HSG Hà Nội

T

tokerin

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu I(3,75 điểm)
1. Có sơ đồ biến hoá sau: [TEX]X \rightarrow Y \rightarrow Z \rightarrow Y \rightarrow X[/TEX]. Biết rằng X là đơn chất của PK T; Y,Z là hợp chất gồm 2 nguyên tố, trong đó có chứa T. Dung dịch chất Y làm đỏ quỳ tím. Z là muối [TEX]K[/TEX], trong đó [TEX]K[/TEX] chiếm 52,35 % về khối lượng. Xác định công thức các chất X, Y, Z và viết PTHH biểu diễn các biến hóa trên
2. Có 5 lọ bị mất nhãn, mỗi lọ đựng riêng rẽ 1 trong các dd không màu sau: [TEX]HCl[/TEX], [TEX]NaOH[/TEX], [TEX]Ba(OH)_2[/TEX], [TEX]MgCl_2[/TEX], [TEX]MgSO_4[/TEX]. Nếu chỉ dùng thêm dd phenolphtalein làm thuốc thử, hãy trình bày chi tiết cách phân biệt 5 lọ trên (không trình bày ở dạng bảng hoặc sơ đồ) và viết PTHH của các pư xảy ra
Câu II(2,25 điểm)
1. Cho mẩu KL [TEX]Na[/TEX] có khối lượng m(g) tan hoàn toàn trong lọ đựng 174 ml dd [TEX]HCl[/TEX] 10% (khối lượng riêng là 1,05 g/ml)
a) Viết PTHH của các pư có thể xảy ra
b) Với giá trị như thế nào của m, dung dịch thu được có
- tính axit ( pH < 7)
- tính bazơ (pH > 7)
2. Trong một dd [TEX]H_2SO_4[/TEX], số mol nguyên tử [TEX]O[/TEX] gấp 1,25 lần số mol nguyên tử [TEX]H[/TEX]
a) Tính nồng độ phần trăm của dd axit trên
b) Lấy 46,4 g dd axit trên đun nóng với [TEX]Cu[/TEX] thấy thoát ra khí [TEX]SO_2[/TEX], sau pư nồng độ dd axit còn lại là 52,8 %. Viết PTHH và tính khối lượng [TEX]Cu[/TEX] đã pư
Câu III(4,5 điểm)
1. Có 2 thanh KL [TEX]M[/TEX] với khối lượng bằng nhau, cho thanh thứ nhất vào dd muối [TEX]Q(NO_3)_2[/TEX], cho thanh thứ hai vào dd [TEX]R(NO_3)_2[/TEX]. Sau 1 thời gian pư, người ta lấy hai thanh KL ra, rửa sạch , đem cân rồi so với khối lượng ban đầu thấy ở thanh KL thứ nhất khối lượng giảm x%, còn ở thanh thứ hai khối lượng tăng y%
a) Viết PTHH của các pư
b) Biết [TEX]M[/TEX] có khối lượng mol là M(g/mol) và [TEX]M[/TEX] có hóa trị II trong hợp chất; KL [TEX]Q[/TEX] trong muối [TEX]Q(NO_3)_2[/TEX], KL [TEX]R[/TEX] trong muối [TEX]R(NO_3)_2[/TEX] có khối lượng mol lần lượt là Q (g/mol) và R(g/mol); cho rằng lượng KL [TEX]M[/TEX] trong 2 pư trong 2 TN bằng nhau và toàn bộ lượng KL sinh ra bám hoàn toàn vào thanh KL. Tìm M theo x,y,Q,R
2. Cho hốn hợp bột A gồm [TEX]Na_2CO_3[/TEX], [TEX]CaCO_3[/TEX] vào dd chứa [TEX]Ba(HCO_3)_2[/TEX], khuấy đều, đem lọc được dd X và chất rắn Y. Dung dịch X có thể td được vừa hết với 0,08 mol [TEX]NaOH[/TEX] hoặc 0,1 mol [TEX]HCl[/TEX]. Hòa tan chất rắn Y vào dd [TEX]HCl[/TEX] dư, khí [TEX]CO_2[/TEX] thoát ra được hấp thụ toàn bộ vào dd [TEX]Ca(OH)_2[/TEX] dư thu được 16 g kết tủa. Viết PTHH của các pư và tìm khối lượng từng chất trong hỗn hợp A
Câu IV(3,75 điểm)
1. Bạn A chép được 1 BT hóa học như sau: "hỗn hợp bột [TEX]BaCl_2[/TEX] và [TEX]Na_2SO_4[/TEX] đem hòa tan vào nước dư, khuấy kĩ rồi đem lọc. Phần nước lọc đem cô cạn, thấy khối lượng muối khan thu được sau khi cô cạn bằng ...... khối lượng kết tủa tạo thành. Xác định % khối lượng các chất có trong hỗn hợp ban đầu, biết rằng trong dd không còn chứa [TEX]Ba[/TEX]"
Chỗ "......" trong bài tập trên, do sơ suất bạn A ghi không rõ là "một phần ba" hay "ba lần". Em hãy giải bài tập trên trong cả 3 trường hợp với chỗ "......" được ghi là "một phần ba" hay "ba lần". Từ đó cho biết chỗ "......." trong bài tập trên phải được ghi như thế nào để có lời giải hợp lí
2. Ba oxit sắt thường gặp là [TEX]FeO[/TEX], [TEX]Fe_2O_3[/TEX], [TEX]Fe_3O_4[/TEX]
a) Hỗn hợp Y gồm hai trong ba oxit trên. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Y trong dd [TEX]HCl[/TEX] dư thu được dd có chứa 2 muối sẳt, trong đó số mol muối sắt III gấp 6 lần số mol muối sắt II. Viết PTHH của các pư xảy ra và tìm tỉ lệ số mol của 2 oxit trong hỗn hợp Y
b) Hỗn hợp Z gồm 3 oxit trên. Để hòa tan hoàn toàn m(g) hỗn hợp Z cần vừa đủ 270 ml dd [TEX]HCl[/TEX] 2M, sau pư thu được 30,09 g hỗn hợp muối sắt clorua khan. Tìm m

Câu V(2,75 điểm)
1. Bằng phương hóa học, làm thế nào để tách được khí metan tinh khiết từ hỗn hợp X gồm khí sunfurơ, khí cacbonic, metan, axetilen, etylen và hơi nước. Viết PTHH của các pư đã xảy ra
2. Lấy cùng 1 lượng 2 hiđrocacbon [TEX]C_xH_y[/TEX] và [TEX]C_{x+2}H_{y+4}[/TEX] (x,y là số nguyên dương) đem đốt cháy hoàn toàn thấy thể tích khí [TEX]O_2[/TEX] cần dùng ở 2 pư này gấp nhau 2,5 lần. Các thể tích đo cùng đk nhiệt độ và áp suất
a) Viết PTHH của các pư xảy ra
b) Tìm CT của 2 hiđrocacbon
Câu VI(3,0 điểm)
1. Để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí và hơi gồm [TEX]C_2H_4[/TEX], [TEX]C_6H_{12}[/TEX] và [TEX]C_7H_8[/TEX] cần thể tích [TEX]O_2[/TEX] gấp 6 lần thể tích của hỗn hợp đem đốt. Các thể tích đo cùng đk nhiệt độ và áp suất
a) Viết PTHH của các pư xảy ra
b) Tính thành phần % về thể tích của [TEX]C_2H_4[/TEX] trong hỗn hợp trên
2. Phương pháp hiện đại để điều chế axetilen là nhiệt phân metan ở nhiệt độ cao, phương trình hóa học của pư trên như sau: [TEX]2CH_4 \longrightarrow C_2H_2 + 3H_2[/TEX](đk 1500^o, xt). Hỗn hợp khí thu được gồm axetilen, hiđro và metan dư. Lấy m(g) hỗn hợp khí này đem đốt cháy hoàn oàn. Khí sinh ra được hấp thụ toàn bộ vào 300 ml dd [TEX]Ba(OH)_2[/TEX] 0,5 M thu được kết tủa và dd Z. dd Z tác dụng vừa hết với 0,06 mol [TEX]KOH[/TEX]. Viết PTHH của các pư xảy ra và tìm m
 
Last edited by a moderator:
T

tokerin

Mọi người làm đi chứ để cho em còn so kết quả
Chỉ sợ trượt thì khốn
Các cô giết mình mất thôi
Em đưa kết quả của em trước nhé: Bài I câu 1 dựa vào muối K tính được PK là Cl. Từ đó suy ra X là [TEX]Cl_2[/TEX], Y là [TEX]HCl[/TEX] và Z là [TEX]KCl[/TEX]
câu 2 thì bỏ qua, ngại trình bày lắm
Câu II
1. tính axit m<11,5
tính bazơ quên rồi
2.[TEX]C% = 84,48[/TEX] thì phải
[TEX]m_{Cu} = 4,8[/TEX]
III không nhớ để làm lại xem
IV 1. ba lần
2. a) có 2 cặp nghiệm là [TEX]Fe_2O_3[/TEX],[TEX]FeO[/TEX] và [TEX]Fe_2O_3,Fe_3O_4[/TEX](cũng quên tỉ lệ)
b) m = 15,24 (câu này chắc nhớ rõ)
V 1 dùng [TEX]Br_2[/TEX] với [TEX]Ca(OH)_2[/TEX]
2. [TEX]CH_4[/TEX] và [TEX]C_3H_8[/TEX]
VI 1. 50%
2. 2,88
 
T

tokerin

Đề thi vòng II quận Ba Đình đây
Câu I: (3 điểm)
1. Có 5 dd chứa trong các lọ mất nhãn gồm: [TEX]H_2SO_4[/TEX], [TEX]Na_2SO_4[/TEX], [TEX]NaOH[/TEX], [TEX]BaCl_2[/TEX], [TEX]MgCl_2[/TEX]. Chỉ dùng thêm dd phenolphtalein, nêu cách nhận biết từng dd
2. Hoàn thành các PTPƯ theo sơ đồ sau
[TEX]R + ddHCl \rightarrow A,B,C,D,E,G,H,I[/TEX]
R là những chất rắn khác nhau; A,B,C,D,E,G,H,I là những chất khí
b) Nêu cách nhận biết các khí trên bằng phương pháp hóa học
Câu II: (3 điểm)
1. Cho các chất [TEX]CO_2[/TEX], dd [TEX]NaOH[/TEX] và cốc thủy tinh có chia độ. Hãy trình bày cách điều chế dd có chứa 2 muối [TEX]NaHCO_3[/TEX] và [TEX]Na_2CO_3[/TEX] có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:2
2. Hỗn hợp X chứa các chất rắn: [TEX]Na_2O[/TEX], [TEX]NH_4Cl[/TEX], [TEX]NaHCO_3[/TEX], [TEX]BaCl_2[/TEX] có số mol bằng nhau. Cho X vào nước dư, đun nóng thu được 1,97 g kết tủa và dd A. Cô cạn dd A được m (g) muối khan. Viết các phương trình phản ứng xảy ra, tính m và khối lượng hỗn hợp X
3. Hỗn hợp A gồm [TEX]Al_2O_3[/TEX], [TEX]MgO[/TEX], [TEX]Fe_3O_4[/TEX], [TEX]CuO[/TEX]. Cho khí [TEX]CO[/TEX] dư đi qua A nung nóng được hỗn hợp rắn B. Hòa tan B vào dd [TEX]NaOH[/TEX] dư được dd C và hỗn hợp rắn D. Cho dd [TEX]HCl[/TEX] dư vào C, hòa tan D bằng dd [TEX]H_2SO_4[/TEX] đặc nóng tạo khí [TEX]SO_2[/TEX]. Giải thích hiện tượng, viết các phương trình phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm
Câu III (2 điểm)
1. Hoà tan 1 oxit kim loại hoá trị II vào 1 lượng vừa đủ dd [TEX]H_2SO_4[/TEX] 10% thu được dd muối có nồng độ 11,78%. Xác định tên KL
2. Cho 6,6 g hỗn hợp 2 KL [TEX]K[/TEX] và [TEX]Al[/TEX] tan trong nước dư thu được dd chỉ chứa 1 muối duy nhất. Tính thể tích khí thoát ra (ở đktc)
Câu IV: (3 điểm)
Hỗn hợp A gồm [TEX]Mg[/TEX] và [TEX]Al[/TEX]. Lấy 12,6 g A cho tác dụng hoàn toàn với một lượng vừa đủ là 300 ml dd hỗn hợp [TEX]HCl[/TEX] có nồng độ [TEX]C_1 mol/l[/TEX] và [TEX]H_2SO_4[/TEX] loãng có nồng độ [TEX]C_2 mol/l[/TEX] ([TEX]C_1=2C_2[/TEX]). Sau pư thu được dd B và 13,44 l khí [TEX]H_2[/TEX] (đktc)
1) Xác định [TEX]C_1[/TEX], [TEX]C_2[/TEX] và % khối lượng mỗi KL trong hỗn hợp A
2) Lấy 12,6 g A đốt nóng trong không khí, để nguội, thu được 19,56 g chất rắn. Hỏi bao nhiêu % kim loại trong A bị oxi hóa
Câu V
1. Cho 0,5 lít hỗn hợp A gồm hiđrocacbon X thể khí và [TEX]CO_2[/TEX], trộn với 1,35 l [TEX]O_2[/TEX], đốt cháy A thu được 2,15 l hỗn hợp khí B. Làm lạnh B thu được 1,15 l hỗn hợp khí D. Dẫn D qua photpho dư nung nóng, làm nguội thu được 1,1 l khí
a) Xác định CTPT, viết các CTCT có thể có của X
b) Khi cho X tác dụng với [TEX]Cl_2[/TEX] theo tỉ lệ 1:1 (có ánh sáng) thu được bao nhiêu sản phẩm. Viết CTCT của các sản phẩm
2) Cho sơ đồ chuyển hóa
[TEX]A \rightarrow B \rightarrow C \rightarrow D \rightarrow E \rightarrow C_nH_{2n+1}Cl[/TEX]
[TEX]D \rightarrow G \rightarrow C_nH_{2n+1}Cl[/TEX]
Với A,B,C,D,E,G là những hiđrocacbon khí khác nhau ở điều kiện thường. Biết E có khối lượng phân tử nhỏ hơn G
Câu VI: (3 điểm)
Hỗn hợp khí A gồm Hiđro và 1 hiđrocacbon X mạch hở. Tỉ khối của A đối với [TEX]H_2[/TEX] bằng 3. Đun nóng A với bột Ni (xúc tác) thu được hỗn hợp khí B có tỉ khối hơi đối với [TEX]H_2[/TEX] bằng 4,5. Tính % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp A và xác định CTPT của X. Biết rằng X là chất khí ở điều kiện thường
Câu VII: (3 điểm)
Một hỗn hợp gồm: axetilen, propilen và metan. Đốt cháy hoàn toàn 11 g hỗn hợp thì thu đựoc 12,6 g nước. Mặt khác 5,6 l hỗn hợp (đktc) phản ứng vừa đủ với dd chứa 50 g brom. Xác định thành phần % về thể tích của hỗn hợp ban đầu:)
 
T

toanhoahoc

2. Có 5 lọ bị mất nhãn, mỗi lọ đựng riêng rẽ 1 trong các dd không màu sau: , , , , . Nếu chỉ dùng thêm dd phenolphtalein làm thuốc thử, hãy trình bày chi tiết cách phân biệt 5 lọ trên (không trình bày ở dạng bảng hoặc sơ đồ) và viết PTHH của các pư xảy ra
*lấy mỗi chất 1 ít làm thuốc thử:
cho dung dịch phenolphtalein vào mỗi mẫu:
+mẫu nào hoá đỏ là:NaOH;Ba(OH)2
+mẫu nào ko đổi mày là: MgSO4;MgCl2;HCl
*Sau đó cho 1 trong hai chất có phenol hoá đỏ vào 3 mẫu ko có hoá đỏ"
+mẫu nào có kết tủa là:MgSO4;MgCl2;(***)
+mẫu nào ko có kết tủa là:HCl
*Tiếp tục cho d d HCl vừa nhận được vào 2 d d hoá đỏ:
Sau đ1o lấy chất thu dc cho vào hai mẫu (***)
+mẫu nào có kết tủa là:MgSO4
+mẫu nào ko có kết tủa là MgCl2
PTHH; NaOH + MgSO4----->Mg(OH)2 + Na2SO4
Ba(OH )2+ MgSO4----->Mg(OH)2 + Na2SO4
NaOH + HCl----->NaCl + H2o
Ba(OH)2 + HCl----->BaCl + H2o
BaCl/NaCl + MgSO4----->BaSO4/- +MgCl2
*****Mình tự làm ko biết có đúng ko nữa****
 
Top Bottom