kinh tế quốc dân [3]:

Công nghệ thông tin: Khoa học máy tính, Hệ thống thông tin, Mạng máy tính; Công nghệ phần mềm
Điện tử-Viễn thông: Kỹ thuật điện tử; Hệ thống Viễn thông
Điều khiển tự động: Điều khiển công nghiệp; thiết bị điện-điện tử
Công nghệ chế tạo máy:
Kỹ thuật ô-tô
Xây dựng Cầu-đường
Xây dựng dân dụng và công nghiệp
Cơ-điện tử
Máy xây dựng
Điện tử-Y-sinh
3- Đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ các chuyên ngành:

Toán ứng dụng: Toán học tính toán; Đảm bảo toán học cho hệ thống thông tin
Cơ học ứng dụng: Cơ học vật rắn, Cơ học kỹ thuật, Động lực học và độ bền máy
Vật lý kỹ thuật
Công nghệ hóa học
Công nghệ chế tạo máy
Công nghệ gia công áp lực
Khoa học và công nghệ vật liệu kim loại: Công nghệ vật liệu vô cơ
Công nghệ thông tin: Khoa học máy tính; Hệ thống thông tin
Tự động hóa và điều khiển tử xa
Thiết bị điện-điện tử
Kỹ thuật xây dựng:
Cầu, đường
Vô tuyến điện tử và thông tin liên lạc
Tổ chức và chỉ huy Tham mưu Kỹ thuật: chủ nhiệm kỹ thuật cấp trung đoàn, sư đoàn và chiến dịch
Quản lý khoa học và công nghệ:
Quản lý kinh tế- kỹ thuật (Kỹ sư trưởng các nhà máy, xí nghiệp)
Kỹ thuật ô-tô
Kỹ thuật cơ khí
Điều khiển học kỹ thuật và lý thuyết thông tin
Cơ-điện tử
4- Ngoài ra còn có các chương trình:

đào tạo kỹ sư công nghệ cao liên kết với các trường đại học trong và ngoài nước:
đào tạo hệ chuyển cấp kỹ sư từ cao đẳng lên đại học:
đào tạo kỹ sư tại chức:
đào tạo văn bằng 2, chuyển loại kỹ sư: Đo lường, Tin học, Tự động hóa, Chỉ huy tham mưu kỹ thuật, Quản lý Kinh tế- Kỹ thuật.
đào tạo cao đẳng một số chuyên ngành: Tin học, Công nghệ thông tin, điện tử-viễn thông, kỹ thuật điện, tự động hóa,..
Nghiên cứu khoa học kỹ thuật và công nghệ
Toán ứng dụng và tin học
Công nghệ mô phỏng và kỹ thuật tính toán
Công nghệ thông tin và viễn thông
Công nghệ hàng không vũ trụ
Kỹ thuật tên lửa
Thiết kế và công nghệ chế tạo vũ khí
Kỹ thuật cơ giới quân sự
Khoa học và công nghệ vật liệu mới (composite)
Công nghệ tự động hóa và điều khiển
Công nghệ điện tử và vi điện tử
Công nghệ hóa học
Kỹ thuật các công trình đặc biệt
Công nghệ mới và bảo vệ môi trường quân sự
Tổ chức
Học viện Kỹ thuật quân sự được tổ chức theo mô hình trường đại học tổng hợp kỹ thuật vừa đào tạo và nghiên cứu ứng dụng những thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại vào thiết kế, chế tạo, sản xuất và khai thác sử dụng các phương tiện kỹ thuật quân sự và vũ khí.
(theo vi.wikipedia.org)
 
Last edited by a moderator:
V

vivietnam

Ban giám đốc
Giám đốc: Trung tướng, Giáo sư, TSKH toán học Phạm Thế Long [4]
Chính ủy: Thiếu tướng Vũ Văn Luận
Phó chính uỷ: Thiếu tướng, TS Trần Tấn Hùng
Phó Giám đốc khoa học công nghệ: Thiếu tướng, Phó giáo sư, TS Vũ Thanh Hải
Phó Giám đốc hợp tác quốc tế: Thiếu tướng, phó giáo sư, TS Vũ Nhật Minh
Phó Giám đốc Quân sự, hành chính: Thiếu tướng, Mai Ngọc Tác.
Phó Giám đốc đào tạo: Đại tá, Phó giáo sư, TSKH Nguyễn Công Định
[sửa] Hội đồng Khoa học và Đào tạo
GS. TSKH Phạm Thế Long (chủ tịch), GS. TS Hoàng Xuân Lượng, GS. TSKH Nguyễn Văn Hợi, GS. TS Đỗ Như Tráng; GS. TS Nguyễn Xuân Anh; PGS. TSKH Nguyễn Công Định; PGS. TS Vũ Nhật Minh, PGS. TS. Vũ Thanh Hải, PGS. TS. Lê Anh Dũng, PGS. TS. Phạm Cao Thăng, PGS. TS Hoàng Thọ Tu, TS. Lại Anh Tuấn, TS. Đàm Hữu Nghị,...và các Chủ nhiệm Khoa, Trưởng phòng Đào tạo, Trưởng phòng Sau đại học, Trưởng phòng KHCN và MT, Trưởng phòng HTQT và QLLHS.

[sửa] Các phòng ban chức năng
Phòng Chính trị. Chủ nhiệm chính trị: Thạc sĩ, Đại tá Cao Minh Tiến
Phòng Đào tạo Đại học. Trưởng phòng: Thượng tá, Phó giáo sư, Tiến sỹ Lê Minh Thái
Phòng Đào tạo Sau đại học. Trưởng phòng: phó giáo sư, tiến sĩ, đại tá Nguyễn Lạc Hồng
Phòng Quản lý Khoa học và Công nghệ. Trưởng phòng: Đại tá, Phó giáo sư, Tiến sỹ Lê Kỳ Nam.
Phòng Thông tin KH-CN và MT. Trưởng phòng: Đại tá Tiến sĩ, Vũ Hữu Nghị
Phòng Kỹ thuật. Chủ nhiệm: Đại tá Thạc sỹ Hoàng Văn Bính
Phòng Hậu cần. Chủ nhiệm: Đại tá Thạc sỹ Lê Văn Thành
Phòng Tài chính. Trưởng phòng:
Phòng Hợp tác Quốc tế và Quản lý lưu học sinh. Trưởng phòng: phó giáo sư, tiến sĩ, đại tá Trịnh Đình Cường
Phòng Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo. Trưởng phòng: Đại tá, Thạc sỹ Lê Minh Tuấn.
Ban quản lý các dự án
Ban đào tạo kỹ sư tài năng và kỹ sư chất lượng cao
Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật.
[sửa] Các khoa
Học viện được hình thành trên cơ sở khoảng 70 bộ môn (đơn vị học thuật cơ bản) và được tổ chức vào các khoa sau:

Khoa Hàng không vũ trụ: gồm các bộ môn: Robot đặc biệt và Cơ điện tử, Công nghệ và Thiết bị Hàng không vũ trụ, Thiết kế hệ thống kết cấu thiết bị bay, Động cơ phản lực. Chủ nhiệm khoa: phó giáo sư, tiến sĩ, đại tá Vũ Quốc Trụ.
Khoa Công nghệ thông tin: Toán, Khoa học máy tính, Các hệ thống tin học, Công nghệ mạng và bản đồ, Công nghệ phần mềm, trung tâm máy tính. Chủ nhiệm khoa: phó giáo sư, tiến sĩ, đại tá Đào Thanh Tĩnh.
Khoa Vô tuyến điện tử: Gồm các bộ môn: Thông tin; Ra-đa; Tác chiến điện tử; Công nghệ điện tử; Cơ sở 1 (Lý thuyết mạch và đo lường); Cơ sở 2 (Kỹ thuật xung-số và vi xử lý); Xưởng điện tử. Chủ nhiệm khoa: phó giáo sư, tiến sĩ, đại tá Đinh Thế Cường.
Khoa Kỹ thuật điều khiển: Kỹ thuật điện và thiết bị điện-điện tử; Tự động hóa và kỹ thuật vi tính; Điều khiển thiết bị bay và tên lửa; Thiết bị điện tử y-sinh. Chủ nhiệm khoa: tiến sĩ, đại tá Phạm Trung Dũng.
Khoa Công trình: Cơ học công trình; Cầu đường và sân bay; Xây dựng dân dụng và công nghiệp; Công trình quân sự; Trắc địa Bản đồ; Công trình đặc biệt (biển, đảo, hầm ngầm). Chủ nhiệm khoa: phó giáo sư, tiến sĩ, đại tá Vũ Đình Lợi
Khoa Cơ khí: Thủy khí kỹ thuật; Kỹ thuật nhiệt; Cơ học vật rắn; Cơ sở thiết kế máy; Chế tạo máy; Công nghệ gia công áp lực; Vật liệu kim loại và công nghệ; Quản lý Khoa học và Công nghệ. Chủ nhiệm khoa: phó giáo sư, tiến sĩ, đại tá Đinh Văn Phong.
Khoa Động lực: Động cơ đốt trong; Động cơ hàng không và tàu thủy; Xe máy công binh và máy xây dựng; Ô tô quân sự; Xe tăng và thiết giáp. Chủ nhiệm khoa: Phó giáo sư, tiến sĩ, đại tá Vũ Đức Lập.
Khoa Vũ khí: gồm các bộ môn: Thuốc phóng thuốc nổ; Vũ khí; Đạn; Thuật phóng và điều khiển hỏa lực; Khí tài quang và Quang- Điện tử. Chủ nhiệm khoa: phó giáo sư, tiến sĩ, đại tá Nguyễn Hồng Lanh.
Khoa Hóa-Lý kỹ thuật: Vật lý kỹ thuật; Hóa học đại cương; Phòng chống vũ khí NBC; Công nghệ hóa học và môi trường. Chủ nhiệm Khoa: Tiến sĩ Đỗ Quốc Hùng.
Khoa Chỉ huy tham mưu kỹ thuật: Bảo đảm kỹ thuật phòng không; Bảo đảm kỹ thuật xe; Đảm bảo thông tin; Đảm bảo hậu cần; Đảm bảo quân khí . Chủ nhiệm khoa: Đại tá, tiến sĩ Hướng Xuân Thạch
Khoa Ngoại ngữ: tiếng Việt thực hành; tiếng Nga; tiếng Anh. Chủ nhiệm khoa: phó giáo sư, tiến sĩ, đại tá Nguyễn Văn Tư
Khoa Công tác Đảng và Chính trị: Lịch sử dân tộc và lịch sử Đảng; Tâm lý học quân sự; Công tác Đảng và CTCT, Xã hội học, Giáo dục học. Chủ nhiệm Khoa: Đại tá, Phó giáo sư, Tiến sĩ Trịnh Quang Từ.
Khoa Mác- Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh: Triết học; Kinh tế-chính trị; Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nhà nước và Pháp luật. Chủ nhiệm Khoa: Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Tuấn.
Khoa khoa học quân sự: Quân sự chung; Chiến thuật cấp binh đội, binh đoàn; Nghệ thuật chiến dịch. Chủ nhiệm Khoa: Đại tá, Thạc sĩ Nguyễn Quốc Trung.
Khoa Thể dục-thể thao: Chủ nhiệm Khoa: Thạc sĩ Nguyễn Văn Thế.
[sửa] Các viện và trung tâm nghiên cứu, Các công ty chuyển giao công nghệ
Viện Công nghệ Mô phỏng
Viện trưởng: Đại tá, phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thiện Luận.
Trung tâm Kỹ thuật các công trình đặc biệt (CSE): 23, Phan Bội Châu, Hà Nội
Q. Giám đốc: Thượng tá, Phạm Thế Công
Trung tâm Kỹ thuật Viễn thông: số 3, ngõ Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Giám đốc: Đại tá, Phó giáo sư, Tiến sĩ Võ Kim.
Trung tâm Kỹ thuật Tên lửa
Trung tâm Điện tử và Tin học (EIC): phố Phan Bội Châu, Hà Nội
Giám đốc: Tiến sĩ Lê Minh Tiến
Trung tâm Kỹ thuật vũ khí
Giám đốc: Đại tá, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Anh.
Trung tâm Công nghệ
Giám đốc: Đại tá, Tiến sĩ Lại Anh Tuấn
Trung tâm Kỹ thuật điều khiển
Trung tâm Huấn luyện thực hành
Trung tâm Hóa Lý kỹ thuật
Trung tâm ứng dụng kỹ thuật Cơ-điện tử và Rô bốt
Công ty Tư vấn Đầu tư và Phát triển Công nghệ (AIC): phố Phan Bội Châu, Hà Nội
Giám đốc: Đại tá, phó giáo sư, tiến sĩ Lê Anh Dũng
[sửa] Các hệ quản lý sinh viên và học viên đào tạo
Hệ học viên quân sự: Bao gồm 5 tiểu đoàn quản lý học viên với hơn 2200 người
Hệ sinh viên dân sự: Bao gồm các ban chủ nhiệm lớp.
Hệ Sau đại học:
Hệ Quốc tế: Đào tạo các cán bộ kỹ thuật quân sự của nước bạn Lào & Campuchia
Hệ Tại chức:
[sửa] Danh hiệu và thành tích
40 năm qua, trường Học viện Kỹ thuật quân sự đạt được nhiều thành tích trong đào tạo và nghiên cứu khoa học. Học viện đã đào tạo hàng vạn kỹ sư, hàng nghìn thạc sĩ và cán bộ chỉ huy tham mưu kỹ thuật, hàng trăm tiến sĩ cho quân đội, đào tạo 52 khóa sĩ quan kỹ thuật cho các nước bạn Lào, Cam-pu-chia. Hàng năm với 13 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ, 17 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ và gần 1.000 học viên các loại hình đào tạo sau đại học, nhà trường đã trở thành cơ sở đào tạo sau đại học có uy tín và chất lượng trong cả nước.
Thực hiện chức năng trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ đa ngành của quân đội và quốc gia, từ năm 2001 đến 2005, Học viện Kỹ thuật Quân sự đã tiến hành nghiên cứu và phối hợp nghiên cứu hơn 1.000 đề tài khoa học, trong đó có 29 đề tài, dự án cấp nhà nước, 50 đề tài cấp bộ, 20 đề tài cấp ngành, 136 đề tài cấp học viện... Cùng với đề tài khoa học-kỹ thuật, các đề tài thuộc lĩnh vực khoa học nghệ thuật quân sự, khoa học xã hội và nhân văn quân sự, cũng được quan tâm thực hiện...Học viện từng bước khẳng định tiềm lực đội ngũ cán bộ khoa học đảm nhiệm thực hiện các chương trình trọng điểm và các nhiệm vụ đặc biệt của Bộ Quốc phòng.
Năm 2005, Học viện được Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu "Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân" và rất nhiều huân, huy chương và danh hiệu khác: Huân chương Quân công hạng nhất, Huân chương Lao động hạng nhất.
Năm 2004 Khoa Vũ khí được phong tặng danh hiệu anh hùng trong thời kỳ đổi mới
[sửa] Hiệu trưởng, Giám đốc qua các thời kỳ
Vũ Văn Hà, trung tá, Phân hiệu trưởng Phân hiệu II Đại học Bách khoa 1966 - 1968, sau là đại tá, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kỹ thuật Quân sự.
Đặng Quốc Bảo- thiếu tướng, phó giáo sư, tiến sĩ, Chính uỷ kiêm Hiệu trưởng (1968-1970), Hiệu trưởng kiêm Chính uỷ (1974–1976) Trường Đại học Kỹ thuật quân sự, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IV, Trưởng ban Khoa giáo Trung ương Đảng.
Phạm Hoàng, đại tá, Hiệu trưởng Trường Đại học Kỹ thuật quân sự 1970 – 1974.
Hoàng Phương: trung tướng, giáo sư, tiến sĩ, Hiệu trưởng kiêm Chính uỷ Trường Đại học Kỹ thuật quân sự (1977-1979), sau này là Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự.
Nguyễn Văn Tiên: Trung tướng, Phó chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật - Bộ Quốc phòng kiêm Hiệu trưởng Trường Đại học Kỹ thuật quân sự 1979 - 1980.
Nguyễn Quỳ: thiếu tướng, giáo sư, tiến sĩ hóa học, Hiệu trưởng Trường Đại học Kỹ thuật quân sự (1980-1981), Quyền Viện trưởng (1981-83), Viện trưởng (1983-89) Học viện Kỹ thuật quân sự, sau là Phó chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật - Bộ Quốc phòng [5].
Nguyễn Hoa Thịnh- Trung tướng, Giáo sư, TSKH, Nhà giáo Nhân dân, Giám đốc Học viện Kỹ thuật quân sự (1989-1997), Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật - Bộ Quốc phòng (1997 - 2002), Giám đốc Trung tâm Khoa học kĩ thuật và công nghệ quân sự (2002-2007), Chủ tịch Hội Cơ học Việt Nam.
Nguyễn Đức Luyện: Trung tướng, phó giáo sư, tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân, Giám đốc Học viện Kỹ thuật quân sự (1997-2007)
Phạm Thế Long: Trung tướng, Giáo sư, TSKH, Giám đốc Học viện Kỹ thuật quân sự (từ 2007 đến nay).
[sửa] Những cựu cán bộ giảng dạy và cựu sinh viên nổi tiếng
Đoàn Mạnh Giao- Đại tá, Kỹ sư, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, nguyên giảng viên.
Vũ Quốc Hùng- Đại tá, Tiến sĩ, Ủy viên Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa IX, nguyên phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương Đảng, nguyên giảng viên, bí thư Đảng ủy Khoa.
Hà Huy Cương- Đại tá, Giáo sư, TSKH- nguyên giảng viên cao cấp [6].
Phan Quốc Khánh: Đại tá, Giáo sư, TSKH Toán học, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Quốc tế ĐHQG-HCM (2004-2007), nguyên giảng viên, chủ nhiệm bộ môn Toán- Học viện KTQS (1968-1993).
Nguyễn Viễn Thọ- Đại tá, Giáo sư, TSKH Vật lý, Giám đốc Đại học Huế (1997 - 2006), nguyên giảng viên, phó chủ nhiệm khoa Hóa Lý kỹ thuật
Nguyễn Xuân Anh- Đại tá, Giáo sư, Tiến sĩ kỹ thuật, giải thưởng nhà nước về khoa học kỹ thuật năm 2005, nguyên giảng viên, chủ nhiệm khoa Vũ khí.
Nguyễn Văn Hợi- Đại tá, Giáo sư, TSKH Cơ học kết cấu, nguyên Trưởng khoa Công trình quân sự.
Phan Nguyên Di- Đại tá, Giáo sư, Tiến sĩ Cơ học lý thuyết, nguyên giảng viên cao cấp
Hoàng Xuân Lượng- Đại tá, Giáo sư, Tiến sĩ Sức bền vật liệu, nguyên Phó chủ nhiệm Khoa Cơ khí.
Phan Bá: phó giáo sư, TSKH, nguyên chủ nhiệm Khoa Cơ khí.
Nguyễn Hoành Sơn: Giáo sư, TS, nguyên chủ nhiệm Khoa Cơ khí.
Nguyễn Anh Tuấn: TSKH, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp CNTT- Bộ KH và CN, nguyên giảng viên Khoa Vô tuyến điện tử.
Nguyễn Quang Thường: TSKH, Cộng tác viên Viện Hàn lâm khoa học Nga, nguyên giảng viên Khoa Vô tuyến điện tử.
Phạm Khắc Di: TSKH, nguyên giảng viên, nguyên Trường phòng KHCN và MT.
Nguyễn Chiến: Trung tướng, Tiến sĩ, Trưởng ban Cơ yếu Chính phủ, cựu sinh viên khóa 4.
Trương Quang Khánh: Trung tướng, Uỷ viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (cựu sinh viên khóa 6).
Nguyễn Châu Thanh: Trung tướng, Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật- Bộ Quốc phòng (Cựu sinh viên K8)
Nguyễn Mạnh Hùng: Đại tá, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Viettel.
Hồng Thanh Quang: Phó Tổng biên tập Báo Công an Nhân dân- phụ trách chuyên đề An ninh thế giới.
Nguyễn Chí Vịnh: Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
Phạm Ngọc Hùng: Trung tướng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục 2- Bộ Quốc phòng (k13)
Khuất Việt Dũng: thiếu tướng, Phó chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam
(theo vi.wikipedia.org)
 
V

vivietnam

Hợp tác quốc tế
Đại học Kỹ thuật Lê Quí Đôn có quan hệ trực tiếp với các trường đại học kỹ thuật nổi tiếng của Liên bang Nga, Ukraina và Belarus như: Đại học Tổng hợp Kỹ thuật Moskva mang tên Bauman; Đại học hàng không Moskva (MAI); Đại học vật lý kỹ thuật Moskva (MIPT: Moscow Institute of Physical Technic); Đại học công nghệ hóa học mang tên Menđeleev; Đại học Tổng hợp Tu-la; Trường Đại học Kỹ thuật Điện Saint Petecburg (LETI), Đại học tổng hợp quốc gia Minsk, Đại học Bách khoa Kharkov và một số trường đại học ở Pháp, Úc...Trường đã và đang gửi đào tạo cán bộ kỹ thuật một số ngành mũi nhọn tại LB Nga, Belarus, Ucraina, Australia, Nhật Bản, AIT, Trung Quốc, Cộng hòa Séc, Bulgaria..và mời một số giáo sư đầu ngành nước ngoài giảng dạy chuyên đề tại Trường.

Hiện nay, trường đã nối lại quan hệ với các trường đại học thuộc Cộng hòa Liên bang Đức, cộng hòa Séc, cộng hòa bulgaria ...và trường đại học Thanh Hoa, đại học Nam Kinh, đại học Tây An (Trung Quốc) và đã gửi sinh viên sang đào tạo.

Ngày 19/4/2010, Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cùng đoàn công tác của Chính phủ đã đến thăm, làm việc với Ban giám đốc Học viện Kỹ thuật quân sự (KTQS) về triển khai thực hiện Dự án “Xây dựng Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn thành trường đại học xuất sắc”. Trong 15 năm (từ 2010 đến 2025) sẽ xây dựng Trường Đại học Việt-Nga trên cơ sở đầu tư, nâng cấp, phát triển Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn. Sinh viên sẽ được học theo các chương trình đào tạo tiên tiến của các trường đại học hàng đầu của Nga và việc giảng dạy sẽ thực hiện hoàn toàn bằng tiếng Nga. Mục tiêu dài hạn của dự án là phát triển Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn thành trường đại học công nghệ xuất sắc, một trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học hàng đầu ở Việt Nam, có trình độ đào tạo một số ngành tương đương với các trường đại học hàng đầu của Nga.Chính phủ sẽ sớm ký kết các văn bản thỏa thuận liên Chính phủ, tạo hành lang pháp lý; có cơ chế tài chính hợp lý… tạo thuận lợi cho việc thực hiện dự án, phấn đấu đến năm 2025 sẽ xây dựng Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn đạt trình độ quốc tế .

Địa chỉ
Trụ sở: 100, Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội; điện thoại: (+ 84) (4) 37544949; (069) 515 226; (069) 515.205.
Cơ sở 2: ở 71 Cộng Hòa- Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh; điện thoại: 069 662 644
Các chi nhánh khác:
Khu 125, Phường Liên Bảo, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc
Khu 361, Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Khu 212, Tân Xuân, Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội
Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.
Khu Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội: đang xây dựng ký túc xá 15 tầng cho sinh viên

(theo vi.wikipedia.org)
 
P

pehanh9x

rat tiec to tinh nam nay cung thi hoc vien nhung khong phai hoc vien ki thuat quan su ma la hoc vien quan y, may cau thi nam ngoai roi chac co nhieu kinh nghiem co the chi minh duoc khong? cam on truoc nha ! nhung nghe thay truong cua may ban cung thay thu vi nhung chung minh co the lam ban duoc ma phai khong?:D:):):):D
 
V

vivietnam

châc,chậc
tiếc thật
nhưng mà không sao
coi như đây là topic của các trường quân đội đi chứ không riêng gì trường kĩ thuật
trường kĩ thuật vui lắm
 
T

tomboy92

uh, đúng đấy, trường thuôck khối kỹ thuật nên khá là vui ấy, mà nói cho mọi người biết, trường mình có cái bể bơi cực đẹp lun. ở trên cao nên tha hồ mà mát mẻ, nhất là những khi tự kỉ, lên đấy ngồi thì cứ phải gọi là...thick..
ak, vivietnam nói cũng đùng, tại sao ko dành riêng top này cho những trường thuộc khối quân đội nhỉ? ý kiến khá hay đấy...
Mà nay trường mìng sắp tới đang tổ chức văn nghệ, lớp t chiều rồi làm trang phục mà cười vỡ bụng. hihi....hum nào c xem lớp t trình diễn mà xem...haha, thú vị thật đấy...
 
Top Bottom