Địa Hợp chúng Quốc Hoa Kì

T

tomcangxanh

Tài nguyên thiên nhiên và sự phát triển CN, nông nghiệp:
- Vùng phía tây: khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc, tập trung nhiều KL màu: vàng , đồng, chì, sắt, đồng,...tài nguyên năng lượng hết sức phong phú: khí tự nhiên, uranium, phốt phát...diện tích rừng tương đối lớn, địa hình núi trẻ

=>Nông nghiệp: chủ yếu trồng cây lâm nghiệp, ven thái bình dương có các đồng bằng nhỏ, đất tôtts, khí hậu cậnnhieejt đới và ôn đới hải dương=>lúa gạo và cây ăn quả nhiệt đối. Chăn nuôi kém.
Công nghiệp: Có các trung tâm công nghiệp quy mô lớn và rất lớn: los angeles, san fransisco, seattle ( trong sách phiên âm là xittơn )bao gồm các hoạt độn: đóng tàu biển, chế tạo ô tô, máy bay, luyện kim màu, điện tử, viễn thông, cơ khí vì có nguồn khoáng sản Kim loại màu rất lớn. Vùng này phát triển kinh tế nhanh từ giữa thế kỉ XX đến nay. Hầu hết các ngành ứng dụng kĩ thuật hiện đại như điện tử, công nghệ thông tin, hàng không- vũ trụ, hoá chất đều được đầu tư lớn. Các trung tâm công nghiệp Lốt-Angiơlét, Xan Phranxicô, Xít-tơn có quy mô hàng đầu thế giới. Lốt – Angiơlét là trung tâm công nghiệp lớn nhất Hoa Kỳ. Ở đây có hơn 2 triệu công nhân làm việc trong các nhà máy và sản xuất được nhiều sản phẩm có chất lượng hàng đầu thế giới như: Tivi, máy tính, thiết bị điện lạnh, động cơ điện, tầu thuỷ, chất dẻo, …Công nghệ thông tin nổi tiếng với thung lũng Silicôn, tập trung nhiều công ty máy tính hàng đầu thế giới. Xít-tơn là trung tâm sản xuất phương tiện, thiết bị giao thông vận tải hàng đầu Hoa Kỳ. Hầu hết máy bay của hãng Bô-ing đều được sản xuất ở đây.
Các bang thuộc miền núi Coócđie phát triển công nghiệp thuỷ điện, điện hạt nhân, khai thác khoáng sản và du lịch. Hiện nay, hằng năm Hoa Kỳ sản xuất khoảng 42% môlipđen, 34% phốt phát, 175 đồng, 165 chì của thế giới, trong đó chủ yếu ở các bang Ariroona, Môntana, Niu Mêhicô.

- Vùng trung tâm: địa hình núi già, khoáng sản chủ yếu là sắt, than đá vs trữ lượng rất lớn, nằm lộ thiên và dễ khai thác. Nguồn thủy năng phogn phú, khí hậu ôn đới, lượng mưa tương đối lớn. Các đb phù sa ven đại tây dương có S tương đối lớn
=> thuận lợi trồng nhiều cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp và chăn nuôi bò, lợn.
Công nghiệp: là nơi sản xuất các loại nôg sản nhiệt đới và cận nhiệt đới chủ yếu của Hoa Kỳ như lúa gạo, đỗ tương, bông, mía, cây ăn quả,… Công nghiệp chủ yếu bao gồm các ngành như: khai thác và chế biến dầu mỏ, khí tự nhiên, hàng không – vũ trụ, điện tử, viễn thông, máy tính, các thiết bị điện lạnh, …Hai bang Tếch-dát và Lui-i-a-na cung cấp trên 60% sản lượng dầu khai thác được của Hoa Kỳ. Các ngành khác cũng phát triển mạnh như chế biến thực phẩm, sản xuất máy móc và thiết bị nông nghiệp.

- Vùng phía đông: Nhiều đồng cỏ rộng, gò đồi thấp, phá nam có đồng bằng phù sa màu mỡ và rộng lớn, hệ thống sông missisipi. Khoáng sản nhiều loại, đa dạng, trữ lượng lớn: than đá và quặng sắt ở phía bắc, dầu mỏ, khí tự nhiên, ...

=> nông nghiệp: trồng cây ăn quả nhiệt đới, rau xanh, cây lương thực, lúa gạo, lúa mì, hoa màu, cây công nghiệp, chăn nuôi bò, lợn..
Công nghiệp: Ở đây hình thành chuỗi đô thị (Mêgalopolis) và khu vực trọng điểm công nghiệp chế biến lớn nhất thế giới. Chuỗi đô thị gồm 15 thành phố phẩttiển nối liền nhau dọc theo ven biển từ Bô-xtơn đến Oasinh tơn kéo dài hơn 800 km. trong suốt thế kỉ XIX cho đến những năm 70 của thế kỉ XX, các thành phố này là những trung tâm công nghiệp dệt, luyện kim hoá chất,chế tạo động cơ, đóng tầu,… quy mô lớn của Hoa Kỳ. đến cuối thế kỉ thứ XX, khu vực nội địa phát triển mạnh các ngành công nghiệp, nông nghiệp đã góp phần thúc đẩy các thành phố ở phía đông chuyển sang chức năng dịch vụ. Hiện nay, “Megalopolis” là nơi tập trung 33 % tập đoàn công nghiệp, 60 % công ti tài chính, 44% công ti bảo hiểm, 28% công ti thương mại của cả nước. Sáu cảng biển lớn nhất ở đây hàng năm vận chuyển hơn 30% khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ. Các ngành công nghiệp như luyện kim, cơ khí - điện tử, sản xuất phương tiện giao thông ở đây vẫn còn chiếm tỉ lệ lớn.

Khu vực trọng điểm công nghiệpchế biến bao gồm 9 bang nằm ở phía nam và đông nam Ngũ Hồ, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Trữ lượng than đá lớn nhất nước: Tây Viêc-gi-ni-a chiếm 18%, Ken-tuc-ki 16%,. Quặng sắt ở Mi-nê-xô-ta, Misigân, Niu Iooc chiếm 2/3 trữ lượng sắt của Hoa Kỳ. Sản xuất nông nghiệp của các bang trong vùng nội địaphát triển mạnh đã nảy sinh nhu cầu cao về chế biến nông sản và công cụ cơ khí. Năm 2003, khu vực này đã tạo ra 39% giá trị sản xuất công nghiệp chế biến cuae Hoa Kỳ. Các ngành công nghiệp ở đây rất đa dạng: chế toạ ô tô và các phương tiện vận tải, máy nông nghiệp ở Đi-troi, Sicagô. Công nghiệp luyện kim, chế tạo thiết bị công nghiệp, động cơ điện ở Ma-đi-xơn, Cli-vơ-ven, Sicagô. Công nghiệp chế biến nông sản ở Mi-nê-a-pô-li, Sicagô,…
 
Top Bottom