Sinh 12 HSG QG

SirenJack

Học sinh mới
Thành viên
25 Tháng bảy 2020
1
1
6
24
Hà Nội
THPT Nguyễn Huệ
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

a) Khi xử lý tế bào E. coli kiểu dại riêng rẽ với hóa chất acridin và 5-brômôuraxin (5-BU), người ta thu được tương ứng hai dòng đột biến LacZ-1 và LacZ-2 mang đột biến điểm trong gen LacZ. Hai dòng đột biến này nhiều khả năng mang loại đột biến gen nào? Giải thích.
- Câu trả lời của mình LacZ-1: đột biến thêm hoặc mất 1 cặp nu
LacZ2: đột biến thay thế cặp A-T thành G-X
Mình không biết là đề bài yêu cầu giải thích cái gì nhỉ? Hay giải thích là do hoá chất đấy thì tương ứng với hậu quả ấy?
b) Sinh vật nhân thực có hai quá trình giúp một gen trong cùng cơ thể có thể mã hóa nhiều hơn một loại prôtêin. Đó là hai quá trình nào? So sánh cơ chế và sản phẩm của hai quá trình đó.
- Cái này mình nghĩ là quá trình phiên mã và dịch mã. Có phải không nhỉ??
Mong mọi người góp ý.
 
  • Like
Reactions: Thủy Ling

Thủy Ling

Cựu Mod Sinh học
Thành viên Test
Thành viên
19 Tháng chín 2017
2,249
2,411
409
Phú Yên
trung học
a) Khi xử lý tế bào E. coli kiểu dại riêng rẽ với hóa chất acridin và 5-brômôuraxin (5-BU), người ta thu được tương ứng hai dòng đột biến LacZ-1 và LacZ-2 mang đột biến điểm trong gen LacZ. Hai dòng đột biến này nhiều khả năng mang loại đột biến gen nào? Giải thích.
- Câu trả lời của mình LacZ-1: đột biến thêm hoặc mất 1 cặp nu
LacZ2: đột biến thay thế cặp A-T thành G-X
Mình không biết là đề bài yêu cầu giải thích cái gì nhỉ? Hay giải thích là do hoá chất đấy thì tương ứng với hậu quả ấy?
b) Sinh vật nhân thực có hai quá trình giúp một gen trong cùng cơ thể có thể mã hóa nhiều hơn một loại prôtêin. Đó là hai quá trình nào? So sánh cơ chế và sản phẩm của hai quá trình đó.
- Cái này mình nghĩ là quá trình phiên mã và dịch mã. Có phải không nhỉ??
Mong mọi người góp ý.
a. Bạn trả lời đúng rồi. Giải thích là giải thích cơ chế nó tạo ra đb ấy.
-Acridin: khi chèn vào mạch làm cho quá trình sao chép cũng sao chép nó như 1nu. Nếu nó chèn vào mạch gốc thì sẽ làm tăng thêm 1nu ở mạch mới còn chèn vào mạch mới sẽ làm mất 1nu vì cơ chế cắt sửa của enzyme sửa sai
-5-BU: thay thế T trong cặp A-T ở quá trình nhân đôi thứ nhất tạo A-5BU, quá trình nhân đôi thứ hai mạch chứa 5BU kết hợp với G và đến quá trình lượt thứ 3 G liên kết với X dẫn đến thay thế từ A-T sang GX
b,Mình hiểu ý của bạn nhưng bạn ghi như thế người chấm sẽ không tính. Có thể ghi cụ thể hơn: 2 quá trình đó phải là điều hòa hoạt động gen sau phiên mã và sau dịch mã. So sánh
-Cơ chế:
+Sau phiên mã: cắt intron và nối exon dựa vào mũ methyl và đuôi poliA
+Sau dịch mã: protein được cắt bỏ một số aa hoặc gắn thêm chuỗi polipeptit
-Sản phẩm
+Sau PM: tạo sự tái lập trình tự exon trên ARN, các ARN trưởng thành có thể khác nhau (đa dạng) dù được tổng hợp từ 1 gen
+Sau DM: tạo pro hoàn chỉnh đa dạng về số lượng aa và chuỗi polipepit
 
Top Bottom