•ิ Hội Sinh khối 9 •ิ

Status
Không mở trả lời sau này.
H

hongnhung.97

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

- Hội Sinh khối 9 sẽ chính thức hoạt động vào ngày: 10-7.

- Hình thức hoạt động: Dưới dạng các chuyên đề + bài tập bám sát chương trình học cơ bản và nâng cao. Ở mỗi chuyên đề mình sẽ post các công thức + phương pháp và các bước làm bài.
- Sinh 9 là nền tảng để học tốt Sinh ở các lớp trên. Chính vì thế ai có bất kì thắc mắc hay vấn đề chưa hiểu liên quan đến chuyên đề thì hỏi ngay để cả nhà mình cùng "nặn óc" ra nghĩ nha ;))

~~ Chú ý:
- Không giới hạn già trẻ, gái trai... tất cả đều có quyền tham gia vào Hội Sinh khối 9
- Thành viên đăng kí được hưởng nhiều ưu đãi hơn (vd: được thông báo về hoạt động của Hội đều đặn, có nhiều cơ hội trao đổi học tập,...)


Đăng kí


____________________________________________

Hỏi & Đáp lý thuyết Sinh học 9 _ Ôn thi hsg + thi vào chuyên Sinh

(*) Chuyên đề I: Quy luật di truyền Menđen

- Phần 1
- Phần 2
\Rightarrow Thảo luận chuyên đề I

(*) Chuyên đề II: Vật chất & Cơ chế di truyền ở cấp độ tế bào
\Rightarrow Thảo luận chuyên đề II

(*) Chuyên đề III: Vật chất & Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử
- Lý thuyết
- Công thứchttp://diendan.hocmai.vn/showpost.php?p=1744215&postcount=7
\Rightarrow Thảo luận chuyên đề III
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: nacuteee
H

hongnhung.97

♥ Danh sách thành viên nhóm ♥

♥ Danh sách thành viên nhóm ♥
[Thành viên hội có nhiều ưu đãi hơn]​

1. ronagrok_9999
2. conan193
3. thienthannho.97
4. angel_97
5. sasukecoldly
6. maunguyet.hilton
7. phiphikhanh
8. starfish_blue_sea
9. girlbuon10594
10. thamtu_shinichikudo2
11. thuhien_31031999
12. strikeeagles
13. tuntun301
14. hongngoc_muoimuoi
15. hoa_giot_tuyet
16. tichuot124
17. hongnhung.97
18. azuredragonzx
19. meoconnhinhanh97
20. caybutthanki
21. poro_poro
22. traitimbangtuyet
23. lan_phuong_000
24. cobedethuong13
25. quangnhatkut3
26. mitd
27. khanhtoan_qb
28. mylinh998
29. locxoaymgk
30. longlxag123
31. nhoc_bettyberry
32. phantom_lady.vs.kaito_kid
33. maytrang154
34. cobala_3582
35. becon_matech997
36. meocon_dangiu_96
37. linhhuyenvuong
38. kieuoanh2009
39. bingoxanh1308
40. traitimbang_3991
41. freakie_fuckie
42. mamy007
43. tomandjerry789
44. comeback_dynamite
45. ga_cha_pon9x
46. hoaboconganhtrang678
47. camnhungle19
48. dngoc123
49. ae97
50. zorrovnz
51. babykutetv7620
52. s2_kiki_cassiopeia
53. tsukushi493
54. hoang_tu_thien_than198
55. mup_xjnk
56. nguyenhoangthuhuyen
57. thongoc_97977
58. cobebuongbinh_97
59. pipi2
60. meotamky1998
61. my_love_for_you_2321511
62. thanhtrang1997
63. leehapy
64. nacy_miss
65. be_casu
66. quynhnhung81
67. huedao97
68. k.nguyen.73
69. bin_iuem
70. vanphuoc1029
71. thiensu_thongminh
72. thuytien_ss501
73. phantrang97
74. binbon249
75. phantom_lady97
76. ghim_xinh
77. pe_puta_1797
78. katoriitto
79. tunkute123
80. lon_con_un_in_haycuoi
81. chansung_8101997
82. valyn_khanh_hoa
83. tuoctiton
84. pemivip
85. thachthao_lion
86. ntnp
87. heomoiucit
88. ngocnhan1997
89. ca_noc
90. dj_mr.t
91. cemoon
92. kheu10
93. khackhiempk
94. muathuvang_9x
95. zotahoc
96. perong9x
97. lovelybones311
98. padawan1997
99. smiletoday_1512
100. fugitive_plan_b
101. hathuylinh_97
102. mafiaaotrang_boss
103. coimom2009
104. nhatok
105. nhoxsoktimtinh
106. congchuatuyet0911
107. blue_star_311
108. phuphu123
109. youngmii
110. dinhthuyvan
111. xuanquynh97
112. kevjnkun
113. minhchau0505
114. congchuateen258
115. hardyboywwe
116. toankhoqua123
117. umitrinh
118. fanbgb.vsb_sjanyo
119. conan102
120. hongtrang.2011
121. lov3story1505
122. copetocxoan
123. nhox2inh_girl
124. agforl1
125. zukhar
126. tvxq_vk_su
127. ntth_nvt
128. saiv0doi
129. barby_28497
130. mono110
131. song_vi_li
132. thegioibinhyen_209
133. mi_ko_97
134. mattroibenho_kute
135. huyenanh_97
136. ngocthaotnt_1997
137. nhoaucruco
138. lethithuduong
139. yun.minho
140. mimibili
141. samlonmay22
142. sakishinyora
143. thao_nguyen_vang_anh
...

 
Last edited by a moderator:
H

hongnhung.97

Chuyên đề I: Quy luật di truyền Menđen

Chuyên đề I: Quy luật di truyền Menđen​


A. Khái niệm cơ bản:

1. Tính trạng – Tính trạng trội_lặn – Cặp tính trạng tương phản – Kiểu hình:
a. Tính trạng:
Vd: Ở đậu Hà lan, màu sắc hạt có vàng, xanh; chiều cao cây có cao, thấp; hay hình dạng hạt có trơn, nhăn…. ~~> Tất cả đều được gọi chung dưới 1 khái niệm: Tính trạng.
Như vậy, ta có khái niệm sau:
\Rightarrow Tính trạng là các đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí hay tính chất của cơ thể sinh vật. Dựa vào những đặc điểm đó, người ta có thể nhận biết và phân biệt được nó với các sinh vật khác

b. Tính trạng trội – tính trạng lặn
Vd: Lai đậu Hà lan hạt nhăn thuần chủng (*) với đậu Hà lan hạt trơn thuần chủng. Ta thu được F1: 100% hạt trơn ~~> Tính trạng hạt trơn là tính trạng trội, tính trạng hạt nhăn là tính trạng lặn.
Nói nôm na: Ở sinh vật, những tính trạng mang xu hướng tốt đẹp thường có tính trạng trội. Nhưng, riêng ở người thì tính trạng lặn thường mang các đặc điểm tốt đẹp [vd: ở người, tóc xoăn là tính trạng trội, tóc thẳng là tính trạng lặn]
Ta có khái niệm:
\Rightarrow Tính trạng trội là tính trạng ban đầu của P, được biểu hiện đồng loạt ở thế hệ con F1, trong phép lai giữa 2 cá thể khác nhau bởi 1 cặp tính trạng
(*) Khái niệm được tìm hiểu tại mục sau

c. Cặp tính trạng tương phản
Vd: Ở cây đậu Hà lan, hạt nhăn và hạt trơn là 2 trạng thái khác nhau [1 cái nhăn, 1 cái trơn] của cùng 1 tính trạng về hình dạng hạt. Đồng thời, 2 tính trạng đó hoàn toàn trái ngược nhau
Như vậy, ta có khái niệm sau:
\Rightarrow Cặp tính trạng tương phản: 2 trạng thái khác nhau của cùng một tính trạng nhưng biểu hiện trái ngược nhau

d. Kiểu hình:
Vd: Ở cây đậu Hà lan thì có khá nhiều tính trạng như: hạt vàng, xanh; hạt trơn, nhăn… Để gọi chung tất cả những tính trạng đó thay vì liệt kê, người ta thường dùng khái niệm: Kiểu hình. Nhưng thường thì kiểu hình dùng để chỉ tính trạng đang được đề cập
Như vậy, ta có khái niệm:
Kiểu hình: Tập hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể sinh vật. Trên thực tế, từ kiểu hình được dùng để chỉ 1 vài tính trạng nào đó đang được đề cập

2. Gen – Cặp gen tương phản – Kiểu gen
a. Gen
Vd: Gen a quy định hạt nhăn, gen A quy định hạt trơn. Như ở Sinh học 8 ngay chương đầu tiên, ta đã biết cấu tạo tế bào có Nhân. Nhân được chia thành 2 nhân: Nhân con và Nhân nhiễm sắc thể [NST]. Và gen chính là 1 cấu trúc nằm trên nhân NST, nó quy định 1 vài tính trạng nào đó
\Rightarrow Gen: cấu trúc nằm trên NST trong nhân tế bào, quy định 1 loại tính trạng nào đó

b. Cặp gen tương phản
Vd: Ở đậu Hà lan, gen A quy định hạt màu vàng, gen a quy định hạt xanh ~~> Dễ thấy hạt xanh và hạt vàng là 1 cặp tính trạng tương phản. [Khái niệm này rắc rối nên chỉ vd được tới đây thôi ah]
\Rightarrow Cặp gen tương phản: 2 trạng thái khác nhau của cùng 1 gen nằm ở vị trí tương ứng trên cùng 1 NST tương đồng quy định một cặp tính trạng tương phản nào đó

c. Kiểu gen
Vd: Ở đậu Hà lan có các tính trạng, mỗi tính trạng ứng với 1 gen ~~> Tất cả các gen này được gọi chung là kiểu gen. Nhưng ta thường thấy khi chỉ có 1 hoặc 2 cặp gen đang đề cập thì vẫn sử dụng khái niệm Kiểu gen
\Rightarrow Kiểu gen: Tập hợp toàn bộ các gen nằm trong tế bào của cơ thể sinh vật. Trên thực tế, từ “Kiểu gen” được dùng để chỉ đến 1 vài cặp gen liên quan đến 1 vài cặp tính trạng nào đó đang được đề cập

3. Thể đồng hợp – thể dị hợp
a. Thể đồng hợp [hay thể thuần chủng]:
Vd: AA, aa, AABB, AAbb, aaBB…. ~> Mỗi cặp gen đều có 2 gen giống nhau ~> gọi chung là thể đồng hợp
\Rightarrow Thể đồng hợp: các thể mà trong kiểu gen, mỗi cặp gen đều gồm 2 gen giống nhau

b. Thể dị hợp [hay thể không thuần chủng]
Vd: Aa, AABb, AaBb, Bb… ~~> Trong các kiểu gen, có ít nhất 1 cặp gen khác nhau ~~> Gọi chung là thể dị hợp
\Rightarrow Thể dị hợp: các thể mà trong kiểu gen, có ít nhất 1 cặp gen gồm 2 gen khác nhau

4. Các kí hiệu thường dùng:
- Bố mẹ: P
- Con: F [F1, F2..] – F1 là thế hệ thứ nhất của P, F2 là thế hệ 2 được sinh ra từ F1
- Giao tử: G. Giao tử đực: ♂, giao tử cái: ♀
- Dấu phép lai: X

B. Các định luật Menđen

1. Đồng tính:
Vd:
P: Đậu hạt vàng thuần chủng X Đậu hạt xanh thuần chủng
F1: 100% Đậu hạt vàng

\Rightarrow Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng, khác nhau bởi 1 cặp tính trạng tương ứng thì các cơ thê lai ở thế hệ F1 đều đồng tính của bố hoặc mẹ

• Sơ đồ lai:
P [thuần chủng]: AA…. X …...aa
……………… Hạt vàng…. Hạt xanh
GP:……………… A …………..a
F1: 100% Aa [100% hạt vàng]

2. Phân tính [Phân li]
Vd:
P: Đậu hạt vàng thuần chủng X Đậu hạt xanh thuần chủng
F1: 100% Đậu hạt vàng
F2: 75% hạt vàng : 25% hạt xanh

\Rightarrow Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng, khác nhau bởi 1 cặp tính trạng tương ứng thì các cơ thê lai ở thế hệ F2 có tỉ lệ phân tính về kiểu hình theo tỉ lệ 3 trội 1 lặn

• Sơ đồ lai:
P [thuần chủng]: AA…. X …...aa
……………… Hạt vàng…. Hạt xanh
GP:……………… A …………..a
F1: 100% Aa [100% hạt vàng]
F1 x F1: ………...Aa……X…….Aa
GF1:…………….A,a………….A,a
F2: 1aa : 2Aa : 1AA [Kiểu hình: 3 vàng : 1 xanh]

3. Phân li độc lập:
Vd: Cái này áp dụng cho lai 2 cặp tính trạng trở lên ^^. Lai 2 cặp tính trạng trở lên không quá phức tạp. Thực ra chính là nhiều phép lai 1 cặp tính trạng được tiến hành cùng lúc. Ta ví dụ như:
P: ….AaBb………….X................AaBb
Hạt vàng – trơn……………Hạt vàng – trơn

Ta có 2 phép lai sau:
- Aa x Aa ~~> 3 hạt vàng : 1 hạt trơn
- Bb x Bb ~~> 3 hạt trơn : 1 hạt nhăn
Thu được kết quả sau:
(3 : 1)(3 : 1) = 9 hạt vàng – trơn : 3 hạt vàng – nhăn : 3 hạt xanh – trơn : 1 hạt xanh - nhăn

\Rightarrow Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về 2 hay nhiều cặp tính trạng tương ứng, thì sự di truyền của cặp tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của cặp tính trạng kia và ngược lại

~~> Tiếp theo
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: nguyenducvan06
H

hongnhung.97

Chuyên đề I: Quy luật di truyền Menđen [P2]

C. Lai phân tích và sơ đồ phép lai 1 cặp tính trạng

1. Lai phân tích
Vd: Phép lai:
Aa x aa
AA x aa
~~> Ta nhận thấy ở đây: Trội [Aa, AA] x Lặn [aa] ~~> lai Phân tích.

\Rightarrow Phép lai phân tích là phép lai giữa 1 cá thể mang kiểu hình trội, chưa biết kiểu gen với 1 cá thể mang kiểu hình lặn (Đồng hợp tử lặn) nhằm phân tích kiểu gen của cá thể đem lai phân tích

*Note:
P: Aa x aa. F1: Aa : aa ~~> Cá thể đem lai là dị hợp tử
P: AA x aa. F1: Aa ~~> Cá thể đem lai là đồng hợp tử trội

2. Sơ đồ phép lai 1 cặp tính trạng

picture.php


D. Các dạng bài tập

1. Áp dụng định luật Đồng tính + Phân tính
a. Bài toán thuận:
Bước 1:
+ Xác định tương quan trội – lặn [trường hợp đề chưa cho]
+ Quy ước gen
Bước 2: Xác định kiểu gen của P
Bước 3: Viết sơ đồ lai

Vd: Ở đậu Hà lan, tính trạng hạt trơn trội hoàn toàn so với tính trạng hạt nhăn. Cho cây đậu hạt trơn thuần chủng lai với cây đậu hạt nhăn. Xác định kết quả thu được ở F1
Giải:
Theo bài ra, quy ước gen:
- Gen A: hạt trơn
- Gen a: hạt nhăn
Xác định kiểu gen:
- Cây đậu hạt trơn thuần chủng mang kiểu gen là AA
- Cậy đậu hạt nhăn mang kiểu gen là aa
Sơ đồ lai:
P:……AA………X………….aa
…..Hạt trơn………….…Hạt nhăn
GP: …..A……………………a
F1: 100% Aa [Kiểu hình: hạt trơn]

b. Bài toán nghịch
- Bước 1:
+ Xác định tương quan trội – lặn [trường hợp đề chưa cho]
+ Quy ước gen
- Bước 2: Phân tích tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con để suy ra kiểu gen của bố mẹ
- Bước 3: Viết sơ đồ lai + nhận xét

Vd: Cho lai giữa cây đậu hạt trơn với nhau. F1 thu được kết quả 3 trơn: 1 nhăn. Hãy giải thích kết quả và viết sơ đồ lai
Giải:
Theo bài ra, ta có: F1 có tỉ lệ giữa cây đậu hạt trơn và cây đậu hạt nhăn là 3:1 ~~> Tỉ lệ của phép lai phân tính
\Rightarrow Tính trạng hạt trơn là tính trạng trội, tính trạng hạt nhăn là tính trạng lặn
Quy ước gen:
- Gen A: hạt trơn
- Gen a: hạt nhăn
Tỉ lệ phân tính kiểu hình ở F1 là 3:1 nên P dị hợp tử về cặp gen quy định tính trạng hình dạng quả
Kiểu gen của P là Aa
Sơ đồ lai
P:……Aa………X………….Aa
…..Hạt trơn………….…Hạt trơn
GP: A,a…………………..A,a
F1: 1aa : 2Aa : 1AA [75% hạt trơn : 25% hạt nhăn ]
Nhận xét: Kết quả lai tương tự giả thiết

2. Áp dụng định luật Phân li độc lập
a. Bài toán thuận:
- Bước 1:
+ Xác định tương quan trội – lặn ở từng tính trạng [trường hợp đề chưa cho]
+ Quy ước gen
- Bước 2: Xác định kiểu gen của P
- Bước 3: Viết sơ đồ lai để xác định kiểu gen + kiểu hình ở đời con

Vd: Ở cây đậu Hà lan, cho lai đậu hạt trơn – vàng thuần chủng và hạt nhăn – xanh thuần chủng. Xác định kiểu gen và kiểu hình ở F1. Biết rằng 2 tính trạng nói trên di truyền phân li độc lập mỗi gen quy định một tính trạng
Giải:
* Quy ước gen:
Gen A: Hạt trơn, a: hạt nhăn
Gen B: hạt vàng, b: hạt xanh
Theo bài ra, tính trạng trên di truyền phân li độc lập do đó ta có kiểu gen của P là:
- Hạt trơn – vàng thuần chủng: AABB
- Hạt nhăn – xanh thuần chủng: aabb

* Sơ đồ lai:
P:AABB……….X…………aabb
Hạt trơn – vàng………..Hạt xanh – nhăn
GP: AB………………………..ab

picture.php


F1: 100% AaBb [KH: 100% hạt trơn - vàng]

b. Bài toán nghịch:
- Bước 1:
+ Xác định tương quan trội – lặn [trường hợp đề chưa cho]
+ Quy ước gen
- Bước 2: Xét tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con trên từng tính trạng để suy ra kiểu gen của bố mẹ
- Bước 3: Xác định kiểu gen của bố mẹ
- Bước 4: Viết sơ đồ lai + nhận xét kết quả

Vd: Ở đậu Hà lan, tình trạng hạt vàng được quy định bởi gen B, tính trạng hạt xanh được quy định bởi gen b; tính trạng hạt trơn được quy định bởi gen A, hạt nhăn gen a. 2 tính trạng di truyền phân li độc lập
Cho lai cây P với nhau, thu được F1:
- 28 đậu hạt trơn – vàng
- 9 đậu hạt trơn – xanh
- 10 đậu hạt nhăn – vàng
- 3 đậu hạt nhăn – xanh
Xác định kiểu gen, kiểu hình của cây P + viết sơ đồ lai

Giải:
Theo bài ra, quy ước gen:
- Gen A: hạt trơn, a hạt nhăn
- Gen B: hạt vàng, b hạt xanh
Xét F1, ta có:
- Tính trạng hình dạng hạt:

[TEX]\frac{Hat.tron}{Hat.nhan}=\frac{28+9}{10+3}=\frac{3}{1}[/TEX]

~~> Tỉ lệ của định luật phân tình
Ta có: P: Aa x Aa
- Xét tính trạng màu hạt:

[TEX]\frac{Hat.vang}{Hat.xanh}=\frac{28+10}{9+3}=\frac{3}{1}[/TEX]

~~> Tỉ lệ của định luật phân tình
Ta có: P: Bb x Bb
- Vì 2 tính trạng hình dạng hạt và màu sắc hạt di truyền phân li độc lập nên ta có kiểu gen của P là:
P: AaBb x AaBb
Kiểu hình của P đều là hạt trơn – vàng

* Viết sơ đồ lai:
P:AaBb……….X…………AaBb
Hạt trơn – vàng……….. Hạt trơn – vàng
GP: AB, Ab, aB, ab…….. AB, Ab, aB, ab

picture.php


* Tỉ lệ kiểu gen + hình
- 1AABB : 2AABb : 2AaBB : 4AaBb ~~> 9/16 Đậu hạt trơn – vàng
- 1AAbb : 2Aabb ~~> 3/6 Đậu hạt trơn – xanh
- 1aaBB : 2aaBb ~~> 3/16 đậu hạt nhăn – vàng
- 1aabb ~~> 1/16 đậu hạt nhăn – xanh

* Nhận xét: Tỉ lệ phân li kiểu hình của F1
9 : 3 : 3 : 1 = 28 : 9 : 10 : 3
~~> Kết quả tương tự giả thiết


Kết thúc Chuyên đề I
 
Last edited by a moderator:
H

hongnhung.97

Chuyên đề II: Vật chất & Cơ chế di truyền ở cấp độ tế bào

Chuyên đề II: Vật chất & Cơ chế di truyền ở cấp độ tế bào


(*) Thảo luận Chuyên đề (*)

A. Phân bào nguyên nhiễm:

800px-Major_events_in_mitosis.svg.png

(*) Diễn biến hình thái NST trong nguyên phân:

[YOUTUBE]I-IH0HOnSIY[/YOUTUBE]

picture.php

(*) Công thức:

picture.php

- Số tế bào con được tạo ra sau k lần nguyên phân từ x tế bào mẹ ban đầu: [TEX]\color{blue}{{x.2}^{k}}[/TEX]
- Số tế bào con được tạo ra thêm sau k lần nguyên phân từ x tế bào mẹ ban đầu: [TEX]\color{blue}{x.({2}^{k}-1)}[/TEX]
- Tổng các NST đơn có trong các tế bào con được tạo ra từ x tế bào mẹ ban đầu: [TEX] \color{blue}{x.2n.{2}^{k}}[/TEX]
- Tổng số tâm động trong các tế bào con được tạo ra sau k lần nguyên phân từ x tế bào mẹ ban đầu [TEX]\color{blue}{x.2n.{2}^{k}}[/TEX]
- Tổng số tâm động trong các tế bào con được tạo thêm sau k lần nguyên phân từ x tế bào mẹ ban đầu [TEX]\color{blue}{x.2n({2}^{k} - 1)}[/TEX]
- Tổng số NST đơn mới tương đương môi trường nội bào phải cung cấp cho x tế bào mẹ: [TEX]\color{blue}{x.2n({2}^{k} - 1)}[/TEX]
- Tổng số NST đơn mới hoàn toàn mới hoàn toàn môi trường nội bào phải cung cấp cho x tế bào mẹ: [TEX]\color{blue}{x.2n({2}^{k} - 2)}[/TEX]
- Tổng số lần NST đơn tự nhân đôi trong k lần nguyên phân từ x tế bào mẹ ban đầu: [TEX]\color{blue}{x.k}[/TEX]
- Tổng số thoi dây tơ vô sắc xuất hiện trong k lần nguyên phân từ x tế bào mẹ ban đầu: [TEX]\color{blue}{x({2}^{k} - 1)}[/TEX]

* Điều kiện: Mỗi tế bào mẹ đều nguyên phân k lần

B. Phân bào giảm nhiễm & Sự thụ tinh:
f_337598.file


(*) Diễn biến hình thái NST trong giảm phân:

[YOUTUBE]kVMb4Js99tA[/YOUTUBE]

picture.php

* Công thức [xét 1 TB sinh dục chín 2n giảm phân]
- Số tb con được tạo ra: [TEX]\color{blue}{4}[/TEX]
- Số giao tử (n) được tạo ra:
+ 1 TBSD ♂ (2n) ~> 4 giao tử ♂ (n)
+ 1 TBSD ♀ (2n) ~> 1 giao tử ♀ (n) + 3 thể định hướng (n)
- Số loại giao tử:
+ Không có trao đổi chéo: [TEX]\color{blue}{{2}^{n}}[/TEX]
+ Có trao đổi chéo: [TEX]\color{blue}{{2}^{n + m}}[/TEX]

image_2798.jpg


- Số cách xắp xếp của NST kép ở kì giữa 1: [TEX]\color{blue}{{2}^{n-1}}[/TEX]
- Số cách phân li của NST kép ở kì giữa sau 1: [TEX]\color{blue}{{2}^{n-1}}[/TEX]
- Số kiểu tổ hợp NST ở kì cuối 1: [TEX]\color{blue}{{2}^{n}}[/TEX]
- Số TB đơn mới tương đương môi trường phải cung cấp: [TEX]\color{blue}{2n}[/TEX]
- Hiệu suất thụ tinh của giao tử: [TEX] \color{blue}{\frac{Gt}{\Sigma Gt} \times 100} [/TEX] %
{Gt: giao tử được thụ tinh}


 
Last edited by a moderator:
H

hongnhung.97

Chuyên đề III: Vật chất & Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử

Chuyên đề III: Vật chất & Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử


(*) Thảo luận Chuyên đề (*)
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=181648

[YOUTUBE]VJycRYBNtwY&feature=fvwrel[/YOUTUBE]

transcription-translation.gif

A. ADN:

(*) Cấu trúc hóa học và cấu trúc không gian của phân tử ADN:

images

- ADN [Acid deoxyribo nucleic] thuộc loại acid nucleic, được cấu tạo từ các nguyên tố chính là C, H, O, N, P
- ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các nuleotit [mỗi ADN gồm hàng vạn đến hàng triệu đơn phân]. Có 4 loại nuleotit:
+ A: adenin
+ T: tiroxin
+ G: guamin
+ X: xitozin
Mỗi đơn phân trên đều gồm 3 thành phần:
+ Đường deoxyribozo
+ Phân tử [TEX]{H}_{3}{PO}_{4}[/TEX]
+ Bazo nito [đặc điểm khác nhau của các đơn phân]
- ADN gồm 2 chuỗi polynucleotide xếp song song và xoắn đều quanh 1 trục từ trái qua phải tạo thành 1 chuỗi xoắn kép với đường kính 20Å và dài 34Å
- Trong chuỗi xoắn kép, các nu đối diện nhau trên 2 mạch đơn tạo thành từng cặp theo nguyên tắc bổ sung:
+ A trao đổi với T bằng 2 liên kết Hydro [A = T]
+ G trao đổi với X bằng 3 liên kết Hydro [G = X]
- Tỉ số A + T / G + X trong phân tử ADN khác nhau thì khác nhau và mang tính đặc trưng cho loài
- Kích thước ADN có thể dài tới 1mm, khối lượng phân tử có thể tới [TEX]{10}^{6}[/TEX]đv.C
- Nhờ số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nucleotit tạo nên tính đa dạng và đặc thù của ADN
- Trong tế bào sinh dưỡng, ADN tập trung trong nhân và có khối lượng ổn định đặc trưng cho loài
- Trong giao tử [tế bào sinh dục], hàm lượng ADN giảm đi một nửa và sau thụ tinh nó lại được phục hồi lại như ban đầu trong hợp tử

(*) Cơ chế tự nhân đôi của ADN:

[YOUTUBE]zdDkiRw1PdU&feature=related[/YOUTUBE]​

- Quá trình nhân đôi của ADN diễn ra trong nhân tế bào, tại các NST ở kì trung gian, lúc này ADN ở dạng sợi mảnh chưa xoắn.
- Khi bắt đầu quá trình nhân đôi, phân tử ADN tháo xoắn và 2 mạch đơn dần tách nhau ra, các nucleotit trên các mạch đơn sau khi được tách ra lần lượt liên kết với các nucleotit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung để hình thành mạch mới.
- Khi quá trình tự nhân đôi kết thúc, hai phân tử ADN được tạo thành rồi đóng xoắn và sau này chúng được phân chia cho 2 tế bào con thông qua quá trình phân bào
- Trong quá trình nhân đôi của ADN có sự tham gia của một số enzyme và một số các yếu tố khác có tác dụng tháo xoắn, tách mạch, giữ cho mạch ở trạng thái duỗi hay liên kết các nuleotit với nhau
* Sự nhân đôi của ADN là cơ sở cho sự nhân đôi của NST. Đảm bảo nguyên phân, giảm phân, thụ tinh diễn ra bình thưởng ~> Đảm bảo sự di truyền ổn định qua các thế hệ
Nguyên tắc:
- Khuôn mẫu: Mạch mới được tổng hợp trên khuôn mẫu là mạch khuôn của ADN mẹ
- Bổ sung: A-T bằng 2 H ; G-X bằng 3 H
- Bán bảo toàn: Trong ADN con có 1 mạch là của ADN mẹ và một mạch được tổng hợp nhờ các nucleotit tự do trong môi trường nội bào


B. ARN:

mRNA-colored.gif

(*) Cấu trúc hóa học và cấu trúc không gian của phân tử ARN:
- ARN (acid ribonuleic) được cấu tạo theo các nguyên tố chính là C, H, O, N, P
- ARN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà các đơn phân là các ribonucleotit:
+ A: adenin
+ U: uraxin
+ G: guamin
+ X: xitozin
Mỗi ribonucleotit đều gồm:
+ Đường ribozo [TEX]{C}_{5}{H}_{10}{O}_{5}[/TEX]
+ Phân tử [TEX] {H}_{3}{PO}_{4} [/TEX]
+ Bazo nito [điểm khác nhau]
- Các ARN phân biệt nhau nhờ số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các rinucleotit
- ARN là chuỗi xoắn đơn.
- Có 3 loại ARN
+ mARN: ARN thông tin
+ tARN: ARN vận chuyển [Khi thực hiện chức năng sinh học thường xoắn lại, nhiều đoạn xắp xếp theo nguyên tắc bổ sung A-U và G-X~> bộ ba đối mã và đoạn mang acid amin tận cùng là adenin]
+ rARN: ARN riboxom

(*) Cơ chế tổng hợp ARN:

transcription_animate.gif

Các liên kết hydro trên 1 đoạn phân tử ADN bị cắt đứt [tác động của enzyme ARN-polimeraza] ~> 2 mạch đơn của gen tách nhau. Trên 1 mạch gốc của gen, các nucleotit lần lượt lắp ráp với các ribonucleotit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung [T-A ; A-U ; G-X ; X-G]
* mARN, tARN, rARN theo cơ chế trên


C. Protein:

[YOUTUBE]lijQ3a8yUYQ[/YOUTUBE]​

- Protein là hợp chất hữu cơ gồm 4 nguyên tố chính C, H, O, N và một số nguyên tố khác
- Protein cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân gồm 20 acid amin khác nhau
Mỗi acid amin gồm 3 thành phần:
+ Một gốc hydrocacbon [TEX]R-CH[/TEX]
+ Một nhóm cacboxyl [TEX] -COOH[/TEX]
+ Một nhóm amin [TEX] -N{H}_{2} [/TEX]

00519_cau-tao-aa.jpg

- Liên kết peptit [nối acid amin] là liên kết được hình thành giữa nhóm amin của acid amin này với nhóm cacboxyl của acid amin bên cạnh cùng mất đi một phân tử nước. Nhiều liên kết peptit tạo thành 1 chuỗi polypeptit. Mỗi phân tử protein có thể gồm 1 hoặc một số chuỗi polypeptit
- Từ đúng 20 loại acid amin khác nhau tạo nên khoảng [TEX]{10}^{14} - {10}^{15}[/TEX] loại protein rất đa dạng và đặc thù
- Tính đặc thù và đa dạng của protein còn được biểu hiện ở các dạng cấu trúc không gian

protein-structure2.png


[YOUTUBE]1fe05RGleCQ&feature=related[/YOUTUBE] [YOUTUBE]cE4rvbU968M&feature=related[/YOUTUBE]
[YOUTUBE]ysPt1lIllcs&feature=related[/YOUTUBE]
[YOUTUBE]izSDwvNq_5s&feature=related[/YOUTUBE]​

[Tt: Công thức]
 
Last edited by a moderator:
H

hongnhung.97

Chuyên đề III: Vật chất & Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử [Tt]

[<~~Lý thuyết]
o0o Công thức o0o
ADN

(*) Tính số nuleotit của ADN:

* Đối với mỗi mạch:

[TEX]{A}_{1} + {T}_{1} + {G}_{1} + {X}_{1} = \frac{N}{2} [/TEX]

[TEX]{A}_{1} = {T}_{2}[/TEX] ; [TEX]{T}_{1} = {A}_{2}[/TEX] ; [TEX]{G}_{1} = {X}_{2}[/TEX] ; [TEX]{X}_{1} = {G}_{2}[/TEX]

* Đối với cả 2 mạch:

[TEX] \left. \begin {matrix} {A}_{1} = {T}_{2}\\ {A}_{1} = {A}_{2}\end{matrix}\right\} \Rightarrow {T}_{2} + {T}_{1} = {A}_{2} + {A}_{1} = {A}_{2} + {T}_{2} = {A}_{1} + {T}_{1} [/TEX]

[TEX] \left. \begin {matrix} {G}_{1} = {X}_{2}\\ {X}_{1} = {G}_{2}\end{matrix}\right\} \Rightarrow {G}_{2} + {G}_{1} = {G}_{2} + {G}_{1} = {A}_{2} + {T}_{2} = {A}_{1} + {T}_{1} [/TEX]

Tính tỉ lệ:

%A = %T = (%A1 + %A2) : 2 = (%T1 + %T2) : 2
%G = %X = (%G1 + %G2) : 2 = (%X1 + %X2) : 2

[TEX]N = A + T + G + X = 2A + 2 G = 2A + 2X = 2T + 2G = 2T + 2X[/TEX]

[TEX]A + G = T + X = \frac{N}{2}[/TEX]

N = 20.chu kì xoắn = Khối lượng phân tử ADN : 300

(*) Tính chiều dài:

[TEX]L = \frac{N}{2}3.4[/TEX]Å

1 micromet [µm] = [TEX]{10}^{4}[/TEX] angstron [Å]
1 micromet = [TEX]{10}^{3}[/TEX] nanomet (nm)
1mm = [TEX]{10}^{3}[/TEX] µm = [TEX]{10}^{6}[/TEX] nm = [TEX]{10}^{7}[/TEX]Å

picture.php


{Bảng trên xét theo đơn vị mét}

(*) Tính số liên kết hydro và số liên kết hóa trị Đ-P:

- Số liên kết hydro: [TEX]H = 2A + 3G[/TEX]

- Số liên kết hóa trị Đ-P: [TEX]HT = N-2[/TEX]

(*) Tính số nucleotit tự do trong môi trường nội bào cần dùng: Qua x đợt nhân đôi

- Tổng số ADN con = [TEX]{2}^{x}[/TEX]

- Tổng nu tự do cần:

[TEX]\sum {N}_{mt} = N({2}^{x} - 1)[/TEX]

[TEX]\sum {A}_{mt} = A({2}^{x} - 1)[/TEX]

[TEX]\sum {G}_{mt} = G({2}^{x} - 1)[/TEX]

...

(*) Tính số liên kết hydro hoặc liên kết hóa trị Đ-P bị phá vỡ hoặc được hình thành: Qua x đợt nhân đôi:

- Tổng liên kết H bị phá vỡ: [TEX]H({2}^{x} - 1)[/TEX]

- Tổng HT hình thành: [TEX](N - 2)({2}^{x} - 1)[/TEX]

(*) Tính thời gian tự sao:

Gọi thời gian tiếp nhận và liên kết 1 nucleotit là t:

- Thời gian tự sao: [TEX] \frac{N}{tocdotusao} = t.\frac{N}{2} [/TEX]

ARN

(*) Tính số nuleotit của ARN:

[TEX]rN = rA + rU + rG + rX = \frac{N}{2}[/TEX]

rA = Tgốc ; rG = Xgốc ; rU = Agốc ; rX = Ggốc

{Gốc: mạch khuôn tổng hợp ARN}

A = T = rA + rU ~~> %A = %T = (%rA + %rU) : 2

G = X = rG + rX ~~> %G = %X = (%rG + %rX) : 2

rN = khối lượng phân tử : 300

(*) Tính chiều dài và số liên kết hóa trị Đ-P:

[TEX]l = rN.3.4[/TEX]Å

[TEX]l = L = \frac{N}{2}3.4[/TEX]Å

[TEX]{HT}_{ARN} = 2.rN - 1[/TEX]

(*) Tính số ribonucleotit tự do môi trường cung cấp: Qua k lần sao mã:

- Số phân tử ARN = số lần sao mã = k

- Số ribonucleotit môi trường cung cấp:

[TEX]\sum {rN}_{mt} = k.rN[/TEX]

[TEX]\sum {rA}_{mt} = k.rA[/TEX]

[TEX]\sum {rU}_{mt} = k.rU[/TEX]

[TEX]\sum {rG}_{mt} = k.rG[/TEX]

[TEX]\sum {rX}_{mt} = k.rX[/TEX]

(*) Tính số liên kết H và liên kết hóa trị Đ-P: Qua k lần sao mã:

- Tổng liên kết H bị phá vỡ = [TEX]K.H[/TEX]
- Tổng HT hình thành = [TEX]K(rN - 1)[/TEX]

(*) Tính thời gian sao mã: Qua k lần sao mã:

Gọi thời gian tiếp nhận và liên kết 1 nucleotit là t:

- Thời gian sao mã: [TEX] \frac{rN}{tocdosaoma} = t.rN [/TEX]

- Thởi gian sao mã nhiều lần = K. thời gian sao 1 lần

- Thời gian sao mã nhiều lần = K. thời gian sao 1 lần + [TEX](K - 1) \Delta t[/TEX]

PROTEIN

- Số bộ 3 mật mã = [TEX]\frac{N}{2.3} = \frac{rN}{3}[/TEX]

- Số bộ 3 mã hóa acid amin = [TEX]\frac{N}{2.3} - 1 = \frac{rN}{3} - 1[/TEX]

- Số acid amin của phân tử protein = [TEX]\frac{N}{2.3} - 2 = \frac{rN}{3} - 2[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom