Sử Hướng dẫn làm bài thi thử lần 2

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hướng dẫn làm bài thi thử lần 2
Câu 1. - Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11/1939 và Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) đã đề ra chủ trương tập họp lực lượng dân tộc và xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất như thế nào?

- Để giành độc lập dân tộc phải tập họp rộng rãi lực lượng dân tộc, xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11/1939 đã chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
- Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương đoàn kết rộng rãi các tầng lớp, m giai cấp, dân tộc nhằm chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chủ yếu trước mắt của nhân dân Đông Dương là đế quốc và tay sai, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.
- Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) để dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương, mỗi nước thành lập mặt trận riêng. Ở Việt Nam, Hội bộ nghị quy định thành lập Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là Mặt trận Việt Minh.
- Mặt trận Việt Minh chủ trương liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, gái trai, tôn giáo và xu hướng chính trị, đặng cùng nhau mưu - cuộc giải phóng dân tộc và sinh tồn.
Câu 2
Trong hai thập niên 70 và 80 của thế kỷ XX, những sự kiện nào biểu hiện xu thế hoà hoãn giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa ? Quan hệ các nước ở Đông Nam Á trong thời gian này có gì thay đổi phù hợp với xu thế trên “

+ Những sự kiện nào biểu hiện xu thế hòa hoãn giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và - tư bản chủ nghĩa
- Mặc dù Chiến tranh lạnh vẫn tiếp diễn, nhưng từ đầu những năm 70 của thế kỷ XX,
xu thế hoà hoãn Đông –Tây đã xuất hiện với những cuộc gặp gỡ thương lượng Xô-Mỹ.
-Trên cơ sở những thoả thuận Xô - Mỹ, ngày 9/11/1972, Cộng hòa Dân chủ Đức và Cộng hòa Liên bang Đức đã kí Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa hai nước, làm cho : tình hình căng thẳng ở châu Âu giảm đi rõ rệt
-Năm 1977, Liên Xô và Mỹ kì kết các hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (ABM. SALT-1).
-Tháng 8/1975, 33 nước châu Âu cùng Mỹ và Canada đã kí kết Định ước Henxinki nhằm đảm bảo an ninh châu Âu và sự hợp tác giữa các nước. Điều đó, chứng tỏ 2 phe dần xóa mờ dần ranh giới phân chia
-Từ đầu những năm 70, nhất là từ năm 1985, hai siêu cường Xô-Mỹ đã tiến hành những cuộc gặp cấp cao và ký kết nhiều văn kiện hợp tác, nhất là những thỏa thuận về thu tên lửu tầm trung ở châu Âu và cắt giảm vũ khí
chiến lược, hạn chế cuộc chạy đua vũ trung giữa hai nước
- Tháng 12/1989, Mỹ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh, mở ra chiều
hướng và những điều kiện để giải quyết hòa binh các vụ tranh chấp, xung đột trên thế giới
+ Quan hệ các nước ở Đông Nam Á trong thời gian này có gì thay đổi phù hợp với xu thế trong
- Quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN bước đầu được cải thiện. Hai nhóm nước bắt đầu quá trình đối thoại, hòa dịu và thiết lập quan hệ ngoại giao, có những chuyển viếng thầm lẫn nhau của các nhà lãnh đạo cấp cao.
-Từ năm 1986, đặc biệt từ cuối thập kỷ 80, quan hệ ASEAN – Việt Nam ngày càng được cải thiện, từ đối đầu chuyển sang đối thoại, thân thiện và hợp tác.
Câu 3: Nguyên nhân nào dẫn đến sự liên kết khu vực của các nước Đông Nam Á trong tổ chức ASEAN ? Nêu vai trò của tổ chức ASEAN đối với quá trình xây dựng và phát triển của khu vực Đông Nam Á.
+ Những nguyên nhân nào dẫn đến sự liên kết khu vực trong tổ chức ASEAN ở Đông Nam Á' .
- Các nước Đông Nam Á nằm trong một chính thể địa lí. Đây là điều kiện thuận lợi về mặt tự nhiên để liên kết khu vực.
- Các nước Đông Nam Á có những nét tương đồng cùng đấu tranh chống lại sự xâm lược và nô dịch của chủ nghĩa thực dân, có mối quan hệ lâu đời về văn hoá tôn giáo,
sự giao lưu về kinh tế
- Đông Nam là khu vực giàu tài nguyên, có vị trí chiến lược về kinh tế, đặc biệt về giao thông. Đây là điều kiện thuận lợi để liên kết phát triển kinh tế.
- Các nước Đông Nam Á sau khi giành độc lập và bước vào thời kì phát triển gặp nhiều khó khăn, họ thấy cần hợp tác với nhau để cùng phát triển và tin cậy nhau hơn
- Để bạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực. Sự xuất hiện
ngày càng nhiều các tổ chức hợp tác mang tính khu vực trên thế giới nhất là thành công của Khối thị trường chung châu Âu đã cổ vũ các nước Đông Nam Á liên kết lại với nhau. + Vai trò của tổ chức ASEAN đối với quá trình xây dựng và phát triển của khu vực Đông Nam Á
- ASEAN là nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc đảm bảo môi trường hòa bình, an ninh cho sự phát triển của các nước trong khu vực thông qua sự nỗ lực hợp tác, xây dựng các quy tắc ứng xử, giải quyết các bất đồng và tranh chấp, lập diễn dàn khu vực (ARF).
- Đóng vai trò là động lực chính trong việc thúc đẩy sự hợp tác kinh tế trong khu vực, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của các nước thành viên, xây dựng khu vực mậu dịch tự do,...
-Như vậy, ASEAN là tổ chức liên minh kinh tế - chính trị, hợp tác toàn diện và chặt chẽ của khu vực Đông Nam Á, có đóng góp lớn trong việc tạo dựng một khu vực Đông Nam hòa bình, ổn định và phát triển

Tham khảo vui vẻ nè !!!:Rabbit18
 
Top Bottom