hội sinh 93 ôn bài 3

S

silvery21

Vậy câu 1 chọn C nhé ,chuyển câu 2 nè :
2, Cây hấp thụ 1000g nước thì có khoảng bao nhiêu g nước bay hơi, bao nhiêu g nước được giữ lại?
Chọn câu trả lời đúng: A. 10g nước bay hơi, 990g nước giữ lại.
B. 700g nước bay hơi, 300g nước giữ lại.
C. 990g nước bay hơi, 10g nước giữ lại.
D. 300g nước bay hơi, 700g nước giữ lại.

có thể giải thick cho mình câu nay` đc ko
 
N

ngoleminhhai12k


2, Cây hấp thụ 1000g nước thì có khoảng bao nhiêu g nước bay hơi, bao nhiêu g nước được giữ lại?

Chọn câu trả lời đúng:

A. 10g nước bay hơi, 990g nước giữ lại.

B. 700g nước bay hơi, 300g nước giữ lại.

C. 990g nước bay hơi, 10g nước giữ lại.

D. 300g nước bay hơi, 700g nước giữ lại.




Chon C bởi vì nó có trong sách thôi,

mặc dù lượng nước cây hấp thụ vào nhưng nó chỉ lấy được 1% thôi thì đó vừa là tai hoạ vừa là điều tất yếu.

Cái này chắc là các nhà bác học đã chứng minh rồi bạn a`.
 
Q

quangtn93

hôm nay mới onli được đây.
hỏi cả nhà nè:
tại sao các loài thực vật C4, CAM lại có pha tối khác các loại thực vật C3 ?
tại sao thực vật C4, CAM lại có năng xuất quang hợp cao hơn so với thực vật C3 ?
 
N

niemtin_267193

Các loại thực vật C4, CAM có pha tối khác C3 vì môi trường sống của chúng khác nhau ( thực vật C4 và CAM thường sống ở những nơi khắc nghiệt hơn C3)
Các loài thực vật C4 và CAM có năng suất cao hơn C3 vì:
-Chúng có điểm bão hoà ánh sáng thấp hơn C3 (lượng ánh sáng cần để cường độ quang hợp đạt cực đại)
-Chúng có điểm boã hoà CO2 thấp hơn C3 (lượng CO2 cần để cường độ quang hợp đạt cực đại)
- Nhu cầu nước thấp hơn C3.
 
H

huywn

bộ khi vào ban đêm khí khổng đóng vì không có ánh sáng hã.minh nghĩ câu C vẩn đúng.Vì vào ban đêm cây vẫn có thể thải ra khí CO2 mà,có nghĩa là cây vẫn thực hiện được quá trình thoát hơi nước.
 
H

hg2510

này cho tớ hỏi nhé sao ở đây đố toàn bài dễ thế hả mấy bạn . toàn bài trong sgk thui à
 
N

niemtin_267193

cho tui hỏi C3 là cái gì . C4 là cái gì.tui không biết

Thực vật C3

Cố định cacbon C3 là một kiểu trao đổi chất để cố định cacbon trong quang hợpthực vật. Quá trình này chuyển hóa điôxít cacbonribuloza bisphotphat (RuBP, một đường chứa 5-cacbon) thành 3-photphoglyxerat thông qua phản ứng sau:
6 CO2 + 6 RuBP → 12 3-photphoglyxeratPhản ứng này diễn ra ở mọi thực vật như là bước đầu tiên trong chu trình Calvin. Ở thực vật C4, điôxít cacbon được tạo ra từ malat và tham gia vào phản ứng này chứ không phải trực tiếp từ không khí.
Các loài thực vật nào chỉ tồn tại duy nhất theo kiểu cố định cacbon C3 được gọi là thực vật C3 và chúng có xu hướng phát triển tốt trong các khu vực với các điều kiện sau: cường độ ánh sáng Mặt Trời và nhiệt độ là vừa phải, hàm lượng điôxít cacbon là khoảng 200 ppm hoặc cao hơn, nước ngầm đầy đủ. Thực vật C3, có nguồn gốc từ đại Trung Sinhđại Cổ Sinh, là xuất hiện trước thực vật C4 và hiện nay vẫn chiếm khoảng 95% sinh khối thực vật của Trái Đất.
Thực vật C3 phải sinh sống tại các khu vực với nồng độ điôxít cacbon cao là do RuBisCO thông thường kết hợp phân tử ôxy vào RuBP thay vì phân tử điôxít cacbon. Điều này phá vỡ RuBP thành phân tử đường 3-cacbon có thể còn lại trong chu trình Calvin, cùng hai phân tử glycolat và hai phân tử này bị ô xi hóa thành điôxít cacbon, làm lãng phí năng lượng của tế bào. Nồng độ cao của điôxít cacbon làm giảm cơ hội để RuBisCO kết hợp với phân tử ôxy. Thực vật C4 và thực vật CAM có cơ chế thích nghi cho phép chúng tồn tại trong các khu vực mà tại đó thực vật không thể lấy được nhiều điôxít cacbon.
Dấu hiệu đồng vị của thực vật C3 chỉ ra mức độ suy kiệt C13 cao hơn ở thực vật C4.

Thực vật C4



Cố định cacbon C4 là một trong ba phương pháp, cùng với cố định cacbon C3quang hợp CAM, được thực vật trên đất liền sử dụng để "cố định" điôxít cacbon (liên kết các phân tử CO2 dạng khí thành các hợp chất hoà tan trong thực vật) để sản xuất đường thông qua quang hợp. Các loài thực vật sử dụng cơ chế cố định cacbon C4 được gọi chung là thực vật C4.
Cùng với quang hợp CAM, cố định cacbon C4 là sự hoàn thiện của chiến lược cố định cacbon C3 đơn giản và cổ hơn, nhưng hiện vẫn được phần lớn các loài thực vật sử dụng. Cả hai phương pháp này đều là cách thức vượt qua xu hướng của RuBisCO (enzym đầu tiên trong chu trình Calvin-Benson) trong quang hô hấp (lãng phí năng lượng bằng cách sử dụng ôxy để phá vỡ các hợp chất cacbon thành CO2). Thực vật C4 cách ly RuBisCO ra khỏi ôxy trong không khí, cố định cacbon trong các tế bào thịt lá và sử dụng oxaloaxetat cùng malat để chuyên chở cacbon đã cố định tới RuBisCO và phần còn lại của chu trình Calvin-Benson được cô lập trong các tế bào bó màng bao. Các hợp chất trung gian đều chứa 4 nguyên tử cacbon, vì thế mà có tên gọi C4.

http://vi.wikipedia.org/wiki/Thực_vật_C3
 
Q

quangtn93

tôi mong rằng lần sau sẽ không có ai hỏi những câu như là:C3,C4,....là gì nữa nhé bởi vì nó đều có trong sách giáo khoa rùi.
 
Last edited by a moderator:
Q

quangtn93

Hỏi mọi người đây:
theo các bạn thì lượng O2 lấy vào trong quá trình hô hấp có bằng lượng O2 cây tạo ra trong quá trình quang hợp không?
Nếu có thì sẽ rút ra kết luận gì?
 
Top Bottom