{hot} Ngữ Văn-đề thi vào 10

D

doigiaythuytinh

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Theo nguyện vọng của một số mem lớp 9
Pic này chủ yếu là đưa ra đề (có nguồn chính xác), các em có thể post đáp án của mình cho 1 hay nhiều bài

Chị có nhiệm vụ tổng hợp các bài làm hay để tham khảo

Khẩn trương lên các em nhé !! Sắp thi rồi mà :D


P/s: Để rút ngắn thời gian, phần bài viết (5-6 điểm), các em có thể chỉ nêu dàn ý hay dùng lại bài viết đã có trên 4r
 
Last edited by a moderator:
D

doigiaythuytinh

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10
Trung học phổ thông Chuyên Ngoại Ngữ
Năm học 2001-2002
Môn: Văn – Tiếng Việt​
Ngày thi: 01-07-2001​
Thời gian làm bài: 150 phút******

Đề 1:

Câu 1: (1,5 điểm)
Phân tích ngữ pháp và cho biết câu sau là câu chủ động hay bị động? Vì sao?
“Thể thơ lục bát trong truyện Kiều được nhà thơ khai thác triệt để khả năng biểu hiện của nó, tinh tế, giản dị mà có âm vang, có thể diễn đạt được nhiều sắc thái của cuộc sống và những nét tinh vi, tế nhị trong tình cảm của con người.”

Câu 2: (2,5 điểm)
Mọc giữa dòng sông xanh,
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)Hãy viết không quá 10 câu văn phát biểu sự cảm nhận của em về những nét đặc sắc của đoạn thơ đó.

Câu 3: (6 điểm)
Kể lại “Chuyện người con gái Nam Xương”, tác giả Nguyễn Dữ muốn để người đọc suy nghĩ những duyên cớ sâu xa khiến một con người dung hạnh như Vũ Nương bị dẫn tới chỗ không thể sống được nữa.
Hãy làm rõ những duyên cớ sâu xa ấy qua việc phân tích tác phẩm nói trên
 
C

cuncon_baby

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10​

Trung học phổ thông Chuyên Ngoại Ngữ
Năm học 2001-2002
Môn: Văn – Tiếng Việt
Ngày thi: 01-07-2001

Câu 3: (6 điểm)
Kể lại “Chuyện người con gái Nam Xương”, tác giả Nguyễn Dữ muốn để người đọc suy nghĩ những duyên cớ sâu xa khiến một con người dung hạnh như Vũ Nương bị dẫn tới chỗ không thể sống được nữa.
Hãy làm rõ những duyên cớ sâu xa ấy qua việc phân tích tác phẩm nói trên
----->em làm câu này chị xem thử nhak
Qua cái chết của Vũ Nương, cũng giống như nhiều tác giả khác, Nguyễn Dữ muốn phản ánh xã hội lúc bấy giơ. Đó là môt xã hội cổ hũ lạc hậu, vơi những luồn tư tưởng phong kiến. Số phân người phụ nữ long đong, lên đênh trôi chẳng biết về đâu. Một số tác phẩm của những nhà thơ, văn nổi tiếng như " Bánh trôi nươc" của Hồ Xuân Hương, " Truyện Kiều" của Đại thi hào Nguyên Du. Trong tác phẩm thì Vũ Nương là một cô gái tư dung tốt đẹp, tính tình hiền lành nết na, thuỳ mị, là một cô gái đẹp một cách toàn diện cả về bề ngoài và bên trong, tính cách. Nàng tưởng như co một số phận tốt đẹp, một gia đình, một cuộc sống trong tương lai sẽ cực kì mĩ mãn. Nhưng có ai biết rằng đằng sau cái tấm bình phong to đẹp ấy là sự nghi ngờ, sự đố kị, một con người có long đa nghi, hay ghen của chàng Trương chồng nàng. Vơi tính cách đa nghi từ trước do sông xa vợ mà lòng nghi hoặc, ghen tuông mù quáng đã khiến cho vợ chồng nàng. Có lẽ người đẹp bạc mệnh. Nhiều ví dụ khá cụ thể cũng như vợ chàng Trương thì Kiều cũng vậy người đẹp toàn diện, thêm tài năng. Nhưng số phận nàng cũng đẩy đưa, cũng trôi vô bờ bến không bến đâu, phải trải qua nhiều thử thách, kho khăn, chông gai trong cuộc sống.
Hơn nữa cũng do quan niệm phong kiến trọng nam khinh nữ mơi đầy những ngươi phụ nữ như Kiều, như Vũ Nương đến con đường cùng, đến bước tường vô hình mà không bao giờ thoát ra được. Bước tường ấy do chính tư tường, suy nghĩ của con người phong kiến ấy tạo ra, và cũng chính họ không thể thoát ra nó.
Ngoài ra do sự vô tình của nàng trong việc nói với con. Nàng đã vô tình nói dối con và để chính mình chịu một phần hậu quả của minh gây ra. Vũ Nương đã dối con khi nói cái bòng của mình là cha nó và Đản đã tin đó là sự thật. Sự giả dối mà nàng tưởng vô hại ấy công với sự nghi hoặc, ghen tuông đã có sẵn trong Trương đã dẫn đến cái chết vô lí của nàng.
Còn một li do sâu xa hơn đến cái chết của nàng là phi nghĩa của cuộc chiến tranh đã khiến cho vợ xa chồng, con xa cha, mẹ xa con, anh xa em, sự li tán của những thành viên trong gia đình. Những cuộc chiến tranh phi nghĩa ấy người ghánh chịu không phải là ngừơi phát động ra chiến tranh mà chính là người lính và người thân của họ. Một hậu quả nặng nề về cả vật chất va tinh thần. Nhưng chình người tham chiến ấy có nghĩ ấy hậu quả mà mình gây ra không họ chỉ ngồi mát ăn bát vàng thôi.
Và điều mà tác giả Nguyễn Dữ muốn nói đến, muốn phản ánh thông qua cái chết của Vũ Nương là một sự thật không thể chối cải, và một sự hi vọng cho mộtt ương lai tốt đep hơn cho người phụ nữ trong xã hội ở tương lai mới
 
B

bengoc5

Câu 2: (2,5 điểm)
Mọc giữa dòng sông xanh,
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)Hãy viết không quá 10 câu văn phát biểu sự cảm nhận của em về những nét đặc sắc của đoạn thơ đó.
Câu 1 hem hiểu
câu hai giới hạn số câu ít wa ~.~
Câu thơ mở đầu có một lối viết khác lạ “Mọc giữa dòng sông xanh. Một bông hoa tím biếc” mà lại không nói là “một bông hoa tím biếc mọc giữa dòng sông xanh”. Động từ “mọc” được đảo lên đầu câu và cả bài thơ khiến ta thấy rõ ràng hơn sự vươn lên khỏe khoắn và sức sống mãnh liệt của bông hoa. [FONT=&quot]Tiếng hát vang trời của “chim chiền chiện” làm không khí mùa xuân trở nên náo nức lạ thường. Một “dòng sông xanh”, “một bông hoa tím biếc”, một “con chim chiền chiện” chao liệng giữa bầu trời với tiếng hót “vang trời”. [/FONT] Phải yêu khung trời Huế, yêu sắc xuân Huế lắm Thanh Hải mới có thể hình tượng một cách cụ thể đến như vậy. Tiếng chim hót thánh thót “vang trời” kia đã cô đọng thành “từng giọt long lanh” rơi xuống, Thanh Hải đã sử dụng biện pháp chuyển đổi cảm giác thật khéo léo. Từ chỗ chỉ có thể nghe được đến cái có thể nhìn thấy được, cuối cùng dẫn đến cái có thể hứng được, nắm bắt được “Tôi đưa tay tôi hứng”. [FONT=&quot]Ta tự hỏi giọt gì đây? Đó có thể là giọt sương mai long lanh, giọt âm thanh của tiếng chim hay giọt xuân hạnh phúc của đất trời đang ngây ngất nhưng tụ lại trong lòng người, trong bầu trời hay trong tâm tưởng của nhà thơ. Ta chỉ biết rằng với đôi nét phác họa đơn sơ “dòng sông”, “bông hoa”, “tiếng chim” đã kết lại thành một bức tranh thiên nhiên hữu tình thơ mộng [/FONT] [FONT=&quot]của xứ Huế mộng mơ. (hình như lố rồi)
Câu 3 năm ngoái thi rùi, nên làm biếng làm ~.~

[/FONT]
 
Top Bottom