Họp phụ huynh, họp cho...có?

A

aicoly

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nhiều cuộc họp phụ huynh dường như không mấy hiệu quả vì cô nói - phụ huynh...im lặng ngồi nghe, hết buổi ra về, không một ý kiến đưa ra thảo luận. Đây là thực trạng phố biến hay chỉ lẻ tẻ ở một số lớp?

66,45% phụ huynh chấp nhận đóng "tiền tự nguyện" dù không yên tâm. Hơn 46% "không dám hỏi, thông báo sao đóng vậy" dù thông báo chưa rõ. Kết quả này cũng hơp với hiện tượng hiện tượng phổ biến ở nhiều buổi họp phụ huynh đầu năm học mà phóng viên có dịp đi dự hoặc nghe kể lại: Từ chuyện nọ sang chuyện kia, cô "độc thoại" trên bục. Phụ huynh yên lặng ngồi nghe. Không có ý kiến nào trao đổi lại.

Giáo viên nói, phụ huynh ngồi nghe

Cô Lan Hương, giáo viên chủ nhiệm lớp 2 một trường tiểu học ở thành phố Hà Đông, Hà Nội, bắt đầu buổi họp phụ huynh bằng việc "câu chuyện rèn chữ" sau khi đã thông báo sơ qua tình hình chung. Vừa đưa ra tình huống, cô vừa giải quyết.

Giải thích băn khoăn của nhiều phụ huynh "vì sao ở lớp 2, con mình viết chữ xấu trong khi ở lớp 1 chữ rất đẹp", cô phân tích, lớp 2 đòi hỏi phải viết với tốc độ nhanh hơn do kiến thức nhiều hơn. Cô cũng truyền kinh nghiệm, HS nào viết chậm, đặc biệt viết bằng loại bút rèn chữ mà chữ viết không được đẹp thì nên đổi bút thường để viết.

Một hiện tượng khác, đã học lớp 2 nhưng nhiều HS giỏi lại không nhớ bất kỳ số điện thoại nào của gia đình. Gặp lúc HS sốt cao buổi trưa, cô giáo không sao liên lạc được với bố mẹ. Do đó, các phụ huynh nên quan tâm đến việc này và không nên coi thường.

Cứ như vậy, từ câu chuyện nọ sang câu chuyện kia, cô "độc thoại" trên bục giảng.

Buổi họp chỉ sôi nổi hơn một chút khi cô đề cập đến chuyện có nên giao bài tập về nhà cho HS. Nhưng cũng chỉ có 1/3 phụ huynh biểu quyết.

Trong vòng khoảng 1 giờ đồng hồ nghe cô dặn dò và đưa ra đòi hỏi của nhà trường, phụ huynh yên lặng ngồi nghe. Không có ý kiến nào trao đổi lại.

Một phụ huynh có con học trong lớp 2 này chia sẻ, "họp phụ huynh chỉ là đóng tiền", ít có sự trao đổi về phương cách dạy dỗ HS sao cho tốt.

Vì vậy, dù bức xúc nhiều vấn đề như các khoản thu tự nguyện, việc dạy dỗ HS, nhưng đa số phụ huynh có con học trong trường công lập đều rất ngại "phát biểu".

Họ sợ rằng, những ý kiến phản biện sẽ không được lòng thầy cô, rồi từ đó ảnh hưởng đến việc học của con mình.

Theo khảo sát "bỏ túi" với hơn 2.000 ý kiến, có tới 66,45% độc giả chấp nhận đóng các khoản bắt buộc ngoài học phí mà mình không yên tâm, so với 11,91% chọn phương án sẽ góp ý với nhà trường để minh bạch thông tin.

Hơn 46% độc giả chọn phương án: "Không dám hỏi, thông báo sao đóng vậy" khi đóng tiền học cho con, mà nhà trường kê khai nhiều khoản không nắm rõ và gần 19% ngỏ ý "hỏi lại rành mạch".

Muốn có phản biện: Trách nhiệm của giáo viên?

Tuy nhiên, theo khảo sát, cũng có tới 34% ý kiến ngỏ ý "có thể hỏi nếu nhà trường dân chủ".

Chị Vân Anh có con đang học lớp 4 tại một trường thực nghiệm ở Hà Nội còn nhớ mãi buổi họp gần đây.

Sau khi nghe cô phổ biến tình hình chung, một phụ huynh đứng lên bày tỏ sự không đồng ý với cách cô giáo trừ điểm kiểm tra của con khi bé quên mang vở kiểm tra. "Điểm số là chất lượng học tập của cháu, còn việc quên vở là ý thức. Không thể lẫn lộn 2 việc này", vị phụ huynh lập luận.

Cô giáo ôn tồn giải thích: "Tôi dùng biện pháp đó để rèn luyện ý thức cho các cháu, chứ không đánh giá trình độ. Nếu cháu được 8 điểm, trừ 2 còn 6 thì trong sổ điểm vẫn ghi là 8-2".

Dù cô giáo giải thích, nhưng phụ huynh vẫn không đồng tình, còn xưng mình là... nhà báo!

Đến đây, thì lần lượt nhiều phụ huynh lại bày tỏ sự đồng tình với phương pháp sư phạm của cô giáo.

Một phụ huynh chia sẻ, là giảng viên ĐH Y đã 15 năm nay, anh thấy ý thức của SV càng ngày càng kém. "Nhưng lên đến ĐH thì không thể rèn, mà phải rèn từ tiểu học. Tôi đề nghị cô giáo nghiêm khắc hơn nữa với các cháu" - anh nói.

Điều mà chị Vân Anh nhớ hơn cả là trong quá trình học, cô giáo không vì thế mà "trù úm" con của phụ huynh "hay cãi".

Theo cô Nguyễn Thị Huế, giáo viên Trường Tiểu học La Thành (quận Đống Đa, Hà Nội), họp phụ huynh thường có 3 phần: giới thiếu về tình hình nhà trường, sĩ số, danh hiệu; giới thiệu về tình hình của lớp, về đạo đức, học tập và thu chi, đồng thời nêu ra phương hướng phấn đấu của lớp và cuối cùng là phần để chi hội phụ huynh làm việc.

"Đối với những HS "cá biệt", tôi thường yêu cầu phụ huynh gặp riêng để tránh sự khó xử của họ nếu công bố trước lớp", cô Huế cho biết.

Cô Huế cũng cho rằng, tâm lý phụ huynh Việt Nam thường rụt rè, ít điều kiện tiếp xúc với giáo viên nên sự trao đổi qua lại cũng không thường xuyên.

Hơn nữa, dường như các phụ huynh quá bận nên việc học của con chủ yếu phó mặc cho... cô chủ nhiệm.

Lãnh đạo phòng Giáo dục một quận trung tâm ở Hà Nội đánh giá, muốn phụ huynh có thể trao đổi với nhà trường hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên có thể gợi ra những ý kiến trái chiều, sẽ kích thích phụ huynh phản biện.

TL: http://www.aicoly.com/debate/viewdetail/2362/hop-phu-huynh-hop-choco.html
 
N

nhungpro_196

Tất nhiên đây không phải là tất cả mọi người đều như vậy.
Chỉ phụ huynh nào không quan tâm đến việc học của con cái mình mới ứng xử như vậy thôi!
Họp phụ huynh chủ yếu là phụ huynh biết được tình hình học hành và ý thức của con để có cách dạy con tốt hơn, chứ không phải đẻ cãi nhau về khoản nộp tiền v...v
 
Top Bottom