Văn Hướng dẫn giải các dạng câu hỏi trong văn bản đọc hiểu ôn thi lên 10

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,985
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Kì thi tuyển sinh vào 10 đang đến rất gần. Nhưng bên cạnh các bạn học sinh vẫn còn rất mơ hồ về kiến thức văn học. Do đó, chị lập topic này để giúp các em củng cố những kiến thức nền tảng nhất để làm đc bài tập đọc hiểu.
Mọi ý kiến cho định hướng những câu hỏi trong topic này, các e góp ý tại topic:
Nào, chúng ta hãy khởi động bằng những kiến thức căn bản nhất từ bài đọc hiểu nhé ^^
Đề 1: Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê

I.Tìm hiểu chung:

1.Tác giả:


- Lê Minh Khuê sinh năm 1949, quê ở huyện Tĩnh Gia, tỉnhThanh Hóa.

- Trong kháng chiến chống Mĩ, gia nhập thanh niên xung phongvà bắt đầu viết văn vào đầu những năm 70.

- Lê Minh Khuê là cây bút nữ chuyên về truyện ngắn.

- Trong những năm chiến tranh, truyện của Lê Minh Khuê viếtvề cuộc sống chiến đầu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn.

- Sau năm 1975, tác phẩm của nhà văn bám sát những chuyểnbiến của đời sống xã hội và con người trên tinh thần đổi mới.

2.Tác phẩm:

a. Hoàn cảnh sángtác:

- Truyện "Nhữngngôi sao xa xôi" ở trong số những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê,viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra các liệt.Văn bản đưa vào sách giáo khoa có lược bớt một số đoạn.

- Truyện ngắn được đưa vào tuyển tập “Nghệ thuật truyện ngắn thế giới” xuất bản ở Mĩ.

b. Tóm tắt vănbản:

"Những ngôi saoxa xôi" kể về cuộc sống chiến đấu của ba cô thanh niên xung phong – tổtrinh sát mặt đường – Phương Định, Nho và chị Thao. Họ sống trong một cái hang,trên cao điểm tại một vùng trọng điểm ở tuyến đường Trường Sơn những năm chốngMỹ. Công việc của họ là quan sát máy bay địch ném bom, đo khối lượng đất đá đểsan lấp hố bom do địch gây ra, đánh dấu những quả bom chưa nổ và phá bom. Côngviệc nguy hiểm, luôn phải đối mặt với cái chết, nhưng cuộc sống của họ vẫnkhông mất đi niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thảnh thơi, thơmộng. Họ rất gắn bó, yêu thương nhau dù mỗi người một cá tính. Trong một lầnphá bom, Nho bị thương, hai người đồng đội hết lòng lo lắng và chăm sóc choNho. Một cơn mưa đá vụt đến và vụt đi đã gợi trong lòng Phương Định bao hoàiniệm, khát khao.

c. Đề tài:

Ca ngợi cuộc sống, chiến đấu của thanh niên xung phong trêntuyến đường Trường Sơn.

d. Ngôi kể:

- Truyện kể theo ngôi thứ nhất.

- Tác dụng:

+ Tạo một điểm nhìn phù hợp dễ dàng tái hiện hiện thực khốcliệt của chiến tranh.

+ Khắc họa thế giới tâm hồn, cảm xúc và suy nghĩ của nhânvật một cách chân thực giàu sức thuyết phục.

+ Làm hiện lên vẻ đẹp của con người trong chiến tranh.

II.Đọc – hiểu vănbản:

1. Hoàn cảnh sốngvà chiến đấu:

- Ba cô gái ở trong một cái hang dưới chân cao điểm, giữamột vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, nơi tập trung nhiều nhất bomđạn, sự nguy hiểm và ác liệt, từng ngày từng giờ phải đối mặt với bom rơi, đạnnổ. Có biết bao thương tích vì bom đạn giặc: “Đường bị đánh lở loét, màu đấtđỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bịtước khô cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc. Những tảng đá to. Một vài cáithùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất”. Đó là hiện thực đầymùi chiến tranh, không có màu xanh của sự sống, chỉ thấy thần chết luôn rìnhrập.

- Công việc của các cô đặc biệt nguy hiểm. Họ phải chạy trêncao điểm giữa ban ngày, phơi mình ra giữa vùng trọng điểm đánh phá của máy bayđịch để đo và ước tính khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếucần thì phá bom. Nhiệm vụ của họ thật quan trọng nhưng cũng đầy gian khổ, hisinh, phải mạo hiểm với cái chết, luôn căng thẳng thần kinh, đòi hỏi sự dũngcảm và bình tĩnh hết sức.

2. Vẻ đẹp tâm hồncủa ba cô gái thanh niên xung phong và cũng là của tuổi trẻ Việt Nam trong cuộckháng chiến chống Mĩ:

a.Nét chung:

- Họ là những cô gáicòn rất trẻ, tuổi đời mười tám đôi mươi. Nghe theo tiếng gọi thiêng liêngcủa Tổ quốc, họ rời xa gia đình, xa mái trường, tình nguyện vào cái nơi mà sựmất còn chỉ diễn ra trong gang tấc. Họ hi sinh tuổi thanh xuân và không tiếcmáu xương, thực hiện lí tưởng cao đẹp: “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòngphơi phới dậy tương lại”.

- Qua thực tế chiến đấu, cả ba cô gái đều có tinh thần trách nhiệm cao với công việc,lòng dũng cảm, gan dạ không sợ gian khổ hi sinh:

+ Mặc dù còn rất trẻ, luôn phải đối mặt với bom rơi, đạn nổ,họ có thể hi sinh bất cứ lúc nào, nhưng để con đường được thông suốt nên các côluôn sẵn sàng trong việc ra trận. Có lệnh là lên đường bất kể trong tình huốngnào. Họ làm việc một cách tự nguyện, luôn nhận khó khăn, nguy hiểm về mình:“Tôi một quả bom trên đồi. Nho hai quả dưới lòng đường. Chị Thao một quả dướicái chân hầm ba – ri – e cũ”. Đối mặt với hiểm nguy, các cô cũng nghĩ đến cáichết nhưng là “một cái chết mờ nhạt không cụ thể” quan trọng là “liệu mìn cónổ, bom có nổ không?”. Như thế họ đã đặt công việc lên trên cả tính mạng củamình.

+ Họ bình tĩnh, can trường và có tinh thần dũng cảm. Nhữnglúc căng thẳng nhất, chị Thao móc cái bánh bích quy trong túi ra nhai. Họ nóiđến công việc phá bom với giọng điệu bình thản: “Quen rồi. Một ngày chúng tôiphá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần”. Khi phá bom, bước tới những quả bomchưa nổ, họ không đi khom mà cứ đường hoàng, thẳng lưng bước tới. hocvanlop9Đối mặt với cái chết, các cô không hề run sợ mà bình tĩnh moi đất, đặt dây,châm lửa, tính toán sao cho chính xác.

- Ở họ còn có tìnhđồng đội gắn bó, thân thiết: hiểu được tính tình, sở thích của nhau, quantâm chăm sóc nhau rất chu đáo. Phương Định bồn chồn, lo lắng khi chờ chị Thaovà Nho đi trinh sát trên cao điểm. Khi Nho bị thương, Phương Định và chị Thaođã lo lắng, băng bó chăm sóc Nho cẩn thận với niềm xót xa như chị em ruột thịtvà cảm thấy “đau hơn người bị thương”.

- Cuộc sống chiến đấu ở chiến trường thật gian khổ, hiểmnguy nhưng họ luôn lạc quan, yêu đời.Họ có cuộc sống nội tâm phong phú, đáng yêu, dễ xúc cảm, nhiều mơ ước. Họ thíchlàm đẹp cho cuộc sống của mình ngay cả trong hoàn cảnh chiến trường ác liệt.Nho thích thêu thùa, chị Thao chăm chép bài hát, Phương Định thích ngắm mìnhtrong gương, ngồi bó gối mộng mơ và hát… hocvanlop9 Họ hồn nhiên như những đứatrẻ trước cơn mưa đá. Và trận mưa đã trở thành nỗi nhớ - sự nối dài quá khứ hôm qua và khát vọng mai sau. Kỉ niệmsống dậy như những khoảng sáng trong tâm hồn, những cảm xúc hồn nhiên như nguồnsống, điểm tựa, giúp họ thêm vững vàng, thêm sức mạnh vượt qua những khó khăn,nguy hiểm.

-> Quả thật, đó lànhững cô gái mang trong mình những tính cách tưởng như không thể cùng tồn tại,vô cùng gan dạ, dũng cảm trong chiến đấu mà cũng hồn nhiên, vô tư trong cuộcsống sinh hoạt.

b, Nét riêng:

- Nho là một cô gái trẻ, xinh xắn, “trông nó nhẹ, mát mẻ nhưmột que kem trắng”, cô “cái cổ tròn và những cúc áo nhỏ nhắn” rất dễ thươngkhiến Phương Định “muốn bế nó trên tay”. Nho lại rất hồn nhiên – cái hồn nhiêntrẻ thơ: “vừa tắm dưới suối lên, cứ quần áo ướt, Nho ngồi, đòi ăn kẹo”; khi bịthương nằm trong hang vẫn nhổm dậy, xòe tay xin mấy viên đá mưa. Nhưng trongchiến đấu thì rất dũng cảm, hành động thật nhanh gọn: “Nho cuộn tròn cái gối,cất nhanh vào túi”, “quay lưng lại chúng tôi, chụp cái mũ sắt lên đầu…” Vàtrong một lần phá bom, cô đã bị sập hầm, đất phủ kín lên người. Mặc dù bịthương rất đau nhưng cô không rên la, không muốn cho đồng đội phải lo lắng.

- Chị Thao, tổ trưởng, ít nhiều có từng trải hơn, mơ ước vàdự tính về tương lai có vẻ thiết thực hơn, nhưng cũng không thiếu nhưng khátkhao và rung động của tuổi trẻ. “Áo lót của chị cái nào cũng thêu chỉ màu” hocvanlop9 .Chịlại hay tỉa đôi lông mày của mình, tỉa nhỏ như cái tăm. Nhưng trong công việc,ai cũng gờm chị về tính cương quyết, táo bạo. Đặc biệt là sự “bình tĩnh đếnphát bực” : máy bay địch đến nhưng chị vẫn “móc bánh quy trong túi, thongthả nhai”. Có ai ngờ con người dày dạntrước sự sống và cái chết như thế lại sợ máu, sợ vắt: “thấy máu, thấy vắt làchị nhắm mắt lại, mặt tái mét”.Và không ai có thể quên được chị hát : nhạcsai bét, giọng thì chua, chị chăm chépbài hát dù chẳng thuộc nhạc, giọng lại chua, chị không hát trôi chảy được bàinào nhưng chị lại có ba quyển sổ dày chép bài hát và rỗi là chị ngồi chép bàihát.

- Phương Định cũng trẻ trung như Nho,là một cô học sinhthành phố, nhạy cảm và hồn nhiên, thích mơ mộng và hay sống với những kỉ niệmcủa tuổi thiếu nữ vô tư về gia đình và về thành phố của mình. Ở đoạn cuốitruyện, sau khi trận mưa đá tạnh, là cả một dòng thác kỉ niệm về gia đình, vềthành phố trào lên và xoáy mạnh như sóng trong tâm trí cô gái. Có thể nói đâylà những nét riêng của các cô gái trẻ Hà Nội vào chiến trường tham gia đánhgiặc, tuy gian khổ nhưng vẫn giữ được cái phong cách riêng của người Hà Nội,rất trữ tình và đáng yêu.

=> Mỗi người cómột cá tính riêng nhưng ở họ đều ngời sáng vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng Việt Nam, của tuổi trẻ Việt Nam. Viết về bacô thanh niên xung phong, Lê Minh Khuê đã không tô vẽ, không mĩ lệ mà miêu tảhết sức cụ thể, chân thực bằng cách cá thể hóa nhân vật với những hình ảnh rấtđời thường. Họ đã từ cuộc đời bước vào trang sách, trở thành những anh hùng –những ngôi sao trên bầu trời Trường Sơn.

3. Nhân vật PhươngĐịnh:

a. Phương Định làcô gái có tâm hồn trong sáng:

* Nhạy cảm, mơmộng:

- Là cô gái trẻ người Hà Nội, từng có một thời học sinh hồnnhiên vô tư.

- Hay nhớ về kỷ niệm (kỷ niệm luôn sống lại trong cô ngaygiữa chiến trường ác liệt; chỉ một cơn mưa đá vụt qua là kỷ niệm lại thức dậytrong cô...) ®Nó vừa là khao khát, vừa là liều thuốc tinh thần động viên cô nơi tuyến lửa.

- Nhạy cảm, thường quan tâm đến hình thức (tự đánh giá mìnhlà một cô gái khá...); biết mình được nhiều người để ý, thấy tự hào nhưng khôngvồn vã mà tỏ ra kín đáo, tưởng như kiêu kì.

- Hay mơ mộng, tìm thấy sự thú vị trong cuộc sống, trong cảcông việc đầy nguy hiểm “Việc nào cũng có cái thú vị của nó. Có ở đâu như thếnày hay không...” ®Nó như thách thức thần kinh con người để rồi lúc vượt qua nó, chiến thắng nó,cô cảm thấy thú vị.

* Hồn nhiên, yêuđời:

- Thích hát, thuộc rất nhiều bài hát (từ bài hành khúc bộđội đến...), thậm chí bịa ra lời mà hát.

- Dưới cơn mưa đá, cô “vui thích cuống cuồng”, say sưa tậnhưởng cơn mưa hồn nhiên như chưa hề nghe thấy tiếng bom rơi đạn nổ.

b. Phương Định làngười có phẩm chất anh hùng:

- Có tinh thần trách nhiệm với công việc.

- Dũng cảm, gan dạ.

- Bình tĩnh, tự tin và rất tự trọng.

- Khi thực hiện nhiệm vụ phá bom, ban đầu cô cũng thấy căngthẳng, hồi hộp, nhưng cảm thấy có ánh mắt của các chiến sĩ đang dõi theo độngviên, khích lệ, lòng tự trọng trong cô đã thắng cả bom đạn ® Côkhông đi khom mà đàng hoàng bước tới; bình tĩnh, tự tin thực hiện từng thao tácphá bom, chạy đua với thời gian để vượt qua cái chết.

- Thương yêu những người đồng đội của mình:

+ Chăm sóc Nho chu đáo.

+ Hiểu rõ tâm trạng lo lắng của Thao khi Nho bị thương, mặcdù Thao đã cố che dấu bằng việc bảo cô hát.

+ Với đại đội trưởng, chỉ tiếp xúc qua điện thoại nhưng biếtrõ từ cách ăn nói đến đặc điểm riêng.

+ Quý trọng và cảm phục tất cả những chiến sĩ mà cô đã gặptrên tuyến đường Trường Sơn. hocvanlop9

- Qua dòng suy tư củaPhương Định, người đọc không chỉ thấy sự toả sáng của phẩm chất anh hùng mà cònhình dung được thế giới nội tâm phong phú ở cô.

- Sự khốc liệt củachiến tranh đã tôi luyện tâm hồn vốn nhạy cảm yếu đuối thành bản lĩnh kiêncường của người anh hùng cách mạng.

- Nét điệu đà, hồnnhiên, duyên dáng của một cô gái càng tôn thêm vẻ đáng yêu của cô Thanh niênxung phong gan dạ, dũng cảm.

- Phương Định (cũngnhư Nho và Thao) là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ cứu nước.


=> Qua nhân vậtPhương Định và các cô thanh niên xung phong, Lê Minh Khuê đã có cái nhìn thậtđẹp, thật lãng mạn về cuộc sống chiến tranh, về con người trong chiến tranh.Chiến tranh là đau thương mất mát song chiến tranh không thể hủy diệt được vẻđẹp tâm hồn rất tươi xanh của tuổi trẻ, của con người. Chính từ những nơi gianlao, quyết liệt ta lại thấy ngời sáng vẻ đẹp của tuổi trẻ, của chủ nghĩa anhhùng Cách mạng Việt Nam.

=> Ba cô thanhniên xung phong trong những trang văn xuôi trữ tình êm mượt của Lê Minh Khuêgieo vào lòng người đọc ấn tượng khó quên về vẻ đẹp lung linh tỏa sáng củanhững ngôi sao xa xôi. Hình ảnh họ khiến ta nhớ đến ý thơ của Lâm Thị Mĩ Dạtrong “Khoảng trời hố bom”:

Đêm đêm tâm hồn em tỏa sáng

Những vì sao ngời chói lung linh.

III. Tổng kết:

1. Nội dung:

Truyện "Nhữngngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng,mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưngrất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đườngTrường Sơn. Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trongthời kì kháng chiến chống Mĩ.

2.Nghệ thuật:

- Lựa chọn ngôi kể phù hợp, cách kể chuyện tự nhiên.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật, nhất là miêu tả tâm lí.

- Ngôn ngữ giản dị, vừa mang tính khẩu ngữ vừa đậm chất trữtình.

- Câu văn ngắn, nhịp điệu dồn dập, gợi không khí chiếntrường.

Sau đây là bài tập tự luyện xoay quanh chủ điểm "Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê"

Câu 1 : Giải thích nhan đề : Những ngôi sao xa xôi.
Câu 2 : Tóm tắt nội dung cốt truyện và nêu ý nghĩa của truyện ?
Câu 3 : Truyện được trần thuật từ nhân vật nào ? Việc chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung truyện ?
Câu 4 : Tìm hiểu những nét chung và những nét riêng của ba nhân vật cô gái thanh niên xung phong trong truyện.
Câu 5 : Viết đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật Phương Định. (khoảng 12 -> 15 câu)
Câu 6: Viết đoạn văn theo lối diễn dịch nêu suy nghĩ của bản thân về tinh thần chiến đấu và trách nhiệm của những thanh niên xung phong. Qua đó, nhìn nhận thái độ, trách nhiệm sống của thanh thiếu niên ngày nay.
Câu 7: Viết một đoạn văn quy nạp (12 câu): " Những ngôi sao xa xôi" đã khắc hoạ vẻ đẹp tâm hồn của thanh niên Hà Nội qua hình ảnh Phương Định dũng cảm gan dạ mà cũng thật trong trẻo, mộng mơ.
Câu 8: Trong truyện "Những ngôi sao xa xôi" có đoạn: "Không hiểu vì sao mình gắt nữa…. đang bắn".
Những câu văn trên đã thể hiện hiện thực như thế nào? Nhận xét về hiệu quả diễn đạt của những câu văn ấy?
Ngoài ra, các em vẫn có thể post những câu hỏi từ văn bản đọc hiểu ra cho chị nhé! Chị sẽ cố gắng giải quyết tất cả trong vòng 48h.
Cùng phấn đấu hết mình cho kì thi tuyển sinh lên 10 nào mấy đứa :D
@Autumn Maple @Ng.Klinh @Anh Hi @minnyvtpt02@gmail.com @thuyhuongyc @kingsman(lht 2k2) @Tuấn Nguyễn Nguyễn @yennhi22902 @Phương Trang @Nhihuyet0213 @Trai Họ Nguyễn @roates
 

Anh Hi

Giải nhì cuộc thi Văn học trong tôi
Thành viên
28 Tháng hai 2017
61
106
181
TP Hồ Chí Minh
THPT
Câu 1 : Giải thích nhan đề : Những ngôi sao xa xôi.
Nhan đề Những ngôi sao xa xôi mang ý nghĩa ẩn dụ. Hình ảnh "Những ngôi sao" làm liên tưởng đến tâm hồn trong sáng, tinh thần dũng cảm và lãng mạn của những cô gái thanh niên xung phong trẻ tuổi trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Đồng thời, đây cũng là hình ảnh xuất hiện trong cảm xúc hồn nhiên mơ mộng của Phương Định. Đó là những ngôi sao trên bầu trời thành phố xa kia, hay ngọn điện trên quảng trường lung linh gợi cho Định về những ngôi sao trong xứ sở thần tiên của những câu chuyện cổ tích.

Câu 2 : Tóm tắt nội dung cốt truyện và nêu ý nghĩa của truyện ?
Tóm tắt chị đã viết ở trên rồi nên em nêu ý nghĩa của truyện luôn ạ:
Truyện "Những ngôi sao xa xôi" làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tình thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu vô cùng gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
( trích từ ghi nhớ SGK )

Câu 3 : Truyện được trần thuật từ nhân vật nào ? Việc chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung truyện ?
Truyện được trần thuật từ nhân vật Phương Định.
Tác dụng:
- Tạo một điểm nhìn phù hợp dễ dàng tái hiện hiện thực khốc liệt của chiến tranh.
- Khắc họa thế giới tâm hồn, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật một cách chân thực giàu sức thuyết phục.
- Làm hiện lên vẻ đẹp của con người trong chiến tranh.

Câu 4 : Tìm hiểu những nét chung và những nét riêng của ba nhân vật cô gái thanh niên xung phong trong truyện.
Em tóm tắt ý lại nhé.
Nét riêng:
- Nho: là một cô gái trẻ nhất tổ trinh sát, xinh xắn và dễ thương. Lại rất hồn nhiên - cái hồn nhiên của trẻ thơ nhưng trong chiến đấu rất dũng cảm, hành động nhanh gọn. Dù bị thương, cô cũng không rên la vì không muốn cho đồng đội lo lắng "Không chết đâu... nhiều người lo lắng".

- Phương Định: cũng trẻ trung như Nho, một học sinh thành phố hay mơ mộng, hay sống với những kỉ niệm tuổi thiếu nữ về gia đình và thành phố của mình. Có lòng tự trọng cao, luôn thẳng lưng trước bom đạn. Cô còn có một nét rất riêng có ở các cô gái Hà Nội, tuy gian khổ nhưng vẫn rất trữ tình và đáng yêu.

- Chị Thao: lớn tuổi nhất nên chị có những dự định về tương lai thiết thực hơn. Rất nữ tính và ý thức làm đẹp, rất thích chép nhạc. Đồng thời, cô sợ máu và vắt nhưng luôn chiến đấu dũng cảm, kiên cường. Là chị cả nên cô cố gắng vượt lên để mạnh mẽ, làm chỗ dựa cho hai đồng đội nhỏ hơn.

Nét chung: Định, Nho và Thao đều mang trong mình tính cách vô cùng gan dạ, dũng cảm trong chiến đấu, đặt công việc trên cả tính mạng của mình. Họ còn là những người luôn chở che đồng đội và cũng hồn nhiên vô tư trong cuộc sống ngày thường.

Câu 5-8 em sẽ cố nghĩ, nếu không nhờ chị ạ. Thật sự thì em viết không được hay lắm -.-
Đọc bài soạn xong làm em ngộ ra nhiều điều quá. Mong chị đưa phần đọc-hiểu tiếp theo là "Mùa xuân nho nhỏ". Trong lớp em không học kĩ về phần này.
Em cảm ơn chị nhiều ^.^
 
  • Like
Reactions: baochau1112

kingsman(lht 2k2)

Mùa hè Hóa học|Ngày hè tuyệt diệu
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
Kì thi tuyển sinh vào 10 đang đến rất gần. Nhưng bên cạnh các bạn học sinh vẫn còn rất mơ hồ về kiến thức văn học. Do đó, chị lập topic này để giúp các em củng cố những kiến thức nền tảng nhất để làm đc bài tập đọc hiểu.
Mọi ý kiến cho định hướng những câu hỏi trong topic này, các e góp ý tại topic:
Nào, chúng ta hãy khởi động bằng những kiến thức căn bản nhất từ bài đọc hiểu nhé ^^
Đề 1: Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê

I.Tìm hiểu chung:

1.Tác giả:


- Lê Minh Khuê sinh năm 1949, quê ở huyện Tĩnh Gia, tỉnhThanh Hóa.

- Trong kháng chiến chống Mĩ, gia nhập thanh niên xung phongvà bắt đầu viết văn vào đầu những năm 70.

- Lê Minh Khuê là cây bút nữ chuyên về truyện ngắn.

- Trong những năm chiến tranh, truyện của Lê Minh Khuê viếtvề cuộc sống chiến đầu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn.

- Sau năm 1975, tác phẩm của nhà văn bám sát những chuyểnbiến của đời sống xã hội và con người trên tinh thần đổi mới.

2.Tác phẩm:

a. Hoàn cảnh sángtác:

- Truyện "Nhữngngôi sao xa xôi" ở trong số những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê,viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra các liệt.Văn bản đưa vào sách giáo khoa có lược bớt một số đoạn.

- Truyện ngắn được đưa vào tuyển tập “Nghệ thuật truyện ngắn thế giới” xuất bản ở Mĩ.

b. Tóm tắt vănbản:

"Những ngôi saoxa xôi" kể về cuộc sống chiến đấu của ba cô thanh niên xung phong – tổtrinh sát mặt đường – Phương Định, Nho và chị Thao. Họ sống trong một cái hang,trên cao điểm tại một vùng trọng điểm ở tuyến đường Trường Sơn những năm chốngMỹ. Công việc của họ là quan sát máy bay địch ném bom, đo khối lượng đất đá đểsan lấp hố bom do địch gây ra, đánh dấu những quả bom chưa nổ và phá bom. Côngviệc nguy hiểm, luôn phải đối mặt với cái chết, nhưng cuộc sống của họ vẫnkhông mất đi niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thảnh thơi, thơmộng. Họ rất gắn bó, yêu thương nhau dù mỗi người một cá tính. Trong một lầnphá bom, Nho bị thương, hai người đồng đội hết lòng lo lắng và chăm sóc choNho. Một cơn mưa đá vụt đến và vụt đi đã gợi trong lòng Phương Định bao hoàiniệm, khát khao.

c. Đề tài:

Ca ngợi cuộc sống, chiến đấu của thanh niên xung phong trêntuyến đường Trường Sơn.

d. Ngôi kể:

- Truyện kể theo ngôi thứ nhất.

- Tác dụng:

+ Tạo một điểm nhìn phù hợp dễ dàng tái hiện hiện thực khốcliệt của chiến tranh.

+ Khắc họa thế giới tâm hồn, cảm xúc và suy nghĩ của nhânvật một cách chân thực giàu sức thuyết phục.

+ Làm hiện lên vẻ đẹp của con người trong chiến tranh.

II.Đọc – hiểu vănbản:

1. Hoàn cảnh sốngvà chiến đấu:

- Ba cô gái ở trong một cái hang dưới chân cao điểm, giữamột vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, nơi tập trung nhiều nhất bomđạn, sự nguy hiểm và ác liệt, từng ngày từng giờ phải đối mặt với bom rơi, đạnnổ. Có biết bao thương tích vì bom đạn giặc: “Đường bị đánh lở loét, màu đấtđỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bịtước khô cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc. Những tảng đá to. Một vài cáithùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất”. Đó là hiện thực đầymùi chiến tranh, không có màu xanh của sự sống, chỉ thấy thần chết luôn rìnhrập.

- Công việc của các cô đặc biệt nguy hiểm. Họ phải chạy trêncao điểm giữa ban ngày, phơi mình ra giữa vùng trọng điểm đánh phá của máy bayđịch để đo và ước tính khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếucần thì phá bom. Nhiệm vụ của họ thật quan trọng nhưng cũng đầy gian khổ, hisinh, phải mạo hiểm với cái chết, luôn căng thẳng thần kinh, đòi hỏi sự dũngcảm và bình tĩnh hết sức.

2. Vẻ đẹp tâm hồncủa ba cô gái thanh niên xung phong và cũng là của tuổi trẻ Việt Nam trong cuộckháng chiến chống Mĩ:

a.Nét chung:

- Họ là những cô gáicòn rất trẻ, tuổi đời mười tám đôi mươi. Nghe theo tiếng gọi thiêng liêngcủa Tổ quốc, họ rời xa gia đình, xa mái trường, tình nguyện vào cái nơi mà sựmất còn chỉ diễn ra trong gang tấc. Họ hi sinh tuổi thanh xuân và không tiếcmáu xương, thực hiện lí tưởng cao đẹp: “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòngphơi phới dậy tương lại”.

- Qua thực tế chiến đấu, cả ba cô gái đều có tinh thần trách nhiệm cao với công việc,lòng dũng cảm, gan dạ không sợ gian khổ hi sinh:

+ Mặc dù còn rất trẻ, luôn phải đối mặt với bom rơi, đạn nổ,họ có thể hi sinh bất cứ lúc nào, nhưng để con đường được thông suốt nên các côluôn sẵn sàng trong việc ra trận. Có lệnh là lên đường bất kể trong tình huốngnào. Họ làm việc một cách tự nguyện, luôn nhận khó khăn, nguy hiểm về mình:“Tôi một quả bom trên đồi. Nho hai quả dưới lòng đường. Chị Thao một quả dướicái chân hầm ba – ri – e cũ”. Đối mặt với hiểm nguy, các cô cũng nghĩ đến cáichết nhưng là “một cái chết mờ nhạt không cụ thể” quan trọng là “liệu mìn cónổ, bom có nổ không?”. Như thế họ đã đặt công việc lên trên cả tính mạng củamình.

+ Họ bình tĩnh, can trường và có tinh thần dũng cảm. Nhữnglúc căng thẳng nhất, chị Thao móc cái bánh bích quy trong túi ra nhai. Họ nóiđến công việc phá bom với giọng điệu bình thản: “Quen rồi. Một ngày chúng tôiphá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần”. Khi phá bom, bước tới những quả bomchưa nổ, họ không đi khom mà cứ đường hoàng, thẳng lưng bước tới. hocvanlop9Đối mặt với cái chết, các cô không hề run sợ mà bình tĩnh moi đất, đặt dây,châm lửa, tính toán sao cho chính xác.

- Ở họ còn có tìnhđồng đội gắn bó, thân thiết: hiểu được tính tình, sở thích của nhau, quantâm chăm sóc nhau rất chu đáo. Phương Định bồn chồn, lo lắng khi chờ chị Thaovà Nho đi trinh sát trên cao điểm. Khi Nho bị thương, Phương Định và chị Thaođã lo lắng, băng bó chăm sóc Nho cẩn thận với niềm xót xa như chị em ruột thịtvà cảm thấy “đau hơn người bị thương”.

- Cuộc sống chiến đấu ở chiến trường thật gian khổ, hiểmnguy nhưng họ luôn lạc quan, yêu đời.Họ có cuộc sống nội tâm phong phú, đáng yêu, dễ xúc cảm, nhiều mơ ước. Họ thíchlàm đẹp cho cuộc sống của mình ngay cả trong hoàn cảnh chiến trường ác liệt.Nho thích thêu thùa, chị Thao chăm chép bài hát, Phương Định thích ngắm mìnhtrong gương, ngồi bó gối mộng mơ và hát… hocvanlop9 Họ hồn nhiên như những đứatrẻ trước cơn mưa đá. Và trận mưa đã trở thành nỗi nhớ - sự nối dài quá khứ hôm qua và khát vọng mai sau. Kỉ niệmsống dậy như những khoảng sáng trong tâm hồn, những cảm xúc hồn nhiên như nguồnsống, điểm tựa, giúp họ thêm vững vàng, thêm sức mạnh vượt qua những khó khăn,nguy hiểm.

-> Quả thật, đó lànhững cô gái mang trong mình những tính cách tưởng như không thể cùng tồn tại,vô cùng gan dạ, dũng cảm trong chiến đấu mà cũng hồn nhiên, vô tư trong cuộcsống sinh hoạt.

b, Nét riêng:

- Nho là một cô gái trẻ, xinh xắn, “trông nó nhẹ, mát mẻ nhưmột que kem trắng”, cô “cái cổ tròn và những cúc áo nhỏ nhắn” rất dễ thươngkhiến Phương Định “muốn bế nó trên tay”. Nho lại rất hồn nhiên – cái hồn nhiêntrẻ thơ: “vừa tắm dưới suối lên, cứ quần áo ướt, Nho ngồi, đòi ăn kẹo”; khi bịthương nằm trong hang vẫn nhổm dậy, xòe tay xin mấy viên đá mưa. Nhưng trongchiến đấu thì rất dũng cảm, hành động thật nhanh gọn: “Nho cuộn tròn cái gối,cất nhanh vào túi”, “quay lưng lại chúng tôi, chụp cái mũ sắt lên đầu…” Vàtrong một lần phá bom, cô đã bị sập hầm, đất phủ kín lên người. Mặc dù bịthương rất đau nhưng cô không rên la, không muốn cho đồng đội phải lo lắng.

- Chị Thao, tổ trưởng, ít nhiều có từng trải hơn, mơ ước vàdự tính về tương lai có vẻ thiết thực hơn, nhưng cũng không thiếu nhưng khátkhao và rung động của tuổi trẻ. “Áo lót của chị cái nào cũng thêu chỉ màu” hocvanlop9 .Chịlại hay tỉa đôi lông mày của mình, tỉa nhỏ như cái tăm. Nhưng trong công việc,ai cũng gờm chị về tính cương quyết, táo bạo. Đặc biệt là sự “bình tĩnh đếnphát bực” : máy bay địch đến nhưng chị vẫn “móc bánh quy trong túi, thongthả nhai”. Có ai ngờ con người dày dạntrước sự sống và cái chết như thế lại sợ máu, sợ vắt: “thấy máu, thấy vắt làchị nhắm mắt lại, mặt tái mét”.Và không ai có thể quên được chị hát : nhạcsai bét, giọng thì chua, chị chăm chépbài hát dù chẳng thuộc nhạc, giọng lại chua, chị không hát trôi chảy được bàinào nhưng chị lại có ba quyển sổ dày chép bài hát và rỗi là chị ngồi chép bàihát.

- Phương Định cũng trẻ trung như Nho,là một cô học sinhthành phố, nhạy cảm và hồn nhiên, thích mơ mộng và hay sống với những kỉ niệmcủa tuổi thiếu nữ vô tư về gia đình và về thành phố của mình. Ở đoạn cuốitruyện, sau khi trận mưa đá tạnh, là cả một dòng thác kỉ niệm về gia đình, vềthành phố trào lên và xoáy mạnh như sóng trong tâm trí cô gái. Có thể nói đâylà những nét riêng của các cô gái trẻ Hà Nội vào chiến trường tham gia đánhgiặc, tuy gian khổ nhưng vẫn giữ được cái phong cách riêng của người Hà Nội,rất trữ tình và đáng yêu.

=> Mỗi người cómột cá tính riêng nhưng ở họ đều ngời sáng vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng Việt Nam, của tuổi trẻ Việt Nam. Viết về bacô thanh niên xung phong, Lê Minh Khuê đã không tô vẽ, không mĩ lệ mà miêu tảhết sức cụ thể, chân thực bằng cách cá thể hóa nhân vật với những hình ảnh rấtđời thường. Họ đã từ cuộc đời bước vào trang sách, trở thành những anh hùng –những ngôi sao trên bầu trời Trường Sơn.

3. Nhân vật PhươngĐịnh:

a. Phương Định làcô gái có tâm hồn trong sáng:

* Nhạy cảm, mơmộng:

- Là cô gái trẻ người Hà Nội, từng có một thời học sinh hồnnhiên vô tư.

- Hay nhớ về kỷ niệm (kỷ niệm luôn sống lại trong cô ngaygiữa chiến trường ác liệt; chỉ một cơn mưa đá vụt qua là kỷ niệm lại thức dậytrong cô...) ®Nó vừa là khao khát, vừa là liều thuốc tinh thần động viên cô nơi tuyến lửa.

- Nhạy cảm, thường quan tâm đến hình thức (tự đánh giá mìnhlà một cô gái khá...); biết mình được nhiều người để ý, thấy tự hào nhưng khôngvồn vã mà tỏ ra kín đáo, tưởng như kiêu kì.

- Hay mơ mộng, tìm thấy sự thú vị trong cuộc sống, trong cảcông việc đầy nguy hiểm “Việc nào cũng có cái thú vị của nó. Có ở đâu như thếnày hay không...” ®Nó như thách thức thần kinh con người để rồi lúc vượt qua nó, chiến thắng nó,cô cảm thấy thú vị.

* Hồn nhiên, yêuđời:

- Thích hát, thuộc rất nhiều bài hát (từ bài hành khúc bộđội đến...), thậm chí bịa ra lời mà hát.

- Dưới cơn mưa đá, cô “vui thích cuống cuồng”, say sưa tậnhưởng cơn mưa hồn nhiên như chưa hề nghe thấy tiếng bom rơi đạn nổ.

b. Phương Định làngười có phẩm chất anh hùng:

- Có tinh thần trách nhiệm với công việc.

- Dũng cảm, gan dạ.

- Bình tĩnh, tự tin và rất tự trọng.

- Khi thực hiện nhiệm vụ phá bom, ban đầu cô cũng thấy căngthẳng, hồi hộp, nhưng cảm thấy có ánh mắt của các chiến sĩ đang dõi theo độngviên, khích lệ, lòng tự trọng trong cô đã thắng cả bom đạn ® Côkhông đi khom mà đàng hoàng bước tới; bình tĩnh, tự tin thực hiện từng thao tácphá bom, chạy đua với thời gian để vượt qua cái chết.

- Thương yêu những người đồng đội của mình:

+ Chăm sóc Nho chu đáo.

+ Hiểu rõ tâm trạng lo lắng của Thao khi Nho bị thương, mặcdù Thao đã cố che dấu bằng việc bảo cô hát.

+ Với đại đội trưởng, chỉ tiếp xúc qua điện thoại nhưng biếtrõ từ cách ăn nói đến đặc điểm riêng.

+ Quý trọng và cảm phục tất cả những chiến sĩ mà cô đã gặptrên tuyến đường Trường Sơn. hocvanlop9

- Qua dòng suy tư củaPhương Định, người đọc không chỉ thấy sự toả sáng của phẩm chất anh hùng mà cònhình dung được thế giới nội tâm phong phú ở cô.

- Sự khốc liệt củachiến tranh đã tôi luyện tâm hồn vốn nhạy cảm yếu đuối thành bản lĩnh kiêncường của người anh hùng cách mạng.

- Nét điệu đà, hồnnhiên, duyên dáng của một cô gái càng tôn thêm vẻ đáng yêu của cô Thanh niênxung phong gan dạ, dũng cảm.

- Phương Định (cũngnhư Nho và Thao) là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ cứu nước.


=> Qua nhân vậtPhương Định và các cô thanh niên xung phong, Lê Minh Khuê đã có cái nhìn thậtđẹp, thật lãng mạn về cuộc sống chiến tranh, về con người trong chiến tranh.Chiến tranh là đau thương mất mát song chiến tranh không thể hủy diệt được vẻđẹp tâm hồn rất tươi xanh của tuổi trẻ, của con người. Chính từ những nơi gianlao, quyết liệt ta lại thấy ngời sáng vẻ đẹp của tuổi trẻ, của chủ nghĩa anhhùng Cách mạng Việt Nam.

=> Ba cô thanhniên xung phong trong những trang văn xuôi trữ tình êm mượt của Lê Minh Khuêgieo vào lòng người đọc ấn tượng khó quên về vẻ đẹp lung linh tỏa sáng củanhững ngôi sao xa xôi. Hình ảnh họ khiến ta nhớ đến ý thơ của Lâm Thị Mĩ Dạtrong “Khoảng trời hố bom”:

Đêm đêm tâm hồn em tỏa sáng

Những vì sao ngời chói lung linh.

III. Tổng kết:

1. Nội dung:

Truyện "Nhữngngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng,mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưngrất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đườngTrường Sơn. Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trongthời kì kháng chiến chống Mĩ.

2.Nghệ thuật:

- Lựa chọn ngôi kể phù hợp, cách kể chuyện tự nhiên.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật, nhất là miêu tả tâm lí.

- Ngôn ngữ giản dị, vừa mang tính khẩu ngữ vừa đậm chất trữtình.

- Câu văn ngắn, nhịp điệu dồn dập, gợi không khí chiếntrường.

Sau đây là bài tập tự luyện xoay quanh chủ điểm "Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê"

Câu 1 : Giải thích nhan đề : Những ngôi sao xa xôi.
Câu 2 : Tóm tắt nội dung cốt truyện và nêu ý nghĩa của truyện ?
Câu 3 : Truyện được trần thuật từ nhân vật nào ? Việc chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung truyện ?
Câu 4 : Tìm hiểu những nét chung và những nét riêng của ba nhân vật cô gái thanh niên xung phong trong truyện.
Câu 5 : Viết đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật Phương Định. (khoảng 12 -> 15 câu)
Câu 6: Viết đoạn văn theo lối diễn dịch nêu suy nghĩ của bản thân về tinh thần chiến đấu và trách nhiệm của những thanh niên xung phong. Qua đó, nhìn nhận thái độ, trách nhiệm sống của thanh thiếu niên ngày nay.
Câu 7: Viết một đoạn văn quy nạp (12 câu): " Những ngôi sao xa xôi" đã khắc hoạ vẻ đẹp tâm hồn của thanh niên Hà Nội qua hình ảnh Phương Định dũng cảm gan dạ mà cũng thật trong trẻo, mộng mơ.
Câu 8: Trong truyện "Những ngôi sao xa xôi" có đoạn: "Không hiểu vì sao mình gắt nữa…. đang bắn".
Những câu văn trên đã thể hiện hiện thực như thế nào? Nhận xét về hiệu quả diễn đạt của những câu văn ấy?
Ngoài ra, các em vẫn có thể post những câu hỏi từ văn bản đọc hiểu ra cho chị nhé! Chị sẽ cố gắng giải quyết tất cả trong vòng 48h.
Cùng phấn đấu hết mình cho kì thi tuyển sinh lên 10 nào mấy đứa :D
@Autumn Maple @Ng.Klinh @Anh Hi @minnyvtpt02@gmail.com @thuyhuongyc @kingsman(lht 2k2) @Tuấn Nguyễn Nguyễn @yennhi22902 @Phương Trang @Nhihuyet0213 @Trai Họ Nguyễn @roates
nếu sắp một chút thì được chị ơi em đính một tiết câu này 3 điểm .....em ko biết gì về nét riêng bí nên viết tràng lang đại hải ....mốt phát bài chắt ít diểm
 
  • Like
Reactions: baochau1112

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,985
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Nhan đề Những ngôi sao xa xôi mang ý nghĩa ẩn dụ. Hình ảnh "Những ngôi sao" làm liên tưởng đến tâm hồn trong sáng, tinh thần dũng cảm và lãng mạn của những cô gái thanh niên xung phong trẻ tuổi trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Đồng thời, đây cũng là hình ảnh xuất hiện trong cảm xúc hồn nhiên mơ mộng của Phương Định. Đó là những ngôi sao trên bầu trời thành phố xa kia, hay ngọn điện trên quảng trường lung linh gợi cho Định về những ngôi sao trong xứ sở thần tiên của những câu chuyện cổ tích.
Ở đây e đã giải thích đúng từ "Những ngôi sao". Nhưng e đã thiếu ý "xa xôi" nhé!
Vẻ đẹp của các cô thanh niên xung phong như ánh sáng của các vì sao nhưng ánh sáng của những ngôi sao hy vọng ấy thường nhỏ bé, không dễ nhận ra, không rực rỡ chói loà như mặt trời, và cũng không bàng bạc, thấm đẫm bao phủ như mặt trăng. Nhiều khi nhìn lên bầu trời, ta phải thật chăm chú mới phát hiện ra những ngôi sao ấy. Vâng, đó là nét đẹp thầm lặng trong tâm hồn của các cô thanh niên trẻ tuổi và chúng ta phải thật chăm chú mới nhìn thấy được, mới yêu và quý trọng những vẻ đẹp như thế.
Tóm tắt chị đã viết ở trên rồi nên em nêu ý nghĩa của truyện luôn ạ:
Truyện "Những ngôi sao xa xôi" làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tình thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu vô cùng gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
Đúng bài <3 Theo ghi nhớ thì là đúng rồi :D Đi thi nhớ đc ý nghĩa đó là ok :D
Truyện được trần thuật từ nhân vật Phương Định.
Tác dụng:
- Tạo một điểm nhìn phù hợp dễ dàng tái hiện hiện thực khốc liệt của chiến tranh.
- Khắc họa thế giới tâm hồn, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật một cách chân thực giàu sức thuyết phục.
- Làm hiện lên vẻ đẹp của con người trong chiến tranh.
E nêu đúng 3 dụng ý của tác giả rồi đó :D Nhưng lưu ý khi trình bày trong bài thi thì hãy diễn đạt bằng 1 đoạn văn nhé ^^
Em tóm tắt ý lại nhé.
Nét riêng:
- Nho: là một cô gái trẻ nhất tổ trinh sát, xinh xắn và dễ thương. Lại rất hồn nhiên - cái hồn nhiên của trẻ thơ nhưng trong chiến đấu rất dũng cảm, hành động nhanh gọn. Dù bị thương, cô cũng không rên la vì không muốn cho đồng đội lo lắng "Không chết đâu... nhiều người lo lắng".

- Phương Định: cũng trẻ trung như Nho, một học sinh thành phố hay mơ mộng, hay sống với những kỉ niệm tuổi thiếu nữ về gia đình và thành phố của mình. Có lòng tự trọng cao, luôn thẳng lưng trước bom đạn. Cô còn có một nét rất riêng có ở các cô gái Hà Nội, tuy gian khổ nhưng vẫn rất trữ tình và đáng yêu.

- Chị Thao: lớn tuổi nhất nên chị có những dự định về tương lai thiết thực hơn. Rất nữ tính và ý thức làm đẹp, rất thích chép nhạc. Đồng thời, cô sợ máu và vắt nhưng luôn chiến đấu dũng cảm, kiên cường. Là chị cả nên cô cố gắng vượt lên để mạnh mẽ, làm chỗ dựa cho hai đồng đội nhỏ hơn.

Nét chung: Định, Nho và Thao đều mang trong mình tính cách vô cùng gan dạ, dũng cảm trong chiến đấu, đặt công việc trên cả tính mạng của mình. Họ còn là những người luôn chở che đồng đội và cũng hồn nhiên vô tư trong cuộc sống ngày thường.
Bài này thì e làm chưa trọn vẹn lắm đâu ^^
Về nét chung e phải trình bày đc 3 ý nhé ^^
+ Định, Nho và chị Thao thuộc thế hệ những cô gái thanh niên xung phong thời kì kháng chiến chống Mĩ mà tuổi đời còn rất trẻ, có lí tưởng cách mạng, tự nguyện vào chiến trường tham gia một cách vô tư, hồn nhiên.
+ Họ đều có những phẩm chất chung của những chiến sĩ thanh niên xung phong ở chiến trường : tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ, lòng dũng cảm không sợ hi sinh, tình đồng đội gắn bó.
+ Cùng là ba cô gái trẻ với cuộc sống nội tâm phong phú đáng yêu : dễ cảm xúc, nhiều mơ ước, hay mơ mộng, dễ vui, dễ buồn. Họ thích làm đẹp cho cuộc sống của mình, ngay cả trong hoàn cảnh chiến trường ác liệt.
Về nét riêng thì e trả lời hoàn toàn chính xác <3
Câu 5-8 em sẽ cố nghĩ, nếu không nhờ chị ạ. Thật sự thì em viết không được hay lắm -.-
Đọc bài soạn xong làm em ngộ ra nhiều điều quá. Mong chị đưa phần đọc-hiểu tiếp theo là "Mùa xuân nho nhỏ". Trong lớp em không học kĩ về phần này.
Em cảm ơn chị nhiều ^.^
E cố gắng nghĩ thử đi, viết ý cx đc, chỉ cần xây dựng và tìm đủ ý thì e nắm trọn 70% điểm số trong nấc thang 3 điểm tiếng việt và 2 điểm đọc hiểu rồi ;)
Phần tập làm văn thì căn cứ ý chính để hình thành dàn bài chi tiết thì chẳng còn gì để diễn đạt ngoài chữ xuất sắc :D

Tối nay, chị sẽ úp bài "Mùa xuân nho nhỏ" :D Nhưng e vẫn nên hoàn thành bài "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê cho xong nha ^^
Vì bài này trọng tâm lắm á :D

P/s: Chúc e học tốt ^^
 
  • Like
Reactions: Anh Hi

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,985
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
nếu sắp một chút thì được chị ơi em đính một tiết câu này 3 điểm .....em ko biết gì về nét riêng bí nên viết tràng lang đại hải ....mốt phát bài chắt ít diểm
Hì, vậy thì hãy học ngay topic này vì biết đâu kì thi tuyển sinh vào 10, e gặp lại câu này thì sao? :D
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,985
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
@Anh Hi @Autumn Maple @yennhi22902 @Lê Thị Quỳnh Chi @hoangnga2709 @Nữ Thần Mặt Trăng
Đây là tóm tắt chi tiết về văn bản "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải nha ^^
I. Tìm hiểu chung:

1. Tác giả:

- Thanh Hải là một nhà thơ cách mạng.

- Trong hai cuộc kháng chiến kể cả những thời kì đen tốinhất, ông đã bám trụ ở quê hương ( vùng Thừa Thiên – Huế ), cất lên tiếng thơca ngợi tình yêu quê hương đất nước, ca ngợi sự hi sinh của nhân dân miền Nam và khẳngđịnh niềm tin vào chiến thắng của cách mạng. Có thể nói cuộc đời ông đã cốnghiến trọn vẹn cho đất nước, cho quê hương.

- “Thơ ông chân chất,bình dị, đôn hậu và chân thành…Đối với nền thơ chống Mĩ của miền Nam,Thanh Hải làmột trong những cây bút có nhiều đóng góp”.

(Trần Hữu Tá)

2. Tác phẩm:

a. Hoàn cảnh sángtác:

- Bài thơ ra đời tháng 11/1980, lúc này, đất nước đã thốngnhất, đang xây dựng cuộc sống mới với muôn ngàn khó khăn thử thách.

- Và đây cũng là một hoàn cảnh rất đặc biệt đối với nhà thơThanh Hải. Ông đang bị bệnh nặng phải điều trị ở bệnh viện trung ương thành phốHuế, và một tháng sau ông qua đời. Có hiểu cho hoàn cảnh của nhà thơ trêngiường bệnh ta mới thấy hết được tấm lòng tha thiết với cuộc sống, với quêhương đất nước của nhà thơ.

b. Bố cục: 4 đoạn:

- Khổ 1: Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên, đấttrời.

- Khổ 2,3: Cảm xúc của nhà thơ về mùa xuân đất nước.

- Khổ 4,5: Lời ước nguyện chân thành, tha thiết của nhà thơ.

- Khổ 6: Lời ngợi ca quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứHuế.

=> Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh mùa xuân: mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước và “mùaxuân nho nhỏ” của mỗi người.

c. Mạch cảm xúc:

Bài thơ bắt đầu từ những cảm xúc trực tiếp hồn nhiên, trongtrẻo trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân thiên nhiên, từ đó mở rộng cảm nghĩvề mùa xuân đất nước. Từ mùa xuân lớn của thiên nhiên đất nước mà liên tưởngtới mùa xuân của mỗi cuộc đời – một mùa xuân nho nhỏ góp vào mùa xuân lớn. Bàithơ kết thúc bằng sự trở về với những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương,đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.

=> Mạch cảm xúc phát triển theo lối “tức cảnh sinh tình”đặc trưng nổi bật của thơ ca.

II. Đọc – hiểu vănbản:

1. Cảm xúc của nhàthơ trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời.


Bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải được vẽ bằngnhững hình ảnh, màu sắc, âm thanh hài hòa, sống động, tràn đầy sức sống:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.

-Ngay hai câu mở đầu ta đã bắt gặp một cách viết khác lạ. Không viết như bìnhthường: “một bông hoa tím biếc mọc giữa dòng sông xanh” mà đảo lại “Mọc giữadòng sông xanh/Một bông hoa tím biếc”. Động từ “mọc” được đảo lên đầu câu thơlà một dụng ý nghệ thuật của tác giả => khắc sâu ấn tượng về sức sống trỗidậy và vươn lên của mùa xuân. Tưởng như bông hoa tím biếc kia đang từ từ, lồ lộmọc lên, vươn lên, xòe nở trên mặt nước xanh của dòng sông xuân.

-Không gian mùa xuân rộng mở tươi tắn với hình ảnh một dòng sông trong xanh chảyhiền hoà. Cái màu xanh ấy phản ánh được màu xanh của bầu trời, của cây cối haibên bờ, cái màu xanh quen thuộc mà ta có thể gặp ở bất kì một con sông nào ởdải đất miền Trung.

- Nổi bật trên nền xanh lơ của dòng sông là hình ảnh “mộtbông hoa tím biếc”, một hình ảnh thân thuộc của cánh lục bình hay bông súng,bông trang mà ta thường gặp ở các ao hồ sông nước của làng quê:
“ Con sông nhỏ tuổi thơ ta tắm
Vẫn còn đây nước chẳngđổi dòng
Hoa lục bình tím cả bờsông…”
( Lê Anh Xuân)
Màu tím biếc ấy không lẫn vào đâuđược với sắc màu tím Huế thân thương- vốn là nét đặc trưng của những cô gái đấtkinh kỳ với sông Hương núi Ngự.

-> Màu xanh của nước hài hoà với màu tím biếc của bônghoa tạo nên một nét chấm phá nhẹ nhàng mà sống động, đem lại một vẻ đẹp tựnhiên, hài hòa, một màu sắc đặc trưng của xứ Huế.

- Bức tranh không chỉ có “họa” mà còn có “nhạc” bởi tiếngchim chiền chiện cất lên với muôn vàn lời ca tiếng hót, reo mừng:

Ơi con chim chiềnchiện

Hót chi mà vang trời.

+ Nhà thơ gọi “ơi” nghe sao mà tha thiết thế! Lời gọi ấykhông cất lên từ tiếng nói mà cất lên từ sâu thẳm tình yêu thiên nhiên, cất lêntừ tấm lòng của nhà thơ trước mùa xuân tươi đẹp với những âm thanh rộn rã.

+ Lời gọi ấy mới đầu nhen nhóm ở một góc trái tim, nhưng conngười nhà thơ và những cảnh sắc, âm thanh kia như đã hòa vào làm một, cảm xúctừ đó mà òa ra thành lời, thật ngỡ ngàng, thật thích thú.

+ Cảm xúc của nhà thơ đã trào dâng thực sự qua câu hỏi tutừ: “Hót chi mà vang trời”. Thứ âm thanh không thể thiếu ấy làm sống dậy cảkhông gian cao rộng, khoáng đạt, làm sống dậy, vực dậy cả một tâm hồn con ngườiđang phải đối mặt với những bóng đen ú ám của bệnh tật, của cái chết rình rập.

-> Dòng sông êm trôi, bông hoa lững lờ, tiếng chim rộnrã… bức tranh mùa xuân xứ Huế bao giờ cũng đẹp, nhẹ nhàng, và mơ mộng như thế!

- Thiên nhiên, nhất là mùa xuân vốn hào phóng, sẵn sàng traotặng con người mọi vẻ đẹp nếu con người biết mở rộng tấm lòng. Thanh Hải đãthực sự đón nhận mùa xuân với tất cả sự tài hoa của ngòi bút, sự thăng hoa củatâm hồn. Nhà thơ lặng ngắm, lặng nghe bằng cả trái tim xao động, bằng trí tưởngtượng, liên tưởng độc đáo:

Từng giọt long lanhrơi

Tôi đưa tay tôi hứng.

+ Cụm từ “ giọt long lanh” gợi lên những liên tưởng phongphú và đầy thi vị. Nó có thể là giọt sương lấp lánh qua kẽ lá trong buổi sớmmùa xuân tươi đẹp, có thể là giọt nắng rọi sáng bên thềm, có thể giọt mưa xuânđang rơi…Theo mạch cảm xúc của nhà thơ thì có lẽ đây là giọt âm thanh của tiếngchim ngân vang, đọng lại thành từng giọt niềm vui, rơi xuống cõi lòng rộng mởcủa thi sĩ, thấm vào tâm hồn đang rạo rực tình xuân.

+ Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được vận dụng một cách tàihoa, tinh tế qua trí tưởng tượng của nhà thơ. Thành Hải cảm nhận vẻ đẹp của mùaxuân bằng nhiều giác quan: thị giác, thính giác và cả xúc giác.

+ Cử chỉ “Tôi đưa tay tôi hứng” thể hiện sự nâng niu, trântrọng của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời lúc với xuân với cảmxúc say sưa, xốn xang, rạo rực. Nhà thơ như muốn ôm trọn vào lòng tất cả sứcsống của mùa xuân, của cuộc đời.

=> Khổ thơ mở đầuđã mở ra một bức tranh xứ Huế thật đẹp: có hình ảnh, có màu sắc, âm thanh đượchọa lên từ những vần thơ có nhạc…

=> Bài thơ đượcviết vào tháng 11 năm 1980, khi ấy đang là mùa đông giá rét. Như vậy, hình ảnhmùa xuân được miêu tả ở đây là mùa xuân trong tâm tưởng của nhà thơ. Đối mặtvới bệnh tật, thậm chí phải đối mặt với cả cái chết, vậy mà nhà thơ vẫn hướngđến mùa xuân tươi trẻ, tràn đầy sức sống, thể hiện một tâm hồn lạc quan yêuđời, một niềm khát khao cuộc sống vô bờ.

=> Đọc những vầnthơ của ông, người đọc trân trọng hơn, yêu hơn một tâm hồn nghệ sĩ, một tìnhyêu quê hương, đất nước đến vô ngần.

2. Cảm xúc của nhàthơ về mùa xuân đất nước:

Khi xưa, trong đêm đen của kiếp sống nô lệ, nhà thơ Tố Hữu –một người con xứ Huế đã từng viết:

Tôi nện gót trên đườngphố Huế

Dửng dưng không mộtcảm tình chi

Không gian sặc sụa mùiô uế

Như nước dòng Hươngmải cuốn đi

Đó là Huế trong quá khứ nô lệ đen tối, lầm than. Thời nay,trong hiện tại, Huế đã đổi khác, đang hối hả nhịp chiến đấu, xây dựng cùng đấtnước:

Mùa xuân người cầmsúng

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao…

- Không phải ngẫu nhiên trong khổ thơ lại xuất hiện hình ảnh“người cầm súng” và “người ra đồng”. Họ là những con người cụ thể, những conngười làm nên lịch sử với hai nhiệm vụ cơ bản của đất nước ta trong suốt quátrình phát triển lâu dài: chiến đấu và sản xuất, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.

- Mùa xuân đến mang đến tiếng gọi của những cố gắng mới vàhi vọng mới, mang đến tiếng gọi của đất nước, của quê hương đang trên đà đổithay, phát triển. Những tiếng gọi lặng lẽ tới từ mùa xuân làm thức dậy conngười, làm trái tim con người như bừng lên rạng rỡ trong không khí sôi nổi củađất nước, của muôn cây cỏ đã đi theo người lính vào chiến trường, sát kề vai,đã cùng người lao động hăng say ngoài đồng ruộng.

- Mùa xuân không những chắp thêm đôi cánh sức mạnh cho conngười mà còn chuẩn bị cho con người những “lộc” non tươi mới, căng tràn nhựasống:

+ “Lộc” không chỉ là hình ảnh tả thực mà con mang ý nghĩa ẩndụ, tượng trưng.

+ “Lộc” là nhành non chồi biếc của cỏ cây trong mùa xuân.

+ Đối với người chiến sĩ, “lộc” là cành lá ngụy trang chemắt quân thù trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc đầy cam go và ác liệt.

+ Đối với người nông dân “một nắng hai sương”, “lộc” lànhững mầm xuân tươi non trải dài trên ruộng đồng bát ngát, báo hiệu một mùa bộithu.

+ Nhưng đặc biệt hơn cả, “lộc” là sức sống, là tuổi trẻ, sứcthanh xuân tươi mới đầy mơ ước, lí tưởng, đầy những hoài bão và khát vọng cốnghiến của tuổi trẻ, sôi nổi trong mỗi tâm hồn con người – tâm hồn của người línhdũng cảm, kiên cường nơi lửa đạn bom rơi – tâm hồn của người nông dân cần cù,hăng say tăng gia sản xuất. “Lộc” chính là thành quả hôm nay và niềm tin, hivọng ngày mai.

- Từ những suy nghĩ rất thực về đất nước, nhà thơ khái quát:

Tất cả như hồi hả

Tất cả như xôn xao

+ Điệp ngữ “tất cả”, các từ láy biểu cảm “hối hả”, “xônxao”, nhịp thơ nhanh => nhà thơ đã khái quát được cả một thời đại của dântộc.

+ “Hối hả” diễn tả nhịp điệu khẩn trương, tất bật của nhữngcon người Việt Nam trong giai đoạn mới, thời đại mới, trong công cuộc xây dựngxã hội chủ nghĩa.

+ Còn “xôn xao” lại bộc lộ tâm trạng náo nức rộn ràng.

-> Ý thơ khẳngđịnh một điều: không chỉ cá nhân nào vội vã mà cả đất nước đang hối hả, khẩntrương sản xuất và chiến đấu. Tất cả đều náo nức, rộn ràng trong mùa xuân tươiđẹp của thiên nhiên, của đất nước.

-> Thanh Hải đãrất lạc quan, say mê và tin yêu khi viết nên những vần thơ này.

- Xúc cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước khi bước vàomùa xuân, nhà thơ Thanh Hải đã có cái nhìn sâu sắc và tự hào về lịch sử bốnnghìn năm dân tộc:

“Đất nước bốn ngàn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước”

+ Với nghệ thuật nhân hóa, Tổ quốc như một người mẹ tần tảo,vất vả và gian lao, đã làm nổi bật sự trường tồn của đất nước. Để có được sựtrường tồn ấy, giang sơn gấm vóc này đã thấm bao máu, mồ hôi và cả nước mắt củacác thế hệ, của những tháng năm đằng đẵng lúc hưng thịnh, lúc thăng trầm. Nhưngdù trở lực có mạnh đến đâu cũng không khuất phục được dân tộc Việt Nam:

“Sốngvững chãi bốn nghìn năm sừng sững

Lưng đeogươm tay mềm mại bút hoa”. ( Huy Cận)

+ Đặc biệt, phép tu từ so sánh được nhà thơ sử dụng vô cùngđặc sắc, làm ý thơ hàm súc –“Đất nước như vì sao/Cứ đi lên phía trước”. Sao lànguồn sáng bất diệt của thiên hà, là vẻ đẹp lung linh của bầu trời đêm, là hiệnthân của sự vĩnh hằng trong vũ trụ. So sánh như thế, là tác giả đã ngợi ca đấtnước trường tồn, tráng lệ, đất nước đang hướng về một tương lai tươi sáng. Điệpngữ “đất nước” được nhắc lại hai lần thể hiện sâu sắc ý thơ: trải qua nhữnggian truân, vất vả, đất nước vẫn toả sáng đi lên không gì có thể ngăn cản được.

=> Ta cảm nhậnđược niềm tin tưởng của tác giả vào tương lai rạng ngời của dân tộc Việt Nam. Âm thanhmùa xuân đất nước vang lên từ chính cuộc sống vất vả, gian lao mà tươi thắm đếnvô ngần.

3. Lời ước nguyệnchân thành, tha thiết của nhà thơ.

- Từ những cảm xúc về mùa xuân, tác giả đã chuyển mạch thơmột cách tự nhiên sang bày tỏ những suy ngẫm và tâm niệm của mình về lẽ sống,về ý nghĩa giá trị của cuộc đời mỗi con người:

“ Ta làmcon chim hót

Ta làm một cànhhoa

Ta nhập vào hoà ca

Một nốt trầm xaoxuyến”.

+ Để bày tỏ lẽ sống của mình, ngay từ những câu thơ mở đầuđoạn, Thanh Hải đã đem đến cho người đọc cái giai điệu ngọt ngào, êm ái củanhững thanh bằng liên tiếp “ta”-“hoa”-“ca”.

+ Điệp từ “ta” được lặp đi lặp lại thể hiện một ước nguyệnchân thành, thiết tha.

+ Động từ “làm”-“nhập” ở vai trò vị ngữ biểu lộ sự hoá thânđến diệu kỳ - hoá thân để sống đẹp, sống có ích.

+ Nhà thơ đã lựa chọn những hình ảnh đẹp của thiên nhiên,của cuộc sống để bày tỏ ước nguyện: conchim, một cành hoa, một nốt trầm. Còn gì đẹp hơn khi làm một cành hoa đemsắc hương tô điểm cho mùa xuân đất mẹ!Còn gì vui hơn khi được làm con chim nhỏcất tiếng hót rộn rã làm vui cho đời!

+ Các hình ảnh bông hoa, tiếng chim đã xuất hiện trong cảmxúc của thi nhân về mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp, giờ lại được sử dụng để thểhiện lẽ sống của mình. Một ý nghĩa mới đã mở ra, đó là mong muốn được sống cóích, sống làm đẹp cho đời là lẽ thường tình.

+ Cái “tôi”của thi nhân trong phần đầu bài thơ giờ chuyểnhoá thành cái “ta”. Có cả cái riêng và chung trong cái “ta” ấy. Với cách sửdụng đại từ này, nhà thơ đã khẳng định giữa cá nhân và cộng đồng, giữa cáiriêng và cái chung.

+ Hình ảnh “nốt trầm”và lặp lại số từ “một” tác giả cho thấyước muốn tha thiết, chân thành của mình. Không ồn ào, cao giọng, nhà thơ chỉmuốn làm “một nốt trầm” nhưng phải là“một nốt trầm xao xuyến” để góp vào bảnhoà ca chung. Nghĩa là nhà thơ muốn đem phần nhỏ bé của riêng mình để góp vàocông cuộc đổi mới và đi lên của đất nước.

-> Đọc đoạn thơ,ta xúc động trước ước nguyện của nhà thơ xứ Huế và cũng là ước nguyện của nhiềungười.

- Lẽ sống của Thanh Hải còn được thể hiện trong những vầnthơ sâu lắng:

“ Một mùa xuân nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.”

+ Cách sử dụng ngôn từ của nhà thơ Thanh Hải rất chínhxác,tinh tế và gợi cảm. Làm cành hoa,làm con chim,làm nốt trầm và làm một mùaxuân nho nhỏ để lặng lẽ dâng hiến cho cuộc đời.

+ “Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sáng tạo, biểu lộ mộtcuộc đời đáng yêu, một khát vọng sống cao đẹp.Mỗi người hãy làm một mùa xuân,hãy đem tất cả những gì tốt đẹp, tinh tuý của mình, dẫu có nhỏ bé để góp vàolàm đẹp cho mùa xuân đất nước.

+ Cặp từ láy “nho nhỏ”, “lặng lẽ” cho thấy một thái độ chânthành, khiêm nhường, lấy tình thương làm chuẩn mực cho lẽ sống đẹp, sống đểcống hiến đem tài năng phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân.

-> Không khoe khoang, cao điệu mà chỉ lặng lẽ âm thầmdâng hiến.Ý thơ thể hiện một ước nguyện, một khát vọng, một mục đích sống.Biếtlặng lẽ dâng đời,biết sống vì mọi người cũng là cách sống mà nhà thơ Tố Hữu đãviết:

“Nếu là con chimchiếc lá

Thì con chim phải hót, chiếc là phải xanh,

Lẽ nào vay màkhông trả

Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”.

Nhớ khi xưa, Ức Trai tiên sinh đã từng tâm niệm:

“Bui một tấc lòng trunglẫn hiếu

Mài chăng khuyết,nhuộm chăng đen”.

Cònbây giờ, Thanh Hải – nhà thơ xứ Huế trước khi về với thế giới “người hiền” cũngđã ước nguyện: “Lặng lẽ dâng cho đời/Dù là tuổi hai mươi/Dù là khi tócbạc”.Lời ước nguyện thật thuỷ chung, son sắt. Sử dụng điệp ngữ “dù là” nhắc lạihai lần như tiếng lòng tự dặn mình đinh ninh: dẫu có ở giai đoạn nào của cuộcđời, tuổi hai mươi tràn đầy sức trẻ, hay khi đã già,bệnh tật thì vẫn phải sốngcó ích cho đời, sống làm đẹp cho đất nước.

-> Đây là một vấn đề nhân sinh quannhưng đã được chuyển tải bằng những hình ảnh thơ sáng đẹp, bằng giọng thơ nhẹnhàng, thủ thỉ, thiết tha. Vì vậy, mà sức lan tỏa của nó thật lớn.

=> Như trên đã nói, bài thơ được viếtvào thời gian cuối đời,trước khi nhà thơ đi vào cõi vĩnh hằng, nhưng trong bàithơ không hề gợi chút băn khoăn về bệnh tật, về những suy nghĩ riêng tư cho bảnthân. Chỉ “lặng lẽ”mà cháy bỏng một nỗi khát khao được dâng những gì đẹpđẽ nhất của cuộc đời mình cho đất nước. Đây không phải là câu khẩu hiệu của mộtthanh niên vào đời mà là lời tâm niệm của một con người đã từng trải qua haicuộc chiến tranh, đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời và sự nghiệp của mình cho cáchmạng. Điều đó càng làm tăng thêm giá trị tư tưởng của bài thơ.

4. Lời ngợi ca quêhương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.

- Bài thơ kết thúc bằng sự trở về với những cảm xúc thiếttha, tự hào về quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.

Mùa xuân – ta xin hát

Câu Nam ai, Nam bình

Nước non ngàn dặm mình

Nước non ngàn dặm tình

Nhịp phách tiền đấtHuế.

+ Tác giả có nhắc đến những khúc dân ca xứ Huế “Nam ai”, “Nam bình”, có giai điệu buồn thươngnhưng vô cùng tha thiết.

+ Và qua những khúc “Nam ai”, “nam bình” này thì nhà thơđã bộc lộ tình yêu tha thiết của mình đối với quê hương, đất nước; thể hiệnniềm tin yêu vào cuộc đời, vào đất nước với những giá trị truyền thống vữngbền.

III. Tổng kết:

1. Nội dung:

Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng tha thiếtyêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thànhcủa nhà thơ được cống hiến cho đất nước; góp một “mùa xuân nhonhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.

2. Nghệ thuật:

- Thể thơ năm chữ, gần với các làn điệu dân ca.

- Bài thơ giàu nhạc điệu, với âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết.

- Kết hợp những hình ảnh tự nhiên, giản dị, từ thiên nhiênvới những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, khái quát.

- Cấu tứ chặt chẽ, sự phát triển tự nhiên của hình ảnh mùa xuân với các phép tu từ đặc sắc.

BÀI TẬP TỰ LUYỆN:
Câu 1: Chép chính xác đoạn thơ thứ 3 trong bài "Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.
a. Giải thích ý nghĩa cụm từ: “Mùa xuân nho nhỏ” trong đoạn thơ.
b. Phân tích ước nguyện của nhà thơ được thể hiện trong đoạn thơ từ: “Ta làm con chim hót… dù là khi tóc bạc” bằng một đoạn văn.
Câu 2: Trong phần đầu, tác giả dùng đại từ “Tôi”, sang phần sau, tác giả lại dùng đại từ “Ta”. Em hiểu như thế nào về sự chuyển đổi đại từ nhân xưng ấy của chủ thể trữ tình?
Câu 3: Trong hai câu thơ: “Từng giọt long lanh rơi. Tôi đưa tay tôi hứng”, có người hiểu “giọt long lanh” là giọt mưa xuân, có người lại cho là giọt âm thanh tiếng chim ở câu thơ trước đó. Nêu cách hiểu của em và phân tích hai câu thơ đó?
Câu 4: Giải nghĩa từ “lộc” trong đoạn thơ:
“Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạằ
- Lộc: chồi non, lá non. Nhưng “lộc” còn có nghĩa là mùa xuân, là sức sống, là thành quả hạnh phúc.
Viết đoạn văn phân tích đoạn thơ trên.
Câu 5: Viết đoạn văn quy nạp từ 9 -> 15 câu với chủ đề: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp và tràn đầy sức sống.
Câu 6: Em hiểu tên bài thơ “mùa xuân nho nhỏ” gắn bó như thế nào với quan niệm sống của tác giả?
 

huonggiangnb2002

Mùa hè Hóa học
Thành viên
23 Tháng mười hai 2015
334
328
109
Ninh Bình
Câu 3: Trong hai câu thơ: “Từng giọt long lanh rơi. Tôi đưa tay tôi hứng”, có người hiểu “giọt long lanh” là giọt mưa xuân, có người lại cho là giọt âm thanh tiếng chim ở câu thơ trước đó. Nêu cách hiểu của em và phân tích hai câu thơ đó?
Ở hai câu thơ này, em hiểu "giọt long lanh" là những giọt âm thanh tiếng chim ở câu thơ trước đó. Tác giả đã sử dụng BPNT ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, biến một thứ vô hình chỉ có thể nghe thấy trở thành những "giọt long lanh", khiến ta vừa có thể nhìn thấy bằng mắt thường, vừa có thể chạm vào bằng tay. Trước sự đẹp đẽ ấy, nhà thơ đã có hành động "đưa tay hứng", hứng lấy những gì đẹp đẽ, tinh túy, trong trẻo mà thiên nhiên ban tặng cho con người.
 
  • Like
Reactions: baochau1112

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,985
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Ở hai câu thơ này, em hiểu "giọt long lanh" là những giọt âm thanh tiếng chim ở câu thơ trước đó. Tác giả đã sử dụng BPNT ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, biến một thứ vô hình chỉ có thể nghe thấy trở thành những "giọt long lanh", khiến ta vừa có thể nhìn thấy bằng mắt thường, vừa có thể chạm vào bằng tay. Trước sự đẹp đẽ ấy, nhà thơ đã có hành động "đưa tay hứng", hứng lấy những gì đẹp đẽ, tinh túy, trong trẻo mà thiên nhiên ban tặng cho con người.
E trả lời vẫn chưa đủ ý lắm nhé. Nhưng chị thấy khá hay ;)
Với bài này, e phải phân tích như thế này là hợp lý nhất nè :D
- Nếu hiểu là “giọt mưa xuân” cũng có chỗ hợp lý: nét quen thuộc của khung cảnh mùa xuân và dễ gợi cảm xúc xôn xao trong lòng người. Nhưng có chỗ chưa thật hợp lý: mưa xuân thường nhẹ và ấm… (Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay – Nguyễn Bính), chữ không thể tạo thành giọt.
- Cách hiểu thứ hai hợp lý hơn:
+ Liền mạch với câu thơ trước.
+ NT ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Nhà thơ đưa tay hứng từng giọt âm thanh tiếng chim (chuyển đổi cảm giác). Tiếng chim từ chỗ là âm thanh, chuyển thành từng giọt, từng giọt ấy lại long lanh ánh sáng và màu sắc, có thể cảm nhận bằng xúc giác. -> Diễn tả niềm say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, trời đất lúc vào xuân.
Hiểu từ “giọt” trong hai câu thơ trên là giọt mưa (hay giọt sương) cũng có chỗ hợp lý. Mưa xuân cũng là một nét quen thuộc của khung cảnh mùa xuân và dễ gợi cảm xúc xôn xao trong lòng người. Nguyễn Bính viết “Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay” (Mưa xuân), vì mưa xuân thường nhẹ và ấm không giá lạnh như trong tiết đông. Nhưng cũng có chỗ chưa thật hợp lý, vì mưa xuân thường là mưa bụi, mưa nhỏ, khó có thể tạo thành từng giọt long lanh rơi. Cách hiểu “giọt” là giọt âm thanh tiếng chim chiền chiện xuất phát từ chỗ cho rằng giữa câu thơ này với hai dòng thơ trước nó là liền mạch. Hiểu như vậy thì câu thơ, không dừng lại ở tả thực mà là biểu hiện một sự chuyển đổi cảm giác: Tiếng hót lánh lót, vang vọng, trong trẻo của con chim chiền chiện được cảm nhận như một dòng âm thanh tuôn chảy và trong ánh sáng tươi rạng rỡ của trời xuân, giọt âm thanh cũng long lanh và nhà thơ nâng niu, trân trọng đưa tay đón lấy từng giọt. (Tuy nhiên cách hiểu sau không quen thuộc với bút pháp vốn bình dị của thơ Thanh Hải).
 
  • Like
Reactions: huonggiangnb2002

Nguyễn Phạm Đoàn Lê

Học sinh
Thành viên
10 Tháng năm 2017
75
38
21
23
THị Xã Gia Nghĩa Tỉnh Đăk Nông
Em thấy ở trên mấy ban có làm khá nhiều về câu 1,2,3,4,nên em xin làm một số câu ở sau như câu 6 và câu 7 ạ.
Câu 6: BÀI LÀM
Đầu tiên chúng ta phải hiểu được viết đoạn văn theo lối diễn dịch là gì?câu trả lời viết văn theo lối diễn dịch là viết văn trong đó có câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai ý tưởng chủ đề, mang ý nghĩa minh hoạ, cụ thể.Đó là lý thuyết mình muốn các bạn nắm rõ lại thôi còn giờ đây thì mình xin đi vào bài làm.^^
BÀI LÀM
Các bạn có bao giờ nghĩ đất nước chúng ta được phát triển,dân tộc và mỗi cá nhân chúng ta có được sự hạnh phúc,ấm no như ngày hôm nay là nhờ ai?nhờ cái gì ko?nếu các bạn không biết hay còn dag phân vân,chưa rõ thì tôi xin trả lời luôn,với tôi đất nước chúng ta có được như ngày hôm nay đó chính là nhờ những chiến sĩ thanh niên xung phong và đặc biệt hơn đó chính là tinh thần chiến đấu và trách nhiệm của họ đối với đất nước,đối với dân tộc,có lẽ khi tôi nói đến đây thì có một số bạn sẽ thắc mắc rằng tại sao tinh thần chiến đấu và trách nhiệm của các chiến sĩ thanh niên xung phong lại quan trọng nhất?và một lần nữa tôi lại xin trả lời câu hỏi của các bạn đó chính là đúng đấy!thật ra nếu nói những yếu tố quan trọng của thanh niên xung phong thì có cả hàng trăm,hàng nghìn yếu tố,như là sức trẻ,sự năng động,bền bì,nhiệt huyết cao,......đồng ý là những yếu tố đấy quan trọng thật nhưng nói đi thì cũng phải nói lại,nếu không có tinh thần chiến đấu và trách nhiệm thì sự bền bỉ,sức trẻ ấy cũng chỉ là vô dụng,hãy tưởng tượng bạn có sức khỏe để làm việc,để kiếm tiền nhưng bạn chẳng có hứng thú với nó,bạn chẳng có sở thích kiếm tiền thì sức khỏe ấy cũng chỉ là vô dụng.....nói vậy để các bạn hiểu được tinh thần chiến đấu và trách nhiệm là quan trọng đến chừng nào,quay lại với câu hỏi thôi@@với tôi(một lần nữa)thì tinh thần chiến đấu và trách nhiệm của các chiễn sĩ xung phong là thứ vũ khí mạnh nhất,là liều thuốc đánh bật mọi sợ hãi và là đôi cánh chắp cánh những ước mơ,tại sao lại kì lạ như vậy,chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu nhé?!
Đầu tiên đó là thứ vũ khí mạnh nhất,quả thật vậy tinh thần của họ đánh bật mọi thứ vũ khí tối tân và hiện đại,sự can đảm,dũng cảm ấy liệu mấy ai có,ngoài họ,những niềm hi vọng của đất nước,hãy nhìn cách mà Nho,Thao,Phương Định lập chiến công,nó oanh liệt lắm,nó hùng dũng lắm,họ không trực tiếp bắn rơi máy bay địch,học cũng chẳng giết địch,nhưng việc làm của họ là rất lớn lao,họ phá bom,đào hố bom,làm đường cho xe chạy,họ chẳng khác nào là lớp giáp,là màn chắn đánh bại tất cả vũ khí,bom đạn,họ tiếp thêm sức mạnh để cho các chiến sĩ khác tiêu diêt,phá hủy máy bay tiên tiến của địch,đó là sự can đảm,dũng cảm của họ như đã nói,họ ko sợ chết,không sợ hi sinh,họ chỉ sợ khi không đóng góp,cống hiến được cho đất nươc,tổ quốc mà thôi.Đó là thứ vũ khí mạnh nhất còn liều thuốc đánh bật mọi sợ hãi là gì???ôi!nghe giống bào bối của doraemon quá ha!nhưng không phải,đây không phải là sản phẩm của thế kỉ 22,đây chỉ là tinh thần của con người,và đó là sự quyết tâm,rắn rỏi và đặc biệt là tình yeu quê hương,đất nước,chính nó đã khiến họ mạnh mẽ hơn,đã có những lúc họ nghĩ đến cái chết như nhân vật Phương Định vậy nhưng suy nghĩ ấy chỉ là những suy nghĩ thoáng qua và rất mơ hồ,họ cũng đã biết bao lân cận kề với nguy hiểm,rơi vào nhiều tình huống ngàn cân treo sợi tóc,họ có sợ thiệc đấy nhưng họ coi cái sợ ấy chỉ là con tép,tôm trong bờ sông,bờ suối mà thôi,họ xem nhẹ việc đấy lắm,đối với họ còn hàng nghìn,hàng vạn lí tường,việc làm ý nghĩa hơn nỗi sợ của họ!Còn nữa,những đôi cánh chắp cánh ước mơ là gì?đấy không phải cánh của ngựa pegasus,cũng không phải đôi cánh của các vị thần,đơn giản thôi,đó là những hy vọng,sự lạc quan,yêu đời,họ luôn mơ mộng,luôn nhìn cuộc đời với con mắt màu hồng,luôn xem cuộc sống là một bản nhạc đầy âm hưởng,và quan trọng hơn nữa,họ luôn quý trọng cuộc sống của mình,không phải quý trọng theo kiểu ham sống sợ chêt mà họ quý trọng theo cái cách họ xem từng phút,từng giây của họ là vàng,bạc,bạch kim,kim cương,....và còn quý hơn thế nữa,họ thả hồn vào những giấc mơ,vào những ước vọng,nhưng họ,họ không ước cho bản thân họ,họ không ước họ được giàu có,họ có được quyền lưc,họ cũng không ước họ được bất tử,được có sức mạnh siêu nhân,bla bla...,họ chỉ có một mong ước nhỏ nhoi,dấy chính là làm sao cho đất nước được độc lập,hòa bình,bạn bè họ,gia đình họ và tất cả người dân Việt Nam được sống trong hạnh phúc.
Đó là tinh thần chiến đẫu của họ,những thanh niên xung phong Việt Nam,còn trách nhiệm,một phần,một yếu tố không thể thiếu được,là trái tim để duy trì sự sống của con người,là bộ não để điểu khiển mọi hoạt động,nhận thức được việc làm đúng hay sai thì sao?trách nhiệm của họ với công việc chính là thứ mà tôi khâm phục nhất ở họ.
<3 ----em viết đến đây có ổn chưa ạ,xin chị cho em nhận xét để hoàn thành bài và sữa chữa,rút ra kinh nghiệm cho bản thân ạ---- <3
 

Vua sư tử (Leo)

Học sinh chăm học
Thành viên
3 Tháng ba 2017
30
25
76
22
Kì thi tuyển sinh vào 10 đang đến rất gần. Nhưng bên cạnh các bạn học sinh vẫn còn rất mơ hồ về kiến thức văn học. Do đó, chị lập topic này để giúp các em củng cố những kiến thức nền tảng nhất để làm đc bài tập đọc hiểu.
Mọi ý kiến cho định hướng những câu hỏi trong topic này, các e góp ý tại topic:
Nào, chúng ta hãy khởi động bằng những kiến thức căn bản nhất từ bài đọc hiểu nhé ^^
Đề 1: Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê

I.Tìm hiểu chung:

1.Tác giả:


- Lê Minh Khuê sinh năm 1949, quê ở huyện Tĩnh Gia, tỉnhThanh Hóa.

- Trong kháng chiến chống Mĩ, gia nhập thanh niên xung phongvà bắt đầu viết văn vào đầu những năm 70.

- Lê Minh Khuê là cây bút nữ chuyên về truyện ngắn.

- Trong những năm chiến tranh, truyện của Lê Minh Khuê viếtvề cuộc sống chiến đầu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn.

- Sau năm 1975, tác phẩm của nhà văn bám sát những chuyểnbiến của đời sống xã hội và con người trên tinh thần đổi mới.

2.Tác phẩm:

a. Hoàn cảnh sángtác:

- Truyện "Nhữngngôi sao xa xôi" ở trong số những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê,viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra các liệt.Văn bản đưa vào sách giáo khoa có lược bớt một số đoạn.

- Truyện ngắn được đưa vào tuyển tập “Nghệ thuật truyện ngắn thế giới” xuất bản ở Mĩ.

b. Tóm tắt vănbản:

"Những ngôi saoxa xôi" kể về cuộc sống chiến đấu của ba cô thanh niên xung phong – tổtrinh sát mặt đường – Phương Định, Nho và chị Thao. Họ sống trong một cái hang,trên cao điểm tại một vùng trọng điểm ở tuyến đường Trường Sơn những năm chốngMỹ. Công việc của họ là quan sát máy bay địch ném bom, đo khối lượng đất đá đểsan lấp hố bom do địch gây ra, đánh dấu những quả bom chưa nổ và phá bom. Côngviệc nguy hiểm, luôn phải đối mặt với cái chết, nhưng cuộc sống của họ vẫnkhông mất đi niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thảnh thơi, thơmộng. Họ rất gắn bó, yêu thương nhau dù mỗi người một cá tính. Trong một lầnphá bom, Nho bị thương, hai người đồng đội hết lòng lo lắng và chăm sóc choNho. Một cơn mưa đá vụt đến và vụt đi đã gợi trong lòng Phương Định bao hoàiniệm, khát khao.

c. Đề tài:

Ca ngợi cuộc sống, chiến đấu của thanh niên xung phong trêntuyến đường Trường Sơn.

d. Ngôi kể:

- Truyện kể theo ngôi thứ nhất.

- Tác dụng:

+ Tạo một điểm nhìn phù hợp dễ dàng tái hiện hiện thực khốcliệt của chiến tranh.

+ Khắc họa thế giới tâm hồn, cảm xúc và suy nghĩ của nhânvật một cách chân thực giàu sức thuyết phục.

+ Làm hiện lên vẻ đẹp của con người trong chiến tranh.

II.Đọc – hiểu vănbản:

1. Hoàn cảnh sốngvà chiến đấu:

- Ba cô gái ở trong một cái hang dưới chân cao điểm, giữamột vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, nơi tập trung nhiều nhất bomđạn, sự nguy hiểm và ác liệt, từng ngày từng giờ phải đối mặt với bom rơi, đạnnổ. Có biết bao thương tích vì bom đạn giặc: “Đường bị đánh lở loét, màu đấtđỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bịtước khô cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc. Những tảng đá to. Một vài cáithùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất”. Đó là hiện thực đầymùi chiến tranh, không có màu xanh của sự sống, chỉ thấy thần chết luôn rìnhrập.

- Công việc của các cô đặc biệt nguy hiểm. Họ phải chạy trêncao điểm giữa ban ngày, phơi mình ra giữa vùng trọng điểm đánh phá của máy bayđịch để đo và ước tính khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếucần thì phá bom. Nhiệm vụ của họ thật quan trọng nhưng cũng đầy gian khổ, hisinh, phải mạo hiểm với cái chết, luôn căng thẳng thần kinh, đòi hỏi sự dũngcảm và bình tĩnh hết sức.

2. Vẻ đẹp tâm hồncủa ba cô gái thanh niên xung phong và cũng là của tuổi trẻ Việt Nam trong cuộckháng chiến chống Mĩ:

a.Nét chung:

- Họ là những cô gáicòn rất trẻ, tuổi đời mười tám đôi mươi. Nghe theo tiếng gọi thiêng liêngcủa Tổ quốc, họ rời xa gia đình, xa mái trường, tình nguyện vào cái nơi mà sựmất còn chỉ diễn ra trong gang tấc. Họ hi sinh tuổi thanh xuân và không tiếcmáu xương, thực hiện lí tưởng cao đẹp: “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòngphơi phới dậy tương lại”.

- Qua thực tế chiến đấu, cả ba cô gái đều có tinh thần trách nhiệm cao với công việc,lòng dũng cảm, gan dạ không sợ gian khổ hi sinh:

+ Mặc dù còn rất trẻ, luôn phải đối mặt với bom rơi, đạn nổ,họ có thể hi sinh bất cứ lúc nào, nhưng để con đường được thông suốt nên các côluôn sẵn sàng trong việc ra trận. Có lệnh là lên đường bất kể trong tình huốngnào. Họ làm việc một cách tự nguyện, luôn nhận khó khăn, nguy hiểm về mình:“Tôi một quả bom trên đồi. Nho hai quả dưới lòng đường. Chị Thao một quả dướicái chân hầm ba – ri – e cũ”. Đối mặt với hiểm nguy, các cô cũng nghĩ đến cáichết nhưng là “một cái chết mờ nhạt không cụ thể” quan trọng là “liệu mìn cónổ, bom có nổ không?”. Như thế họ đã đặt công việc lên trên cả tính mạng củamình.

+ Họ bình tĩnh, can trường và có tinh thần dũng cảm. Nhữnglúc căng thẳng nhất, chị Thao móc cái bánh bích quy trong túi ra nhai. Họ nóiđến công việc phá bom với giọng điệu bình thản: “Quen rồi. Một ngày chúng tôiphá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần”. Khi phá bom, bước tới những quả bomchưa nổ, họ không đi khom mà cứ đường hoàng, thẳng lưng bước tới. hocvanlop9Đối mặt với cái chết, các cô không hề run sợ mà bình tĩnh moi đất, đặt dây,châm lửa, tính toán sao cho chính xác.

- Ở họ còn có tìnhđồng đội gắn bó, thân thiết: hiểu được tính tình, sở thích của nhau, quantâm chăm sóc nhau rất chu đáo. Phương Định bồn chồn, lo lắng khi chờ chị Thaovà Nho đi trinh sát trên cao điểm. Khi Nho bị thương, Phương Định và chị Thaođã lo lắng, băng bó chăm sóc Nho cẩn thận với niềm xót xa như chị em ruột thịtvà cảm thấy “đau hơn người bị thương”.

- Cuộc sống chiến đấu ở chiến trường thật gian khổ, hiểmnguy nhưng họ luôn lạc quan, yêu đời.Họ có cuộc sống nội tâm phong phú, đáng yêu, dễ xúc cảm, nhiều mơ ước. Họ thíchlàm đẹp cho cuộc sống của mình ngay cả trong hoàn cảnh chiến trường ác liệt.Nho thích thêu thùa, chị Thao chăm chép bài hát, Phương Định thích ngắm mìnhtrong gương, ngồi bó gối mộng mơ và hát… hocvanlop9 Họ hồn nhiên như những đứatrẻ trước cơn mưa đá. Và trận mưa đã trở thành nỗi nhớ - sự nối dài quá khứ hôm qua và khát vọng mai sau. Kỉ niệmsống dậy như những khoảng sáng trong tâm hồn, những cảm xúc hồn nhiên như nguồnsống, điểm tựa, giúp họ thêm vững vàng, thêm sức mạnh vượt qua những khó khăn,nguy hiểm.

-> Quả thật, đó lànhững cô gái mang trong mình những tính cách tưởng như không thể cùng tồn tại,vô cùng gan dạ, dũng cảm trong chiến đấu mà cũng hồn nhiên, vô tư trong cuộcsống sinh hoạt.

b, Nét riêng:

- Nho là một cô gái trẻ, xinh xắn, “trông nó nhẹ, mát mẻ nhưmột que kem trắng”, cô “cái cổ tròn và những cúc áo nhỏ nhắn” rất dễ thươngkhiến Phương Định “muốn bế nó trên tay”. Nho lại rất hồn nhiên – cái hồn nhiêntrẻ thơ: “vừa tắm dưới suối lên, cứ quần áo ướt, Nho ngồi, đòi ăn kẹo”; khi bịthương nằm trong hang vẫn nhổm dậy, xòe tay xin mấy viên đá mưa. Nhưng trongchiến đấu thì rất dũng cảm, hành động thật nhanh gọn: “Nho cuộn tròn cái gối,cất nhanh vào túi”, “quay lưng lại chúng tôi, chụp cái mũ sắt lên đầu…” Vàtrong một lần phá bom, cô đã bị sập hầm, đất phủ kín lên người. Mặc dù bịthương rất đau nhưng cô không rên la, không muốn cho đồng đội phải lo lắng.

- Chị Thao, tổ trưởng, ít nhiều có từng trải hơn, mơ ước vàdự tính về tương lai có vẻ thiết thực hơn, nhưng cũng không thiếu nhưng khátkhao và rung động của tuổi trẻ. “Áo lót của chị cái nào cũng thêu chỉ màu” hocvanlop9 .Chịlại hay tỉa đôi lông mày của mình, tỉa nhỏ như cái tăm. Nhưng trong công việc,ai cũng gờm chị về tính cương quyết, táo bạo. Đặc biệt là sự “bình tĩnh đếnphát bực” : máy bay địch đến nhưng chị vẫn “móc bánh quy trong túi, thongthả nhai”. Có ai ngờ con người dày dạntrước sự sống và cái chết như thế lại sợ máu, sợ vắt: “thấy máu, thấy vắt làchị nhắm mắt lại, mặt tái mét”.Và không ai có thể quên được chị hát : nhạcsai bét, giọng thì chua, chị chăm chépbài hát dù chẳng thuộc nhạc, giọng lại chua, chị không hát trôi chảy được bàinào nhưng chị lại có ba quyển sổ dày chép bài hát và rỗi là chị ngồi chép bàihát.

- Phương Định cũng trẻ trung như Nho,là một cô học sinhthành phố, nhạy cảm và hồn nhiên, thích mơ mộng và hay sống với những kỉ niệmcủa tuổi thiếu nữ vô tư về gia đình và về thành phố của mình. Ở đoạn cuốitruyện, sau khi trận mưa đá tạnh, là cả một dòng thác kỉ niệm về gia đình, vềthành phố trào lên và xoáy mạnh như sóng trong tâm trí cô gái. Có thể nói đâylà những nét riêng của các cô gái trẻ Hà Nội vào chiến trường tham gia đánhgiặc, tuy gian khổ nhưng vẫn giữ được cái phong cách riêng của người Hà Nội,rất trữ tình và đáng yêu.

=> Mỗi người cómột cá tính riêng nhưng ở họ đều ngời sáng vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng Việt Nam, của tuổi trẻ Việt Nam. Viết về bacô thanh niên xung phong, Lê Minh Khuê đã không tô vẽ, không mĩ lệ mà miêu tảhết sức cụ thể, chân thực bằng cách cá thể hóa nhân vật với những hình ảnh rấtđời thường. Họ đã từ cuộc đời bước vào trang sách, trở thành những anh hùng –những ngôi sao trên bầu trời Trường Sơn.

3. Nhân vật PhươngĐịnh:

a. Phương Định làcô gái có tâm hồn trong sáng:

* Nhạy cảm, mơmộng:

- Là cô gái trẻ người Hà Nội, từng có một thời học sinh hồnnhiên vô tư.

- Hay nhớ về kỷ niệm (kỷ niệm luôn sống lại trong cô ngaygiữa chiến trường ác liệt; chỉ một cơn mưa đá vụt qua là kỷ niệm lại thức dậytrong cô...) ®Nó vừa là khao khát, vừa là liều thuốc tinh thần động viên cô nơi tuyến lửa.

- Nhạy cảm, thường quan tâm đến hình thức (tự đánh giá mìnhlà một cô gái khá...); biết mình được nhiều người để ý, thấy tự hào nhưng khôngvồn vã mà tỏ ra kín đáo, tưởng như kiêu kì.

- Hay mơ mộng, tìm thấy sự thú vị trong cuộc sống, trong cảcông việc đầy nguy hiểm “Việc nào cũng có cái thú vị của nó. Có ở đâu như thếnày hay không...” ®Nó như thách thức thần kinh con người để rồi lúc vượt qua nó, chiến thắng nó,cô cảm thấy thú vị.

* Hồn nhiên, yêuđời:

- Thích hát, thuộc rất nhiều bài hát (từ bài hành khúc bộđội đến...), thậm chí bịa ra lời mà hát.

- Dưới cơn mưa đá, cô “vui thích cuống cuồng”, say sưa tậnhưởng cơn mưa hồn nhiên như chưa hề nghe thấy tiếng bom rơi đạn nổ.

b. Phương Định làngười có phẩm chất anh hùng:

- Có tinh thần trách nhiệm với công việc.

- Dũng cảm, gan dạ.

- Bình tĩnh, tự tin và rất tự trọng.

- Khi thực hiện nhiệm vụ phá bom, ban đầu cô cũng thấy căngthẳng, hồi hộp, nhưng cảm thấy có ánh mắt của các chiến sĩ đang dõi theo độngviên, khích lệ, lòng tự trọng trong cô đã thắng cả bom đạn ® Côkhông đi khom mà đàng hoàng bước tới; bình tĩnh, tự tin thực hiện từng thao tácphá bom, chạy đua với thời gian để vượt qua cái chết.

- Thương yêu những người đồng đội của mình:

+ Chăm sóc Nho chu đáo.

+ Hiểu rõ tâm trạng lo lắng của Thao khi Nho bị thương, mặcdù Thao đã cố che dấu bằng việc bảo cô hát.

+ Với đại đội trưởng, chỉ tiếp xúc qua điện thoại nhưng biếtrõ từ cách ăn nói đến đặc điểm riêng.

+ Quý trọng và cảm phục tất cả những chiến sĩ mà cô đã gặptrên tuyến đường Trường Sơn. hocvanlop9

- Qua dòng suy tư củaPhương Định, người đọc không chỉ thấy sự toả sáng của phẩm chất anh hùng mà cònhình dung được thế giới nội tâm phong phú ở cô.

- Sự khốc liệt củachiến tranh đã tôi luyện tâm hồn vốn nhạy cảm yếu đuối thành bản lĩnh kiêncường của người anh hùng cách mạng.

- Nét điệu đà, hồnnhiên, duyên dáng của một cô gái càng tôn thêm vẻ đáng yêu của cô Thanh niênxung phong gan dạ, dũng cảm.

- Phương Định (cũngnhư Nho và Thao) là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ cứu nước.


=> Qua nhân vậtPhương Định và các cô thanh niên xung phong, Lê Minh Khuê đã có cái nhìn thậtđẹp, thật lãng mạn về cuộc sống chiến tranh, về con người trong chiến tranh.Chiến tranh là đau thương mất mát song chiến tranh không thể hủy diệt được vẻđẹp tâm hồn rất tươi xanh của tuổi trẻ, của con người. Chính từ những nơi gianlao, quyết liệt ta lại thấy ngời sáng vẻ đẹp của tuổi trẻ, của chủ nghĩa anhhùng Cách mạng Việt Nam.

=> Ba cô thanhniên xung phong trong những trang văn xuôi trữ tình êm mượt của Lê Minh Khuêgieo vào lòng người đọc ấn tượng khó quên về vẻ đẹp lung linh tỏa sáng củanhững ngôi sao xa xôi. Hình ảnh họ khiến ta nhớ đến ý thơ của Lâm Thị Mĩ Dạtrong “Khoảng trời hố bom”:

Đêm đêm tâm hồn em tỏa sáng

Những vì sao ngời chói lung linh.

III. Tổng kết:

1. Nội dung:

Truyện "Nhữngngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng,mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưngrất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đườngTrường Sơn. Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trongthời kì kháng chiến chống Mĩ.

2.Nghệ thuật:

- Lựa chọn ngôi kể phù hợp, cách kể chuyện tự nhiên.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật, nhất là miêu tả tâm lí.

- Ngôn ngữ giản dị, vừa mang tính khẩu ngữ vừa đậm chất trữtình.

- Câu văn ngắn, nhịp điệu dồn dập, gợi không khí chiếntrường.

Sau đây là bài tập tự luyện xoay quanh chủ điểm "Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê"

Câu 1 : Giải thích nhan đề : Những ngôi sao xa xôi.
Câu 2 : Tóm tắt nội dung cốt truyện và nêu ý nghĩa của truyện ?
Câu 3 : Truyện được trần thuật từ nhân vật nào ? Việc chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung truyện ?
Câu 4 : Tìm hiểu những nét chung và những nét riêng của ba nhân vật cô gái thanh niên xung phong trong truyện.
Câu 5 : Viết đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật Phương Định. (khoảng 12 -> 15 câu)
Câu 6: Viết đoạn văn theo lối diễn dịch nêu suy nghĩ của bản thân về tinh thần chiến đấu và trách nhiệm của những thanh niên xung phong. Qua đó, nhìn nhận thái độ, trách nhiệm sống của thanh thiếu niên ngày nay.
Câu 7: Viết một đoạn văn quy nạp (12 câu): " Những ngôi sao xa xôi" đã khắc hoạ vẻ đẹp tâm hồn của thanh niên Hà Nội qua hình ảnh Phương Định dũng cảm gan dạ mà cũng thật trong trẻo, mộng mơ.
Câu 8: Trong truyện "Những ngôi sao xa xôi" có đoạn: "Không hiểu vì sao mình gắt nữa…. đang bắn".
Những câu văn trên đã thể hiện hiện thực như thế nào? Nhận xét về hiệu quả diễn đạt của những câu văn ấy?
Ngoài ra, các em vẫn có thể post những câu hỏi từ văn bản đọc hiểu ra cho chị nhé! Chị sẽ cố gắng giải quyết tất cả trong vòng 48h.
Cùng phấn đấu hết mình cho kì thi tuyển sinh lên 10 nào mấy đứa :D
@Autumn Maple @Ng.Klinh @Anh Hi @minnyvtpt02@gmail.com @thuyhuongyc @kingsman(lht 2k2) @Tuấn Nguyễn Nguyễn @yennhi22902 @Phương Trang @Nhihuyet0213 @Trai Họ Nguyễn @roates
Dài mà chất quá.
 

Phương Trang

Cựu Mod Tiếng Anh
Thành viên
27 Tháng hai 2017
784
1,049
256
Ninh Bình
Câu 1 : ( không cần chép thơ nữa chị nhớ :p)
a) Mùa xuân nho nhỏ là sáng tác độc đáo trong ý tưởng thơ và ngôn ngữ thơ của nhà thơ Thanh hải. Đây là hình ảnh ẩn dụ chỉ mùa xuân riêng trong lòng nhà thơ trước mùa xuân của dân tộc. Nó hoà cùng vào mùa xuân của đất nước. Từ láy “nho nhỏ” vừa chỉ ra cái mùa xuân riêng của nhà thơ vừa gợi lên cái vẻ xinh xinh, đáng yêu của nó. Nhà thơ tự nguyện làm một mùa xuân, ông muốn sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng lại rất khiêm nhường, coi đấy chỉ là một mùa xuân nho nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời chung.
b. Phân tích đoạn thơ:
- Câu đầu tiên của đoạn văn phải nêu được ý chính của hai khổ thơ: Những suy ngẫm và tâm niệm của mình trước mùa xuân của đất nước.
- Điều tâm niệm của nhà thơ: là khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.
+ Hình ảnh thơ tự nhiên giàu sức gợi tả, dùng những hình ảnh của thiên nhiên để nói lên ước nguyện của mình: làm một tiếng chim hót trong rộn rã tiếng chim ca, một cành hoa để góp vào vườn hoa muôn hương sắc, một nốt trầm âm thầm, lặng lẽ để nhập vào khúc ca tiếng hát của nhân dân…
+ Những hình ảnh ấy được nhắc tới ở khổ thơ đầu, lặp lại ở khổ thơ này trong giọng thơ nhè nhẹ, êm ái, ngọt ngào… mang ý nghĩa mới: niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên.
- Đánh giá: Điều tâm niệm ấy thật cao đẹp, chân thành, là sự phát triển tự nhiên trong mạch cảm xúc của bài thơ.
- Điệp từ “ta” như một lời khẳng định. Và cái “ta” vốn chỉ để nói về mình bỗng như trở thành cái “ta” chung của nhiều người, khát vọng của nhiều người.
- Ước nguyện đó được đẩy lên cao thành một lẽ sống cao đẹp: Mỗi người nên cống hiến cho cuộc đời chung một nét riêng, cái phần tinh tuý nhất của mình dù là nhỏ bé, một cách lặng lẽ, khiêm tốn, không kể gì đến tuổi tác.
+ Điệp ngữ “dù là” như một lời tự nhủ với lương tâm -> sự kiên trì, thử thách với thời gian, tuổi già, bệnh tật để mãi là một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương, đất nước.
+ Giọng thơ nhỏ nhẹ, chân tình nhưng mang sức khái quát lớn.
=> Người đọc đồng cảm với một tấm lòng, một lẽ sống cao đẹp.
 
  • Like
Reactions: baochau1112

Phương Trang

Cựu Mod Tiếng Anh
Thành viên
27 Tháng hai 2017
784
1,049
256
Ninh Bình
Câu 2:
Giữa hai phần của bài thơ có sự chuyển đổi đại từ nhân xưng của chủ thể trữ tình từ “tôi” sang “ta”. Điều này hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên mà đã được tác giả sử dụng như một dụng ý nghệ thuật thích hợp với sự chuyển biến của cảm xúc và tư tưởng trong bài thơ. Chữ “tôi” trong câu “tôi đưa tay tôi hứng” ở khổ thơ đầu vừa biểu hiện một cái tôi cụ thể rất riêng của nhà thơ, vừa thể hiện được sự nâng niu, trân trọng với vẻ đẹp và sự sống của mùa xuân. Nếu thay bằng chữ “ta” thì hoàn toàn không thích hợp với nội dung cảm xúc ấy mà chỉ vẽ ra một tư thế có vẻ phô trương. Còn trong phần sau, khi bày tỏ điều tâm niệm tha thiết như một khát vọng được dâng hiến những giá trị tinh tuý của đời mình cho cuộc đời chung thì đại từ “Ta” lại tạo được sắc thái trang trọng, thiêng liêng của một lời ước nguyện. Hơn nữa điều tâm nguyện ấy không chỉ là của riêng nhà thơ, cái tôi của tác giả đã nói thay cho nhiều cái tôi khác, nó nhất thiết phải hoá thân thành cái ta. Nhưng “ta” mà không hề chung chung vô tình và vẫn nhận ra được một giọng riêng nhỏ nhẹ khiêm nhường, đằm thắm của cái “Tôi” Thanh Hải: muốn được làm một nốt trầm xao xuyến trong bản hoà ca, đem mùa xuân nho nhỏ đời mình dâng cho đời một cách lặng lẽ chứ không phải phô trương, ồn ào.
:D
 
  • Like
Reactions: baochau1112

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,985
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Tính nhân văn trong bài Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ?
E thông cảm vì bây giờ chị mới thấy bài e để hỗ trợ nhé ^^
Với đề bài này, e cần triển khai ra ý nhé :) ^^
a/ Tác giả hết lời ca ngợi vẻ đẹp của con người qua vẻ đẹp của Vũ Nương, một phụ nữ bình dân

– Vũ Nương là con nhà nghèo (“thiếp vốn con nhà khó”), đó là cái nhìn người khá đặc biệt của tư tưởng nhân văn Nguyễn Dữ.

– Nàng có đầy đủ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: thuỳ mị, nết na. Đối với chồng rất mực dịu dàng, đằm thắm thuỷ chung; đối với mẹ chồng rất mực hiếu thảo, hết lòng phụ dưỡng; đói với con rất mực yêu thương.

– Đặc biệt, một biểu hiện rõ nhất về cảm hứng nhân văn, nàng là nhân vật để tác giả thể hiện khát vọng về con người, về hạnh phúc gia đình, tình yêu đôi lứa:

+ Nàng luôn vun vén cho hạnh phúc gia đình.

+ Khi chia tay chồng đi lính, không mong chồng lập công hiển hách để được “ấn phong hầu”, nàng chỉ mong chồng bình yên trở về.

+ Lời thanh minh với chồng khi bị nghi oan cũg thể hiện rõ khát vọng đó: “Thiếp sở dĩ nương tựa và chàng vì có cái thú vui nghi gai nghi thất”

b/ Nguyễn Dữ trân trọng vẻ đẹp của Vũ Nương bao nhiêu thì càng đau đớn trước bi kịch cuộc đời của nàng bấy nhiêu.

– Đau đớn vì nàng có đầy đủ phẩm chất đáng quý và lòng tha thiết hạnh phúc gia đình, tận tuỵ vun đáp cho hạnh phúc đó lại chẳng được hưởng hạnh phúc cho xứng với sự hi sinh của nàng:

+ Chờ chồng đằng đẵng, chồng về chưa một ngày vui, sóng gió đã nổi lên từ một nguyên cớ rất vu vơ (Người chồng chỉ dựa vào câu nói ngây thơ của đứa trẻ đã khăng khăng kết tội vợ).

+ Nàng hết mực van xin chàng nói rõ mọi nguyên cớ để cởi tháo mọi nghi ngờ; hàng xóm rõ nỗi oan của nàng nên kêu xin giúp, tất cả đều vô ích. Đến cả lời than khóc xót xa tột cùng “Nay đã bình rơi trâm gãy,… sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió,… cái én lìa đàn,…” mà người chồng vẫn không động lòng.

+ Con người ttrong trắng bị xúc phạm nặng nề, bị dập vùi tàn nhẫn, bị đẩy đến cái chết oan khuất

c/ Nhưng với tấm lòng yêu thương con người, tác giả không để cho con người trong sáng cao đẹp như nàng đã chết oan khuất.

– Mượn yếu tố kì ảo của thể loại truyền kì, diễn tả Vũ Nương trở về để được rửa sạch nỗi oan giữa thanh thiên bạch nhật, với vè đẹp còn lộng lẫy hơn xưa.

– Nhưng Vũ Nương được tái tạo khác với các nàng tiên siêu thực : nàng vẫn khát vọng hạnh phúc trần thế (ngậm ngùi, tiếc nuối, chua xót khi nói lời vĩnh biệt “thiếp chẳng thể về với nhân gian được nữa”.

– Hạnh phúc vẫn chỉ là ước mơ, hiện thực vẫn quá đau đớn (hạnh phúc gia đình tan vỡ, không gì hàn gắn được).

d/ Với niềm xót thương sâu sắc đó, tác giả lên án những thế lực tàn ác chà đạp lên khát vọng chính đáng của con người.

– XHPK với những hủ tục phi lí (trọng nam khinh nữ, đạo tòng phu,…) gây bao nhiêu bất công. Hiện thân của nó là nhân vật Trương Sinh, người chồng ghen tuông mù quáng, vũ phu.

– Thế lực đồg tiền bạc ác (Trương Sinh con nhà hào phú, một lúc bỏ ra 100 lạng vàng để cưới Vũ Nương). Thời này đạo lí đã suy vi, đồng tiền đã làm đen bạc tình nghĩa con người.
 
  • Like
Reactions: Eddie225

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,985
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Em thấy ở trên mấy ban có làm khá nhiều về câu 1,2,3,4,nên em xin làm một số câu ở sau như câu 6 và câu 7 ạ.
Câu 6: BÀI LÀM
Đầu tiên chúng ta phải hiểu được viết đoạn văn theo lối diễn dịch là gì?câu trả lời viết văn theo lối diễn dịch là viết văn trong đó có câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai ý tưởng chủ đề, mang ý nghĩa minh hoạ, cụ thể.Đó là lý thuyết mình muốn các bạn nắm rõ lại thôi còn giờ đây thì mình xin đi vào bài làm.^^
BÀI LÀM
Các bạn có bao giờ nghĩ đất nước chúng ta được phát triển,dân tộc và mỗi cá nhân chúng ta có được sự hạnh phúc,ấm no như ngày hôm nay là nhờ ai?nhờ cái gì ko?nếu các bạn không biết hay còn dag phân vân,chưa rõ thì tôi xin trả lời luôn,với tôi đất nước chúng ta có được như ngày hôm nay đó chính là nhờ những chiến sĩ thanh niên xung phong và đặc biệt hơn đó chính là tinh thần chiến đấu và trách nhiệm của họ đối với đất nước,đối với dân tộc,có lẽ khi tôi nói đến đây thì có một số bạn sẽ thắc mắc rằng tại sao tinh thần chiến đấu và trách nhiệm của các chiến sĩ thanh niên xung phong lại quan trọng nhất?và một lần nữa tôi lại xin trả lời câu hỏi của các bạn đó chính là đúng đấy!thật ra nếu nói những yếu tố quan trọng của thanh niên xung phong thì có cả hàng trăm,hàng nghìn yếu tố,như là sức trẻ,sự năng động,bền bì,nhiệt huyết cao,......đồng ý là những yếu tố đấy quan trọng thật nhưng nói đi thì cũng phải nói lại,nếu không có tinh thần chiến đấu và trách nhiệm thì sự bền bỉ,sức trẻ ấy cũng chỉ là vô dụng,hãy tưởng tượng bạn có sức khỏe để làm việc,để kiếm tiền nhưng bạn chẳng có hứng thú với nó,bạn chẳng có sở thích kiếm tiền thì sức khỏe ấy cũng chỉ là vô dụng.....nói vậy để các bạn hiểu được tinh thần chiến đấu và trách nhiệm là quan trọng đến chừng nào,quay lại với câu hỏi thôi@@với tôi(một lần nữa)thì tinh thần chiến đấu và trách nhiệm của các chiễn sĩ xung phong là thứ vũ khí mạnh nhất,là liều thuốc đánh bật mọi sợ hãi và là đôi cánh chắp cánh những ước mơ,tại sao lại kì lạ như vậy,chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu nhé?!
Đầu tiên đó là thứ vũ khí mạnh nhất,quả thật vậy tinh thần của họ đánh bật mọi thứ vũ khí tối tân và hiện đại,sự can đảm,dũng cảm ấy liệu mấy ai có,ngoài họ,những niềm hi vọng của đất nước,hãy nhìn cách mà Nho,Thao,Phương Định lập chiến công,nó oanh liệt lắm,nó hùng dũng lắm,họ không trực tiếp bắn rơi máy bay địch,học cũng chẳng giết địch,nhưng việc làm của họ là rất lớn lao,họ phá bom,đào hố bom,làm đường cho xe chạy,họ chẳng khác nào là lớp giáp,là màn chắn đánh bại tất cả vũ khí,bom đạn,họ tiếp thêm sức mạnh để cho các chiến sĩ khác tiêu diêt,phá hủy máy bay tiên tiến của địch,đó là sự can đảm,dũng cảm của họ như đã nói,họ ko sợ chết,không sợ hi sinh,họ chỉ sợ khi không đóng góp,cống hiến được cho đất nươc,tổ quốc mà thôi.Đó là thứ vũ khí mạnh nhất còn liều thuốc đánh bật mọi sợ hãi là gì???ôi!nghe giống bào bối của doraemon quá ha!nhưng không phải,đây không phải là sản phẩm của thế kỉ 22,đây chỉ là tinh thần của con người,và đó là sự quyết tâm,rắn rỏi và đặc biệt là tình yeu quê hương,đất nước,chính nó đã khiến họ mạnh mẽ hơn,đã có những lúc họ nghĩ đến cái chết như nhân vật Phương Định vậy nhưng suy nghĩ ấy chỉ là những suy nghĩ thoáng qua và rất mơ hồ,họ cũng đã biết bao lân cận kề với nguy hiểm,rơi vào nhiều tình huống ngàn cân treo sợi tóc,họ có sợ thiệc đấy nhưng họ coi cái sợ ấy chỉ là con tép,tôm trong bờ sông,bờ suối mà thôi,họ xem nhẹ việc đấy lắm,đối với họ còn hàng nghìn,hàng vạn lí tường,việc làm ý nghĩa hơn nỗi sợ của họ!Còn nữa,những đôi cánh chắp cánh ước mơ là gì?đấy không phải cánh của ngựa pegasus,cũng không phải đôi cánh của các vị thần,đơn giản thôi,đó là những hy vọng,sự lạc quan,yêu đời,họ luôn mơ mộng,luôn nhìn cuộc đời với con mắt màu hồng,luôn xem cuộc sống là một bản nhạc đầy âm hưởng,và quan trọng hơn nữa,họ luôn quý trọng cuộc sống của mình,không phải quý trọng theo kiểu ham sống sợ chêt mà họ quý trọng theo cái cách họ xem từng phút,từng giây của họ là vàng,bạc,bạch kim,kim cương,....và còn quý hơn thế nữa,họ thả hồn vào những giấc mơ,vào những ước vọng,nhưng họ,họ không ước cho bản thân họ,họ không ước họ được giàu có,họ có được quyền lưc,họ cũng không ước họ được bất tử,được có sức mạnh siêu nhân,bla bla...,họ chỉ có một mong ước nhỏ nhoi,dấy chính là làm sao cho đất nước được độc lập,hòa bình,bạn bè họ,gia đình họ và tất cả người dân Việt Nam được sống trong hạnh phúc.
Đó là tinh thần chiến đẫu của họ,những thanh niên xung phong Việt Nam,còn trách nhiệm,một phần,một yếu tố không thể thiếu được,là trái tim để duy trì sự sống của con người,là bộ não để điểu khiển mọi hoạt động,nhận thức được việc làm đúng hay sai thì sao?trách nhiệm của họ với công việc chính là thứ mà tôi khâm phục nhất ở họ.
<3 ----em viết đến đây có ổn chưa ạ,xin chị cho em nhận xét để hoàn thành bài và sữa chữa,rút ra kinh nghiệm cho bản thân ạ---- <3
Chị thực sự rất ấn tượng với bài viết của e :)
Bài viết của em rất có chất văn :D Điều này rất tốt.
Tuy nhiên, chị cx có 1 số nhận xét và bổ sung thế này :)
Xét về tổng thể, e đang làm bài văn chứ ko phải đoạn văn. E nên nhớ là đoạn văn thì ko đc cách đoạn ra nhé. E phải ghi liền vào. Thứ hai, đề yêu cầu lối diễn dịch, e đã ko làm lối diễn dịch mà chuyển sang song hành rồi e. Lối diễn dịch thì chúng ta phải có câu chủ đề ở đầu đoạn như đúng phát biểu của e ý. Và 1 điều chắc chắn là câu hỏi nếu đưa vào lối diễn dịch thì nên là: "Khi nhìn lại chặng đường chiến đấu gian khổ của những thanh niên xung phong thì các bạn có nhận ra được thái độ, trách nhiệm sống của thanh thiếu niên ngày nay chưa? Nếu chưa thì hãy ...." Câu diễn dịch phải đảm bảo có đủ 2 yếu tố e ạ.
Ngoài ra, bài làm của e khá ổn về mặt nội dung nhưng ko khi làm bài thi ko đc có chữ "bla bla..." hay viết tắt e nhé!
Á, còn 1 ý nữa, e vẫn chưa triển khai đc trách nhiệm của thanh niên ngày nay đó.
Ý này thì e cần phải đầy đủ nội dung như sau:
- Thế hệ trẻ phải xác định tư tưởng, tình cảm, lí tưởng sống của mình: yêu quê hương đất nước, tự hào tự tôn dân tộc, có ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc
- Lao động, học tập để khẳng định bản lĩnh, tài năng cá nhân và phục vụ cống hiến cho đất nước, sẵn sàng có mặt khi Tổ Quốc cần.
- Thời đại ngày nay, xu thế toàn cầu là xu thế hội nhập, khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ cao, vậy thế hệ trẻ cần phải học tập tích lũy tri thức để góp phần phát triển đất nước theo kịp thời đại, hội nhập với xu thế phát triển chung của quốc tế.
- Rèn luyện sức khỏe để có khả năng cống hiến và bảo vệ đất nước.
- Quan tâm theo dõi đến tình hình chung của đất nước, tỉnh táo trước hành động của mình không bị kẻ xấu lợi dụng.
- Về vấn đề chủ quyền biển đảo, thanh niên cần hưởng ứng và tích cực các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Internet, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên các diễn đàn, đồng thời kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi vi phạm xâm phạm chủ quyền biển, hải đảo thiêng liêng của Tổ Quốc
=> Như vậy, xây dựng và bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm thiêng liêng của thanh niên nói riêng và của mỗi con người Việt Nam nói chung
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,985
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Câu 1 : ( không cần chép thơ nữa chị nhớ :p)
a) Mùa xuân nho nhỏ là sáng tác độc đáo trong ý tưởng thơ và ngôn ngữ thơ của nhà thơ Thanh hải. Đây là hình ảnh ẩn dụ chỉ mùa xuân riêng trong lòng nhà thơ trước mùa xuân của dân tộc. Nó hoà cùng vào mùa xuân của đất nước. Từ láy “nho nhỏ” vừa chỉ ra cái mùa xuân riêng của nhà thơ vừa gợi lên cái vẻ xinh xinh, đáng yêu của nó. Nhà thơ tự nguyện làm một mùa xuân, ông muốn sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng lại rất khiêm nhường, coi đấy chỉ là một mùa xuân nho nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời chung.
b. Phân tích đoạn thơ:
- Câu đầu tiên của đoạn văn phải nêu được ý chính của hai khổ thơ: Những suy ngẫm và tâm niệm của mình trước mùa xuân của đất nước.
- Điều tâm niệm của nhà thơ: là khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.
+ Hình ảnh thơ tự nhiên giàu sức gợi tả, dùng những hình ảnh của thiên nhiên để nói lên ước nguyện của mình: làm một tiếng chim hót trong rộn rã tiếng chim ca, một cành hoa để góp vào vườn hoa muôn hương sắc, một nốt trầm âm thầm, lặng lẽ để nhập vào khúc ca tiếng hát của nhân dân…
+ Những hình ảnh ấy được nhắc tới ở khổ thơ đầu, lặp lại ở khổ thơ này trong giọng thơ nhè nhẹ, êm ái, ngọt ngào… mang ý nghĩa mới: niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên.
- Đánh giá: Điều tâm niệm ấy thật cao đẹp, chân thành, là sự phát triển tự nhiên trong mạch cảm xúc của bài thơ.
- Điệp từ “ta” như một lời khẳng định. Và cái “ta” vốn chỉ để nói về mình bỗng như trở thành cái “ta” chung của nhiều người, khát vọng của nhiều người.
- Ước nguyện đó được đẩy lên cao thành một lẽ sống cao đẹp: Mỗi người nên cống hiến cho cuộc đời chung một nét riêng, cái phần tinh tuý nhất của mình dù là nhỏ bé, một cách lặng lẽ, khiêm tốn, không kể gì đến tuổi tác.
+ Điệp ngữ “dù là” như một lời tự nhủ với lương tâm -> sự kiên trì, thử thách với thời gian, tuổi già, bệnh tật để mãi là một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương, đất nước.
+ Giọng thơ nhỏ nhẹ, chân tình nhưng mang sức khái quát lớn.
=> Người đọc đồng cảm với một tấm lòng, một lẽ sống cao đẹp.
Làm chuẩn ko cần chỉnh luôn <3
Câu 2:
Giữa hai phần của bài thơ có sự chuyển đổi đại từ nhân xưng của chủ thể trữ tình từ “tôi” sang “ta”. Điều này hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên mà đã được tác giả sử dụng như một dụng ý nghệ thuật thích hợp với sự chuyển biến của cảm xúc và tư tưởng trong bài thơ. Chữ “tôi” trong câu “tôi đưa tay tôi hứng” ở khổ thơ đầu vừa biểu hiện một cái tôi cụ thể rất riêng của nhà thơ, vừa thể hiện được sự nâng niu, trân trọng với vẻ đẹp và sự sống của mùa xuân. Nếu thay bằng chữ “ta” thì hoàn toàn không thích hợp với nội dung cảm xúc ấy mà chỉ vẽ ra một tư thế có vẻ phô trương. Còn trong phần sau, khi bày tỏ điều tâm niệm tha thiết như một khát vọng được dâng hiến những giá trị tinh tuý của đời mình cho cuộc đời chung thì đại từ “Ta” lại tạo được sắc thái trang trọng, thiêng liêng của một lời ước nguyện. Hơn nữa điều tâm nguyện ấy không chỉ là của riêng nhà thơ, cái tôi của tác giả đã nói thay cho nhiều cái tôi khác, nó nhất thiết phải hoá thân thành cái ta. Nhưng “ta” mà không hề chung chung vô tình và vẫn nhận ra được một giọng riêng nhỏ nhẹ khiêm nhường, đằm thắm của cái “Tôi” Thanh Hải: muốn được làm một nốt trầm xao xuyến trong bản hoà ca, đem mùa xuân nho nhỏ đời mình dâng cho đời một cách lặng lẽ chứ không phải phô trương, ồn ào.
:D
Hehe, hình như e đã biết đáp án ở đâu rồi :D Nhưng nếu viết ra đc thì chị tin e đã nhớ đc những nội dung quan trọng và tương lai là hoàn thành tốt phần thi của mk trong kì tuyển sinh lên :D
 
  • Like
Reactions: Phương Trang

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,985
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Lặng lẽ Sa Pa đi chị
Ok e :D
I – Tìm hiểu chung:

1. Tác giả:

- Nguyễn Thành Long (1925-1991), quê ở Duy Xuyên, Quảng Nam.

- Ông viết văn từ thời kháng chiến chống Pháp, là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí.

- Ông thường viết về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc những năm 60-70 thế kỉ XX.

- Truyện ngắn của Nguyễn Thành Long nhẹ nhàng, tình cảm,thường pha chất kí và giàu chất thơ, thấm đẫm chất trữ tình.

- Văn ông thường ánh lên vẻ đẹp của con người nên có khả năng thanh lọc làm trong sáng tâm hồn, khiến chúng ta thêm yêu cuộc sống.

- Nguyễn Thành Long ngoài viết văn còn viết báo, làm xuất bản, dịch một số tác phẩm nổi tiếng của văn học nước ngoài.

- Các tác phẩm tiêu biểu: Giữa trong xanh, Li Sơn mùa tỏi, Bát cơm cụ Hồ, Gió bấc gió nồm, Chuyện nhà chuyện xưởng,Trong gió bão,...

2. Tác phẩm:

a. Hoàn cảnh sáng tác:

- “Lặng lẽ Sa Pa” được sáng tác năm 1970, trong chuyến đi thực tế của tác giả ở Lào Cai. Đây là một truyện ngắn tiêu biểu ở đề tài viết về cuộc sống mới hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

- In trong tập “Giữa trong xanh” (1972) của Nguyễn Thành Long.

b. Bố cục: 3 đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu…đến…”Kìa, anh ta kia”: Anh thanh niên qua lời giới thiệu của bác lái xe.

- Đoạn 2: Tiếp…đến…”không có vật gì như thế”: Cuộc gặp gỡ,trò chuyện giữa anh thanh niên với ông họa sĩ và cô kĩ sư.

- Đoạn 3: Còn lại: Cuộc chia tay cảm động.

c. Chủ đề:Truyện ca ngợi những con người lao động âm thầm trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

d. Tóm tắt vănbản:

Trên chuyến xe khách từ Hà Nội lên Lào Cai, ông họa sĩ già,bác lái xe, cô kĩ sư trẻ tình cờ quen nhau. Bác lái xe đã giới thiệu cho ông họa sĩ và cô kĩ sư làm quen với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. Trong cuộc gặp gỡ 30 phút, anh thanh niên tặng hoa cho cô gái, pha trà và trò chuyện với mọi người về cuộc sống và công việc của anh. Ông họa sĩ muốn được vẽ chân dung anh. Anh thanh niên từ chối và giới thiệu với ông những người khác mà anh cho là xứng đáng hơn anh. Những con người tình cờ gặp nhau bỗng trở nên thân thiết. Khi chia tay, ông họa sĩ hứa sẽ quay trở lại, cô kĩ sư thấy xúc động, yên tâm hơn về quyết định lên Lào Cai công tác, còn anh thanh niên tặng mọi người một làn trứng.

II – Đọc – hiểu văn bản:

1. Tình huống truyện:

- Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” được xây dựng xoay quanh một tình huống truyện khá đơn giản mà tự nhiên. Đó chính là cuộc gặp gỡ tình cở của mấy người khách trên chuyến xe lên Sa Pa với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn.

- Tình huống gặp gỡ này là cơ hội thuận tiện để tác giả khắc họa “bức chân dung” nhân vật chính một cách tự nhiên và tập trung, qua sự quan sát của các nhân vật khác và qua chính lời lẽ, hành động của anh. Đồng thời, qua “bức chân dung” ( cả cuộc sống và những suy nghĩ) của người thanh niên, qua sự cảm nhận của các nhân vật khác ( chủ yếu là ông họa sĩ) về anh và những người như anh, tác giả đã làm nổi bật được chủ đề của tác phẩm: Trong cái lặng lẽ, vắng vẻ trên núi cao Sa Pa, nơi mà nghe tên người ta chỉ nghĩ đến sự nghỉ ngơi, vẫn có bao nhiêu người đang ngày đêm làm việc miệt mài, say mê cho đất nước.

2. Cảnh sắc thiên nhiên Sa Pa:

-Nắng đốt cháy rừng cây, mạ bạc con đèo…

-Cây hoa tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng.

-Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe.

=> Vài nét chấm phá điểm xuyết, nghệ thuật nhân hóa, sosánh ->Tác giả đã khắc họa bức tranh thiên nhiên Sa Pa với vẻ đẹp trong trẻo, thơ mộng, hữu tình. Miêu tả bức tranh thiên nhiên bằng ngôn ngữ trong sáng, mỗi chữ, mỗi câu như có đường nét,hình khối, sắc màu. Văn xuôi truyện ngắn mà giàu nhịp điệu mang âm hưởng một bài thơ về thiên nhiên đất nước.
3. Vẻ đẹp con người:

a. Nhân vật anh thanh niên:

Đây là nhân vật chính của truyện.Tuy nhiên tác giả không cho nhân vật xuất hiện ngay từ đầu mà chỉ gián tiếp qua lời giới thiệu rất ấn tượng của bác lái xe ( rằng anh ta là “một trong những người cô độc nhất thế gian”,rằng anh ta rất “thèm người” và nếu họa sĩ đến gặp thì thế nào “cũng thích vẽ”; sau đó xuất hiện trực tiếp qua cuộc gặp gỡ, trò chuyện với các nhân vật khác trong khoảng thời gian ngắn ngủi ( ba mươi phút). Chỉ 30 phút nhưng cũng đủ để những người tiếp xúc kịp ghi một ấn tượng – kịp để ông họa sĩ thực hiện bức kí họa chân dung, kịp để cô kỹ sư bàng hoàng và có những cái gì đó như hàm ơn về anh.Rồi dường như anh lại khuất lấp vào trong mây mù bạt ngàn và cái lặng lẽ muôn thuở của núi cao Sa Pa. Và mọi người thấm thía điều mà nhà văn muốn nói: Trong cái im lặng của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước.

-> Với cách dựng truyện như thế, anh thanh niên được hiện ra qua sự nhìn nhận, đánh giá của các nhân vật khác: bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư. Qua cách nhìn nhận và cảm xúc của mỗi người, nhân vật anh thanh niên càng thêm rõ nét và đáng mến hơn.

a.1: Hoàn cảnh sống và làm việc:

- Lật từng trang văn của Nguyễn Thành Long, ta thấy anh thanh niên 27 tuổi sống và làm việc một mình trên đỉnh núi cao 2600m, quanh năm làm bạn với mây mù và cây cỏ.

- Anh làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu . Công việc của anh là “đo gió, đo mưa, đo nắng,tính mây và đo chấn động mặt đất, dự báo thời tiết hằng ngày để phục vụ sản xuất và phục vụ chiến đấu”. Một công việc gian khó nhưng đòi hỏi sự chính xác, tỉ mỉ và tinh thần trách nhiệm cao. “Nửa đêm dù mưa tuyết, gió lạnh, đúng giờ ốp thì cũng phải trở dậy ra ngoài trời làm việc”.

- Hoàn cảnh sống khắc nghiệt vô cùng bởi sự heo hút, vắng vẻ; cuộc sống và công việc có phần đơn điệu, giản đơn…là thử thách thực sự đối với tuổi trẻ vốn sung sức và khát khao trời rộng, khát khao hành động. Nhưng cái gian khổ nhất đối với chàng trai trẻ ấy là phải vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ quanh năm suốt tháng ở nơi núi cao không một bóng người. Cô đơn đến mức “thèm người”, phải lăn cây chặn đường dừng xe khách qua núi để được gặp gỡ, trò chuyện.

- Và anh đã vượt qua hoàn cảnh bằng những suy nghĩ rất đẹp,giản dị mà sâu sắc.

a.2. Vẻ đẹp trong tính cách người thanh niên.

* Lòng yêu nghề,tinh thần trách nhiệm với công việc:

- Anh hiểu rằng, công việc mình làm tuy nhỏ bé nhưng liên quan đến công việc chung của đất nước, của mọi người.

- Làm việc một mình trên đỉnh núi cao,không có ai giám sát,thúc giục anh vẫn luôn tự giác, tận tụy. Suốt mấy năm ròng rã ghi và báo “ốp”đúng giờ. Phải ghi và báo về nhà trong mưa tuyết lạnh cóng, gió lớn và đêm tối lúc 1h sáng, anh vẫn không ngần ngại.

- Và anh đã sống thật hạnh phúc khi được biết do kịp thời phát hiện đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta trên bầu trời Hàm Rồng.

- Anh yêu công việc của mình, anh kể về nó một cách say sưa và tự hào.Với anh, công việc là niềm vui, là lẽ sống. Hãy nghe anh tâm sự với ông họa sĩ:“[…] khi ta làm việc, ta với công việc là đôi,sao gọi là một mình được? Huống chi công việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất". Qua lời anh kể và lời bộc bạch này, ta hiểu rằng anh đã thực sự tìm thấy niềm vui và hạnh phúc trong công việc thầm lặng giữa Sa Pa và sương mù bao phủ.

* Anh biết tạo ra một cuộc sống nền nếp văn minh và thơ mộng:

- Sống một mình trên đỉnh núi cao, anh đã chủ động sắp xếp cho mình một cuộc sống ngăn nắp: “một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm”.Cuộc sống riêng của anh “thu gọn lại một góc trái gian với chiếc giường con,một chiếc bàn học, một giá sách”.

- Ngoài công việc, anh còn trồng hoa, nuôi gà, làm cho cuộc sống của mình thêm thi vị, phong phú về vật chất và tinh thần.

- Cuộc sống của anh không cô đơn, buồn tẻ vì anh có một nguồn vui đó là đọc sách. Anh coi sách như một người bạn để trò chuyện, để thanh lọc tâm hồn. Sách là nhịp cầu kết nối với thế giới nhộn nhịp bên ngoài. (khi bác lái xe đưa gói sách cho anh, anh“mừng quýnh” như bắt được vàng)

* Sự chân thành, cởi mở và lòng hiếu khách:

- Sống trong hoàn cảnh như thế sẽ có người dần thu mình lại trong nỗi cô đơn.Nhưng anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi “ thèm người”,lòng hiếu khách đến nồng nhiệt và sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo.

- Biểu hiện:

+ Tình thân với bác lái xe, thái độ ân cần chu đáo, tặng củ tam thất cho vợ bác vừa mới ốm dậy.

+ Vui sướng cuống cuồng khi có khách đến thăm nhà.

+ Anh đón tiếp khách nồng nhiệt, ân cần chu đáo : hái một bó hoa rực rỡ sắc màu tặng người con gái chưa hề quen biết: “Anh con trai, rất tựnhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái,và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy”, pha nước chè cho ông họa sĩ.

+ Anh trò chuyện cởi mở với ông họa sĩ và cô kĩ sư về công việc, cuộc sống của mình, của bạn bè nơi Sa Pa lặng lẽ.

+ Đếm từng phút vì sợ hết mất ba mươi phút gặp gỡ vô cùng quý báu.

+ Lưu luyến với khách khi chia tay, xúc động đến nỗi phải “quay mặt đi” và ấn vào tay ông hoạ sĩ già cái làn trứng làm quà, không dám tiễn khách ra xe dù chưa đến giờ “ốp”

+…

-> Tất cả không chỉ chứng tỏ tấm lòng hiếu khách của người thanh niên mà còn thể hiện sự cởi mở, chân thành, nhiệt tình đáng quí.

* Sự khiêm tốn,thành thật:

Anh còn là người rất khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và những lời giới thiệu nhiệt tình của bác lái xe là chưa xứng đáng, đóng góp của mình chỉ là bình thường nhỏ bé, anh vẫn còn thua ông bố vì chưa được đi bộ đội, trực tiếp ra chiến trường đánh giặc. Khi ông hoạ sĩ kí hoạ chân dung,anh từ chối, e ngại và nhiệt tình giới thiệu những người khác đáng vẽ hơn anh nhiều (ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét...)

=>Tóm lại, chỉ bằng một số chi tiết và anh thanh niên chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc của truyện, nhưng tác giả đã phác hoạ được chân dung nhân vật chính với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa của công việc.

=> Anh thanh niên là hình ảnh tiêu biểu cho những con người ở Sa Pa, là chân dung con người lao động mới trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

b. Nhân vật ông họa sĩ:

- Tuy không dùng cách kể ở ngôi thứ nhất nhưng hầu như ngườikể chuyện đã nhập vào cái nhìn và suy nghĩ của nhân vật ông họa sĩ để quan sátvà miêu tả từ cảnh thiên nhiên đến nhân vật chính của chuyện. Từ đó, gửi gắmsuy nghĩ về con người, về nghệ thuật.

- Ngay từ những phút ban đầu gặp gỡ anh thanh niên, bằng sựtừng trải nghề nghiệp và niềm khao khát của người nghệ sĩ đi tìm đối tượng củanghệ thuật, ông đã xúc động và bối rối.

- Ông muốn ghi lại hình ảnh anh thanh niên bằng nét bút kíhọa và “người con trai ấy đáng yêu thật nhưng làm cho ông nhọc quá”. Những xúccảm và suy tư của nhân vật ông họa sĩ về người thanh niên và về những điều khácnữa được gợi lên từ câu chuyện của anh làm cho chân dung nhân vật chính thêmsáng đẹp và tạo nên chiều sâu tư tưởng.

c.Nhân vật cô kĩsư.

- Đây là cô gái dám rời Hà Nội, bỏ lại sau lưng “mối tìnhđầu nhạt nhẽo” để lên công tác ở miền cao Tây Bắc. Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anhthanh niên, những điều anh nói, câu chuyện anh kể về những người khác đã khiếncô “bàng hoàng”, “cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của ngườithanh niên, về cái thế giới những con người như anh mà anh kể, và về con đườngcô đang đi tới”. Nhờ cái “bàng hoàng” ấy, cô mới nhậnra mối tình của mình bấy lâu nay nhạt nhẽo biết bao, cuộc sống của mình lâu naytầm thường biết bao, thế giới của mình lâu nay nhỏ bé biết bao ! Khoảnhkhắc bàng hoàng ấy chính là sự bừng dậy của những tình cảm lớn lao, cao đẹp khingười ta bắt gặp được những ánh sáng đẹp đẽ toả ra từ cuộc sống, từ tâm hồnngười khác.

- Cùng với sự bàng hoàng ấy là “một ấn tượng hàm ơn khótả dạt lên trong lòng cô gái. Không phải chỉ vì bó hoa rất to sẽ đi theocô trong chuyến đi thứ nhất ra đời. Mà vì một bó hoa nào khác nữa, bó hoa củanhững háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho thêm cô”. Cuộc gặp gỡ đã khơi lêntrong tâm tư cô gái trẻ những tình cảm và suy nghĩ mới mẻ, cao đẹp về conngười, về cuộc sống. Qua tâm tư của cô gái, ta nhận ra vẻ đẹp và sức ảnh hưởngcủa nhân vật anh thanh niên.

d, Bác lái xe:

- Bác lái xe là nhân vật xuất từ đầu truyện, nhưng cũng kịpthể hiện những nét đẹp trong tính cách. Là người rất yêu công việc, suốt 30 nămtrong nghề lái xe mà vẫn luôn giữ được tính cởi mở, niềm nở có trách nhiệm vớicông việc, nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên và con người. Bác lái xe làcầu nối giữa anh thanh niên và cuộc đời ( mua sách cho anh, dừng xe dưới chânđồi để anh trò chuyện, giới thiệu những người bạn mới cho anh). Bác lái xe cũnglà người dẫn dắt truyện, kích thích sự tò mò của ông họa sĩ và cô kĩ sư về anhthanh niên – người cô độc nhất thế gian, người rất “thèm người”

=> Qua cảm xúc,suy nghĩ và thái độ cảm mến của bác lái xe, cô kĩ sư, ông họa sĩ, hình ảnh anh thanhniên được hiện ra càng rõ nét và đẹp hơn. Chủ đề của tác phẩm mở rộng thêm vàgợi ra nhiều ý nghĩa. Bức chân dung nhân vật chính như được soi rọi nhiều luồngánh sáng khiến nó thêm rạng rỡ và ánh lên nhiều màu sắc.

e. Trong tác phẩm,còn có những nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ xuất hiện gián tiếp quacâu kể của anh thanh niên cũng góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm. Đó là:

- Anh bạn đồng nghiệp lặng lẽ cống hiến trên đỉnhPhan-xi-păng cao 3142 mét.

- Ông kĩ sư vườn rau Sa Pa hết lòng với công việc. Kiên trì, bền bỉ, làm việc trong âm thầm lặng lẽ “ngày này sang ngàykhác”. Ông ngồi im trong vườn su hào rình xem cách ong lấy phấn, thụ phận chohoa su hào. Và tự ông đi thụ phấn cho từng cây su hào để củ su hào nhân dântoàn miền Bắc ăn được to hơn, ngọt hơn. Ông kĩ sư làm cho anh thanh niên cảmthấy cuộc đời đẹp quá! Công việc thầm lặng ấy chỉ những con người nơimảnh đất Sa Pa mói hiểu hết được ý nghĩa của nó.

- Anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét. Anh luôn ởtrong tư thế sẵn sằng suốt ngày chờ sét “nửa đêm mưa gió,rét buốt,mặc, cứ nghesét là choáng choàng chạy ra”. Anh đã hi sinh hạnh phúc cá nhân vì niềm đam mêcông việc để khai thác “của chìm nông, của chìm sâu” dưới lòng đất làm giàu choTổ quốc.

- Ông bố anh thanh niên xung phong đi bộ đội.

-> Dù không xuấthiện trực tiếp trong truyện mà chỉ gián tiếp qua lời kể của anh thanh niên,song họ hiện lên với những nét tuyệt đẹp trong tâm hồn và cách sống. Họ lànhững người say mê công việc. Vì công việc làm giàu cho đất nước, họ sẵn sànghi sinh tuổi thanh xuân, hạnh phúc và tình cảm gia đình. Cuộc sống của họ lặnglẽ và nhân ái biết bao.

III. Tổng kết:

1. Nội dung:Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” khắc họa thành công hình ảnh những conngười lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khítượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của conngười lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.

2. Nghệ thuật:

- Cốt truyện đơn giản, xoay quanh một tình huống đó là cócuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già,cô kĩ sư trẻ và một anh thanh niên làmcông tác khí tượng. Cuộc gặp gỡ chỉ diễn ra trong chốc lát nhưng đã để lại mộtấn tượng gợi nhiều suy nghĩ và dẫn chúng ta tới những nhân vật mới: kĩ sư vườnrau, nhà nghiên cứu sét.

- Xây dựng nhân vật chân dung, nhân vật được ghi lại đượcđánh giá qua những cảm nhận trực tiếp nhưng không hề nhạt nhòa bởi được khắchọa qua nhiều điểm nhìn và miêu tả tinh tế.

- Chất thơ của “Lặng lẽ Sa Pa” cũng phụ trợ đắc lực cho bàica, ca ngợi con người bình dị mà cao quý: trong tình huống trữ tình, trong bứctranh thiên nhiên, trong lời đối thoại, nhưng quan trọng nhất đó là những ýnghĩ, cảm xúc của người trong cuộc và vẻ đẹp rất đỗi nên thơ, nên hoa, nên nhạccủa lối sống mà nhân vật chính gợi ra.

IV. Bài Tập Tự Luyện:
Câu 1: Tình huống cơ bản của truyện “LLSP” là như thế nào? Vai trò của tình huống ấy đối với việc thể hiện nhân vật và chủ đề của truyện.
Câu 2. Nêu cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện “lặng lẽ Sa Pa”.
Câu 3: Nêu cảm nhận về nhân vật ông họa sĩ trong truyện “lặng lẽ Sa Pa”.
Câu 4 : Nhân vật cô gái trong « Lặng lẽ Sa Pa ».
Câu 5. Hãy triển khai mỗi câu chủ đề dưới đây thành một đoạn văn:
a.“ Dưới vẻ đẹp lặng lẽ, thơ mộng của Sa Pa - nơi thường gợi đến sự nghỉ ngơi vẫn có những con người hăng say làm việc cho đất nước.
b“Lặng lẽ Sa Pa” là tiếng nói của tình yêu thương.
Câu 6. Trong "Lặng Lẽ Sa Pa" , bác lái xe đã giới thiệu với ông hoạ sĩ về anh thanh niên là "người cô độc nhất thế gian". Theo em, ý kiến của bác lái xe có đúng không ? Ghi lại vắn tắt ý kiến của em.
Câu 7 : Viết đoạn văn quy nạp : dùng phép thế đồng nghĩa (12 câu) với nội dung: "Ông họa sĩ là một con người có tâm hồn nhạy cảm, có nhiều suy nghĩ sâu sắc về nghề nghiệp."
Câu 8 : Viết đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật cô kĩ sư trẻ.
Câu 9 : Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu : Những trang văn của Nguyễn Thành Long đã khắc hoạ thiên nhiên Sa Pa thật rực rỡ, nên thơ, giàu cảm xúc.
(Đoạn văn có sử dụng một câu thảm thán. Gạch 1 gạch chỉ rõ. )
Câu 11 : Nhan đề "Lặng Lẽ Sa Pa" có ý nghĩa như thế nào ?
Câu 12. Đoạn trích:
“Trong cái im lặng của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa mà chỉ nghe thấy tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”.
( Nguyễn Thành Long, “Lặng lẽ Sa Pa”)
Lời nhận xét trên là của nhân vật nào trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”? Hãy phân tích một hoặc nhiều nhân vật trong truyện ngắn để làm sáng tỏ nhận xét đó.
@Anh Hi @Autumn Maple @Phương Trang @thuyhuongyc
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom