Hỏi - Trả lời liền

H

hocmai.hoahoc3

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Một ankanol A có 60% cacbon theo khối lượng trong phân tử. Nếu cho 18 gam A tác dụng hết với Na thì thể tích khí hiđro thoát ra (ở điều kiện tiêu chuẩn) là: * 1,12 lít. * 2,24 lít. * 3,36 lít. * 4,48 lít
Trả lời
Gọi công thức của rượu là CnH2n+1 OH
Ta có phần trăm khối lượng C là:
%C = [12n : (14n + 18)] . 100% = 60% -> n = 3.
Vậy rượu là C3H7OH
-> n rượu = 18 / 60 = 0,3 mol
C3H7OH + Na -> C3H7ONa + 1/2H2
-> nH2 = 1/2 . 0,3 = 0,15 mol
-> VH2 = 0,15 . 22,4 = 3,36 lit
[/b]
 
H

hocmai.hoahoc3

dung dịch A chứa x mol Al3+, y mol Cu2+,z molSO42- va 0,4 mol Cl-. Cô cạn dd A thu dc 45,2g muối khan.Cho dd A td với NH3 lấy dư thu đc15,6g kết tủa. Tính x,y,z?

Bài làm:

- Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có:
3.n(Al3+) + 2. n(Cu2+) = 2. n(SO4^2-) + nCl-
-> 3x + 2y = 2z + 0,4 -> 3x + 2y - 2z = 0,4 (I)
- Khối lượng muối khan thu được chính là tổng khối lượng của các ion. Chú ý là khối lượng của các ion bằng khối lượng của nguyên tử, nhóm nguyên tử tương ứng. Do đó:
m muối = mAl3+ + mCu2+ + mSO42- + mCl-
-> 45,2 = 27x + 64y + 96z + 0,4 . 35,5
->27x + 64y + 96z = 31 (II)
Khi cho dung dich tác dụng với NH3 thì xảy ra phản ứng:

Al3+ + 3NH3 + 3H2O -> Al(OH)3 + 3NH4+
Cu2+ + 2NH3 + 2H2O -> Cu(OH)2 + 2NH4+
Cu(OH)2 + 4NH3 -> [Cu(NH3)4](OH)2
Vậy kết tủa thu được là Al(OH)3
Khi đó nAl(OH)3 = nAl3+ = x mol
-> 78x = 15,6 (III)
Từ (I) (II) và (III) suy ra hệ phương trình. Giải hệ ta có : x = 0,2 mol; y = 0,1 mol và z = 0,2 mol
 
P

phanhuuduy90

giải thích giúp em:

CH2=CH-COOH , CLCH2-CH2-COOH
có Hiều ứng liên hợp , hiệu cảm ứng cái nào mạnh hơn và so sánh tính axit ạh
 
H

hoankc

phanhuuduy90 said:
giải thích giúp em:

CH2=CH-COOH , CLCH-CH2-COOH
có Hiều ứng liên hợp , hiệu cảm ứng cái nào mạnh hơn và so sánh tính axit ạh
khi ta xét hiệu ứng liên hợp và hiệu ứng cảm ứng thì hiệu ứng liên hợp luôn được ưu tiên tuyệt đối

vì vậy axit propenoic có tính axit mạnh hơn
 
H

hoankc

em góp vui 1 câu nhé

sắp xếp các chất sau theo thứ tự tăng dần sự dõ dàng của liên kết ion

NaCl , NaF , KCl , KF , RbCl , RbF , RbBr , CsCl , CsF , CsBr

nêu căn cứ xác định , căn cứ sắp xếp
 
P

phanhuuduy90

hoankc said:
phanhuuduy90 said:
giải thích giúp em:

CH2=CH-COOH , CLCH-CH2-COOH
có Hiều ứng liên hợp , hiệu cảm ứng cái nào mạnh hơn và so sánh tính axit ạh
khi ta xét hiệu ứng liên hợp và hiệu ứng cảm ứng thì hiệu ứng liên hợp luôn được ưu tiên tuyệt đối

vì vậy axit propenoic có tính axit mạnh hơn
cả hai đều có hiệu ứng cảm ứng và hiệu ứng liên hợp :p :p
 
H

hocmai.hoahoc3

Phân biệt CH3COOH, C2H5OH, CH3CHO, Butin-1, C2H5COONa ta chỉ dung: Quy tim va AgNO3/NH3 la đủ rồi fải ko ạ?

Bài làm

Các bạn dùng quỳ tím và AgNO3/NH3 là nhận biết được rồi:

Dùng quỳ tím đầu tiên:

- CH3COOH làm quỳ tím hóa đỏ

- C2H5COONa làm quỳ tím hóa xanh

- Các chất còn lại không hiện tượng gì.

Sau đó dùng AgNO3/NH3

- Với CH3CHO xuất hhiện kết tủa màu trắng của Ag (Phản ứng tráng gương)

- Với Butin _1 xuất hiện kết tủa vàng của phản ứng thế nguyên tử H trong liên kết ba bằng nguyên tử Ag.

- Còn lại C2H5OP không hiện tượng gì.
 
H

hocmai.hoahoc3

Bạn ở địa chỉ yahoo trai_thoithuong_90@yahoo.com.vn hỏi::
có phải nguyên tắc ra đề thi la không được ra ngoài những kiến thức sách GK viết ra không?vì em thấy trong sách viết 1số điều chế không ghi rõ là ở trong CN hay trong PTN,mà thầy cô giáo vẫn cho ghi các điều chế ngoài SGK.em băn khoăn không biết BGD có ra câu hỏi VD như:
để điều chế N2O?
trong SGK em không tìm thấy ghi.nhưng các thầy cô giáo vẫn cho ghi được điều chế từ NH4NO3

Trả lời:

Bộ giáo dục mới chỉ đưa ra nội dung thi là "bám sát theo sách giáo khoa" thôi em ạ (không phải chỉ có trong sách giáo khoa). Do đó những phương trình đó hoàn toàn có thể rơi vào đề thi đại học hoặc tốt nghiệp.

Để không phải mất điểm, những phản ứng đó em cũng phải học nhé.

Chúc em học tốt các nội dung cơ bản và các nội dung nâng cao để đạt điểm cao trong các kì thi nhé.
 
V

vosanhathanh

Các cô các chú các bác... cho cháu hỏi 1 bài bé như con kiến này với ạ :
Cho 20 (g)hỗn hợp Fe , FeO, Fe2O3 , Fe3O4 hòa tan vừa hết trong 700 ml HCl( 1 M)dung dịch thu được 3,36 l H2 ( đk tc) & dung dịch D . Cho D tác dụng với NaOH dư , lọc kết tủa tạo thành & nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m(g) chất rắn . tính m ?
Đáp án :
A/16
B/18
C/20
D/22
Cháu ngồi hì hục mãi mà nó vẫn ra đáp án..E/24(g) :(( là thế nào ạ ? Mong mọi người kiểm tra lại hộ cháu ...
 
L

loveyouforever84

vosanhathanh said:
Các cô các chú các bác... cho cháu hỏi 1 bài bé như con kiến này với ạ :
Cho 20 (g)hỗn hợp Fe , FeO, Fe2O3 , Fe3O4 hòa tan vừa hết trong 700 ml HCl( 1 M)dung dịch thu được 3,36 l H2 ( đk tc) & dung dịch D . Cho D tác dụng với NaOH dư , lọc kết tủa tạo thành & nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m(g) chất rắn . tính m ?
Đáp án :
A/16
B/18
C/20
D/22
Cháu ngồi hì hục mãi mà nó vẫn ra đáp án..E/24(g) :(( là thế nào ạ ? Mong mọi người kiểm tra lại hộ cháu ...
Bài em làm là hoàn toàn đúng rồi mà
Đáp số là m = 24 gam
Chắc do đề sai !
 
L

loveyouforever84

vosanhathanh said:
Các cô các chú các bác... cho cháu hỏi 1 bài bé như con kiến này với ạ :
Cho 20 (g)hỗn hợp Fe , FeO, Fe2O3 , Fe3O4 hòa tan vừa hết trong 700 ml HCl( 1 M)dung dịch thu được 3,36 l H2 ( đk tc) & dung dịch D . Cho D tác dụng với NaOH dư , lọc kết tủa tạo thành & nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m(g) chất rắn . tính m ?
Đáp án :
A/16
B/18
C/20
D/22
Cháu ngồi hì hục mãi mà nó vẫn ra đáp án..E/24(g) :(( là thế nào ạ ? Mong mọi người kiểm tra lại hộ cháu ...
Cụ thể thế này !
Dùng bảo toàn nguyên tố thôi !
Có n(HCl) = n(H) = n(Cl) = 0,7 mol
n(H2) = 0,15 mol => n(Cl thay thế O trong oxit) = 0,7 - 0,15.2 = 0,4 mol
=> n(O trong oxit) = 0,4/2 = 0,2 mol
=> m(O trong oxit) = 0,2.16 = 3,2 gam
=> m(Fe trong oxit) = 20 - 3,2 = 16,8 gam
=> n(Fe) = 16,8/56 = 0,3 mol
Chú ý có sự biến đổi : Fe ----> Fe2O3 (m gam)
=> n(Fe2O3) = 0,5.0,3 = 0,15 mol
=> m = m(Fe2O3) = 0,15.160 = 24 gam

OK ?
 
H

hocmai.hoahoc3

Bạn Đinh Ngọc Trúc ở địa chỉ "weathercock_fly@yahoo.com.vn" hỏi:

cho hợp chất hữu cơ có CTPT C3H6O a,viết CTCT các đồng phân có thể có. b,trong số những đồng phân trên,A là đồng phân làm mất màu thuốc tím và khi tác dụng với hiđrô (có niken,nung nóng)tạo ra ancol đơn chức. Xác định công thức cấu tạo A và viết phương trình hóa học.

Trả lời:

Hợp chất C3H6O có k = 1 ( k là độ bất bão hõa của phân tử).

Xét các trường hợp có k = 1:

- Trường hợp 1: Rượu không no đơn chức có 1 nối đôi:

CH2 = CH - CH2OH

- Trường hợp 2: Anđehit, xeton no đơn chức:

CH3- CH2- CHO
CH3 - CO-CH3
- Trường hợp 3: Rượu no đơn chức mạch vòng:

C3H5 - OH

- Trường hợp4:ê te vòng và epoxit:
có 2 công thức cấu tạo.
vậy tổng cộng có 5 đồng phân ứng với C3H6O
b.
CH3- CH2- CHO

CH2 = CH - CH2OH

đều có đặc điểm này
 
H

hocmai.hoahoc3

Bạn ở địa chỉ: phungthuy_1991@yahoo.com hỏi

cho 8g Fe2(SO4)3 vào bình chứa 1 lít dd NaOH aM,khuáy kĩ dể pư xảy ra hoàn toàn,cho thêm vào bình 13,68g Al2(SO4)3 roi lại khuấy.cuối cùng thu dc 1,56g kết tủa keo trăng(ko tính kết tủa khác). tìm a? A/0,2 B/0,4 C/0,38 D/0,42 các bạn júp mìh nha

Trả lời:

ta có nFe2(SO4)3 = 8 : 400 = 0,02 (mol)
nAl2(SO4)3 = 13,68 : 342 = 0,04 (mol)
số mol nhôm hidroxit kết tủa:
nAl(OH)3 = 1,56 : 78 = 0,02 (mol)
Fe2(SO4)3 + 6NaOH -> 2Fe(OH)3 + 3Na2SO4 (1)
Al2(SO4)3 + 6NaOH -> 2Al(OH)3 + 3Na2SO4 (2)
NaOH + Al(OH)3 -> Na AlO2 + H2O (3)
- Trường hợp 1 nếu (3) không xảy ra: khi đó:
nNaOH = nNaOH (1) + nNaOH (2) = 0,02 . 6 + 0,02 . 3 = 0,18 (mol)
-> a = 0,18 (M). Đáp án này ko có trong đáp án.
- Trường hợp 2 nếu (3) xảy ra: khi đó:
nAl(OH)3(2) = 2. nAl2(SO4)3 = 2. 0,04 = 0,08 (mol)
nAl(OH)3(3) = nAl(OH)3 (2) - nAl(OH)3 = 0,08 - 0,02 = 0,06 (mol)
-> nNaOH = 6.nFe2(SO4)3 + 6 . nAl2(SO4)3 = 6. 0,02 + 6 . 0,04 + 0,06 = 0,42 (mol)
-> a = 0,42 M
Vậy đáp án là D
 
P

phungthuy_1991

cho 15,8g hh Agồm Fe,Fe304 td voi 200ml dd HNO3 aM sau khi pu xay ra hoan toan thu dc 2,24l khi NO duy nhat (dktc) dung dich B va 1,,46g kim loại.
1.khoi luong muoi trong B la:
A/65,34 B/48,6 C/54,92 D/38,5
2.gia tri cua a la:
A/3,2 B/1,6 C/2,4 D/1,2
 
L

loveyouforever84

phungthuy_1991 said:
cho 15,8g hh Agồm Fe,Fe304 td voi 200ml dd HNO3 aM sau khi pu xay ra hoan toan thu dc 2,24l khi NO duy nhat (dktc) dung dich B va 1,,46g kim loại.
1.khoi luong muoi trong B la:
A/65,34 B/48,6 C/54,92 D/38,5
2.gia tri cua a la:
A/3,2 B/1,6 C/2,4 D/1,2
Phải là 18,5 gam chứ em nhỉ ?
 
H

hocmai.hoahoc3

Bạn Nguyễn Viết Kha ở địa chỉ: Gjotnu0cTr4nLy_C4uchunh0@yahoo.com hỏi:
em muốn hỏi các thầy các cô :nhiệt độ sôi của anđêhít và xêtôn có cùng số C .Chất nào có nhiêth độ sôi lớn hơn

Trả lời:

Thông thường khi gặp bất kì câu hỏi về nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy của một dãy các chất bất kì chúng ta phải xem chất đó có liên kết hidro không.
- Nếu có thì chất có liên kết hidro bền vững hơn sẽ có nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy cao hơn
- Chất có liên kết hidro có nhiệt độ sôi cao hơn chất không có liên kết hidro
- Chất phân cực mạnh sẽ có nhiệt độ sôi cao hơn chất phân cực yếu, không phân cực.
- Chất có phân tử khối lớn hơn sẽ có nhiệt độ sôi cao hơn.
- Chất có cấu trúc phân tử "dài" sẽ có nhiệt độ sôi nhiệt độ nóng chảy cao hơn chất có cấu trúc phân tử "tròn"

Đối với câu hỏi của em, anđehit và xeton đều thuộc loại không phân cực; tuy nhiên ở đây anđehit có độ phân cực cao hơn so với xeton nên thường có nhiệt độ sôi nhiệt độ sôi cao hơn xeton có cùng công thức phân tử.
 
H

hocmai.hoahoc3

Bạn ở địa chỉ mail: tan_bo_1991@yahoo.com hỏi

oxi hoa 2 mol ruou metylic thanh andehitfomic =oxi khongkhi trong binh kin biet hieu suat cua fan ung oxi hoa la 80% roi cho 36.4gam nuoc va binh dc dung dich x nong do % cua andehit fomic trong dung dich x la

Trả lời.

Đối với bài toán này. Em áp dụng và tính toán bình thường sẽ ra được kết quả thôi. Cách giải có thể như sau nhé:

CH3OH + 1/2O2 -> HCHO + H2O

Theo bài ra, hiệu suất của phản ứng là 80% nên số mol anđehit sinh ra là:
0,8 . 2 = 1,6 mol
Khi đó ta có khối lượng của anđehit là 1,6 . 30 = 48 (gam)
Ở đây em phải chú ý đến khối lượng của dung dịch sau phản ứng. Khối lượng đó không bằng khối lượng của anđehit + khối lượng nước.
Ta có khối lượng của dung dịch = khối lượng của rượu ban đầu + khối lượng của O2 phản ứng + khối lượng của nước thêm vào.
Khi đó ta có:
mdd = 2 . 32 + 1/2 . 1,6 . 32 + 36,4 = 126 (gam)
vậy nồng độ phần trăm của dung dịch anđehit thu được sau phản ứng là:
C% anđehit = (48. 100)/126 = 38%
 
H

hocmai.hoahoc3

Bạn Vũ Anh Tuấn tại địa chỉ vahtuan@tnut.edu.vn hỏi:

Đun nóng 23 g axit fomic với lượng dư rượu thu được A với hiệu suất 80%.Chất A cháy trong oxi dư tạo nên 17,92 lít CO2 (đktc).Công thức cấu tạo của A là

Trả lời:

Đối với bài này bạn cần chú ý là hiệu suất của một quá trình, một phản ứng tính theo chất ít trên phương trình.

Trong đề bài của bạn rượu dư, nên axit sẽ có số mol ít hơn, khi đó ta tính hiệu suất theo axit.

Ta có số mol axit focmic phản ứng = 0,8 . 23/46 = 0,4 mol
Đây là phản ứng este hóa. Đề bài của bạn thiếu rượu đơn chức.

ta có số mol của este thu được = số mol của axit phản ứng = 0,4 mol

Gọi este thu được có công thức là CxHyO2.
Khi đó ta có phương trình cháy:

CxHyO2 + (x+y/4 - 1)O2 -> xCO2 + y/2H2O

nCO2 = x.n este = 0,4 x = 17,92/22,4 = 0,8 (mol)
-> x = 2
Đối với bài toán này, este tạo thành đã chứa 1 nguyên tử C của axit -> rượu chỉ chứa 1 nguyên tử C. vậy rượu đó chỉ có thể là rượu CH3OH
Vậy A là HCOOCH3
 
H

hocmai.hoahoc3

Bạn Nguyễn Thị Hằng tại địa chỉ nguyenhanga4@yahoo.com.vn hỏi:

giải thích hộ em tại sao người ta không chế tạo sẵn dung dịch H2SO3 vì SO2 là chất khí dễ bị ôxi hóa trong không khí có ôxi mà không phải vì nó là một axit không bền( axit yếu dễ bị biến thành nước và khí SO2)

Trả lời

Vấn đề này liên quan đến kỹ thuật và sản xuất nhiều hơn, tuy nhiên tôi xin đưa ra ý kiến của riêng mình như sau. Bạn nào trên diễn đàn có ý kiến khác thì xin bổ sung nhé:

- Vấn đề đầu tiên: Thông thường các khí được điều chế trực tiếp khi sử dụng. Tại sao lại như vậy?

Các chất khí có độ khuyếch tán rất lớn (lớn nhất trong ba trạng thái rắn, lỏng, khí) do đó việc bảo quản "khí" không dễ dàng. Đặc biệt nếu cần sử dụng khí tinh khiết thì việc điều chế sau đó đựng vào một thiết bị nào đó rồi đem ra dùng là không ổn. Khi đó khí thường lẫn tạp chất. Độ tinh khiết không cao và có thể bị pha loãng.

Tôi nhớ một lần có thày cô khi dạy bài lớp 10: tính chất hóa học của oxi. Do thời gian trên lớp có hạn nên cô đã điều chế khí oxi từ hôm trước để sáng hôm sau làm thí nghiệm cho học sinh. Nhưng khi cho tàn đón đỏ vào bình đựng thì "tàn đóm không bùng cháy"

Điều này cũng dễ hiểu, khí oxi đã ra khỏi bình mặc dù đã được đậy rất kĩ.

- Vấn đề thứ 2: Câu bạn hỏi thật sự có vấn đề. SO2 tan rất kém trong nước và axit H2SO3 cũng như H2CO3 coi như không tồn tại (không phải không bền như bạn viết). SO2 là chất khí vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. Khi bạn điều chế "dung dịch H2SO3" có nghĩa là bạn đã "tạo điều kiện thuận lợi" cho phản ứng oxi hóa SO2 rồi đó. Khi đó xảy ra phản ứng:

2SO2 + O2 +2 H2O -> 2 H2SO4

Nếu không có nước thì bạn có thể hoàn toàn đựng được SO2 trong bình kín vì SO2 sẽ tương tác rất chậm với O2. Hai chất khí này tác dụng với nhau cần điều kiện 450oC và phải có V2O5 làm xúc tác.
 
Top Bottom