1/Chỉ dùng nước và một dd thích hợp để phân biệt : Na2O , Al2O3 , Fe2O3 , MgO , CuO
2/đốt kim loại M trong bình kín chứa khí Clo thu dc 32,5g muối Clorua, thể tích khí Clo giảm 6,72 lit (đkc) , xác định kim loai M
3/Hòa tan a gam FeSo4.7H2O vào nước thu dc 300ml dd - thêm H2So4 vào 20ml dd trên - dd mới này làm mất màu vừa đúng 30 ml dd KMnO4 0,1 M , Xác định A
CAm on nhui ^^
Bài 1 : Chỉ dùng nước và một dd thích hợp để phân biệt : Na2O , Al2O3 , Fe2O3 , MgO , CuO
* Nhận xét :
- Na2O : oxit bazo kim loại kiềm, có khả năng tan mạnh trong nước tạo dung dịch kiềm
- Al2O3 : oxit lưỡng tính (tan được trong dung dịch kiềm, dung dịch axit)
- Fe2O3 : oxit bazo kim loại trung bình yếu
- MgO : oxit bazo kim loai mạnh
- CuO : oxit bazo kim loại yếu
* Cách phân biệt
- Hoà tan lần lượt các chất rắn vào nước dư
Chất rắn tan tạo dung dịch trong suốt là Na2O : Na2O + H2O -> 2NaOH
Các chất rắn còn lại không tan
- Tới đây có 2 cách làm tiếp
Cách thứ nhất :
Dùng dung dịch NaOH vừa tạo thành cho vào lần lượt các chất rắn
Chất rắn tan : Al2O3 + NaOH -> NaAlO2 + H2O
Các chất rắn còn lại không tan
Chọn thêm dung dịch HCl để hoà tan lần lượt các chất rắn còn lại
Chất rắn tan tạo dung dịch màu vàng nhạt : Fe2O3 + HCl -> FeCl3 + H2O
Chất rắn tan tạo dung dịch màu xanh : CuO + HCl -> CuCl2 + H2O
Chất rắn tan tạo dung dịch không màu : MgO + HCl --> MgCl2 + H2O
Cách thứ hai :
Dùng dung dịch HCl sau đó dùng dung dịch NaOH như các e nói ở trên
Bài 2 :
Công thức muối MClx
Số mol Cl2 là 6,72/22,4=0,3 mol --> số mol nguyên tử Cl trong muối là 0,3.2 = 0,6
-> Số mol kim loại trong muối = 0,6/x
khối lượng kim loại trong muối là 32,5 - 0,6.35,5=11,2
Khối lượng mol nguyên tử kim loại là 11,2 : (0,6/x) = 56x/3
Nghiệm phù hợp x =3 , M = 56 (Fe)
Bài 3 :
Số mol KMnO4 = 0,1.0,03= 0,003 mol
de trung hoa het 300 ml thì cần số mol KMnO4 là : 0,003.300 :20 = 0,045 mol
Áp dụng bảo toàn e
Mn(+7) + 5e -> Mn(+2)
0,045 -> 0,225 mol
Fe(+2) + 1e -> Fe(+3)
0,225 -> 0,225 mol
Theo bảo toàn nguyên tử Fe
Số mol FeSO4.7H2O = số mol Fe(+2) = 0,225 mol
vậy a = 62,55 gam