Ht : Hà tịnh mình ơi :d

M

merimi

Bất ngờ wá, thì ra em và anh Vân Long là đồng hương. Chậc, anh ở huyện nào dzậy???
Ờ mà điểm danh nựa hè.
No1: merimi mèo béo OK
 
M

merimi

Em đọc topic thấy bùn cười wá, nhìu người hổng bik cu đơ là...cái giống gì:mad: nên bây h em sẽ cho mọi người bik(tất nhiên là các anh chị ngoại tỉnh) bik cu đơ là...cái giống gì :D
Kẹo Cu Đơ là một loại kẹo đặc sản của tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam. Kẹo được nấu từ mật mía, đường, mạch nha, gừng có thêm lạc nhân và được đổ vào hai miếng bánh tráng ép lại. Cái tên Cu Đơ xuất phát từ tên ghép Cu Deux trong đó deux là hai trong tiếng Pháp.[1]

Mật mía được bỏ vào chảo ( chuyên dùng), sau khi đun sôi chảy, cần thêm một sốphụ gia như gừng, bột mạch nha để bánh được mềm hơn sau khi tráng và một nguyên liệu rất quan trong đó là lạc nhân ( đậu phộng hạt). Lạc được bỏ vào chảo mật đang sôi, với nhiệt độ nhất định, lạc sẽ giòn tan và rất thơm trong miếng bánh cu đơ. Sau khi mọi thứ đã vừa độ, người làm bành sẽ dùng những miếng bánh tráng cắt sẵn theo hình tròn, đổ hỗn hợp kẹo lên và ốp hai mẩu bánh tráng lại với nhau. Sau khi đã hoàn thành công đoạn chế biến cu đơ, người ta thường xếp chồng lên nhau khoảng 5 đến 10 cặp bánh gói vào giấy báo và đựng vào túi nilon để bánh được giòn lâu và không bị ẩm.

Kẹo Cu Đơ được nấu từ lạc và mật mía, lúc đầu mật được bỏ vào chảo đun sôi chảy ra thành khuôn và thêm một số phụ gia như gừng, bột mạch nha và lạc vừng (đậu phộng). Sau đó tất cả được đổ ra bánh đa nướng (bánh tráng) và ốp hai mẩu bánh tráng lại với nhau thay cho miếng giấy lót dưới kẹo lạc mà mỗi lần ăn phải bóc bằng tay, vừa sạch sẽ, lại đỡ mất công bóc giấy mà ăn vẫn giòn, ngon, hợp khẩu vị. Một loại nấu non (mềm hơn), múc vào bát con (đọi) và dùng thìa để xúc ăn gọi là "kẹo đọi", chủ yếu bán tại nhà. Loại kẹo này thường được thưởng thức cùng với nước chè xanh.

Kẹo Cu Đơ ban đầu chỉ được gọi đơn giản là kẹo lạc nhưng sau đó được đổi tên thành kẹo Cu Hai để ghi danh người làm ra nó, vốn là một người cha có hai con trai (cu hai). Cái tên Cu Đơ như hiện nay bắt nguồn từ tiếng Pháp Deux (đọc là đơ) có nghĩa là hai. Có nhiều cách giải thích cho cái tên ghép này, có thể nó bắt nguồn từ cách gọi của những người Hà Tĩnh theo Tây học, cũng có thể nó bắt nguồn từ những lính Pháp vô tình được ăn kẹo Cu Hai.[1]

(theo wikipedia)

Còn đây là bài viết của 1 tác giả tên Mỹ Hiền(chắc là người HT) viết về thứ đặc sản này:
"Đi mô cũng nhớ về Hà Tĩnh"

Trong nỗi nhớ của người đi xa, có lẽ còn đằm ở đầu lưỡi hương vị riêng biệt của kẹo Cu Đơ. Nghe kể lại rằng từ xa xưa có một ông cụ người Hương Sơn (một huyện thuộc tỉnh Hà Tĩnh) tên là Cu Đơ (Cu Đơ tiếng địa phương có nghĩa là anh Đơ) chuyên nấu loại kẹo này để ăn. Anh Cu Đơ chính là người đã đặt những "viên gạch" đầu tiên để tạo ra sản phẩm này. Chỉ đơn giản là sự kết hợp giữa mật và lạc, pha thêm một chút gừng, chanh, toàn những thứ dễ kiếm ở quê nhà. Khi ông Cu Đơ qua đời người dân ở đây đã nối nghề ông, và từ đó thứ kẹo mộc mạc kia được mang tên người làm ra nó: Cu Đơ.

Cu Đơ ở thị xã Hà Tĩnh đủ cả bốn mùa, nhất là mùa đông, khi cái lạnh đã về, Cu Đơ được tiêu thụ nhiều nhất. Dọc đường số 1, từ ngã ba Hà Tĩnh đi vào đến cầu Phủ - hai bên đường đâu đâu cũng treo tấm bảng: "Tại đây có bán Cu Đơ", Cu Đơ được xếp thành từng chồng, gói bọc cẩn thận để người đi đường dễ dàng xuống mua mà không phải mất thời gian. Mỗi lần có xe dừng lại, những người bán hàng rong chạy xúm lại "Ai mua Cu Đơ này". Hành khách ở trên xe ai cũng nếm thử một miếng Cu Đơ để nhớ một lần qua cái xứ nắng nóng.

Cu Đơ được nấu từ mật có thêm một ít nha nấu đúng kỹ thuật là loại rất ngon. Để tấm Cu Đơ đạt tiêu chuẩn phải là loại Cu Đơ nấu đúng kỹ thuật, cái bánh đa phải là loại bánh vừa phải, không dày, không mỏng có thêm những hạt vừng đen. Lạc cũng là một trong những nguyên liệu quyết định Cu Đơ ngon hay không? Lạc phải được rang lên bằng lạc củ, rồi sau đó mới bóc thành lạc nhân, như thế lạc mới không bị cháy mà còn thơm và giòn nữa, lạc phải chắc và đều... Và cuối cùng là nguyên liệu mật - mật là nguyên liệu quan trọng nhất. Mật mía phải nguyên chất, không được pha tạp đường, nếu có đường vào là tấm Cu Đơ sẽ không ngon và nhanh hỏng.

Nhìn bề ngoài, kẹo Cu Đơ khá mộc mạc, nhưng để làm cho ngon cũng lắm công phu, từ khâu chuẩn bị chất liệu đến khâu chế biến rồi đến công đoạn nấu, từng tí từng tí một rất tinh tế.

Chỉ có ở Hà Tĩnh mới làm ra được những tấm Cu Đơ thuyết phục khách tứ phương mà thôi. ở Nghệ An hay Quảng Bình cũng có Cu Đơ bày bán la liệt ở ga tàu hay bến xe, nhưng không đủ hương vị như Cu Đơ Hà Tĩnh.

Cu Đơ uống với nước chè xanh thì thật là tuyệt vời. Cái mùi vị béo ngọt, thơm cay dìu dịu thấm dần rồi lan tỏa trên đầu lưỡi để lại cảm giác khó quên cho ai đã được một lần nếm thử.

Cu đơ ngon lắm mọi người ạ. Nếu có dịp về thăm Hà Tĩnh quê tui, mời mọi người mua một đùm cu đơ về ăn, ngoon tận gan tận ruột lun đoá, nổi tiếng thì có cu đơ ông Lung trước cửa trường Cao Đẳng Y tế hay nổi tiếng nhất có cu đơ Thư Viện ở Cầu Phủ đó. Có thể nói, ai chưa an cu đơ là chưa đến Hà Tĩnh. Thử đi dzồi biết và cho cảm nhận mọi người nha!!!:)>-
 
M

merimi

Lại về cu đơ nữa nè!!!

Kẹo Cu Đơ - đặc sản Hà Tĩnh

Mỗi buổi chiều tàn, khi những đụn khói bắt đầu len qua những nóc nhà tranh thì ở phía tây cầu Phủ, người đi đường như bị níu kéo bởi mùi thơm của mật mía, đường, mạch nha, gừng hòa quyện vào nhau. Đó là những nguyên liệu làm nên kẹo cu đơ, một loại kẹo đặc sản của tỉnh Hà Tĩnh mà người xưa đã từng ngâm nga: "Chè xanh thêm chút gừng cay, cu đơ Hà Tĩnh làm say lòng người".

Huyền thoại kẹo cu đơ

Ngày xưa, ở một làng thuộc huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, một gia đình nọ có hai đứa con trai khôi ngô tuấn tú nhưng nhà lại rất nghèo. Họ làm quần quật suốt ngày mà cơm không đủ ăn, áo không đủ ấm. Một hôm cậu con trai cả về thưa với cha mẹ là sẽ cưới vợ. Hai ông bà lo lắng không biết lấy đâu ra đồ sính lễ.

Nhà lại không có rượu, không có heo, không có nếp lấy gì mà đãi bà con chòm xóm. Trong lúc bế tắc, người cha mới đánh liều nấu mật mía sôi lên rồi đổ lạc (đậu phộng) vào. Khi đem ra đãi, ai ăn cũng thấy ngon. Được mọi người ưa thích, ông tiếp tục nấu và đem đi bán ở những làng lân cận. Từ đó, kiểu nấu mật mía với lạc lan rộng khắp huyện Hương Sơn.

Ban đầu nó có tên là kẹo lạc (vì chỉ có mật mía và lạc) nhưng người ta thấy như vậy là bất công cho người sáng chế nên gọi là kẹo “cu Hai” (một người cha có hai thằng con trai). Khi phong trào Tây học nở rộ, những ông nghè ở đây mới đổi từ "Hai" thành "Deux" (tiếng Pháp có nghĩa là hai, số 2) cho "trí thức". Còn "cu" chỉ có người Việt Nam mới dùng, là tên gọi thân mật dành cho con trai (cu Tý, cu Tèo). Các cụ vắt óc suy nghĩ cũng không biết đổi từ “cu” như thế nào, đành kết hợp cách gọi Việt - Pháp là "cu deux" (cu đơ).

Xung quanh cái tên gọi dân dã này cũng có nhiều cách giải thích. Đó là vào thời kỳ thực dân Pháp xâm lược, khi những người lính Pháp vô tình ăn trúng kẹo “cu Hai”, ghiền quá mới cho người truy tìm. Khi biết tên gọi của nó, họ mới đổi từ "Hai" thành "Deux" cho phổ thông, để người Pháp tiện gọi. Còn "cu" thì chịu, không biết đổi cách nào đành kết hợp đầu Việt, đuôi Pháp là "cu Deux" (cu đơ).

Những bậc cao niên xưa của vùng đất Hà Tĩnh có một thói quen rất tao nhã. Đêm đêm bên ấm nước chè xanh cùng dăm ba miếng cu đơ, các cụ ngồi "tức nguyệt, ngắm hoa, chờ sao rụng". Cu đơ ngày xưa chỉ có lạc với mật mía, khi nguội, nó cứng như đá, mà kẹo thì không ghi "chống chỉ định: để xa tầm tay những người răng yếu". Thế là sau một đêm "tức nguyệt", các cụ nhà ta răng còn, răng mất. Đó là giai thoại vui mà các bậc cha chú thường kể cho con cháu nghe để so sánh với miếng kẹo cu đơ ngày nay.

Nhà nhà nấu kẹo cu đơ

Không phải là nơi xuất xứ, nhưng phường Đại Nài (thị xã Hà Tĩnh) là nơi giữ được cái tinh túy của kẹo cu đơ. Phường này nằm gần cầu Phủ nên đã hình thành một thương hiệu: "Cu đơ cầu Phủ". Chỉ có 154 hộ dân nhưng mỗi hộ dân là một lò nấu kẹo nên người ta gọi phường này là "Làng cu đơ". Đây là làng duy nhất của tỉnh Hà Tĩnh được cấp giấy chứng nhận hành nghề thông qua "Chương trình phát triển doanh nghiệp cho phụ nữ trong lĩnh vực chế biến thực phẩm ở miền Trung Việt Nam giai đoạn II". Vì thế ở làng này đã có một thư viện lớn trưng bày kẹo cu đơ qua các thời kỳ.

Gia đình bà Sáng có lò kẹo cu đơ khá nổi tiếng. Bà năm nay đã gần 70 tuổi. Bà nấu kẹo cu đơ đã mấy chục năm nay. Con cái bà đã thành đạt, bà bảo là "nhờ vào những nồi kẹo cu đơ, chứ làm nông nghiệp, lấy đâu ra tiền cho chúng học hành". Cái quán nhỏ của bà lúc nào cũng đầy khách. Vào buổi trưa, khi xung quanh đã chìm trong giấc ngủ, bà lại ngồi xắt từng lát gừng mỏng. Bà giải thích rằng, ban đầu người ta dùng gừng như một liều thuốc để chống sôi bụng. Nhưng bây giờ không có gừng thì không phải là kẹo cu đơ.

Trước kia, kẹo cu đơ chỉ đơn thuần chỉ là mật mía và lạc thì giờ nguyên liệu vô cùng phong phú. Người làng này đã biết kết hợp một cách hoàn hảo giữa mật mía, đường, mạch nha, gừng, lạc và bánh tráng. Chính những thứ gần gũi đó đã tạo nên một hương vị độc đáo cho kẹo cu đơ. Theo bà Sáng, có một số làng chỉ nấu đường hoặc mật, còn lạc thì rang lên. Nhưng như thế thì không ngon. Lạc không cần rang mà phải phơi cho thật giòn.

Theo quy trình, mật mía, đường, mạch nha trộn chung nấu trước, khi sôi mới đổ lạc vào. Đây là lúc khó khăn nhất vì cần phải khuấy đều liền tay, nếu không sẽ bị cháy dưới đáy nồi. Sau cùng mới bỏ gừng vào. Vào mùa nắng phải nấu đến 1 tiếng đồng hồ, gọi là nấu già, còn mùa mưa thì nấu non, chỉ cần 45 phút. Lò cu đơ của bà đã được nhân rộng ở một số địa phương như Huế, Đà Nẵng.

Làng Đại Nài phất lên nhờ có thêm nghề tay trái, nghề nấu kẹo cu đơ. Dì Quế năm nay 53 tuổi. Dì mới nấu kẹo cu đơ được 4 năm, một ngày dì phải nấu tới 3 nồi. Mía, lạc, gừng đều tự trồng. Còn mạch nha và bánh tráng thì phải mua. Với nguyên liệu sẵn có như thế, số tiền lời dì kiếm được rất khá. Thấy dì kiếm tiền nhanh và đơn giản, anh em của dì trả bớt ruộng đất để đầu tư vào lò cu đơ. Và bây giờ, gia đình dì ai cũng được cấp giấy chứng nhận.

Còn gia đình dì Sương thì có truyền thống làm cu đơ đã mấy đời. Trước đây, các cụ cũng chỉ nấu đơn giản với hai loại nguyên liệu. Nhưng giờ con cháu đã biết kết hợp nhiều loại để có miếng kẹo ngon nhất nên lò cu đơ của dì đã được người trong tỉnh truyền tai nhau. Mỗi dịp cưới hỏi hay liên hoan, mọi người đều đến lò cu đơ của dì để đặt hàng. Những người đi xuất khẩu lao động hay đi du học cũng đến đây để mua, mang sang nước bạn làm quà.

"Làng cu đơ" trải dài từ bến xe Hà Tĩnh cho tới cầu Phủ. Những chuyến xe khách Bắc - Nam mỗi lần qua đây đều dừng lại để khách mua quà. Vào buổi sáng, ở làng này nhộn nhịp bán hàng cho khách vào Nam, ra Bắc. Thế nhưng vào buổi chiều thì khá im ắng. Vì thế, mỗi buổi chiều tàn, khi những đụn khói bắt đầu len qua những nóc nhà tranh thì ở phía tây cầu Phủ, người đi đường như bị níu kéo bởi mùi thơm của mật mía, đường, mạch nha, gừng hòa quyện vào nhau. Mùi dẻo quẹo của mật mía nguyên chất, mùi cay cay của gừng, mùi ngọt lịm của mạch nha khiến cho mọi người chỉ cần ngửi đã "say".

Người Hà Tĩnh xem kẹo cu đơ như như linh hồn của quê hương. Những gia đình có con đi làm ăn xa, cứ mỗi lần có người cùng quê vào thăm, nhất định họ phải gửi theo vài bịch kẹo. Nếu như lâu lâu không có ai về, họ sẽ gửi qua đường bưu điện. Ông Hùng, có 5 người con đều đi làm ăn ở trong Nam, cứ vài tháng ông lại gửi kẹo cu đơ cho các con. Ông bảo rằng, chúng nó đi gần 5 năm mà chưa về thăm quê, cứ sợ chúng quên. Ông phải gửi để nhắc nhở con cái.

Ban đầu nhìn thấy miếng cu đơ sần sùi, chẳng bắt mắt tí nào, ai cũng ngại ăn. Nhưng ai có "dũng cảm" nếm một lần sẽ không bao giờ quên. Lúc miếng kẹo hòa tan trong miệng, ta không thể phân biệt được có bao nhiêu thứ cấu thành. Tất cả là một cảm giác ngọt lịm trên đầu lưỡi, vị cay cay của gừng và chất bùi bùi của hạt lạc đọng lại mãi trong cảm giác. Kẹo cu đơ mang đậm dấu ấn của con người Hà Tĩnh, bên ngoài thì sần sùi chất phác, tên gọi thì dân dã, đơn sơ nghe đến nực cười nhưng bên trong là cả một nội lực tiềm tàng. Có phải đó là thứ để mà "Ai đi mô cũng nhớ về Hà Tĩnh!".

Theo Thanh Niên
 
R

rooney_cool

Mình quê ở Hương Sơn nè! Khi nào về cũng ăn cu đơ đừ điếc! :p:p
Giờ lại thèm!:p
 
A

anhquynhta

tui quê Nghệ Tĩnh nè, nghe 2 tên nghệ tĩnh có sao đâu nhỉ? :) ngày 28 / 6 đội nghệ tĩnh được giải Chim Én(giải các hội đồng hương ở Hà nội) đấy ;)

**********NGHỆ - TĨNH VÔ ĐỐI************
 
C

chichi_huahua

ha!Các bác cho em điểm danh với! Dừ mới chộ cái topic ni!!! Vui hẻ!
thấy các bác quảng cáo cu đơ em phát khiếp luôn.Hoành tráng quá!!!!!( Có gì thất lễ xin đc lượng thứ):))
 
C

chichi_huahua

có quảng cáo cu đơ rùi thì cũng phải có cái khác với !!!!!!Như biển thiên cầm,Đèo ngang (kỳ anh quê tui đó),....
 
K

kira_l

hà tĩnh quê ta đó :))

ý quên nhầm :))

quê của thím của chú mềnh chớ nhỉ ;;)

chả biết có đẹp hay ko nữa :|
 
H

havy_204

hờ hờ
cho em tham gia với :D
em là dân Hà Tĩnh ''một thời nè'':-@
vào đây thăm chốn xưa dc hok vậy????;))(h là dân Nghệ An ròi);))
 
M

merimi

Bãi biển Thiên Cầm - sự hấp dẫn của vẻ hoang sơ
Bãi biễn Thiên Cầm.
Bãi biễn Thiên Cầm.

Cách thị xã Hà Tĩnh 26 km về phía Nam, theo quốc lộ 1A, bãi biển này ngày càng nổi tiếng bởi vẻ đẹp tự nhiên, sự nhộn nhịp xô bồ chưa hề in dấu. Nơi đây còn được thiên nhiên ban tặng thêm những những hòn đảo, dãy núi uốn lượn viền quanh rất tự nhiên

Sát bờ biển là núi Thiên Cầm hùng vỹ, tương truyền khi vua Hồ Quý Ly đi thị sát đất phòng thủ, đến nơi này vẳng nghe tiếng gió, tiếng sóng, tiếng lá reo cùng dội vào vách núi tạo nên một bản nhạc du dương, nên đặt tên cho vùng này là Thiên Cầm (đàn trời).

Trừ những ngày biển động, còn bất cứ lúc nào du khách cũng có thể lên một chiếc thuyền máy, chạy chưa đầy 30 phút là ra tới đảo Bớc. Đảo có một bãi đá tuyệt đẹp quay ra biển, sóng dội trắng tinh. Phía quay vào bờ là bãi tắm lý tưởng lăn tăn gợn sóng, êm đềm như mặt nước Hồ Tây. Chiều đến, khách có thể ngồi nơi chòi gỗ đơn sơ, nhâm nhi mấy con cua bể hay cá thu hấp tươi rói vừa vớt từ lưới lên.

Rời đảo Bớc, thuyền sẽ đưa du khách ghé vào bãi tắm Tiên dưới chân núi Tượng. Bãi tắm chồng chất các hang đá và bãi cát đan xen, có khe nước vừa mặn, vừa ngọt phân chia ranh giới tùy theo thủy triều vào, ra. Rải rác theo bờ đá, là những người thợ bẫy chim cu kỳ, lặn tôm hùm, bắt nhím biển.

Từ năm 2001 đến nay, tỉnh Hà Tĩnh phối hộp cùng Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại kết hợp đầu tư 30 tỷ đồng cho việc hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng như làm đường nhựa vào từ quốc lộ 1A, xây dựng hệ thống điện, nước, tu bổ đền chùa, di tích, làm công tác vệ sinh môi trường... Sắp tới, tỉnh sẽ tiếp tục đầu tư thêm hơn 70 tỷ đồng cho việc hoàn chỉnh, nâng cấp 100 ha diện tích thị trấn Thiên Cầm và xây dựng một số khách sạn liên doanh lớn.

(Theo Nhân Dân)


He thik Thiên Cầm có Thiên Cầm ròy nhớ chị chi hua;))
 
M

merimi

Bất chấp tất cả để mọi người biết đến HTĩnh mình (cũng tại nghe đứa bạn đi du học ở HN nói dân trên nớ bôi bác hà tĩnh ghê quá:()
 
P

phamminhkhoi

Trên ni nỏ ai bô bái dân Hà tịnh bao giừ;)) Nói nghe oan rứa:D

Nói vậy hôm nào phải vô Hà tĩnh chơi:))
 
M

merimi

He.Anh biết nói thế nào hôk?:D

Bạn em có ở HN học hè 3 tháng. Về nó kể thế này: Ở đó nó hỏi bọn nớ có biết hà tĩnh ko? Bọn nó mới nói:"Hà Tĩnh có phải là huyện gì gì đó của tỉnh Vinh ko?!?!?!"

Sinh nản i đc:|
 
0

0ops

Rứa a? ;)) mình ở HN 2 năm có thấy đứa nào hỏi thế đâu nhỉ ;))
Chỉ thấy ra ngoài đường chả đứa nào hỏi "mày là dân Hà Tĩnh à?" mà chỉ toàn hỏi "mày là dân Nghệ An à?" khi nghe giọng đặc sản
 
0

0ops

Rứa a? ;)) mình ở HN 2 năm có thấy đứa nào hỏi thế đâu nhỉ ;))
Chỉ thấy ra ngoài đường chả đứa nào hỏi "mày là dân Hà Tĩnh à?" mà chỉ toàn hỏi "mày là dân Nghệ An à?" khi nghe giọng đặc sản 8->
 
Top Bottom