- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Xương Giang là thành trì kiên cố giặc Minh lấy làm cứ điểm. Với địa thế ngay giữa con đường từ Trung Quốc sang Thăng Long (Đông Đô), nên Bình Định vương Lê Lợi coi đó là cái đinh phải nhổ, Đông Đô có thể tạm không đánh chứ Xương Giang nhất định phải đoạt về. Các tướng được cử đi đánh Xương Giang đều là hạng lão luyện như Lê Sát, Lê Thụ, Lê Lý, Lê Lãnh và Lê Triện trong lần đầu và Thái úy Trần Hãn, Tư mã Lê Sát, Lê Lý ở lần sau. Sử ta chép rằng đánh nhau sáu tháng trời mới hạ được thành, hẳn là một giai đoạn cam go với nhiều tổn thất.
Xương Giang là thành trì kiên cố giặc Minh lấy làm cứ điểm. Với địa thế ngay giữa con đường từ Trung Quốc sang Thăng Long (Đông Đô), nên Bình Định vương Lê Lợi coi đó là cái đinh phải nhổ, Đông Đô có thể tạm không đánh chứ Xương Giang nhất định phải đoạt về. Các tướng được cử đi đánh Xương Giang đều là hạng lão luyện như Lê Sát, Lê Thụ, Lê Lý, Lê Lãnh và Lê Triện trong lần đầu và Thái úy Trần Hãn, Tư mã Lê Sát, Lê Lý ở lần sau. Sử ta chép rằng đánh nhau sáu tháng trời mới hạ được thành, hẳn là một giai đoạn cam go với nhiều tổn thất.
Bản dịch Toàn thư - Bản kỷ chép: “Vua sai bọn Hãn đắp đất, mở đường đánh nhau với giặc (nguyên văn築地設道 - trúc địa thiết đạo), dùng câu liêm, giáo dài, nỏ cứng, tên lửa, súng lửa, bốn mặt đánh vào, thành cuối cùng bị hạ.”
Bản dịch Cương mục - Chính biên lại chép: “Tháng Chín. Các tướng Trần Hãn và Lê Sát đánh thành Xương Giang: hạ được. Xương Giang là đường lối quân Minh tất phải qua lại. Bọn chỉ huy Minh là Kim Dận và Lý Nhậm bị vây hàng hơn sáu tháng, liều chết cố giữ để đợi viện binh; quan quân không hạ được. Đến đây, các tướng Trần Hãn khoét đất thành đường hầm đi xuyên vào thành, đánh kẹp lại (nguyên văn 穴地夾攻 - huyệt địa giáp công), mới phá được thành này. Bọn Kim Dận đều bị chết.”
Như vậy là có sự vênh trong ghi chép của hai bộ sử này. Theo Toàn thư thì các tướng của Lê Lợi đắp đất cao lên thành đường dẫn tới mặt thành, binh lính theo đó mà tràn vào, kết hợp gươm giáo, cung tên, súng ống bốn mặt cùng đánh. Nhưng theo Cương mục thì đám Trần Nguyên Hãn và Lê Sát cho quân đào đường hầm lẻn vào thành, rồi nội công ngoại kích đánh chiếm.
Không biết Toàn thư đúng hay Cương mục đúng.
Minh sử - Liệt truyện tập 45 chép về Lý Nhậm: “Lý Nhậm, người Vĩnh Khang, làm Chỉ huy thiêm sự Yên Sơn vệ theo Thành tổ khởi binh, nhiều lần lập công, làm tới chức Đô chỉ huy đồng tri. Tuyên Đức nguyên niên, theo sang đánh Giao Chỉ, giữ thành Xương Giang. Lê Lợi cho Xương Giang là con đường trọng yếu quan quân phải qua lại, nên dồn hết lực để đánh. Bấy giờ Đô đốc Thái Phúc bị giặc bắt, bị ép chiêu hàng Nhậm. Nhậm lên mặt thành mắng Phúc rằng: “Ngươi là đại tướng, đã không thể giết giặc mà ngược lại đi theo giặc, còn quá cả chó lợn.” Rồi dùng pháo nhắm bắn. Giặc che cho Phúc lui, rồi tập hợp tượng binh, phi xa, xung thê mà đánh thành. Nhậm cùng Chỉ huy Cố Phúc dẫn kỵ binh ra khỏi thành đánh kẹp lại, đốt hết chiến cụ. Giặc lại đắp núi đất, leo lên bắn vào trong, đào địa đạo lén nhập thành (nguyên văn 鑿地道潛入城 - tạc địa đạo tiềm nhập thành). Nhậm, Phúc tùy cơ ứng biến, tử thủ hơn chín tháng, đánh nhau ba chục trận. Giặc nghe tin Chinh Di tướng quân Liễu Thăng đem binh tới, liền thêm quân đánh thành. Năm Tuyên Đức thứ 2, thành bị chiếm, Nhậm, Phúc cùng dẫn tử sĩ ba lần chiến ba lần đánh bại được giặc. Giặc xua voi xông tới, không chống nổi, đều đâm cổ tự tử. Nội quan Phùng Trí, Chỉ huy Lưu Thuận đều tự treo cổ. Quân dân, phụ nữ trong thành không chịu khuất phục, chết vài ngàn người.”
Theo Minh sử thì việc đắp đất hay đào địa đạo đều diễn ra trong khoảng thời gian mấy tháng (6 hoặc 9) vây thành trước, và Lý Nhậm đều chống đỡ được cả. Tới đây, Bình Định vương tập trung tất cả binh lực mà đánh Xương Giang.
Minh thực lục Tuyên tông thực lục chép: “Hôm đó, giặc Giao Chỉ là Lê Lợi vây Xương Giang, Lợi vì thấy Xương Giang là nơi trọng địa quân ta qua lại nên đem hơn 8 vạn quân đánh. Quan thủ thành là đám Đô chỉ huy Lý Nhậm cùng Chỉ huy Cố Phúc lệnh cho già trẻ gái trai lên cả mặt thành giương cờ đánh trống hò reo phòng thủ suốt ngày đêm. Nhậm tự mình đem tinh binh bất ngờ xuất thành tập kích, đốt chiến cụ của giặc. Giặc bốn phía đắp núi đất để bắn tên vào thành. Nhậm nhân đêm đem quân cảm tử lén đánh quân canh núi đất, đánh úp doanh trại. Giặc lại đào đường hầm để vào thành (nguyên văn: 掘地洞入城 - quật địa động nhập thành), Nhậm liền đào hào thông với đường hầm, rồi theo hào cho binh tướng lăn đá giết được nhiều giặc. Giặc hay tin đại quân của Chinh Di tướng quân sắp tới, sợ lấy thành làm cứ điểm, liền thêm quân voi tới đánh, tên đạn bắn như mưa. Nhậm trăm phương ngàn kế thủ thành hơn 9 tháng, đánh nhau hơn 30 trận. Hơn hai ngàn tướng sĩ trong thành bị thương vong, bệnh tật đến một nửa mà giặc vẫn gắng sức vây đánh, dùng vân thê trèo lên thành đoạt cổng. Nhậm lại đem quân cảm tử ba lần đánh ba lần bại. Tới khi giặc xua thêm tượng binh xông vào thì Nhậm sức cùng lực kiệt, cùng với [Cố] Phúc tự tử. Trung quan Phùng Trí đang tử thủ trong thành liền khóc lớn, quay về phương bắc quỳ lạy thề không hàng giặc, rồi cùng Chỉ huy Lưu Thuận, Tri phủ Lưu Tử Phụ treo cổ tự tử. Quân sĩ và trai gái trong thành chết theo rất đông. [tự kiểm duyệt cắt bỏ 1 câu bậy bạ hờ hờ]”
(bộ Minh thực lục của cụ Hồ Bạch Thảo nhẽ có dịch đoạn này, nhưng sách mắc quá, những 7 ngàn dặm quan san, sinh viên nghèo như em đành ngậm ngùi đứng xa bái vọng)
Minh thực lục ghi lại khá chi tiết quá trình công thành Xương Giang, trong đó việc đào địa đạo công thành được nhìn nhận là ở giai đoạn trước đó chứ không phải lúc hạ thành. Ghi chép này khá tương đồng với Minh sử.
“Huyệt địa” trong công thành thông thường có hai cách. Một là đào địa đạo thông thẳng vào trong thành nội, binh lính theo địa đạo lọt qua rồi ứng hợp với binh lính bên ngoài. Cách thứ hai là dùng các biện pháp che chắn để đưa một nhóm binh sĩ áp sát chân thành, ở đó đào hố và đặt củi cỏ, chất cháy, chất nổ, để phá hủy một đoạn tường thành hoặc cổng thành. Cách thứ nhất đôi khi được sử dụng trước thời hỏa dược thịnh hành, ta có thể thấy những trận như Viên Thiệu thời Tam Quốc đánh Công Tôn Toản, Gia Cát Lượng đánh Hách Chiêu hay Lý Quang Bật đời Đường chiếm Hoài Châu. Cách thứ hai phổ biến hơn từ đời nhà Nguyên trở về sau, bởi hỏa dược có sức công phá ngày một mạnh mẽ, và việc đưa một nhóm quân tới chân thành để “huyệt địa” dễ dàng và an toàn hơn nhiều so với việc đào một địa đạo dài và chuyển một đạo quân qua đó để và thành nội. Chiến thuật đào huyệt chôn thuốc phá thành này trở thành chiêu bài nổi tiếng của Thái bình thiên quốc về sau.
Rất khó để kết luận trong văn cảnh trên của Cương mục, huyệt địa là chỉ cách 1 hay cách 2 (hay còn cách hiểu nào đó khác), nhưng tôi đồ rằng chiến thuật đào địa đạo đã thất bại ở trước đó (theo Minh sử và Minh thực lục), quân trong thành đã cảnh giác với chiến thuật này, thì khả năng thành công lần sau sẽ không cao. Cương mục chép “giáp công” nghĩa là phải có ít nhất hai cánh tiến quân, có thể là đào ngầm vào thành để nội công ngoại kích, mà cũng có thể là đào hố chôn hỏa dược phá thành để hợp với cánh quân đánh thành bằng núi đất.
Hoặc giả Cương mục chép nhầm việc của giai đoạn đánh thành trước đó. Thực ra thì quân ta đắp núi đất, dùng vân thê để trèo thẳng lên mặt thành mà đoạt cổng. Tôi tin rằng Toàn thư, Minh sử, Minh thực lục đã gặp nhau ở điểm ấy, và nó đúng với sự thực.
trích sách Lĩnh Nam Chích Quái với minh họa của Tạ Huy Long.
Xương Giang là thành trì kiên cố giặc Minh lấy làm cứ điểm. Với địa thế ngay giữa con đường từ Trung Quốc sang Thăng Long (Đông Đô), nên Bình Định vương Lê Lợi coi đó là cái đinh phải nhổ, Đông Đô có thể tạm không đánh chứ Xương Giang nhất định phải đoạt về. Các tướng được cử đi đánh Xương Giang đều là hạng lão luyện như Lê Sát, Lê Thụ, Lê Lý, Lê Lãnh và Lê Triện trong lần đầu và Thái úy Trần Hãn, Tư mã Lê Sát, Lê Lý ở lần sau. Sử ta chép rằng đánh nhau sáu tháng trời mới hạ được thành, hẳn là một giai đoạn cam go với nhiều tổn thất.
Bản dịch Toàn thư - Bản kỷ chép: “Vua sai bọn Hãn đắp đất, mở đường đánh nhau với giặc (nguyên văn築地設道 - trúc địa thiết đạo), dùng câu liêm, giáo dài, nỏ cứng, tên lửa, súng lửa, bốn mặt đánh vào, thành cuối cùng bị hạ.”
Bản dịch Cương mục - Chính biên lại chép: “Tháng Chín. Các tướng Trần Hãn và Lê Sát đánh thành Xương Giang: hạ được. Xương Giang là đường lối quân Minh tất phải qua lại. Bọn chỉ huy Minh là Kim Dận và Lý Nhậm bị vây hàng hơn sáu tháng, liều chết cố giữ để đợi viện binh; quan quân không hạ được. Đến đây, các tướng Trần Hãn khoét đất thành đường hầm đi xuyên vào thành, đánh kẹp lại (nguyên văn 穴地夾攻 - huyệt địa giáp công), mới phá được thành này. Bọn Kim Dận đều bị chết.”
Như vậy là có sự vênh trong ghi chép của hai bộ sử này. Theo Toàn thư thì các tướng của Lê Lợi đắp đất cao lên thành đường dẫn tới mặt thành, binh lính theo đó mà tràn vào, kết hợp gươm giáo, cung tên, súng ống bốn mặt cùng đánh. Nhưng theo Cương mục thì đám Trần Nguyên Hãn và Lê Sát cho quân đào đường hầm lẻn vào thành, rồi nội công ngoại kích đánh chiếm.
Không biết Toàn thư đúng hay Cương mục đúng.
Minh sử - Liệt truyện tập 45 chép về Lý Nhậm: “Lý Nhậm, người Vĩnh Khang, làm Chỉ huy thiêm sự Yên Sơn vệ theo Thành tổ khởi binh, nhiều lần lập công, làm tới chức Đô chỉ huy đồng tri. Tuyên Đức nguyên niên, theo sang đánh Giao Chỉ, giữ thành Xương Giang. Lê Lợi cho Xương Giang là con đường trọng yếu quan quân phải qua lại, nên dồn hết lực để đánh. Bấy giờ Đô đốc Thái Phúc bị giặc bắt, bị ép chiêu hàng Nhậm. Nhậm lên mặt thành mắng Phúc rằng: “Ngươi là đại tướng, đã không thể giết giặc mà ngược lại đi theo giặc, còn quá cả chó lợn.” Rồi dùng pháo nhắm bắn. Giặc che cho Phúc lui, rồi tập hợp tượng binh, phi xa, xung thê mà đánh thành. Nhậm cùng Chỉ huy Cố Phúc dẫn kỵ binh ra khỏi thành đánh kẹp lại, đốt hết chiến cụ. Giặc lại đắp núi đất, leo lên bắn vào trong, đào địa đạo lén nhập thành (nguyên văn 鑿地道潛入城 - tạc địa đạo tiềm nhập thành). Nhậm, Phúc tùy cơ ứng biến, tử thủ hơn chín tháng, đánh nhau ba chục trận. Giặc nghe tin Chinh Di tướng quân Liễu Thăng đem binh tới, liền thêm quân đánh thành. Năm Tuyên Đức thứ 2, thành bị chiếm, Nhậm, Phúc cùng dẫn tử sĩ ba lần chiến ba lần đánh bại được giặc. Giặc xua voi xông tới, không chống nổi, đều đâm cổ tự tử. Nội quan Phùng Trí, Chỉ huy Lưu Thuận đều tự treo cổ. Quân dân, phụ nữ trong thành không chịu khuất phục, chết vài ngàn người.”
Theo Minh sử thì việc đắp đất hay đào địa đạo đều diễn ra trong khoảng thời gian mấy tháng (6 hoặc 9) vây thành trước, và Lý Nhậm đều chống đỡ được cả. Tới đây, Bình Định vương tập trung tất cả binh lực mà đánh Xương Giang.
Minh thực lục Tuyên tông thực lục chép: “Hôm đó, giặc Giao Chỉ là Lê Lợi vây Xương Giang, Lợi vì thấy Xương Giang là nơi trọng địa quân ta qua lại nên đem hơn 8 vạn quân đánh. Quan thủ thành là đám Đô chỉ huy Lý Nhậm cùng Chỉ huy Cố Phúc lệnh cho già trẻ gái trai lên cả mặt thành giương cờ đánh trống hò reo phòng thủ suốt ngày đêm. Nhậm tự mình đem tinh binh bất ngờ xuất thành tập kích, đốt chiến cụ của giặc. Giặc bốn phía đắp núi đất để bắn tên vào thành. Nhậm nhân đêm đem quân cảm tử lén đánh quân canh núi đất, đánh úp doanh trại. Giặc lại đào đường hầm để vào thành (nguyên văn: 掘地洞入城 - quật địa động nhập thành), Nhậm liền đào hào thông với đường hầm, rồi theo hào cho binh tướng lăn đá giết được nhiều giặc. Giặc hay tin đại quân của Chinh Di tướng quân sắp tới, sợ lấy thành làm cứ điểm, liền thêm quân voi tới đánh, tên đạn bắn như mưa. Nhậm trăm phương ngàn kế thủ thành hơn 9 tháng, đánh nhau hơn 30 trận. Hơn hai ngàn tướng sĩ trong thành bị thương vong, bệnh tật đến một nửa mà giặc vẫn gắng sức vây đánh, dùng vân thê trèo lên thành đoạt cổng. Nhậm lại đem quân cảm tử ba lần đánh ba lần bại. Tới khi giặc xua thêm tượng binh xông vào thì Nhậm sức cùng lực kiệt, cùng với [Cố] Phúc tự tử. Trung quan Phùng Trí đang tử thủ trong thành liền khóc lớn, quay về phương bắc quỳ lạy thề không hàng giặc, rồi cùng Chỉ huy Lưu Thuận, Tri phủ Lưu Tử Phụ treo cổ tự tử. Quân sĩ và trai gái trong thành chết theo rất đông. [tự kiểm duyệt cắt bỏ 1 câu bậy bạ hờ hờ]”
(bộ Minh thực lục của cụ Hồ Bạch Thảo nhẽ có dịch đoạn này, nhưng sách mắc quá, những 7 ngàn dặm quan san, sinh viên nghèo như em đành ngậm ngùi đứng xa bái vọng)
Minh thực lục ghi lại khá chi tiết quá trình công thành Xương Giang, trong đó việc đào địa đạo công thành được nhìn nhận là ở giai đoạn trước đó chứ không phải lúc hạ thành. Ghi chép này khá tương đồng với Minh sử.
“Huyệt địa” trong công thành thông thường có hai cách. Một là đào địa đạo thông thẳng vào trong thành nội, binh lính theo địa đạo lọt qua rồi ứng hợp với binh lính bên ngoài. Cách thứ hai là dùng các biện pháp che chắn để đưa một nhóm binh sĩ áp sát chân thành, ở đó đào hố và đặt củi cỏ, chất cháy, chất nổ, để phá hủy một đoạn tường thành hoặc cổng thành. Cách thứ nhất đôi khi được sử dụng trước thời hỏa dược thịnh hành, ta có thể thấy những trận như Viên Thiệu thời Tam Quốc đánh Công Tôn Toản, Gia Cát Lượng đánh Hách Chiêu hay Lý Quang Bật đời Đường chiếm Hoài Châu. Cách thứ hai phổ biến hơn từ đời nhà Nguyên trở về sau, bởi hỏa dược có sức công phá ngày một mạnh mẽ, và việc đưa một nhóm quân tới chân thành để “huyệt địa” dễ dàng và an toàn hơn nhiều so với việc đào một địa đạo dài và chuyển một đạo quân qua đó để và thành nội. Chiến thuật đào huyệt chôn thuốc phá thành này trở thành chiêu bài nổi tiếng của Thái bình thiên quốc về sau.
Rất khó để kết luận trong văn cảnh trên của Cương mục, huyệt địa là chỉ cách 1 hay cách 2 (hay còn cách hiểu nào đó khác), nhưng tôi đồ rằng chiến thuật đào địa đạo đã thất bại ở trước đó (theo Minh sử và Minh thực lục), quân trong thành đã cảnh giác với chiến thuật này, thì khả năng thành công lần sau sẽ không cao. Cương mục chép “giáp công” nghĩa là phải có ít nhất hai cánh tiến quân, có thể là đào ngầm vào thành để nội công ngoại kích, mà cũng có thể là đào hố chôn hỏa dược phá thành để hợp với cánh quân đánh thành bằng núi đất.
Hoặc giả Cương mục chép nhầm việc của giai đoạn đánh thành trước đó. Thực ra thì quân ta đắp núi đất, dùng vân thê để trèo thẳng lên mặt thành mà đoạt cổng. Tôi tin rằng Toàn thư, Minh sử, Minh thực lục đã gặp nhau ở điểm ấy, và nó đúng với sự thực.
trích sách Lĩnh Nam Chích Quái với minh họa của Tạ Huy Long.