Sử Hướng dẫn làm bài thi lần 1

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hướng dẫn làm bài thi thử lần 1.
Câu 1 ( 2.5điểm )
Nêu những điểm giống và khác nhau của các cuộc khởi nghĩa chủ yếu trong phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX ?

* Giống nhau
- Cả ba cuộc khởi nghĩa đều do các sĩ phu, văn thân yêu nước lãnh đạo, tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia nhằm hưởng ứng Chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi.
- Mục đích giúp nhà vua yêu nước đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập dân tộc và khôi phục lại chế độ phong kiến có chủ quyền.
* Khác nhau
- Khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887 ): Căn cứ nằm trên vị trí chiến lược án ngữ đường giao thông từ Bắc vào Nam; có công sự kiên cố sử dụng lối đánh chiến tuyến cố định, gây cho pháp nhiều thiệt hại.
- Khởi nghĩa Bãi Sậy ( 1883 - 1892 ) không có công sự nổi nhưng ở Ba Đình mà có các Cạm Bẫy Ngầm nổi bật là chiến thuật du kích, ẩn hiện bất ngờ được dân chúng ủng hộ tích cực nên phong trào tồn tại giữa vùng đồng bằng. Thực dân Pháp phải dùng thủ đoạn " tát nước cạn để bắt đá " nên phong trào mới bị dập tắt.
- Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn nhất trình độ tổ chức có tới 15 quân thứ, đúc được súng kiểu mới, địa bàn rộng gồm 4 tỉnh huy động đến mức cao sự ủng hộ và tham gia của nhân dân tồn tại và lâu dài hơn 10 năm, lập được những chiến công vang dội, tập kích nhà lao Hà Tĩnh năm 1892, Trận Vụ Quang 1894, làm cho thực dân Pháp lo ngại và bị tổn thất nặng nề.
Câu 2 ( 3.5 ₫ )Tại sao nói Nguyễn Ái Quốc là người chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
- Nguyễn Ái Quốc là người đầu tiên đến với chủ nghĩa Mác Lênin và tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đó là con đường cách mạng vô sản. Từ đó, Người dốc hết sức truyền bá chủ nghĩa mác-lênin vào trong nước, tích cực chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập chính Đảng vô sản.
- Năm 1921, người sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Paris nhằm tập hợp những người dân thuộc địa sống trên đất pháp đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân vào đòi quyền lợi cho nhân dân ở các nước thuộc địa. Báo " Người Cùng Khổ " do Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm kiêm chủ bútlà cơ quan ngôn luận của Hội.
- Người con viết nhiều bài cho các báo " Nhân đạo ", " Đời sống công nhân " và tác phẩm nổi tiếng " Bản án chế độ thực dân Pháp " năm 1925. Các sách báo đó đã vạch trần chính sách đàn áp bóc lột của Chủ Nghĩa Thực Dân, tuyên truyền chủ nghĩa Mác-lênin và bí mật trở về trong nước, làm thức tỉnh nhân dân ta.
- Năm 1923, người sang Liên Xô dự hội nghị Quốc tế nông dân, sau đó là Quốc Tế Cộng Sản. Tháng 6 năm 1924 người dự và đọc tham luận đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản.
- Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về Quảng Châu (Trung Quốc )có những người Việt Nam yêu nước, trong tổ chức Tâm Tâm Xã. Tháng 6 năm 1925 Nguyễn Ái Quốc thành lập ra Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhằm lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống đế quốc và tay sai.
- Nguyễn Ái Quốc trực tiếp mở lớp huấn luyện chính trị, đào tạo những chiến mạng đưa về nước hoạt động. Báo thanh niên, cơ quan ngôn luận của Hội do Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra số đầu tiên vào ngày 21 tháng 6 năm 1925.
- Năm 1927, các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện ở Quảng Châu ( Trung Quốc ) được tập hợp thành cuốn " Đường Kách mệnh " Báo Thanh niên và tác phẩm Đường kách mệnh đã trang bị lý luận cách mạng giải phóng dân tộc cho Cán bộ của hội để tuyên truyền cho giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân trong nước - Sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đã thúc đẩy phong trào Dân tộc, Dân chủ, nhất là phong trào công nhân ở nước ta theo xu hướng vô sản sản mạnh mẽ về số lượng và chất lượng. Chuẩn bị về chính trị ,tổ chức và đội ngũ cán bộ cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 3 ( 3.0₫ )
Sự kiện lịch sử nào là mốc đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam trở thành một phong trào tự giác? Vì sao ?

* Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 là mốc đánh giá phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác:
- Vì từ khi Đảng ra đời phong trào công nhân Việt Nam có đầy đủ điều kiện trở thành một phong trào tự giác:
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-lênin và phong trào công nhân và phong trào yêu nước trong những năm 20 của thế kỷ XX, chứng tỏ giai cấp công nhân nước ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng.
+ Từ đây, cách mạng Việt Nam nói chung và phong trào công nhân nước ta nói riêng có một tổ chức lãnh đạo thống nhất và duy nhất đó là Đảng cộng sản Việt Nam, có đường lối cách mạng khoa học và sáng tạo, có tổ chức chặt chẽ, có đội ngũ cán bộ viên Trung Kiên. Cách mạng Việt Nam thời sự trở thành bộ phận thân thiết với cách mạng thế giới .
=> Như vậy, với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp công nhân hoàn toàn giác ngộ về sứ mệnh lịch sử của mình là nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo trong cuộc đấu tranh đánh đổ đế quốc và phong kiến, giành độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội tiến tới chủ nghĩa xã hội.
Đề bài gồm 7 câu, mình sẽ tổng hợp trước 3 câu cho các bạn, mọi thắc mắc về câu hỏi lẫn nội dung được cung cấp, các bạn có thể hỏi trực tiếp phía bên dưới nhá. :rongcon1
 
  • Like
Reactions: iwasyourfriend

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
Lần 1 ( số 2 )
Câu 4
Nhận xét về phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX ở hai giai đoạn phát triển. Qua đó, chứng minh ý kiến :"Cần Vương chỉ là danh nghĩa, tính chất yêu nước chống Pháp là chủ yếu "
a.) Nhận xét về phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX ở hai giai đoạn phát triển
+ Giai đoạn 1885 - 1888
* Mở đầu là cuộc phản công ở kinh thành Huế đêm mùng 4 rạng sáng ngày 5 tháng 7 năm 1885, của phe chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết và việc Tôn Thất Thuyết Nhân danh vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13-7-1885 kêu gọi các văn thân, sĩ phu, nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước * Phong trào diễn ra rầm rộ, sôi nổi dưới sự chỉ đạo chung do vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết đứng đầu, lực lượng tham gia bao gồm đông đảo nhân dân, đặc biệt là nông dân phong trào diễn ra trên địa bàn rộng lớn, từ đồng bằng, ven biển lên đến tỉnh miền núi
,khắp các tỉnh ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ
+ Giai đoạn 1885 1896
* Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, Tôn Thất Thuyết sang Trung Quốc cầu viện, phong trào không vì thế mà tan rã, trái lại vẫn tiếp tục phát triển quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn giai đoạn trước.
* Tiêu biểu: Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy, Khởi nghĩa Ba Đình, khởi nghĩa Hùng Lĩnh tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo.
b ) Chứng minh ý kiến: Cần Vương chỉ là danh nghĩa, tính chất yêu nước chống Pháp là chủ yếu ".
- Mục đích của phong trào là đánh đuổi thực dân pháp để khôi phục lại nhà nước phong kiến có chủ quyền đã sụp đổ, nhưng mục đích lớn nhất là đánh giặc cứu nước, đó là yêu cầu chung của dân tộc .
- Chính mục đích trên đã chi phối phong trào, trong thực tế dù có Vua Hàm Nghi, hay vua Hàm Nghi bị bắt phong trào vẫn phát triển với mục đích đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập dân tộc. Điều đó chứng tỏ: " Cần Vương chỉ là danh nghĩa, tính chất yêu nước chống Pháp là chủ yếu "
Câu 5:
Tại sao nói việc nước ta bị thực dân Pháp xâm lược vào nửa sau thế kỷ XIX là tất yếu nhưng mất nước không phải là tất yếu ?
+ Việc nước ta bị thực dân Pháp xâm lược vào nữa sau thế kỷ XIX là tất yếu
- Đến giữa thế kỷ XIX, một loạt các nước châu Âu trong đó có Đông Nam Á bị biến thành thuộc địa, Việt Nam cũng không tránh khỏi bị nhóm ngó
-Ở thời điểm giữa thế kỷ XIX, Việt Nam đang còn chìm đắm trong chế độ phong kiến khủng hoàng trầm trọng về mọi mătn, lạc hậu xa so với các nước tư bản phương Tây. Đường lối đối ngoại của nhà Nguyễn sai lầm khiến cho Việt Nam cũng bị cô lập. Đặc biệt, việc cắm và bài xích đạo Thiên chúa của nhà Nguyễn đã tạo điều kiện cho kẻ thủ bên ngoài lợi dụng
- Thực dân Pháp đang chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa và đang ráo riết đẩy mạnh việc tìm kiếm thuộc địa, thị trường. Như vậy, trong bối cảnh đó, việc xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp là một tất yếu của lịch sử.
+ Việc đất nước ta rơi vào tay thực dân Pháp không phải là tất yếu, về trong thực tế, ở nửa sau thế kỷ XIX đã có những quốc gia giành thắng lợi trong việc đương đầu với cuộc xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây, giữ vững nền độc lập dân tộc như Nhật Bản, Xiêm (Thái Lan), Etiopia
-Trước họa xâm lăng, nhà Nguyễn tiếp tục duy trì đường lối cai trị cũ, làm cho sự phòng thủ đất nước bị giảm sút, quốc phòng yếu kém, khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt, tăng thêm nguy cơ bị xâm lược và tạo tiền đề dẫn đến thất bại và mất nước.
- Nhà Nguyễn đã khước từ những đề nghị cải cách, duy tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Phạm Phú Thứ . Đây là con đường cứu nước hữu hiệu nhất ở nữa sau thế kỷ XIX như Nhật Bản, Xiêm (Thái Lan) đã thực hiện thành công
-Trong quá trình chống xâm lược Pháp, nhà Nguyễn đã từ bỏ con đường đấu tranh vũ trang truyền thống, lựa chọn đường lối "Thủ đề hòa, có tư tưởng sợ địch, nghi địch. thiếu quyết tâm chiến đấu và chiến thắng, không biết phát động cuộc kháng chiến toàn dân, phối hợp với nhân dân đánh giặc đến cùng. - Thái độ cầu hoà, ăn tưởng vào con đường thương thuyết của nhà Nguyễn đã tạo điều kiện cho thực dân Pháp từng bước hoàn thành cuộc xâm lược Việt Nam
Câu 6.
Những đóng góp của Vương triều Nguyễn đổi với lịch sử dân tộc.
- Năm 1802, nhà Nguyễn được thành lập. Trong hơn nữa thế kỷ thống trị, trên một đất nước vừa trải qua nhiều biến động và trong điều kiện chế độ phong kiến Việt Nam đang suy tàn, nhà Nguyễn đã có nhiều cố gắng cùng cố chế độ quân chủ, phục hồi kinh tế và phát triển văn hoà nhưng chưa tạo ra cơ sở cho một bước phát triển mới. Tuy nhiên, Vương triều Nguyễn vẫn có những đóng góp lớn đối với lịch sử dân tộc.

- Thứ nhất là thống nhất đất nước và mở rộng lãnh thổ: Dưới thời vua Gia Long, nhất là công cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mạng với việc chia cả nước thành 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên, cương vực lãnh thổ của Việt Nam đã trở thành một chính thể thống nhất từ Lạng Sơn cho đến Cà Mau.
- Thứ hai, xác lập chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Vương triều Nguyễn đã có những hành động tiến hành đo đạt thủy trình, vẽ bản đồ, cắm cột mốc ở hai quân đảo, cho xây dựng chùa miếu và trồng cây, sử dụng đội Hoàng Sa và Bắc Hải để khai thác và quản lí Biển Đông. Đây là một trong những minh chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền Việt Nam ở hải quân đảo này trước những hành động đơn phương, trái pháp luật của Trung Quốc ở Biển Đông
- Thứ ba là phát triển văn hóa dân tộc và để lại những di sản văn hóa.Dưới thời Nguyễn, nền văn học chữ Nôm phát triển mạnh với những tác phẩm nổi tiếng ví dụ ( Truyện Kiều ) thơ của Hồ Xuân Hương, thành lập quốc sử quán để ghi chép và biên soạn lịch sử dân tộc, nghệ thuật dân gian cũng phát triển mạnh như tuồng, chèo, hát lý. Đặc biệt là những công trình kiến trúc như cột cờ Hà Nội, Quần thể di tích ,Cố đô Huế được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
- Thứ tư, là hình thành những cản thị quan trọng cùng với quá trình mở rộng lãnh thổ về phía Nam của nhà Nguyễn, nhiều cảng thị quan trọng đã dần hình thành và phát huy vai trò trong quan hệ buôn bán như Cù Lao Phố, Mỹ Tho Đại Phố, Hà Tiên về Sài Gòn.
Chúc các bạn buổi tối vui vẻ !!!:MIM1
 
Top Bottom