Văn 8 hội thoại

trananhquangminh@gmail.com

Học sinh
Thành viên
2 Tháng tư 2020
33
4
21
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1/ Thế nào là vai xã hội trong hội thoại? Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ nào xã hội nào?
2/Vai xã hội trong hội thoại thể hiện như thế nào trong giao tiếp? Vai xã hội của mỗi người có phải là cố định và duy nhất không? Vì sao
?
3/ Tìm từ ngữ xưng hô của chị Dậu với cai lệ trong đoạn văn trích “Tức nước vỡ bờ” và giải thích vì sao nhà văn Ngô Tất Tố lại có sự thay đối vai xã hội như thế trong tiến trình hội thoại của nhân vật chị Dậu?
...Chị Dậu xám mặt vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:
-Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!
...Hình như tức quá không chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:
-Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
...Chị Dậu nghiến hai hàm răng:
-Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!


4/ Đọc lại đoạn hội thoại sau giữa Dế Mèn và Dế Choắt trích trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” và trả lời câu hỏi:
(1)...- Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá như thế! Nhà cửa đâu mà tuềnh toàng. Ngộ có kẻ nào đén phá thì thật chú chết ngay đuôi!...Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.
....- Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được. Đụng đến việc là em thở rồi, không còn sức đâu mà đào bới nữa...Hay là bây giờ em nghĩ thế này...Song anh cho phép em mới dám nói...
....- Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.
(2)...- Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nôi này! Tôi hối lắm!Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại thói ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?
...- Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh; ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.


a/ Xác định vai xã hội của Dế Mèn và Dế Choắt trong đoạn hội thoại (1). Em có nhận xét gì về cách nói năng của Dế Mèn và Dế Choắt? (Dế Mèn và Dế Choắt trạc tuổi nhau).
b/ Vai xã hội giữa Dế Mèn và Dế Choắt thay đổi như thế nào trong đoạn hội thoại (2). Vì sao có sự thay đối đó?
c/ Hàng ngày khi giao tiếp với bạn bè cùng tuổi, em xưng hô như thế nào?
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
1/ Thế nào là vai xã hội trong hội thoại? Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ nào xã hội nào?
2/Vai xã hội trong hội thoại thể hiện như thế nào trong giao tiếp? Vai xã hội của mỗi người có phải là cố định và duy nhất không? Vì sao
?
3/ Tìm từ ngữ xưng hô của chị Dậu với cai lệ trong đoạn văn trích “Tức nước vỡ bờ” và giải thích vì sao nhà văn Ngô Tất Tố lại có sự thay đối vai xã hội như thế trong tiến trình hội thoại của nhân vật chị Dậu?
...Chị Dậu xám mặt vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:
-Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!
...Hình như tức quá không chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:
-Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
...Chị Dậu nghiến hai hàm răng:
-Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!


4/ Đọc lại đoạn hội thoại sau giữa Dế Mèn và Dế Choắt trích trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” và trả lời câu hỏi:
(1)...- Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá như thế! Nhà cửa đâu mà tuềnh toàng. Ngộ có kẻ nào đén phá thì thật chú chết ngay đuôi!...Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.
....- Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được. Đụng đến việc là em thở rồi, không còn sức đâu mà đào bới nữa...Hay là bây giờ em nghĩ thế này...Song anh cho phép em mới dám nói...
....- Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.
(2)...- Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nôi này! Tôi hối lắm!Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại thói ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?
...- Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh; ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.


a/ Xác định vai xã hội của Dế Mèn và Dế Choắt trong đoạn hội thoại (1). Em có nhận xét gì về cách nói năng của Dế Mèn và Dế Choắt? (Dế Mèn và Dế Choắt trạc tuổi nhau).
b/ Vai xã hội giữa Dế Mèn và Dế Choắt thay đổi như thế nào trong đoạn hội thoại (2). Vì sao có sự thay đối đó?
c/ Hàng ngày khi giao tiếp với bạn bè cùng tuổi, em xưng hô như thế nào?
Câu 1:
- Vai xã hội trong hội thoại là vị trí của người tham gia hội thoại với những người khác
- Vai xã hội được xác định bằng kiểu quan hệ xã hội giữa những người tham gia hội thoại:
+Quan hệ trên – dưới
+Quan hệ ngang hàng
Dựa vào: tuổi tác, thức bậc trong gia đình, chức vụ trong xã hội,...
Câu 2:
- Vai xã hội trong hội thoại được thể hiện rất rõ thông qua cách xưng hô giữa những người tham gia hội thoại và có thể được thay đổi trong quá trình hội thoại cũng như chịu chi phối của ngoại cảnh.
Câu 3:
- Từ ngữ xưng hô của chị Dậu với cai lệ: cháu- ông, tôi- ông, bà- mày
- Có sự thay đổi vai xã hội như thế vì ban đầu chị Dậu nhún nhường, nhẫn nhục để chồng mình được yên nhưng sau đó tên cai lệ lại càng hống hách hơn nên chị vùng lên mạnh mẽ, phản kháng quyết liệt.
Câu 4:
a.
- Dế Mèn vào vai kẻ bề trên, Dế Choắt là vai kẻ dưới
- Dế Mèn quá tự phụ, luôn coi mình là bề trên mà nói năng với Dế Choắt bằng lời lẽ dạy bảo, khinh thường. Dế Choắt nói năng nhún nhường, khép nép, dò la ý của Dế Mèn mới dám nói.
b.
- Cách xưng hô ở đoạn (2) thay đổi thành: tôi- anh (thể hiện sự bình đẳng, lời lẽ nhẹ nhàng, thân thiết)
- Có sự thay đổi như vậy vì tình huống giao tiếp đã thay đổi, vị thế hai nhân vật cũng thay đổi, Dế Choắt không còn coi mình là đàn em nữa, mà nói với tư cách một người bạn.
c.
- Hàng ngày khi giao tiếp với bạn bè, ta thường xưng hô: bạn- mình, tớ- cậu,....
 
  • Like
Reactions: ~ Su Nấm ~
Top Bottom