Sinh HỘI SINH K9 (2017 - 2018): Ôn luyện lý thuyết

Status
Không mở trả lời sau này.

Ng.Klinh

Cựu Mod Sinh
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng hai 2017
1,516
3,108
534
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Danh sách thành viên tham gia HỘI SINH K9(2017 - 2018) (tính đến 10.1O.2017)
@Lưu Thị Thu Kiều
@Anhnguyen2572003
@hoangthianhthu1710@gmail.com
@Nhị Tiếu Khuynh Quốc
@nhokcute1002
@2811minhminh@gmail.com
@alohaaaa
@huyenlinh7ctqp
@Byun Jimin
@Phammai26
@lê thị hải nguyên
@bonechimte@gmail.com
@vulinhchihytq
@Navi_Sheva
@trần công minh
@justin huynh
@Ngọc Đạt
@Levi Ackerman
@s2no12k3
@Kim Kim

Đây là topic ôn luyện lý thuyết sinh 9 (cơ bản + nâng cao)
- Thảo luận xung quanh nội dung ôn tập: HỘI SINH K9(2017 - 2018): THẢO LUẬN CHUNG
- Topic ôn luyện bài tập
- Đăng ký tham gia thành viên để nhận được thông báo cũng như hoạt động của hội
Đăng ký tham gia HỘI SINH K9 (2017 - 2018)
- Đóng góp ý kiến xây dựng lịch hoạt động bài trong Hội quán
HỘI SINH K9 (2017 - 2018): Ý kiến - Thắc mắc

Yêu cầu:
- Online thường xuyên, hoàn thành đủ bài tập mỗi tuần (làm và gửi trả lời đúng lịch)
- Bất kỳ phần lý thuyết, dạng bài tập chưa hiểu cách làm đều phải post tại Topic THẢO LUẬN CHUNG để cùng nhau trao đổi, tránh trường hợp dấu dốt
- Hội viên có quyền post câu hỏi tại topic THẢO LUẬN CHUNG để cùng nhau giải đáp
 
Last edited:

Ng.Klinh

Cựu Mod Sinh
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng hai 2017
1,516
3,108
534
Chuyên đề I: DI TRUYỀN
A.
1. Tính trạng – Tính trạng trội_lặn – Cặp tính trạng tương phản – Kiểu hình:
a. Tính trạng:
Vd: Ở đậu Hà lan, màu sắc hạt có vàng, xanh; chiều cao cây có cao, thấp; hay hình dạng hạt có trơn, nhăn…. ~~> Tất cả đều được gọi chung dưới 1 khái niệm: Tính trạng.
Như vậy, ta có khái niệm sau:

=> Tính trạng là các đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí hay tính chất của cơ thể sinh vật. Dựa vào những đặc điểm đó, người ta có thể nhận biết và phân biệt được nó với các sinh vật khác

b. Tính trạng trội – tính trạng lặn
Vd: Lai đậu Hà lan hạt nhăn thuần chủng (*) với đậu Hà lan hạt trơn thuần chủng. Ta thu được F1: 100% hạt trơn ~~> Tính trạng hạt trơn là tính trạng trội, tính trạng hạt nhăn là tính trạng lặn.
Nói nôm na: Ở sinh vật, những tính trạng mang xu hướng tốt đẹp thường có tính trạng trội. Nhưng, riêng ở người thì tính trạng lặn thường mang các đặc điểm tốt đẹp [vd: ở người, tóc xoăn là tính trạng trội, tóc thẳng là tính trạng lặn]
Ta có khái niệm:

=> Tính trạng trội là tính trạng ban đầu của P, được biểu hiện đồng loạt ở thế hệ con F1, trong phép lai giữa 2 cá thể khác nhau bởi 1 cặp tính trạng
(*) Khái niệm được tìm hiểu tại mục sau

c. Cặp tính trạng tương phản
Vd: Ở cây đậu Hà lan, hạt nhăn và hạt trơn là 2 trạng thái khác nhau [1 cái nhăn, 1 cái trơn] của cùng 1 tính trạng về hình dạng hạt. Đồng thời, 2 tính trạng đó hoàn toàn trái ngược nhau
Như vậy, ta có khái niệm sau:

=> Cặp tính trạng tương phản: 2 trạng thái khác nhau của cùng một tính trạng nhưng biểu hiện trái ngược nhau

d. Kiểu hình:
Vd: Ở cây đậu Hà lan thì có khá nhiều tính trạng như: hạt vàng, xanh; hạt trơn, nhăn… Để gọi chung tất cả những tính trạng đó thay vì liệt kê, người ta thường dùng khái niệm: Kiểu hình. Nhưng thường thì kiểu hình dùng để chỉ tính trạng đang được đề cập
Như vậy, ta có khái niệm:

=> Kiểu hình: Tập hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể sinh vật. Trên thực tế, từ kiểu hình được dùng để chỉ 1 vài tính trạng nào đó đang được đề cập

2. Gen – Cặp gen tương phản – Kiểu gen
a. Gen
Vd: Gen a quy định hạt nhăn, gen A quy định hạt trơn. Như ở Sinh học 8 ngay chương đầu tiên, ta đã biết cấu tạo tế bào có Nhân. Nhân được chia thành 2 nhân: Nhân con và Nhân nhiễm sắc thể [NST]. Và gen chính là 1 cấu trúc nằm trên nhân NST, nó quy định 1 vài tính trạng nào đó

=> Gen: cấu trúc nằm trên NST trong nhân tế bào, quy định 1 loại tính trạng nào đó

b. Cặp gen tương phản
Vd: Ở đậu Hà lan, gen A quy định hạt màu vàng, gen a quy định hạt xanh ~~> Dễ thấy hạt xanh và hạt vàng là 1 cặp tính trạng tương phản. [Khái niệm này rắc rối nên chỉ vd được tới đây thôi ah]

=> Cặp gen tương phản: 2 trạng thái khác nhau của cùng 1 gen nằm ở vị trí tương ứng trên cùng 1 NST tương đồng quy định một cặp tính trạng tương phản nào đó

c. Kiểu gen
Vd: Ở đậu Hà lan có các tính trạng, mỗi tính trạng ứng với 1 gen ~~> Tất cả các gen này được gọi chung là kiểu gen. Nhưng ta thường thấy khi chỉ có 1 hoặc 2 cặp gen đang đề cập thì vẫn sử dụng khái niệm Kiểu gen

=> Kiểu gen: Tập hợp toàn bộ các gen nằm trong tế bào của cơ thể sinh vật. Trên thực tế, từ “Kiểu gen” được dùng để chỉ đến 1 vài cặp gen liên quan đến 1 vài cặp tính trạng nào đó đang được đề cập

3. Thể đồng hợp – thể dị hợp
a. Thể đồng hợp [hay thể thuần chủng]:
Vd: AA, aa, AABB, AAbb, aaBB…. ~> Mỗi cặp gen đều có 2 gen giống nhau ~> gọi chung là thể đồng hợp

=> Thể đồng hợp: các thể mà trong kiểu gen, mỗi cặp gen đều gồm 2 gen giống nhau

b. Thể dị hợp [hay thể không thuần chủng]
Vd: Aa, AABb, AaBb, Bb… ~~> Trong các kiểu gen, có ít nhất 1 cặp gen khác nhau ~~> Gọi chung là thể dị hợp

=> Thể dị hợp: các thể mà trong kiểu gen, có ít nhất 1 cặp gen gồm 2 gen khác nhau

4. Các kí hiệu thường dùng:
- Bố mẹ: P
- Con: F [F1, F2..] – F1 là thế hệ thứ nhất của P, F2 là thế hệ 2 được sinh ra từ F1
- Giao tử: G. Giao tử đực: ♂, giao tử cái: ♀
- Dấu phép lai: X
B.
1. Đồng tính:
Vd:
P: Đậu hạt vàng thuần chủng X Đậu hạt xanh thuần chủng
F1: 100% Đậu hạt vàng

=> Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng, khác nhau bởi 1 cặp tính trạng tương ứng thì các cơ thê lai ở thế hệ F1 đều đồng tính của bố hoặc mẹ

• Sơ đồ lai:
P [thuần chủng]: AA…. X …...aa
……………… Hạt vàng…. Hạt xanh
GP:……………… A …………..a
F1: 100% Aa [100% hạt vàng]

2. Phân tính [Phân li]
Vd:
P: Đậu hạt vàng thuần chủng X Đậu hạt xanh thuần chủng
F1: 100% Đậu hạt vàng
F2: 75% hạt vàng : 25% hạt xanh

=> Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng, khác nhau bởi 1 cặp tính trạng tương ứng thì các cơ thê lai ở thế hệ F2 có tỉ lệ phân tính về kiểu hình theo tỉ lệ 3 trội 1 lặn

• Sơ đồ lai:
P [thuần chủng]: AA…. X …...aa
……………… Hạt vàng…. Hạt xanh
GP:……………… A …………..a
F1: 100% Aa [100% hạt vàng]
F1 x F1: ………...Aa……X…….Aa
GF1:…………….A,a………….A,a
F2: 1aa : 2Aa : 1AA [Kiểu hình: 3 vàng : 1 xanh]

3. Phân li độc lập:
Vd: Cái này áp dụng cho lai 2 cặp tính trạng trở lên ^^. Lai 2 cặp tính trạng trở lên không quá phức tạp. Thực ra chính là nhiều phép lai 1 cặp tính trạng được tiến hành cùng lúc. Ta ví dụ như:
P: ….AaBb………….X................AaBb
Hạt vàng – trơn……………Hạt vàng – trơn

Ta có 2 phép lai sau:
- Aa x Aa ~~> 3 hạt vàng : 1 hạt trơn
- Bb x Bb ~~> 3 hạt trơn : 1 hạt nhăn
Thu được kết quả sau:
(3 : 1)(3 : 1) = 9 hạt vàng – trơn : 3 hạt vàng – nhăn : 3 hạt xanh – trơn : 1 hạt xanh - nhăn

=>
Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về 2 hay nhiều cặp tính trạng tương ứng, thì sự di truyền của cặp tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của cặp tính trạng kia và ngược lại
C.
1. Lai phân tích
Vd: Phép lai:
Aa x aa
AA x aa
~~> Ta nhận thấy ở đây: Trội [Aa, AA] x Lặn [aa] ~~> lai Phân tích.

=> Phép lai phân tích là phép lai giữa 1 cá thể mang kiểu hình trội, chưa biết kiểu gen với 1 cá thể mang kiểu hình lặn (Đồng hợp tử lặn) nhằm phân tích kiểu gen của cá thể đem lai phân tích

*Note:
P: Aa x aa. F1: Aa : aa ~~> Cá thể đem lai là dị hợp tử
P: AA x aa. F1: Aa ~~> Cá thể đem lai là đồng hợp tử trội

2. Sơ đồ phép lai 1 cặp tính trạng
images
 

Ng.Klinh

Cựu Mod Sinh
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng hai 2017
1,516
3,108
534
D. Các dạng bài tập

1. Áp dụng định luật Đồng tính + Phân tính

a. Bài toán thuận:
Bước 1:
+ Xác định tương quan trội – lặn [trường hợp đề chưa cho]
+ Quy ước gen
Bước 2: Xác định kiểu gen của P
Bước 3: Viết sơ đồ lai

Vd: Ở đậu Hà lan, tính trạng hạt trơn trội hoàn toàn so với tính trạng hạt nhăn. Cho cây đậu hạt trơn thuần chủng lai với cây đậu hạt nhăn. Xác định kết quả thu được ở F1
Giải:
Theo bài ra, quy ước gen:
- Gen A: hạt trơn
- Gen a: hạt nhăn
Xác định kiểu gen:
- Cây đậu hạt trơn thuần chủng mang kiểu gen là AA
- Cậy đậu hạt nhăn mang kiểu gen là aa
Sơ đồ lai:
P:……AA………X………….aa
…..Hạt trơn………….…Hạt nhăn
GP: …..A……………………a
F1: 100% Aa [Kiểu hình: hạt trơn]

b. Bài toán nghịch
- Bước 1:
+ Xác định tương quan trội – lặn [trường hợp đề chưa cho]
+ Quy ước gen
- Bước 2: Phân tích tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con để suy ra kiểu gen của bố mẹ
- Bước 3: Viết sơ đồ lai + nhận xét

Vd: Cho lai giữa cây đậu hạt trơn với nhau. F1 thu được kết quả 3 trơn: 1 nhăn. Hãy giải thích kết quả và viết sơ đồ lai
Giải:
Theo bài ra, ta có: F1 có tỉ lệ giữa cây đậu hạt trơn và cây đậu hạt nhăn là 3:1 ~~> Tỉ lệ của phép lai phân tính
\Rightarrow Tính trạng hạt trơn là tính trạng trội, tính trạng hạt nhăn là tính trạng lặn
Quy ước gen:
- Gen A: hạt trơn
- Gen a: hạt nhăn
Tỉ lệ phân tính kiểu hình ở F1 là 3:1 nên P dị hợp tử về cặp gen quy định tính trạng hình dạng quả
Kiểu gen của P là Aa
Sơ đồ lai
P:……Aa………X………….Aa
…..Hạt trơn………….…Hạt trơn
GP: …A,a…………………..A,a
F1: 1aa : 2Aa : 1AA [75% hạt trơn : 25% hạt nhăn ]
Nhận xét: Kết quả lai tương tự giả thiết
 

Ng.Klinh

Cựu Mod Sinh
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng hai 2017
1,516
3,108
534
2. Áp dụng định luật Phân li độc lập
a. Bài toán thuận:
- Bước 1:
+ Xác định tương quan trội – lặn ở từng tính trạng [trường hợp đề chưa cho]
+ Quy ước gen
- Bước 2: Xác định kiểu gen của P
- Bước 3: Viết sơ đồ lai để xác định kiểu gen + kiểu hình ở đời con

Vd: Ở cây đậu Hà lan, cho lai đậu hạt trơn – vàng thuần chủng và hạt nhăn – xanh thuần chủng. Xác định kiểu gen và kiểu hình ở F1. Biết rằng 2 tính trạng nói trên di truyền phân li độc lập mỗi gen quy định một tính trạng
Giải:
* Quy ước gen:
Gen A: Hạt trơn, a: hạt nhăn
Gen B: hạt vàng, b: hạt xanh
Theo bài ra, tính trạng trên di truyền phân li độc lập do đó ta có kiểu gen của P là:
- Hạt trơn – vàng thuần chủng: AABB
- Hạt nhăn – xanh thuần chủng: aabb

* Sơ đồ lai:
P:…AABB……….X…………aabb
Hạt trơn – vàng………..Hạt xanh – nhăn
GP: AB………………………..ab


F1: 100% AaBb [KH: 100% hạt trơn - vàng]

b. Bài toán nghịch:
- Bước 1:
+ Xác định tương quan trội – lặn [trường hợp đề chưa cho]
+ Quy ước gen
- Bước 2: Xét tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con trên từng tính trạng để suy ra kiểu gen của bố mẹ
- Bước 3: Xác định kiểu gen của bố mẹ
- Bước 4: Viết sơ đồ lai + nhận xét kết quả

Vd: Ở đậu Hà lan, tình trạng hạt vàng được quy định bởi gen B, tính trạng hạt xanh được quy định bởi gen b; tính trạng hạt trơn được quy định bởi gen A, hạt nhăn gen a. 2 tính trạng di truyền phân li độc lập
Cho lai cây P với nhau, thu được F1:
- 28 đậu hạt trơn – vàng
- 9 đậu hạt trơn – xanh
- 10 đậu hạt nhăn – vàng
- 3 đậu hạt nhăn – xanh
Xác định kiểu gen, kiểu hình của cây P + viết sơ đồ lai

Giải:
Theo bài ra, quy ước gen:
- Gen A: hạt trơn, a hạt nhăn
- Gen B: hạt vàng, b hạt xanh
Screenshot (271).png
- Vì 2 tính trạng hình dạng hạt và màu sắc hạt di truyền phân li độc lập nên ta có kiểu gen của P là:
P: AaBb x AaBb
Kiểu hình của P đều là hạt trơn – vàng

* Viết sơ đồ lai:
P:…AaBb……….X…………AaBb
Hạt trơn – vàng……….. Hạt trơn – vàng
GP: AB, Ab, aB, ab…….. AB, Ab, aB, ab



* Tỉ lệ kiểu gen + hình
- 1AABB : 2AABb : 2AaBB : 4AaBb ~~> 9/16 Đậu hạt trơn – vàng
- 1AAbb : 2Aabb ~~> 3/6 Đậu hạt trơn – xanh
- 1aaBB : 2aaBb ~~> 3/16 đậu hạt nhăn – vàng
- 1aabb ~~> 1/16 đậu hạt nhăn – xanh

* Nhận xét: Tỉ lệ phân li kiểu hình của F1
9 : 3 : 3 : 1 = 28 : 9 : 10 : 3
~~> Kết quả tương tự giả thiết
 

Ng.Klinh

Cựu Mod Sinh
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng hai 2017
1,516
3,108
534
CHUYÊN ĐỀ II: CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ CƠ CHẾ DI TRUYỀN Ở CẤP ĐỘ PHÂN TỬ

A. Nguyên phân

I.
CHU KÌ TẾ BÀO
1. Khái niệm:
Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào

2. Một chu kì tế bào gồm:

a. Kì trung gian

- Pha G1: tế bào tổng hợp các chất cần cho sinh trưởng
- Pha S: Nhân đôi ADN và NST
- Pha G2: Tổng hợp các chất cần cho phân bào

b. Nguyên phân

- Phân chia nhân
- Phân chia tế bào chất

II. DIỄN BIẾN QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN

1. Phân chia nhân: Gồm 4 kì:

a, Kì đầu:
- Xuất hiện thoi phân bào
- Màng nhân dần biến mất
- Nhiễm sắc thể kép bắt đầu đóng xoắn
b, Kì giữa:
- Các nhiễm sắc thể kép xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo và dính với thoi phân bào ở 2 phía của tâm động
c, Kì sau:
- Mỗi nhiễm sắc thể kép tách nhau ra ở tâm động thành 2 nhiễm sắc thể đơn
- Các nhóm NST đơn phân li 2 cực của tế bào
d,Kì cuối:
- Màng nhân xuất hiện
- Nhiễm sắc thể tháo xoắn

2. Phân chia tế bào chất

- Ở Tế bào động vật: Màng tế bào thắt dần ở chính giữa để chia tế bào mẹ thành 2 tế bào con
- Ở tế bào thực vật: Hình thành vách ngăn ở chính giữa để chia tế bào mẹ thành 2 tế bào con
- Kết quả: Từ 1 tế bào mẹ tạo thành 2 tế bào con, chứa bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống mẹ

Screenshot (282).png

III. Ý NGHĨA PHÂN BÀO NGUYÊN PHÂN

- Giúp sinh vật nhân thực sinh sản, sinh trưởng
- Tái sinh các mô và bộ phận bị tổn thương
 

Ng.Klinh

Cựu Mod Sinh
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng hai 2017
1,516
3,108
534
B. Giảm phân

I. DIỄN BIẾN QUÁ TRÌNH GIẢM PHÂN


1. Giảm phân 1:

Gồm kì trung gian và 4 kì phân bào chính thức

a. Kì trung gian 1:
- ADN và NST nhân đôi
- NST nhân đôi thành NST kép gồm 2 Crômatit dính với nhau ở tâm động

b. Kì đầu 1:
- Các NST kép bắt đôi với nhau theo từng cặp tương đồng, có thể xảy ra trao đổi đoạn NST dẫn đến hoán vị gen
- NST kép bắt đầu đóng xoắn
- Màng nhân và nhân con tiêu biến

c. Kì giữa 1:
- NST kép đóng xoắn tối đa và xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, đính với thoi vô sắc ở tâm động

d. Kì sau 1:
- Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển về 2 cực của tế bào trên thoi vô sắc

e. Kì cuối 1:
- Thoi vô sắc tiêu biến
- Màng nhân và nhân con xuất hiện
- Số NST trong mỗi tế bào con là n kép

2. Giảm phân 2: Diễn biến giống nguyên phân

1-Kỳ trước II - NST vẫn ở trạng thái n NST kép
2-Kỳ giữa II - Các NST kép xếp 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo
3-Kỳ sau II - Các NST kép tách ra thành NST đơn, phân li về 2 cực
4-Kỳ cuối - Kết quả tạo 4 tế bào có bộ NST n đơn
hinh5_2.png

3. Kết quả:

- Từ 1 tế bào mẹ tạo thành 4 tế bào con có số NST = ½ số NST của tế bào mẹ (n NST đơn)
- Ở động vật:

+ Con đực: 4 tế bào con tạo thành 4 tinh trùng
+ Con cái: 1 tế bào lớn tạo thành trứng, 3 tế bào nhỏ bị tiêu biến

- Ở thực vật: tế bào tạo thành sau giảm phân lại tiếp tục phân bào để tạo thành hạt phấn hay túi phôi

II. Ý NGHĨA CỦA QUÁ TRÌNH GIẢM PHÂN

Giảm phân kết hợp với thụ tinh và nguyên phân là cơ chế duy trì bộ NST đặc trưng và ổn định của loài qua các thế hệ Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST trong giảm phân đã tạo ra nhiều biến dị tổ hợp giúp giới sinh vật đa dạng, phong phú → là nguyên liệu của chọn giống và tiến hoá → Sinh sản hữu tính có ưu thế hơn sinh sản vô tính.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom