Hóa 9 Hợp chất vô cơ

Li Na

Học sinh mới
Thành viên
11 Tháng mười 2021
36
30
6
17
Quảng Ngãi
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cho 13,44g bột đồng kim loại vào cốc đựng 500ml dung dịch AgNO3 0,3M, khuấy đều dung dịch một thời gian sau đó đem lọc ta thu được 22,56 gam chất rắn A và dung dịch B.
a) tính nồng độ mol của chất tan trong dd B. Giả thiết thể tích dd khong thay đổi.
b) nhúng 1 thanh kim loại nặng 15g vào dung dịch B, khuấy đều để các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau đó lấy thanh kim loại ra khỏi dd, cân nặng 17,205g. Hỏi R là kim loại gì trong số các kim loại sau: Na, Mg, Al, Fe, Ni, Cu, Zn, Ag, Pb.
 

minhhoang_vip

Học sinh gương mẫu
Thành viên
16 Tháng năm 2009
1,074
773
309
27
Vũng Tàu
Bà Rịa - Vũng Tàu
ĐHBK HCM
+ $n_{Cu}=0,21 \ (mol), \ n_{AgNO_3}=0,15 \ (mol)$
(Tính nháp, dự đoán trước: Nếu muối bạc phản ứng hết, ta có khối lượng chất rắn là: $64.(0,21-0,075)+108.0,15=24,84 \ (g) > 22,56 \ (g)$, không thoả mãn.
Do đó muối bạc phản ứng không hoàn toàn)
Đặt $n_{AgNO_3 \ phan \ ung} = x \ (mol) \ (0<x<0,15)$
upload_2021-11-1_20-34-23.png
Ta có phương trình: $64 \left ( 0,21 - \dfrac{x}{2} \right ) +108x=22,56 \Leftrightarrow x=0,12$
$n_{AgNO_3 \ du}=0,15-x=0,15-0,12=0,03 \ (mol) \Rightarrow C_{M \ AgNO_3 \ du}= \dfrac{0,03}{0,5}=0,06 \ (M)$
$n_{Cu(NO_3)_2}=\dfrac{x}{2}=\dfrac{0,12}{2}=0,06 \ (mol) \Rightarrow C_{M \ Cu(NO_3)_2}= \dfrac{0,06}{0,5}=0,12 \ (M)$
 
Last edited:
  • Like
Reactions: tiểu thiên sứ

thuyduongne113

Cựu TMod Hóa
Thành viên
26 Tháng tám 2021
1,369
1,660
216
Bình Định
Viện dầu và cây có dầu
a) Ta có: nCu= 0,21 ; nAgNO3=0,15 ;
- TH1: Cu PƯ hết với AgNO3 => m rắn = mAg =16,2 [tex]\neq[/tex] 22,56 => Cu dư
- TH2: Cu dư , AgNO3 dư ( bạn để ý đề không cho PƯ hoàn toàn và 3 dữ liệu số so với 2 ẩn cần tìm là mâu thuẫn => xét TH cả 2 dư)
Gọi nCu Pư=x => nAgNO3 Pư =2x => nAg =2x ; nCu Dư= 0,21-x
Ta có: 64(0,21-x) + 108.2x=22,56 =>x =0,06
=> DD B: nCu(NO3)2 =x=0,06 ; nAgNO3 dư = 0,15-2x=0,03 => nồng độ mol Cu(NO3)2 và AgNO3 với V=0,5l
b)
Gọi kim loại R có hóa trị n
R + nAgNO3 -> R(NO3)n + nAg
2R+nCu(NO3)2 -> 2R(NO3)n + nCu
Ta có nR Pư= nCu(NO3)2 Pư + nAgNO3 Pư = 0,12/n + 0,03/n =0,15/n
Ta có: 17,205 -15 =mCu + mAg -mR Pư => 32.5n=R
Hóa trị KL =1,2,3 thay lần lượt vô n => R: Zn (chọn)
 
  • Like
Reactions: tiểu thiên sứ
Top Bottom