Hội - nhóm Hội Phi Thuyền Khoa Học

Status
Không mở trả lời sau này.

Lê Quang Đông

Banned
Banned
Thành viên
10 Tháng mười 2018
771
1,039
161
Đồng Tháp
trường TRUNG HỌC CƠ SỞ THANH BÌNH
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

287318dc00000578-3073563-mr-manzoli-said-i-tried-to-imagine-something-that-can-fly-in-the-a-58-1431085966515-1431316165015-crop-1431316243828.jpg
Chào mọi người đến với phi thuyền khoa học của chúng tôi!
Phi thuyền chuyên chở những thành viên thích khám phá khoa học.
Vậy bạn có phải là một tín đồ yêu khoa học không, nếu phải thì hãy gia nhập phi thuyền của chúng tôi nào!
Phi thuyền luôn hoan nghênh nhũng người yêu khoa học như bạn!
Hội hứa sẽ hoạt động tích cực đem đến cho bạn những thông tin khoa học, sinh học, vũ trụ, ... thật thú vị
Cùng phi thuyền đi đến mọi nơi trên thế giới để tìm hiểu thật nhiều điều thú vị về khoa học nào!
Đi thôi!



Ai có nhu cầu được tag vào mỗi bài viết của hộ thì đăng vào tường mình nhá!
Hội xin giải đáp thắc mắc khoa học, ai có thắc mắc gì có thể nói
 
Last edited:

Lê Quang Đông

Banned
Banned
Thành viên
10 Tháng mười 2018
771
1,039
161
Đồng Tháp
trường TRUNG HỌC CƠ SỞ THANH BÌNH
Có một bạn đặt câu hỏi như thế này tại topic KHOA HỌC THÚ VỊ
tạm thời thì box TGQT bị khóa nên chúng ta cứ tiếp tục đăng bài ở đấy thì không thõa đáng các bài đăng sau này sẽ đăng ở đây
giải đáp thắc mắc của bạn @dangtiendung1201@Huỳnh Thanh Trúc
PHI THUYỀN KHOA HỌC said:
Mình có 2 câu hỏi:
1.Bước sóng tím ngắn nhất sao bầu trời không có màu tím nhỉ(khi quan sát từ mặt đất)?
2.Tại sao bầu trời lại có màu cam,đỏ khi gần có bão mạnh tới?VD trong câu Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.Chẳng phải bước sóng đỏ dài nhất sao?
Tại sao trong nước biển lại có muối...:)..:D
BƯỚC SÓNG TÍM NGẮN NHẤT SAO BẦU TRỜI KHÔNG CÓ MÀU TÍM?
Vậy tại sao bầu trời không phải là màu tím? Đó mới là bước sóng ngắn nhất mà!
Mắt người nhạy cảm với ánh sáng có bước sóng từ 380 đến 740 nm. Trên võng mạc bình thường có 10 triệu tế bào que cảm biến ánh sáng và 5 triệu tế bào hình nón phát hiện ra màu sắc. Mỗi tế bào nón có chứa sắc tố giúp phản ứng với từng loại bước sóng khác nhau. Có 3 loại tế bào nón chính tương ứng với các loại bước sóng ngắn, trung bình và dài. Chúng ta cần phải sử dụng cả 3 loại tế bào này để nhìn thấy màu sắc chính xác nhất.

Mỗi tế bào nón có phản ứng với các bước sóng tối đa là: 570 nm đối với bước sóng dài, 543 đối với bước sóng trung bình, và 442 nm đối với bước sóng ngắn. Dù vậy, 3 loại tế bào nón này có thể phản ứng với số bước sóng trên diện rộng và chồng chéo nhau. Điều này có nghĩa là sẽ có trường hợp 2 quang phổ khác nhau có thể gây ra cùng 1 phản ứng trên các tế bào nón.

2 quang phổ khác nhau nhưng cùng tạo 1 phản ứng giống nhau trên tế bào nón được gọi là đồng phân dị vị. Trở lại vấn đề bầu trời, khi bầu trời là một hỗn hợp giữa màu xanh và tím. Các tế bào nón trong mắt người sẽ phản ứng khi nhìn thấy hỗn hợp này thành hỗn hợp của màu xanh và trắng. Và cuối cùng, tín hiệu đưa về hệ thần kinh chỉ là màu xanh. Điều này tương tự như thủ thuật trộn màu đỏ và xanh lá để thành màu vàng vậy.

Dù vậy, một số loài động vật nhìn bầu trời không phải có màu xanh như con người. Ngoài con người và một số loại linh trưởng, hầu hết các loài động vật khác đều có 2 loại tế bào hình nón trong võng mạc. Do đó, các loài động vật này, như chim chẳng hạn, sẽ nhìn thấy bầu trời là màu tím.
BẠN HIỂU RỒI CHỨ!
KHI CÓ BÃO LỚN GẦN ĐẾN, SAO BẦU TRỜI CÓ MÀU ĐỎ CAM?

Bão được hình thành từ dòng vận động đi lên của khí. Hiểu một cách đơn giản hơn, khi cơn bão trong thời gian định hình, chúng sẽ bắt đầu hút không khí nóng ẩm từ môi trường xung quanh. Không khí sẽ đi qua mây, được “bắn” trả lại lên tầng cao nhất rồi đi xuống mặt đất. Trong hành trình đi xuống, không khí trở nên khô và ấm hơn vì đã bị hút hết độ ẩm trước đó. Vì không khí khô, nóng có tính chất ổn định hơn nóng ẩm nên kết quả chúng trở thành một lá chắn tạm thời cho cơn bão, ngăn chặn những phần khí không cần thiết “đột nhập” quá trình bão hình thành. Điều này lý giải cho tình trạng lặng gió khi không khí không được lưu thông một cách bình thường và bầu trời trở nên tuyệt đẹp trước khi có bão.
Ngoài ra còn có câu
"Vàng trời thì gió, đỏ trời thì mưa"
Ngoài ra để dự báo thời tiết ông cha ta còn có những câu sau nè bạn
“Tháng bảy heo may/ Chuồn chuồn bay thì bão” hoặc “Kiến đắp thành thì bão/Kiến ẵm con chạy ráo thì mưa”.
1383969954341.jpg
TẠI SAO TRONG NƯỚC BIỂN CÓ MUỐI?
Đầu tiên thì nước biển cũng bắt ngồn từ nước mưa
Trong khí quyển trên đường rơi xuống mặt đất, nước mưa sẽ hòa tan CO2 - chất này có tính axit nhẹ Sau đó, nước mưa chảy trên mặt đất để tiếp cận với đường thoát nước trong khu vực. Tính axit của nước mưa phá vỡ đá, thu giữ ion trong đá và mang chúng ra biển. Khoảng 90% các ion này là natri hoặc clo. Hai loại ion này kết hợp với nhau tạo thành muối.
Nước ngọt chảy tới đại dương bị bốc hơi, tạo thành những đám mây. Tuy nhiên, natri, clo và nhiều ion khác vẫn ở lại. Chúng tích lũy theo thời gian, hình thành nên vị mặn đặc trưng của nước biển. Miệng phun thủy nhiệt dưới đáy đại dương tiếp tục bổ sung thêm nhiều khoáng chất hòa tan (bao gồm cả natri và clo) đóng góp vào độ mặn tự nhiên của biển.
Ở các sông cũng có muối đấy bạn, nhưng lượng muối rất nhỏ ít hơn 1/200 lượng natri clorua tồn tại trong nước biển. Ở các nói thì độ mặn nước biển sẽ khác nhau
Ở vùng cực thì nước biển nhạt nhòa hơn các nơi khác.
Anh-7696-1436253848.jpg
bật mí thêm 3,5% đại dương là muối

Ủng hộ hội này bằng cách tham gia hội và bình chọn ở trên bạn nhá!
cám ơn bạn
Cùng phi thuyền khoa học khám phá thế giới khoa học thôi!
VOTE Ở ĐẦU TOPIC GIÚP MÌNH NHÁ!

PHI THUYỀN KHOA HỌC said:
Tại sao mặt trời không bị mất năng lượng ? trả lời hộ mình đi
Giải đáp thắc mắc của bạn @Cô Bé Mặt Trăng
NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI CÓ LÀ VÔ HẠN?
thật ra mặt trời đang dần cạn nguồn hidro nhưng chúng ta khó nhận thấy được, nếu mà hidro hết mặt trời sẽ sử dụng heli làm nguyên liệu cho phản ứng nhiệt hạch và tạo ra những nguyên tố nặng hơn heli. Khi đó Mặt Trời sẽ giãn nở ra và dần trở thành một ngôi sao khổng lồ đỏ và Trái Đất sẽ bị nuốt chửng bởi Mặt Trời vì kích thước của Mặt Trời lúc đó đến tận quỹ đạo của Trái Đất hiện nay. Cuối cùng Mặt Trời sẽ co lại và trở thành một sao lùn trắng.Nhưng bạn yên tâm là phải hơn 4,5 tỉ năm nữa thì Mặt Trời mới đến giai đoạn sao khổng lồ đỏ,và sự sống của Trái Đất sẽ kết thúc trước khi nó bị nuốt bởi Mặt Trời.Chính sự tăng bức xạ của Mặt Trời trong giai đoạn tiến đến sao khổng lồ đỏ sẽ thiêu rụi sự sống trên Trái Đất.Vì thế nếu con cháu của chúng ta không thể tìm ra một hành tinh nào khác để định cư thì con người sẽ biến mất trong vũ trụ.
upload_2019-2-1_9-27-35.jpeg


VIỄN CẢNH MẶT TRỜI NUỐT TRÁI ĐẤT

khi-mat-troi-lui-tan-dieu-gi-se-xay-ra-voi-chung-ta-.jpg
CÓ SỬ DỤNG ẢNH CỦA GOOGLE

trả lời câu hỏi của bạn @Trang Vũ 2k5
ủng hộ nhóm bằng cách bình chọn ở phía trên cùng của nhóm
ĐIỀU GÌ XẢY RA NẾU MẶT TRỜI NGỪNG CHIẾU SÁNG?
Từ sự nổi loạn của thiên nhiên...

1. Nhiệt độ Trái đất tụt thảm hại
sun10-1479719994469-1505209745978.jpg

Không còn ánh sáng Mặt trời - đương nhiên chúng ta sẽ chìm trong bóng tối. Và chỉ cần sau một tuần, nhiệt độ trung bình trên bề mặt Trái đất sẽ giảm xuống 0 độ C, và rồi xuống đến âm 100 độ C trong 1 năm sau đó.
2. Cây cối chết như rạ
mun7-1479719767965-1505209762699.jpg

Khi ánh sáng Mặt trời không tồn tại, cây cối trên Trái đất sẽ không thể quang hợp nên sẽ chết trong vòng vài ngày hoặc vài tuần.
3. Động vật, vi khuẩn sống ngắc ngoải
mun5b-1479719664818-1505209792364.jpg

Hầu hết các vi khuẩn sẽ chết trong một vài ngày, nhưng một số vi sinh vật vẫn có thể tồn tại, cư ngụ trong vỏ Trái đất.
Trong khi đó, những loài động vật lớn sẽ chết đói sớm thôi vì có thấy gì đâu để săn mồi. Những động vật xác thối có thể tồn tại lâu hơn xíu vì ăn động vật khác chết nhưng rồi chúng cũng chết theo.
... đến tác động lên cơ thể người

1. Trái tim khóc thét
Không có ánh sáng Mặt trời, điều đó có nghĩa là cơ thể chúng ta không thể sản sinh ra Vitamin D được nữa.
tim1-1505209978107.jpg

Mà bạn biết đấy, vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chúng ta khỏi bệnh tim. Các tia cực tím có tác dụng trong việc điều chỉnh huyết áp. Vì thế, không có Mặt trời, chúng ta dễ bị các bệnh về tim mạch.

có sử dụng ảnh của "kênh 14"

MÀU SẮC PHÁO HOA
Happy new year!
Mọi người ơi năm mới đã đến gần rồi!
Mỗi năm đến tết là mình lại mong chờ đến đêm 30 để ngắm pháo hoa!
Bạn thích pháp hoa không vậy?
Tết mà không có pháo hoa thì coi như mất hết một phần tết rồi, tết sẽ không trọn vẹn nhỉ?
Thôi thì tìm hiểu về pháo hoa nhỉ!
khoa-hoc-ly-giai-chinh-xac-ly-do-vi-sao-phao-hoa-co-mau-sac.jpg

Bên trong những quả pháo hoa, các hợp chất và muối kim loại này được gói vào thành một túi nhỏ hình hạt đậu. Chúng được xếp thành hình dáng như ngôi sao hay hình tròn … để có thể tạo hình cho pháo hoa khi phát nổ.
Khi pháo hoa được đốt cháy, một hợp chất cháy phía dưới sẽ có nhiệm vụ đẩy quả pháo lên không trung. Trong khi đó, một ngòi cháy chậm bên trong sẽ có nhiệm vụ làm quả pháo phát nổ khi đã lên đến độ cao thích hợp.
khoa-hoc-ly-giai-chinh-xac-ly-do-vi-sao-phao-hoa-co-mau-sac.jpg

Lượng nhiệt phát ra từ vụ nổ sẽ khiến các electron kim loại được kích thích lên mức năng lượng cao hơn và tạo ra các ánh sáng có màu sắc trên bầu trời. Các kim loại khác nhau có mức năng lượng khác nhau, mà do đó tạo ra các màu sắc khác nhau.
Tuy nhiên mọi việc không đơn giản như vậy, vì một số màu sắc rất khó để tạo ra. Theo giáo viên hóa học Andy Brüning “Vì lý do này, bạn có thể đánh giá chất lượng của một màn trình diễn pháo hoa qua màu xanh. Màu tím cũng rất khó để tạo ra, vì nó cần kết hợp giữa màu đỏ và màu xanh”.
Dưới đây là các hợp chất cần có cho mỗi loại màu sắc của pháo hoa:
Đỏ: Muối stronti, muối lithium lithium carbonate (Li2CO3 ).
stronti cacbonat, SrCO3 = màu đỏ tươi.
Cam: Các muối canxi.
Vàng đồng: Hợp kim của sắt với carbon.
Vàng tươi: Hợp chất sodium natri nitrat, NaNO3.
Trắng: Các kim loại trắng như magie, nhôm, muối BaO..
Xanh lá cây: Hợp chất bari và muối Clo.
Xanh dương: Hợp chất đồng và muối Clo.
Tím: Hỗn hợp để tạo ra màu đỏ và màu xanh dương.
Bạc: Bột nhôm, titan hoặc magie.


CÁC THÀNH VIÊN CÓ QUYỀN ĐẶT CÂU HỎI! HAY YÊU CẦU NHÓM TÌM HIỂU VỀ MỘT CHỦ ĐỀ NHẤT ĐỊNH
ĐĂNG VÀO TƯỜNG MÌNH NHÁ!

ĐỪNG QUÊN BÌNH CHỌN "TỐT" Ở ĐẦU TOPIC NHA!
CÓ SỬ DỤNG TƯ LIỆU CỦA "DKN.VN" VÀ "GENK.VN"

Mk hỏi nhé?
Tại sao có bão từ?
@The Minecraft PC
Tại sao có bão từ?
Bão từ hay còn gọi là bão địa từ trên Trái Đất là những thời kỳ mà kim la bàn dao động mạnh. Nguyên nhân gây ra bão từ là do dòng hạt mang điện phóng ra từ các vụ bùng nổ trên Mặt Trời (gió Mặt Trời) tác dụng lên các đường cảm ứng từ của Trái Đất. Trên một số hành tinh khác trong hệ Mặt Trời, nhất là các hành tinh có từ quyển: Sao Thổ, Sao Thuỷ, Sao Hải Vương, Sao Mộc, Sao Thiên Vương cũng có hiện tượng tương tự.
Các quá trình được miêu tả như sau:
  1. Các dòng hạt mang điện phóng ra từ Mặt Trời sinh ra một từ trường, có độ lớn vào khoảng 6.10−9 tesla.
  2. Từ trường này ép lên từ trường Trái Đất làm cho từ trường nơi bị ép tăng lên.
  3. Khi từ trường Trái Đất tăng lên, từ thông sẽ biến thiên và sinh ra một dòng điện cảm ứng chống lại sự tăng từ trường của Trái Đất (theo định luật Lenz).
  4. Dòng điện cảm ứng này có thể đạt cường độ hàng triệu ampe chuyển động vòng quanh Trái Đất và gây ra một từ trường rất lớn tác dụng lên từ trường Trái Đất.
  5. Hiện tượng này tiếp diễn làm cho từ trường Trái Đất liên tục biến thiên và kim la bàn dao động mạnh.
    400px-Magnetosphere_rendition.jpg
Các điện tích từ Mặt Trời tương tác với từ quyển của Trái Đất
Nếu có gì sai xin bạn góp ý
BẠN CÒN THẮC MẮC GÌ KHÔNG
PHI THUYỀN KHOA HỌC - Nguồn said:
Có sử dụng tư liệu và hình ảnh của wikepdia

oa
nhìn ảo diệu quá
thích ghê ước gì tớ được nhìn thấy 1 lần nhỉ
mà loài tảo này tên là gì vậy?
TẢO Diniflagellate
Theo tìm hiểu của mình thì đó là tảo dinoflagellate thuộc nhóm sinh vật đơn bào. Khi phát quang trong nước biển giúp chúng có thể lẩn trốn khỏi sự dòm ngó của kẻ săn mồi. Vì kẻ săn mồi cũng lo sợ khi đến chỗ ánh sáng thì kẻ thù của chúng cũng ở đấy. Như vậy, việc tự phát sáng sẽ giúp con vật nhỏ bé xua đuổi kẻ săn mồi-bản năng sinh tồn đây mà!
Ánh sáng của những loài sinh vật này được phát ra bởi một loại sắc tố có tên là luciferin và enzime luciferase.
Khi luciferin tạo phản ứng với oxy còn enzime luciferase là chất xúc tác giúp phản ứng xảy ra nhanh hơn. Kết hợp với mật độ sinh vật phù du chiếm số lượng lớn trong nước biển tạo nên bãi biển tuyệt đẹp này.
Tuy nhiên, đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được lời giải thích cặn kẽ cho hiện tượng lạ này.

Cám ơn bạn đã đặt câu hỏi! Bạn có thể vote"tốt" ở đầu topic không?
NGUỒN said:
Có sử dụng tư liệu từ google

rất sẵn sàng
cảm ơn vì thông tin nha ^^

căn cứ của UFO liên quan gì tới titan khan hiếm vậy?
Nasa lạnh lùng như vậy có lẽ là có lí do không phải UFO chăng ?
Cái này là quan điểm cá nhân thôi nah có gì sai thì đừng trách
Titan như đã nói là một kim loại cứng như thép nhưng lại nặng bằng 1/2 thép thôi. Kim loại vừa cứng vừa nhẹ như thế thì quả là rất thích hợp để chế tạo các loại tên lửa, tàu vũ trụ,... nên có thể các sự sống ngoài trái đất khác sẽ đặt căn cứ khai thác tại đấy để khai thác nguồn tài nguyên này.
NGUỒN said:

NƯỚC SINH RA TỪ ĐÂU
Các nhà khoa học cho rằng nước trên Trái Đất sinh ra do các chất khoáng chứa nhiều nước bị tan chảy trong quá trình hình thành nên hành tinh của chúng ta và các sao chổi băng giá đã va vào Trái Đất hàng tỉ năm trước đây và tan ra.
Nước được hình thành sau vụ nổ Big Bang
1585853.jpg

Hydrogen là nguyên tử đầu tiên hình thành sau vụ nổ Big Bang, tiếp theo là Helium và một số lượng nhỏ của Lithium. Những nguyên tử cơ bản thường được hợp nhất với nhau để tạo thành các nguyên tử nặng (như oxy). Khi các nguyên tử hydro tiếp xúc với các nguyên tử oxy, nước được hình thành dưới dạng các lớp băng dày trên các kết cấu đá trong vũ trụ. Những tảng đá này va chạm vào nhau và tạo thành các kết cấu vật chất ngày càng lớn hơn, ổn định hơn và cuối cùng hình thành các hành tinh.
Đây là một giả thuyết về nguồn gốc của nước xoay quanh ý tưởng rằng Trái Đất được hình thành từ những khối đá băng và giữ lại nước sau khi va chạm với nhau. Dưới ánh nắng mặt trời, lượng nước trên bề mặt bốc hơi nhưng nước tích hợp trong các tảng đá thấm trở lại bề mặt và hành tinh bắt đầu hạ nhiệt. Khi không khí hình thành, nước được ngưng tụ nhiều hơn.
Giả thuyết này giải thích cho sự hình thành một lượng nước phong phú và sự xuất hiện của sự sống trên hành tinh của chúng ta sau khi nó trở nên ổn định.
Các sao chổi, tiểu hành tinh hay thiên thạch giàu nước?
lg.php

1585856.jpg

Một số nhà khoa học thì lại tin rằng nước không tồn tại trên Trái Đất hoặc bất kỳ hành tinh nào trong quá trình hình thành hệ mặt trời. Thay vào đó, người ta suy đoán rằng nước đến từ những nơi khác ngoài hệ mặt trời theo các sao chổi, tiểu hành tinh hay thiên thạch. Vì chúng ở cách xa mặt trời nên nước (dạng đá) có mặt trên các vật thể vũ trụ trên đã không bị nhiệt độ của mặt trời làm tan chảy và bốc hơi.
Tuy nhiên, các thành phần hóa học của nước trên sao chổi (nước cứng) bao gồm một hydro nặng, tức là một nguyên tử hydro có chứa cả một proton và một neutron trong hạt nhân. Điều này khác với nước đang có mặt trên các đại dương ở Trái Đất – trong đó chủ yếu là sự kết hợp giữa nước cứng (các tảng băng) và nước bình thường (nước có nguyên tử hydro chỉ gồm một proton).
1585859.jpg

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sao chổi (như Halley, Hale-Bopp, Hyakutake, và 67P/Churyumov-Gerasimenko) chứa nước nặng gấp 2 lần so với nước trên các Đại dương ở Trái Đất. Điều này chỉ ra rằng nước trên Trái đất không chỉ đến từ sao chổi mà còn từ protoplanets hình thành trong vành đai bên ngoài các tiểu hành tinh – nơi có chứa nước rất giống với nước trên các Đại dương ngày nay.
Carbon Chondrite
lg.php

1585862.jpg

Chondrite là những lớp vật chất của các thiên thạch thường xuyên va chạm với hành tinh của chúng ta. Carbon chondrite chứa nước tương tự với nước trên các Đại dương. Chính vì điều này mà một số giả thuyết tập trung vào lớp vật chất Carbon Chondrite trên các thiên thạch để giải thích về nguồn gốc nước trên Trái Đất.
Giả thuyết tổng hợp
Giả thuyết này tổng hợp từ các giả thuyết nêu trên. Theo đó, một phần nước trên Trái Đất hình thành trong các lớp đá trong quá trình hình thành hệ mặt trời và số khác đến từ các tiểu hành tinh, thiên thạch… do va chạm với Trái Đất
Chuyên mục tag( muốn được tag hoặc ngừng bị tag thì vui lòng đăng vào tường mình )
@Phạm Thúy Hằng @Tâm Minh Minh @Play with me @namnam06 @Minh Dora @The Joker @Phạm Thị Thùy Trinh @Cậu bé Bảo Bình @phamkimcu0ng @Vy Tzuyu @Tín Phạm @bach230704@gmail.com @Alice Suigintou @Huỳnh Thanh Trúc @Lê Tường Vi @Lê Tường Vi 7C1 @dangtiendung1201 @Lê Văn Đông @harder & smarter ,@Hồ Nhi @Mai Anh 2k5 @Yuri_Majo @Nguyễn Thành Trương , @The Minecraft PC @Miracle Twilight , @lhanh13121968@gmail.com
@Trang Vũ 2k5 , @Haizzz.... , @Lê Khánh Chi ,

Đây là đầy đủ hay vẫn còn thiếu vậy?
tất nhiên chỉ là điểm qua một số loài sinh vật thôi bạn, cái này mình lấy trên google( có ghi nguồn đó bạn)
nếu muốn tìm hiểu thêm bạn có thể tham khảo google

Trong bối cảnh mà vấn đề phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên sắp được "gỡ rối" và một triển vọng hòa bình sẽ lại đến với bán đảo Triều Tiên, nguyên thủ của hai nước Mỹ và Triều Tiên có cuộc gặp ở Hà Nội (Việt Nam) để bàn về các chủ đề chính đó

Ngày 26/2/2019, nguyên thủ của hai nước Mỹ và Triều Tiên đã đến Hà Nội sau hàng nghìn giờ di chuyển: Chủ tịch Kim Jong-un đến Lạng Sơn lúc 8h25 và về khách sạn Melia lúc 11 để ăn trưa. Tương tự, Tổng thống Mỹ là Trump đáp máy bay xuống sân bay Nội Bài lúc 21h10 và về khách sạn Merriot lúc 21g45 để ăn tối và nghỉ ngơi. Cũng trong tối 26 rạng sáng 27/2, Tổng thống Mỹ chào xã giao các lãnh đạo của nước ta tại Hà Nội và có những hoạt động ý nghĩa trước thềm hội nghị diễn ra: Sáng ngày 27/2, Tổng thống Trump có cuộc gặp gỡ với Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Trong đoạn video do NBC đăng tải, khi đi cùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào phòng họp, Tổng thống Trump vui vẻ đáp lại sự chào đón của các cán bộ, các em thiếu nhi và liên tục nói cảm ơn. Ông bất ngờ dừng lại và cầm một lá cờ Việt Nam vẫy cao.
Tổng thống Trump bắt đầu cuộc gặp gỡ với lãnh đạo Kim Jong-un bằng cái bắt tay thân thiện nồng ấm trước khi cuộc hội đàm Trump - Kim bắt đầu
bat-tay.jpg

trao-doi.jpg

Lúc 18h30 ngày 27/2/2019, hai lãnh đạo Mỹ bắt đầu cuộc hội đàm 20 phút tại khách sạn Metropole. Trước cuộc hội đàm, Tổng thống Trump tràn ngập niềm vui khi nói: "Hân hạnh gặp Chủ tịch Kim, hân hạnh khi hai bên gặp nhau ở Hà Nội", Tổng thống Mỹ nói. "Thật tuyệt vời có mặt ở đây cùng ông, chúng ta đã có Hội nghị Thượng đỉnh đầu tiên thành công. Một số người muốn đẩy nhanh hơn nhưng tôi rất hạnh phúc với tiến trình hiện nay của chúng ta". Đáp lại, Chủ tịch Kim Jong-un nói: cuộc gặp gỡ lần thứ hai của ông với Tổng thống Donald Trump là nhờ "quyết định chính trị dũng cảm" của Tổng thống. Ông hy vọng Hội nghị thượng đỉnh tại Hà Nội lần này đem lại "một kết quả được tất cả mọi người hoan nghênh".
Tại video quay cảnh 20 phút hội đàm Mỹ - Triều; khi Tổng thống Mỹ phát biểu về đề nghị phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên. Chủ tịch Triều Tiên lặng im đôi chút, rồi bất ngờ bắt tay và gật đầu trước đề nghị của Tổng thống Mỹ. Sau đó cả hai ăn bữa tối cùng nhau trong khách sạn Metropole. "Không gì giống được với việc có một bữa tiệc riêng tuyệt vời", Tổng thống Trump nói.

Sáng ngày 28/2, cả hai nguyên thủ Mỹ - Triều gặp nhau lúc 9h và thảo luận về các vấn đề sẽ cùng thống nhất tại Hội nghị thượng đỉnh.
- Trong cuộc nói chuyện với báo chí, lãnh đạo Triều Tiên cho rằng đã có những hoài nghi về cuộc hội đàm này nhưng bất ngờ xảy ra là hai nguyên thủ Mỹ - Triều cùng ngồi lại với nhau như bộ phim viễn tưởng; tin rằng kết quả hội nghị sẽ tốt đẹp. Đáp lại, Tổng thống Trump nói rằng cuộc gặp vào tối hôm qua đã cho ra nhiều ý tưởng mới; mối quan hệ hai bên đang tốt đẹp. Những dự định vào ngày hôm nay chưa thể nói trước, nhưng hi vọng sẽ thành công về lâu dài. Tổng thống Mỹ nhìn thấy sự phát triển của kinh tế Triều Tiên và có mong muốn được hỗ trợ tận tình. Không quan trọng về tốc độ, Tổng thống Mỹ trân trọng có đề nghị Triều Tiên ngừng thử vũ khí hạt nhân (theo buổi nói chuyện tối hôm qua), hy vọng có được ý kiến của Chủ tịch Kim. Không cần vội vàng, Mỹ muốn Triều Tiên ngừng thử vũ khí hạt nhân và tin tưởng, kinh tế Triều Tiên sẽ phát triển nhanh chóng và là "đối thủ cạnh tranh đáng gờm" với Mỹ.

Trưa ngày 28/2, lúc 11 giờ thì Mỹ tuyên bố hủy bỏ cuộc tiếp xúc lần thứ hai giữa hai nguyên thủ và hủy tiệc ăn trưa.
- Trong cuộc họp báo lúc 14 giờ chiều nay. Tổng thống Mỹ nói rằng hội nghị thượng đỉnh giữa ông và Chủ tịch Kim Jong-un không đi đến thống nhất do bất đồng về việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt. Triều Tiên sẵn sàng phá dỡ tổ hợp hạt nhân Yongbyong nhưng chỉ khi Mỹ dỡ bỏ toàn bộ lệnh cấm vận trước. Trump và các cố vấn của ông không sẵn sàng thực hiện yêu cầu này. Giải thích cho tuyên bố này, Ngoại trưởng Mỹ là Pompeo nói: hai bên đã đạt những bước tiến thực sự trong hội nghị lần này, song "chưa thể đi đến cuối con đường". Ông nói rằng ngay cả khi phá dỡ tổ hợp Yongbyong, Triều Tiên vẫn còn nhiều cơ sở hạt nhân và kho vũ khí khác, khiến Tổng thống Trump không thể đạt được thỏa thuận với Chủ tịch Kim. Dù vậy, Pompeo lạc quan rằng đội ngũ Mỹ - Triều có thể tiếp tục gặp nhau trong vài tuần tới.
Nói tiếp cho câu nói của Pompeo, Tổng thống Mỹ lại nói: hai bên chưa thống nhất ký kết tuyên bố chung vì "không phù hợp". Song ngài Tổng thống lại bình luận: "Chúng tôi đã có thời gian mang tính xây dựng. Chủ tịch Kim là một người có tính cách thú vị, quan hệ giữa chúng tôi rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, đôi khi bạn phải đi một cách chậm rãi". Ông cho rằng cách nhìn về phi hạt nhân hóa của lãnh đạo Triều Tiên không thực sự giống Mỹ song hai bên đã xích lại gần hơn rất nhiều so với một năm trước.
Ngoại trưởng Mỹ cũng nói thêm một chút: kết quả hội nghị "chưa phải là điều có ý nghĩa cho Mỹ", tiết lộ rằng Tổng thống Trump và các cố vấn "yêu cầu Chủ tịch Kim làm nhiều hơn, nhưng ông ấy chưa sẵn sàng".
Ông khẳng định các cuộc đàm phán sẽ rất mất thời gian, nhưng ông vẫn bày tỏ sự lạc quan, khẳng định Mỹ vẫn sẽ tiến hành để đạt được mục tiêu cả thế giới mong muốn là phi hạt nhân hóa Triều Tiên, giảm mối đe dọa nhằm vào người dân Mỹ và khắp thế giới
* Về các bước đi sắp tới, Tổng thống Mỹ nêu rõ:
- Chưa tăng cường trừng phạt với Triều Tiên: Tôi không muốn nói về việc tăng cường trừng phạt vì có rất nhiều người Triều Tiên phải sống và lệnh trừng phạt hiện giờ cũng đã mạnh.
- Sẽ dễ dàng thanh sát chương trình hạt nhân Triều Tiên: Trump: “Về chương trình hạt nhân Triều Tiên, chúng tôi sẽ thanh sát dễ dàng. Chúng tôi biết thông tin về một số cơ sở. Chúng tôi biết những cơ sở người khác không biết. Chúng tôi sẽ kiểm tra được”.
- Chưa biết khi nào thượng đỉnh tiếp
- Tôi sẽ gọi cho Tổng thống Hàn Quốc và Thủ tướng Nhật Bản:
Trump: "Chúng tôi sẽ gọi cho Tổng thống Hàn Quốc Moon rất sớm, ngay khi tôi lên máy bay. Ông ấy đã làm việc rất chăm chỉ, ông ấy cũng chờ đợi một thỏa thuận."
- Chúng tôi đã nói rất nhiều về Trung Quốc: Khi được hỏi liệu vấn đề Trung Quốc có được đề cập trong chương trình nghị sự hay không, ông Trump nói rằng họ "đã nói rất nhiều về Trung Quốc".
- Trump: "Tôi muốn gỡ bỏ các lệnh trừng phạt quá tệ": Sau khi ông Trump thừa nhận rằng hội nghị thượng đỉnh tại Hà Nội đã kết thúc mà không có thỏa thuận nào do các lệnh trừng phạt, Tổng thống Trump nói rằng ông muốn thấy những hạn chế kinh tế được dỡ bỏ đối với Triều Tiên trong tương lai.
"Tôi muốn gỡ bỏ các lệnh trừng phạt quá tệ, bởi vì đất nước đó có rất nhiều tiềm năng để phát triển", Trump nói. Ông đã nhiều lần nhấn mạnh tiềm năng kinh tế của Triều Tiên trong hội nghị thượng đỉnh tại Hà Nội và các cuộc gặp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Đất nước này hiện đang chịu các lệnh trừng phạt quốc tế cứng rắn, hạn chế nghiêm trọng sự tăng trưởng và xuất khẩu.
- Không muốn làm các đối tác thất vọng: Trump: "Chúng ta có rất nhiều đối tác trong vấn đề trừng phạt Triều Tiên, Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản... Tôi không muốn làm các đối tác thất vọng". "Tôi đã sẵn sàng giúp đỡ họ phát triển kinh tế. Nhưng tôi cũng sẵn sàng bỏ đi. Tôi không bao giờ ngại bỏ đi."
- Lệnh trừng phạt là trở ngại của tuyên bố chung: Tổng thống Trump cho biết lý do chủ yếu của việc hai bên không đạt được thỏa thuận là vì Triều Tiên muốn được dỡ bỏ lệnh trừng phạt nhưng "chúng ta không thể làm điều đó lúc này". Thi thoảng chúng ta phải biết cách bỏ đi, có những cái không nhượng bộ được ngay.
"Chúng tôi đã có một số lựa chọn nhưng tại thời điểm này, chúng tôi quyết định không thực hiện bất kỳ lựa chọn nào." (...) "Họ muốn gỡ bỏ cấm vận hoàn toàn mà chúng ta không thể làm điều đó. Họ chỉ muốn đưa một phần của cơ sở hạt nhân và phần mà chúng ta cần thì họ không đưa được. Chúng ta biết rất rõ từng centimet của đất nước đó".
hop-bao-1551338469-width900height505.jpg
Một sự kiện không tốt đẹp lắm , mong sẽ có 1 hội nghĩ thượng đỉnh lần 2 và có kết quả tốt hơn . Nhìn cái ảnh này là em biết ko thành công rồi
trao-doi.jpg


NTD giải thích thử, tại sao hội nghị này không thành công nè ?
Ban đầu , tại hội nghị lần thứ 1 hai bên đã không có gì tốt rồi . Lần thứ 2 là trên báo chí Mỹ liên tục tạo ra các lệnh trừng phạt . Và tại Hà Nội khi nói Triều Tiên sẽ gỡ bỏ vũ khí nếu Mỹ gỡ leenhj trừng phạt , ông Trump đã ko chấp nhận .

em vẫn không hiểu tại sao lại chọn Việt Nam nhỉ
Thì đơn giản vì VN là bạn tốt cảu 2 nước này , là đât nước hòa bình . Lựa chọn VN nghĩa là giúp VN được cả thế giới chú ý tới

Tuy Hội nghị thượng đỉnh lần này không thành công, nhưng nó cũng là một bước tiến quan trọng em ạ.
Em hiểu nhưng cuộc thượng đỉnh này mang đến 1 bước tiến tốt khá chậm

hi vọng rằng sẽ có một kết quả tốt hơn vào cuộc hội nghĩ thượng đỉnh lần 2:)
Đây là lần 2 đó bạn .

Nếu gỡ bõ vũ khí hạt nhân chỉ có thể 1 phần thôi
Đúng thế bởi họ đã đầu tư và thử hạt nhân nhiều nên chuyện này không lạ lẫm đâu

Muốn phi hạt nhân hóa và lặp lại hòa bình trên bán đảo Triều Tiên thì không thể 1 sớm 1 chiều là giải quyết xong, cần phải có nhiều hội nghị như thế này nữa.
Em nghĩ sẽ còn nhiều hội nghị thượng đỉnh nữa

Đầu tiên, hiện tại hầu hết nước lớn trên thế giới đều có vũ khí hạt nhân
Giả sử Triều Tiên xóa bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân thì khả năng quân sự của họ sẽ suy giảm đến mức đáng kể và cũng chỉ là 1 nước bình thường thôi
Thứ 2, kinh phí : Vũ khí hạt nhân ko phải tự nhiên có mà tự nhiên mất. Thực chất nền kinh tế Triều chỉ đạt mức bình thường, vậy nên họ lấy đâu ra tiền(nếu ko dc hỗ trợ)
Còn nhiều lí do khác, xin phép chưa nói đến
Còn lý do gì nữa bạn nhỉ

Đây là vấn đề lâu dài, nên chị nghĩ sẽ còn nhiều hội nghị như thế này em ạ.
Em cũng nghĩ thế ạ , mong là hội nghị sau sẽ thành công hơn

- Mình là ARMY fan BTS but mình không phải là fan thuần mà là 1 fan lai :) Mình là fan lai nên cũng rất bị kì thị,nhưng nó vẫn chả là gì cả
Fan lai thì cũng là fan mà cậu! Đừng mặc cả !

Mình fan Blackpink, đặc biệt là Jisoo
Trong Blackpink, mình thích Rose hơn là Jisoo, nhưng mình không thích Jennie cho lắm.

Tớ là ARMY và ONCE <3
Tớ không là BLINK nữa rồi :(
Tại sao chị không là BLINK nữa vậy ạ ?

Fan Momoland?
Tớ là M.I.S
M.I.S là gì vậy ạ ?

Yep, em cũng là anti Momoland .

Mình là fan ITZY vì lí do cực kì đơn giản đó là giọng hát rất hay ,nhảy rất đẹp ,...
ITZY dù mới debut nhưng đã trở thành một trong số tân binh thành công ngay ở MV debut <3
 

Lê Quang Đông

Banned
Banned
Thành viên
10 Tháng mười 2018
771
1,039
161
Đồng Tháp
trường TRUNG HỌC CƠ SỞ THANH BÌNH
chào mọi người !
phi thuyền khoa học hôm nay đi qua một biển rất lạ, ban đêm ở đây sóng biển phát sáng đấy

MÀU NƯỚC BIỂN PHÁT SÁNG KHI CÓ NHỮNG ĐỢT SÓNG XÔ VÀO BỜ, TẠI SAO VẬY NHỈ?

Phát quang có lẽ là hiện tượng không mấy xa lạ với tất cả mọi người. Nếu như ma trơi là hiện tượng lân quang phát ra bởi khí photpho dày đặc tại các nghĩa địa thì làn sóng xanh biết... phát sáng lại chính là hiện tượng phát quang dưới biển mà chúng ta dễ dàng quan sát thấy khi đêm về. Chúng mình cùng tìm hiểu và khám phá sự thật thú vị về điều kì diệu này nhé!
120321kpneon01_85390.jpg

Đầu tiên phải khẳng định rằng, nước biển cũng giống như nước bình thường, hoàn toàn trong suốt, không có màu. Màu nước biển mà ta nhìn thấy ban ngày thực chất ra đó là sự phản chiếu ánh sáng Mặt trời tạo thành mà thôi. Còn vào ban đêm, thay vì phần lớn màu đen, ở một số địa điểm cụ thể trên Trái đất, du khách sẽ được chiêm ngưỡng màu nước biển xanh dạ quang trào lên qua từng đợt sóng xô vào bờ cát. Đây chính là hiện tượng làn sóng phát dạ quang xanh.

120321kpneon02_aec75.jpg

120321kpneon03_b2cb7.jpg

Các nhà khoa học cho biết, nguyên nhân của hiện tượng này là do sự phát quang của một số loại sinh vật phù du sống lơ lửng trong nước biển gây ra. Theo chuyên gia hải dương học Hastings, thuộc Đại học Havard (Mỹ), loài sinh vật phù du gây ra hiện tượng trên được cho là loài tảo biển. Loài tảo biển này ban ngày phát ra ánh sáng màu đỏ và cũng chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng thủy triều đỏ khi chúng nở hoa rầm rộ với số lượng lớn. Ban đêm, chúng lại phát ra ánh sáng neon màu xanh, chuyển động trong nước biển và gây ra hiện tượng nêu trên. Đồng thời, do số lượng cá thể đông, một số bị trôi dạt vào bờ nên tạo thành một bãi cát màu xanh phát sáng tuyệt đẹp trong đêm.
120321kpneon04_c6048.jpg

120321kpneon05_fb59d.jpg

Đến nay, khả năng phát dạ quang của loài tảo nổi trên vẫn chưa có lời giải đáp hoàn toàn cặn kẽ. Theo kết quả nghiên cứu mới nhất cho hay, người ta đã phát hiện ra một chất đặc biệt trên màng tế bào của sinh vật phù du này. Chất này có phản ứng hóa sinh đặc biệt và nhạy cảm với tín hiệu điện, có thể đây chính là nguyên nhân gây phát sáng. Các nhà khoa học thuộc Đại học Rush ở Chicago đã khẳng định, loài tảo này có đầy đủ các yếu tố để kích hoạt sự phát sáng. Nó cho phép các proton mang điện tích dương đi qua, xung điện, sau đó lan truyền khắp các proton bên trong, kích hoạt các phản ứng hóa học. Cuối cùng, nó kích hoạt một protein có tên luciferase nhằm sản xuất ra ánh sáng dạ quang neon màu xanh.
120321kpneon06_08e3f.jpg

120321kpneon07_7bc49.jpg

Tuy nhiên có một điều kì lạ là loài tảo nổi này lại chỉ phát được dạ quang trong môi trường nước mặn còn trong các ao hồ thì mọi thí nghiệm liên quan đều thất bại.
120321kpneon08_61a8d.jpg

Ngoài ra, cũng có một số dòng tảo phát sáng có thể gây độc hại cho cơ thể con người và sinh vật như cá… Nguyên nhân là bởi trong quá trình phát dạ quang, có vẻ như chính những loài trên đã thải ra một số chất độc đủ để gây nhiễm độc cho cá trên diện rộng.

đẹp mê hồn

@Trang Vũ 2k5 @Nguyễn Đức Minh 123 @Hồ Nhi @Mai Anh 2k5 @Nguyễn Đức Minh 123
@Cậu bé Bảo Bình @phamkimcu0ng @Vy Tzuyu @Tín Phạm @bach230704@gmail.com @Alice Suigintou @Huỳnh Thanh Trúc @Lê Tường Vi @Lê Tường Vi 7C1 @dangtiendung1201 @Lê Văn Đông @harder & smarter ,@Hồ Nhi @Mai Anh 2k5 @ohyeah97 @JungYue @NightWeed @Nagisa Mira Sturluson @Yuri_Majo
@Nguyễn Thành Trương , @The Minecraft PC @Miracle Twilight , @Nguyễn Diệu Thảo @Trang Vũ 2k5 , @Trần Mạnh Quân @Haizzz.... , @Lê Khánh Chi , @Nguyễn Thành Long vplt , @dothithanhha , @Trangg-3001 ,

do mạng yếu nên bấm hồi nó ra 2 cái lun mọi người thông cảm nhá
@Trang Vũ 2k5 @Nguyễn Đức Minh 123 @Hồ Nhi @Mai Anh 2k5 @Nguyễn Đức Minh 123
@Cậu bé Bảo Bình @phamkimcu0ng @Vy Tzuyu @Tín Phạm @bach230704@gmail.com @Alice Suigintou @Huỳnh Thanh Trúc @Lê Tường Vi @Lê Tường Vi 7C1 @dangtiendung1201 @Lê Văn Đông @harder & smarter ,@Hồ Nhi @Mai Anh 2k5 @ohyeah97 @JungYue @NightWeed @Nagisa Mira Sturluson @Yuri_Majo
@Nguyễn Thành Trương , @The Minecraft PC @Miracle Twilight , @Nguyễn Diệu Thảo @Trang Vũ 2k5 , @Trần Mạnh Quân @Haizzz.... , @Lê Khánh Chi ,
 
Last edited by a moderator:

Lê Quang Đông

Banned
Banned
Thành viên
10 Tháng mười 2018
771
1,039
161
Đồng Tháp
trường TRUNG HỌC CƠ SỞ THANH BÌNH
Các bạn ơi!
Sao các bạn nỡ lòng nào mà lại chọn"không tốt lắm!"
Buồn ghê!
Thôi, tiếp tục nào! Phi thuyền của chúng ta hôm nay sẽ tiếp tục tiềm hiểu về khoa học với chủ đề
KHOA HỌC THÚ VỊ
1. Dung dịch phát quang fluorescein
Đây là hình ảnh dung dịch fluorescein phát ra ánh sáng màu xanh lục khi được chiếu một đèn led tử ngoại, hiện tượng này là hiện tượng quang - phát quang. Fluorescein là một hợp chất hữu cơ tổng hợp được sử dụng rộng rãi như một chất chỉ thị huỳnh quang cho nhiều ứng dụng như xác định dòng chảy của nước hay hiển thị vị sinh vật dưới kính hiển vi…

giai-ma-9-buc-anh-dong-ve-cac-hien-tuong-khoa-hoc-day-ma-thuat-khien-ban-khong-the-roi-mat_d524c5ac9b.jpg
2. Chất lỏng phi Newton
“Chất lỏng phi Newton” Oobleck, hay còn gọi là "chất lỏng hóa rắn" Oobleck thực chất là hỗn hợp dung dịch giữa nước và bột ngô. Hình ảnh trên cho chúng ta thấy khi pha bột ngô vào chậu nước với tỉ lể 2:1 và khuấy đều, một người bất kỳ có thể đấm hoặc tác động mạnh lên thì hợp chất này cũng không phá vỡ được nó. Thậm chí mọt người có thể chạy, nhảy trên dung dịch oobleck mà không sợ bị chìm.
giai-ma-9-buc-anh-dong-ve-cac-hien-tuong-khoa-hoc-day-ma-thuat-khien-ban-khong-the-roi-mat_fcb8066e3a.jpg

hientuongkhoahocthuvi.gif
CHẠY NHẢY THÌ KHÔNG CHÌM NHÁ, ĐỨNG YÊN MỌT CHỖ THÌ NÓ CHÌM NGỦM LUN À!
Cô gái chạy trên chất lỏng phi Newton mà không bị chìm.
3. Hợp chất biết nhảy múa?
Không phải, đây là hình ảnh khi chất lỏng Oobleck được đổ trên một cái loa. Hình ảnh nhảy nhót của chúng y như những hồn ma đang hú hét ngoi từ dưới lên chứ không chỉ rung động gợn sóng như nước thông thường. Nếu không tin, bạn hãy trộn 1 phần tinh bột ngô với 1,5 - 2 phần nước để tạo thành hỗn hợp sền sệt Oobleck, rồi đổ nó vào khay inox và đặt khay lên trên loa. Khi bật loa, bạn sẽ thấy hỗn hợp Oobleck nhảy múa theo nhịp điệu nhạc.

hientuongla.gif
CÁI NÀY CHƠI THỬ Ở NHÀ COI CHỪNG CHỊ MẮNG! :D
4. Nước lập tức đóng băng
Hiện tượng này có vẻ chỉ có thể xảy ra khi có phép màu của nàng Elisa trong hoạt hình Nữ Hoàng Băng Giá. Tuy nhiên, điều này cũng có thể xảy ra với nước tinh khiết. Nước tinh khiết vẫn có thể ở dạng lỏng dù nhiệt độ đã xuống dưới độ âm với điều kiện không có bất kỳ phần tử tinh thể băng nào hình thành trong nó. Và tất nhiên, hình ảnh trên là khi có một phần tử băng bất kỳ tiếp xúc vào, lượng chất lỏng này sẽ hóa băng ngay lập tức.
giai-ma-9-buc-anh-dong-ve-cac-hien-tuong-khoa-hoc-day-ma-thuat-khien-ban-khong-the-roi-mat_fc788d4887.jpg
CÁI NÀY COI BỘ THÚ VỊ À NGHEN! :D

5. Quái vật màu đen
Lý do gì khiến người ta có thể điều khiển loại chất lỏng kỳ lạ màu đen kia qua màn thủy tinh? Đó là vì dung dịch này là nước từ. Nước từ (ferrofluid) còn được gọi là nước sắt từ (ferromagnetic fluid) được NASA sáng chế năm 1960 với mục tiêu kiểm soát dòng chảy của nhiên liệu lỏng tại môi trường không trọng lực.
giai-ma-9-buc-anh-dong-ve-cac-hien-tuong-khoa-hoc-day-ma-thuat-khien-ban-khong-the-roi-mat_e97e3d5344.jpg
À THÌ RA NÓ LÀ NƯỚC SẮT TỪ NÊN CÓ THỂ ĐIỀU KHIỂN BẰNG NAM CHÂM
6. Những viên bi trong suốt biết tàng hình?
Lạ thật, vừa thấy chiếc thìa vớt lên bao nhiêu viên bi màu trắng mà sao biến đâu mất tiêu nhỉ? Lý do là những viên bi này làm từ hợp chất polysaccharide siêu thấm. Hợp chất này có thể giữ một lượng nước gấp 300 lần trọng lượng của nó khi chúng ngập trong nước. Và khi no nước thì chúng có chỉ số khúc xạ giống với nước, do đó mà mắt người không còn thấy chúng nữa.
giai-ma-9-buc-anh-dong-ve-cac-hien-tuong-khoa-hoc-day-ma-thuat-khien-ban-khong-the-roi-mat_54a915d8f3.jpg
CÁI NÀY MÌNH TỪNG CHƠI,CÓ AI TỪNG CHƠI NÓ GIỐNG MÌNH KHÔNG?
7. Đá khô
Đây là hình ảnh bong bóng xà phòng trước và sau khi vỡ khiến đá khô bung chảy ra ngoài ạo ra mộ hiệu ứng đẹp mắt. Đá khô, còn gọi là đá khói hay nước đá khô, là một dạng rắn của cacbon điôxít (CO2).
giai-ma-9-buc-anh-dong-ve-cac-hien-tuong-khoa-hoc-day-ma-thuat-khien-ban-khong-the-roi-mat_34f8ce6773.jpg
8. Dung dịch biến hình
Do được bao bọc bởi một hợp chất kỵ nước nên loại cát kỳ lạ này không hòa tan mà kết thành dạng khối liên kết và có xu hướng kết tụ lại tạo thành hình dáng giống dạng rắn. Nhưng khi đưa chúng ra khỏi môi trường nước thì chúng trở lại trạng thái ban đầu.
giai-ma-9-buc-anh-dong-ve-cac-hien-tuong-khoa-hoc-day-ma-thuat-khien-ban-khong-the-roi-mat_f23b6e84b5.jpg
9. Dòng nước chảy bị bẻ cong
Khi một dòng nước đang chảy ra khỏi chai, các nhà khoa học có thể uốn cong nó chỉ bằng cách đưa một ống gần nó. Hiện tượng này có thể dễ dàng thực hiện bằng cách chà ống nhựa vào tóc sau đó đưa lại gần dòng nước. Các hạt tích điện dương trong nước sẽ bị hút bởi các hạt mang điện tích âm trên đường ống và do đó khiến dòng nước bị uống cong theo phía ông nhựa.
giai-ma-9-buc-anh-dong-ve-cac-hien-tuong-khoa-hoc-day-ma-thuat-khien-ban-khong-the-roi-mat_7eb9a0b0d4.jpg
CÁI NÀY LÀM THỬ ĐƯỢC NÀ

NÀY BẠN GÌ ƠI! ĐỪNG QUÊN BÌNH CHỌN "TỐT" Ở ĐẦU TOPIC NÁ! Thanks
Bạn thích cái nào nhất? Chia sẻ đi!
Nguồn said:
@Trang Vũ 2k5 @Nguyễn Đức Minh 123 @Hồ Nhi @Mai Anh 2k5 @Nguyễn Đức Minh 123
@Cậu bé Bảo Bình @phamkimcu0ng @Vy Tzuyu @Tín Phạm @bach230704@gmail.com @Alice Suigintou @Huỳnh Thanh Trúc @Lê Tường Vi @Lê Tường Vi 7C1 @dangtiendung1201 @Lê Văn Đông @harder & smarter ,@Hồ Nhi @Mai Anh 2k5 @ohyeah97 @JungYue @NightWeed @Nagisa Mira Sturluson @Yuri_Majo
@Nguyễn Thành Trương , @The Minecraft PC @Miracle Twilight , @Nguyễn Diệu Thảo @Trang Vũ 2k5 , @Trần Mạnh Quân @Haizzz.... , @Lê Khánh Chi ,
 

Huỳnh Thanh Trúc

Học sinh tiến bộ
Thành viên
31 Tháng ba 2018
1,263
1,209
176
Phú Yên
THCS Đinh Tiên Hoàng
Các bạn ơi!
Sao các bạn nỡ lòng nào mà lại chọn"không tốt lắm!"
Buồn ghê!
Thôi, tiếp tục nào! Phi thuyền của chúng ta hôm nay sẽ tiếp tục tiềm hiểu về khoa học với chủ đề
KHOA HỌC THÚ VỊ
1. Dung dịch phát quang fluorescein
Đây là hình ảnh dung dịch fluorescein phát ra ánh sáng màu xanh lục khi được chiếu một đèn led tử ngoại, hiện tượng này là hiện tượng quang - phát quang. Fluorescein là một hợp chất hữu cơ tổng hợp được sử dụng rộng rãi như một chất chỉ thị huỳnh quang cho nhiều ứng dụng như xác định dòng chảy của nước hay hiển thị vị sinh vật dưới kính hiển vi…

giai-ma-9-buc-anh-dong-ve-cac-hien-tuong-khoa-hoc-day-ma-thuat-khien-ban-khong-the-roi-mat_d524c5ac9b.jpg

2. Chất lỏng phi Newton
“Chất lỏng phi Newton” Oobleck, hay còn gọi là "chất lỏng hóa rắn" Oobleck thực chất là hỗn hợp dung dịch giữa nước và bột ngô. Hình ảnh trên cho chúng ta thấy khi pha bột ngô vào chậu nước với tỉ lể 2:1 và khuấy đều, một người bất kỳ có thể đấm hoặc tác động mạnh lên thì hợp chất này cũng không phá vỡ được nó. Thậm chí mọt người có thể chạy, nhảy trên dung dịch oobleck mà không sợ bị chìm.
giai-ma-9-buc-anh-dong-ve-cac-hien-tuong-khoa-hoc-day-ma-thuat-khien-ban-khong-the-roi-mat_fcb8066e3a.jpg

hientuongkhoahocthuvi.gif

Cô gái chạy trên chất lỏng phi Newton mà không bị chìm.
3. Hợp chất biết nhảy múa?
Không phải, đây là hình ảnh khi chất lỏng Oobleck được đổ trên một cái loa. Hình ảnh nhảy nhót của chúng y như những hồn ma đang hú hét ngoi từ dưới lên chứ không chỉ rung động gợn sóng như nước thông thường. Nếu không tin, bạn hãy trộn 1 phần tinh bột ngô với 1,5 - 2 phần nước để tạo thành hỗn hợp sền sệt Oobleck, rồi đổ nó vào khay inox và đặt khay lên trên loa. Khi bật loa, bạn sẽ thấy hỗn hợp Oobleck nhảy múa theo nhịp điệu nhạc.

hientuongla.gif

4. Nước lập tức đóng băng
Hiện tượng này có vẻ chỉ có thể xảy ra khi có phép màu của nàng Elisa trong hoạt hình Nữ Hoàng Băng Giá. Tuy nhiên, điều này cũng có thể xảy ra với nước tinh khiết. Nước tinh khiết vẫn có thể ở dạng lỏng dù nhiệt độ đã xuống dưới độ âm với điều kiện không có bất kỳ phần tử tinh thể băng nào hình thành trong nó. Và tất nhiên, hình ảnh trên là khi có một phần tử băng bất kỳ tiếp xúc vào, lượng chất lỏng này sẽ hóa băng ngay lập tức.
giai-ma-9-buc-anh-dong-ve-cac-hien-tuong-khoa-hoc-day-ma-thuat-khien-ban-khong-the-roi-mat_fc788d4887.jpg


5. Quái vật màu đen
Lý do gì khiến người ta có thể điều khiển loại chất lỏng kỳ lạ màu đen kia qua màn thủy tinh? Đó là vì dung dịch này là nước từ. Nước từ (ferrofluid) còn được gọi là nước sắt từ (ferromagnetic fluid) được NASA sáng chế năm 1960 với mục tiêu kiểm soát dòng chảy của nhiên liệu lỏng tại môi trường không trọng lực.
giai-ma-9-buc-anh-dong-ve-cac-hien-tuong-khoa-hoc-day-ma-thuat-khien-ban-khong-the-roi-mat_e97e3d5344.jpg

6. Những viên bi trong suốt biết tàng hình?
Lạ thật, vừa thấy chiếc thìa vớt lên bao nhiêu viên bi màu trắng mà sao biến đâu mất tiêu nhỉ? Lý do là những viên bi này làm từ hợp chất polysaccharide siêu thấm. Hợp chất này có thể giữ một lượng nước gấp 300 lần trọng lượng của nó khi chúng ngập trong nước. Và khi no nước thì chúng có chỉ số khúc xạ giống với nước, do đó mà mắt người không còn thấy chúng nữa.
giai-ma-9-buc-anh-dong-ve-cac-hien-tuong-khoa-hoc-day-ma-thuat-khien-ban-khong-the-roi-mat_54a915d8f3.jpg

7. Đá khô
Đây là hình ảnh bong bóng xà phòng trước và sau khi vỡ khiến đá khô bung chảy ra ngoài ạo ra mộ hiệu ứng đẹp mắt. Đá khô, còn gọi là đá khói hay nước đá khô, là một dạng rắn của cacbon điôxít (CO2).
giai-ma-9-buc-anh-dong-ve-cac-hien-tuong-khoa-hoc-day-ma-thuat-khien-ban-khong-the-roi-mat_34f8ce6773.jpg

8. Dung dịch biến hình
Do được bao bọc bởi một hợp chất kỵ nước nên loại cát kỳ lạ này không hòa tan mà kết thành dạng khối liên kết và có xu hướng kết tụ lại tạo thành hình dáng giống dạng rắn. Nhưng khi đưa chúng ra khỏi môi trường nước thì chúng trở lại trạng thái ban đầu.
giai-ma-9-buc-anh-dong-ve-cac-hien-tuong-khoa-hoc-day-ma-thuat-khien-ban-khong-the-roi-mat_f23b6e84b5.jpg

9. Dòng nước chảy bị bẻ cong
Khi một dòng nước đang chảy ra khỏi chai, các nhà khoa học có thể uốn cong nó chỉ bằng cách đưa một ống gần nó. Hiện tượng này có thể dễ dàng thực hiện bằng cách chà ống nhựa vào tóc sau đó đưa lại gần dòng nước. Các hạt tích điện dương trong nước sẽ bị hút bởi các hạt mang điện tích âm trên đường ống và do đó khiến dòng nước bị uống cong theo phía ông nhựa.
giai-ma-9-buc-anh-dong-ve-cac-hien-tuong-khoa-hoc-day-ma-thuat-khien-ban-khong-the-roi-mat_7eb9a0b0d4.jpg


NÀY BẠN GÌ ƠI! ĐỪNG QUÊN BÌNH CHỌN "TỐT" Ở ĐẦU TOPIC NÁ! Thanks
Bạn thích cái nào nhất? Chia sẻ đi!

@Trang Vũ 2k5 @Nguyễn Đức Minh 123 @Hồ Nhi @Mai Anh 2k5 @Nguyễn Đức Minh 123
@Cậu bé Bảo Bình @phamkimcu0ng @Vy Tzuyu @Tín Phạm @bach230704@gmail.com @Alice Suigintou @Huỳnh Thanh Trúc @Lê Tường Vi @Lê Tường Vi 7C1 @dangtiendung1201 @Lê Văn Đông @harder & smarter ,@Hồ Nhi @Mai Anh 2k5 @ohyeah97 @JungYue @NightWeed @Nagisa Mira Sturluson @Yuri_Majo
@Nguyễn Thành Trương , @The Minecraft PC @Miracle Twilight , @Nguyễn Diệu Thảo @Trang Vũ 2k5 , @Trần Mạnh Quân @Haizzz.... , @Lê Khánh Chi ,
Chắc làm thử cái chất lỏng phi Newton quá...Thích nhất cái đó
 

Nguyễn Kim Ngưu

Học sinh
Thành viên
22 Tháng ba 2017
23
10
36
19
Ở vùng tối của Mặt Trăng có gì? Các lý do khiến con người không bao giờ đặt chân lên mặt trăng 1 lần nào nữa?
 

Kuroko - chan

Học sinh tiêu biểu
HV CLB Hội họa
Thành viên
27 Tháng mười 2017
4,573
7,825
774
21
Hà Nội
Trường Đời
oa
nhìn ảo diệu quá
thích ghê ước gì tớ được nhìn thấy 1 lần nhỉ
mà loài tảo này tên là gì vậy?
chào mọi người !
phi thuyền khoa học hôm nay đi qua một biển rất lạ, ban đêm ở đây sóng biển phát sáng đấy

MÀU NƯỚC BIỂN PHÁT SÁNG KHI CÓ NHỮNG ĐỢT SÓNG XÔ VÀO BỜ, TẠI SAO VẬY NHỈ?

Phát quang có lẽ là hiện tượng không mấy xa lạ với tất cả mọi người. Nếu như ma trơi là hiện tượng lân quang phát ra bởi khí photpho dày đặc tại các nghĩa địa thì làn sóng xanh biết... phát sáng lại chính là hiện tượng phát quang dưới biển mà chúng ta dễ dàng quan sát thấy khi đêm về. Chúng mình cùng tìm hiểu và khám phá sự thật thú vị về điều kì diệu này nhé!
120321kpneon01_85390.jpg

Đầu tiên phải khẳng định rằng, nước biển cũng giống như nước bình thường, hoàn toàn trong suốt, không có màu. Màu nước biển mà ta nhìn thấy ban ngày thực chất ra đó là sự phản chiếu ánh sáng Mặt trời tạo thành mà thôi. Còn vào ban đêm, thay vì phần lớn màu đen, ở một số địa điểm cụ thể trên Trái đất, du khách sẽ được chiêm ngưỡng màu nước biển xanh dạ quang trào lên qua từng đợt sóng xô vào bờ cát. Đây chính là hiện tượng làn sóng phát dạ quang xanh.

120321kpneon02_aec75.jpg

120321kpneon03_b2cb7.jpg

Các nhà khoa học cho biết, nguyên nhân của hiện tượng này là do sự phát quang của một số loại sinh vật phù du sống lơ lửng trong nước biển gây ra. Theo chuyên gia hải dương học Hastings, thuộc Đại học Havard (Mỹ), loài sinh vật phù du gây ra hiện tượng trên được cho là loài tảo biển. Loài tảo biển này ban ngày phát ra ánh sáng màu đỏ và cũng chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng thủy triều đỏ khi chúng nở hoa rầm rộ với số lượng lớn. Ban đêm, chúng lại phát ra ánh sáng neon màu xanh, chuyển động trong nước biển và gây ra hiện tượng nêu trên. Đồng thời, do số lượng cá thể đông, một số bị trôi dạt vào bờ nên tạo thành một bãi cát màu xanh phát sáng tuyệt đẹp trong đêm.
120321kpneon04_c6048.jpg

120321kpneon05_fb59d.jpg

Đến nay, khả năng phát dạ quang của loài tảo nổi trên vẫn chưa có lời giải đáp hoàn toàn cặn kẽ. Theo kết quả nghiên cứu mới nhất cho hay, người ta đã phát hiện ra một chất đặc biệt trên màng tế bào của sinh vật phù du này. Chất này có phản ứng hóa sinh đặc biệt và nhạy cảm với tín hiệu điện, có thể đây chính là nguyên nhân gây phát sáng. Các nhà khoa học thuộc Đại học Rush ở Chicago đã khẳng định, loài tảo này có đầy đủ các yếu tố để kích hoạt sự phát sáng. Nó cho phép các proton mang điện tích dương đi qua, xung điện, sau đó lan truyền khắp các proton bên trong, kích hoạt các phản ứng hóa học. Cuối cùng, nó kích hoạt một protein có tên luciferase nhằm sản xuất ra ánh sáng dạ quang neon màu xanh.
120321kpneon06_08e3f.jpg

120321kpneon07_7bc49.jpg

Tuy nhiên có một điều kì lạ là loài tảo nổi này lại chỉ phát được dạ quang trong môi trường nước mặn còn trong các ao hồ thì mọi thí nghiệm liên quan đều thất bại.
120321kpneon08_61a8d.jpg

Ngoài ra, cũng có một số dòng tảo phát sáng có thể gây độc hại cho cơ thể con người và sinh vật như cá… Nguyên nhân là bởi trong quá trình phát dạ quang, có vẻ như chính những loài trên đã thải ra một số chất độc đủ để gây nhiễm độc cho cá trên diện rộng.

đẹp mê hồn

@Trang Vũ 2k5 @Nguyễn Đức Minh 123 @Hồ Nhi @Mai Anh 2k5 @Nguyễn Đức Minh 123
@Cậu bé Bảo Bình @phamkimcu0ng @Vy Tzuyu @Tín Phạm @bach230704@gmail.com @Alice Suigintou @Huỳnh Thanh Trúc @Lê Tường Vi @Lê Tường Vi 7C1 @dangtiendung1201 @Lê Văn Đông @harder & smarter ,@Hồ Nhi @Mai Anh 2k5 @ohyeah97 @JungYue @NightWeed @Nagisa Mira Sturluson @Yuri_Majo
@Nguyễn Thành Trương , @The Minecraft PC @Miracle Twilight , @Nguyễn Diệu Thảo @Trang Vũ 2k5 , @Trần Mạnh Quân @Haizzz.... , @Lê Khánh Chi , @Nguyễn Thành Long vplt , @dothithanhha , @Trangg-3001 ,
 

Lê Quang Đông

Banned
Banned
Thành viên
10 Tháng mười 2018
771
1,039
161
Đồng Tháp
trường TRUNG HỌC CƠ SỞ THANH BÌNH
@Nguyễn Kim Ngưu
Vùng tối mặt trăng là gì?
Nửa không nhìn thấy được của Mặt Trăng (đôi khi được biết đến với cái tên Mặt tối của Mặt Trăng) là bán cầu của Mặt Trăng luôn quay lưng lại Trái Đất đó là cái vùng tối mặt trăng đó.
vung-toi-cua-mat-trang-200.jpg
Ở vùng tối có gì?
Hình ảnh ghi lại được của NASA cho thấy phía bề mặt bên kia của có những địa hình khá khác nhau. Một trong những điểm chú ý mà các chuyên gia phát hiện được là miệng núi lửa khổng lồ được biết đến với tên Ocean of Stroms - tàn tích của một vụ va chạm cực mạnh giữa tiểu hành tinh nào đó với Mặt trăng. Cuộc va chạm này để lại hố đen khổng lồ, rộng tới 3.000km trên bề mặt Mặt trăng.
Cùng với đó, hình ảnh Trái đất xuất hiện - di chuyển theo hình số 8.
Với hình ảnh động này, nếu tưởng tượng để Trái đất và Mặt trăng trên một đường thẳng, chúng ta có thể trông đầy đủ hình ảnh Mặt trăng nhưng ở trên Trái đất, đó chỉ là một lưỡi liềm mờ nhạt. Không chỉ hố đen, các chuyên gia còn nhận thấy không ít miệng núi lửa hình thành trên bề mặt tối này. Tuy vậy, với hình ảnh này, các chuyên gia hi vọng sẽ tìm hiểu được kỹ hơn "phần tối vĩnh cửu" của Mặt trăng.
Video xem thêm về vùng tối mặt trăng
Các lý do khiến con người không bao giờ đặt chân lên mặt trăng 1 lần nào nữa?
Theo kiến thức của mình là vì lí do sợ người ngoài hành tinh.
Bây giờ tìm hiểu kĩ hơn nào
Thật ra thì có nhiều lí do lắm, mình xin liệt kê một số được xem là hợp lí nhất
THIẾU MỤC ĐÍCH RÕ RÀNG
Không phải ngẫu nhiên mà Washington chi một khoản tiền lớn cho chương trình Apollo. Mỹ triển khai chương trình chinh phục không gian vũ trụ nằm trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh gay cấn giữa hai siêu cường Mỹ và Liên Xô. Tháng 10/1957, Moscow phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của loài người lên không gian.
Theo Liên đoàn Các nhà khoa học Mỹ (FAS), sự kiện này đã tạo nên cơn hoảng loạn ở nước Mỹ. Giới quân sự Mỹ nhận thấy loại tên lửa đưa vệ tinh Sputnik lên quỹ đạo có thể mang đầu đạn hạt nhân đến mọi nơi trên thế giới.
Washington quyết định đầu tư mạnh cho chương trình không gian vũ trụ nhằm vượt Liên Xô, khẳng định sức mạnh công nghệ số một thế giới của Mỹ. Nhưng khi Neil Amstrong bước chân lên Mặt trăng, người Mỹ nhận thấy rằng, chương trình tiêu tốn hàng chục tỷ USD không giúp Washington nhiều trong việc tạo ra lợi thế áp đảo so với Liên Xô, vì Moscow phát triển chương trình không gian của họ theo chiều hướng khác.
Sau thành công của Apollo 11, các chuyến bay tới Mặt trăng trở nên nhàm chán bởi chúng không đem lại lợi ích cụ thể nào cho Mỹ. Năm 1972, Tổng thống Richard Nixon đã quyết định kết thúc chương trình Apollo vì không còn cần thiết.
Trên thực tế, chương trình Apollo đem lại nhiều lợi ích về mặt khoa học cũng như tạo ra bước đột phá về công nghệ điện tử ứng dụng trong hàng không vũ trụ. Những thành tựu từ chương trình đã được ứng dụng rộng rãi trong ngành hàng không vũ trụ thế giới.
Do đó, việc một quốc gia nào đó muốn đặt chân lên Mặt trăng để nghiên cứu khoa học hay khẳng định sức mạnh là điều không còn cần thiết, bởi họ có thể ứng dụng các thành tựu công nghệ từ dự án Apollo. Mặt khác, bối cảnh thế giới đã thay đổi nhiều, Chiến tranh Lạnh kết thúc, cuộc chạy đua công nghệ giữa hai siêu cường không còn.
Bên cạnh đó, công nghệ không gian vũ trụ đã tiến bộ vượt bậc. Con người muốn chinh phục những khu vực xa xôi của vũ trụ hơn trở lại Mặt trăng.
RÀO CẢN TÀI CHÍNH
Tài chính là một trong những rào cản lớn nhất đối với ý định chinh phục không gian vũ trụ của mọi quốc gia. Theo báo cáo mà Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) trình lên Quốc hội vào năm 1973, tổng chi phí cho chương trình Apollo kéo dài từ đầu những năm 1960 đến khi kết thúc vào năm 1972 lên đến 25,4 tỷ USD (quy đổi theo tỷ giá vào năm 2005 là 170 tỷ USD).
Như vậy, tính trung bình 17 chuyến bay của chương Apollo theo tỷ giá năm 2005 lên đến 10 tỷ USD cho mỗi lần phóng. Số tiền cho mỗi lần đưa tàu Apollo lên không gian lên tới 9,01 tỷ USD - cao hơn cả GDP của Uganda vào năm 2005, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới.
Ngay cả với quốc gia có nền kinh tế số một thế giới như Mỹ cũng phải kết thúc chương trình chinh phục Mặt trăng vì chi phí quá lớn. Dù công nghệ hàng không vũ trụ đã tiến bộ vượt bậc, tài chính tiếp tục là thách thức to lớn với con người trong việc quay trở lại Mặt trăng.
TAI NẠN NGOÀI Ý MUỐN

Ngoài ra, tai nạn cũng là một rào cản với nỗ lực quay trở lại Mặt trăng. Con người đã làm chủ công nghệ chinh phục không gian vũ trụ, nhưng tai nạn vẫn là nỗi ám ảnh trong mỗi lần phóng tên lửa đẩy lên quỹ đạo.
Theo AP, cuộc thử nghiệm đầu tiên của tàu vũ trụ Apollo 1 vào 27/1/1967 đã thất bại khiến toàn bộ 3 phi hành gia thiệt mạng. Vụ tai nạn tàu con thoi Challenger vào tháng 1/1986 khiến 7 thành viên phi hành đoàn tử vong trở thành nỗi ám ảnh với nỗ lực chinh phục không gian của con người.
Đến năm 2003, tàu con thoi Columbia lại nổ tung khi quay trở lại bầu khí quyển khiến 7 người thiệt mạng. Tai nạn gần đây nhất diễn ra vào ngày 28/6, tàu con thoi không người lái Dragon cùng tên lửa đẩy Falcon 9 nổ chỉ vài phút sau khi rời bệ phóng.
Các phương tiện chinh phục không gian như tàu vũ trụ, tên lửa đẩy đòi hỏi quy trình chế tạo và tiêu chuẩn kỹ thuật rất cao. Một sai sót nhỏ có thể dẫn đến tổn thất về người và tiêu tốn hàng trăm triệu USD.
NASA SỢ NGƯỜI NGOÀI HÀNH TINH?
Nhiều người theo thuyết âm mưu cho rằng, có rất nhiều bằng chứng cho thấy có tồn tại căn cứ ngoài hành tinh trên Mặt Trăng.
Nhiều tin đồn và tài liệu mật cho rằng, NASA không đủ "dũng cảm" để cho mọi người biết về bí ẩn thực sự trên Mặt Trăng.
m-1488535090951-1488535361268.png

NASA đang che giấu điều gì trên Mặt Trăng? Ảnh: Getty
Bên cạnh đó, cũng có nhiều ý kiến cho rằng rào cản về kinh tế chính là nguyên nhân chính mặc dù một số công ty tư nhân đang cố gắng để thay đổi thực tế này bằng cách mở dịch vụ đưa người lên Mặt Trăng.
Nhưng so với thời điểm thập niên 70 của thế kỷ trước, công nghệ và tiểm lực kinh tế đầu tư cho NASA lớn mạnh hơn rất nhiều. Vậy tại sao NASA vẫn đưa ra quyết định "lạnh lùng" khiến cho cả thế giới cảm thấy khó hiểu?
NGƯỜI TRONG CUỘC "LÊN TIẾNG"
Milton Cooper, một sĩ quan tình báo Hải quân Mỹ cho rằng không những có tồn tại các căn cứ mặt trăng, mà còn còn được gọi là "Luna", đang diễn ra hoạt động khai thác khoáng sản trên quy mô lớn. Đó là nơi họ đặt những "tàu mẹ" khổng lồ sau khi du hành trái đất và nhỏ hơn là các đĩa bay.
cgi-1488535215947.jpg

Milton nhận định về bí ẩn UFO trên Mặt Trăng. Ảnh: Internet
(Luna là căn cứ ngoài hành tinh ở phần tối của Mặt Trăng, được các phi hành gia Apollo phát hiện và quay phim lại.)
Theo nhiều nguồn tin, phi hành gia Neil Amstrong từng chia sẻ, người ngoài hành tinh trên mặt trăng nói với chúng ta rằng chắc chắn chúng ta phải ra đi và đừng quay lại mặt trăng.
Ngoài nghi vấn về các đối tượng "bất thường" trên bề mặt của Mặt Trăng, nhiều báo cáo của các phi hành gia, nhà khoa học và một số nhân vật quan chức quyền lực đã tạo ra một thuyết âm mưu bí ẩn còn để ngỏ, xung quanh Mặt Trăng và nguồn gốc thực sự của nó.
Đặt lên bàn cân với các hành tinh khác, Mặt Trăng có lẽ là thiên thể bí ẩn nhất trong hệ Mặt Trời của chúng ta, thu hút loài người hàng ngàn năm qua.
NASA PHÁT HIỆN CĂN CỨ UFO ?
Có không ít ý kiến phòng đoán về sự tồn tại của căn cứ UFO bí ẩn, nhưng có một phát hiện khiến các chuyên gia cho rằng điều này có thể xảy ra. Đó là một số đá Mặt Trăng được phát hiện có chứa nguyên tố kim loại Uranium 236Neptuni 237.
Những nguyên tố này không bao giờ được tìm thấy trong tự nhên. Uranium 236 là một chất thải phóng xạ hạt nhân, trong khi Nepyuni 237 lại là một nguyên tố kim loại phóng xạ và là một sản phẩm phụ của các lò phản ứng hạt nhân và sản xuất plutonium.
Tiến sĩ Harold Urey, người đoạt giải Nobel Hóa học cho biết ông "vô cùng bối rối" khi phát hiện thành phần hóa học và tìm thấy sự có mặt bất ngờ của Titan trên bề mặt của Mặt Trăng, một nguyên tố rất hiếm ở Trái Đất.
mo-1488535296570.jpg

Phát hiện nhiều nguyên tố kim loại quý hiếm trên Mặt Trăng. Ảnh: Ancientcode
Titan cứng như thép nhưng nhẹ bằng nửa. Điều này khiến cho nó trở thành kim loại được ưa chuộng và cũng rất đắt đỏ.
Trên Trái đất, Titan rất khan hiếm, chỉ chiếm khoảng 1% trong các mẫu quặng tương tự. Nhưng bản đồ mới về Mặt trăng cho thấy chất này có rất nhiều, chiếm khoảng 1-10%.
Dù rất nhiều tranh cãi và ý kiến gay gắt về việc tồn tại các căn cứ của người ngoài hành tinh trên Mặt Trăng, nhưng đến nay nguyên nhân thực sự về việc NASA quyết định không bao giờ quay trở lại hành tinh này vẫn còn là một bí ẩn "nan giải" với nhân loại.
Bạn hãy bình chọn ở đầu topic là tốt nhá, cám ơn bạn!
NGUỒN said:
từ nhiều nguồn khác nhau trên google và một chút kiên thức cá nhân
 

Kuroko - chan

Học sinh tiêu biểu
HV CLB Hội họa
Thành viên
27 Tháng mười 2017
4,573
7,825
774
21
Hà Nội
Trường Đời
TẢO Diniflagellate
Theo tìm hiểu của mình thì đó là tảo dinoflagellate thuộc nhóm sinh vật đơn bào. Khi phát quang trong nước biển giúp chúng có thể lẩn trốn khỏi sự dòm ngó của kẻ săn mồi. Vì kẻ săn mồi cũng lo sợ khi đến chỗ ánh sáng thì kẻ thù của chúng cũng ở đấy. Như vậy, việc tự phát sáng sẽ giúp con vật nhỏ bé xua đuổi kẻ săn mồi-bản năng sinh tồn đây mà!
Ánh sáng của những loài sinh vật này được phát ra bởi một loại sắc tố có tên là luciferin và enzime luciferase.
Khi luciferin tạo phản ứng với oxy còn enzime luciferase là chất xúc tác giúp phản ứng xảy ra nhanh hơn. Kết hợp với mật độ sinh vật phù du chiếm số lượng lớn trong nước biển tạo nên bãi biển tuyệt đẹp này.
Tuy nhiên, đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được lời giải thích cặn kẽ cho hiện tượng lạ này.

Cám ơn bạn đã đặt câu hỏi! Bạn có thể vote"tốt" ở đầu topic không?
rất sẵn sàng
cảm ơn vì thông tin nha ^^
@Nguyễn Kim Ngưu
Vùng tối mặt trăng là gì?
Nửa không nhìn thấy được của Mặt Trăng (đôi khi được biết đến với cái tên Mặt tối của Mặt Trăng) là bán cầu của Mặt Trăng luôn quay lưng lại Trái Đất đó là cái vùng tối mặt trăng đó.
vung-toi-cua-mat-trang-200.jpg
Ở vùng tối có gì?
Hình ảnh ghi lại được của NASA cho thấy phía bề mặt bên kia của có những địa hình khá khác nhau. Một trong những điểm chú ý mà các chuyên gia phát hiện được là miệng núi lửa khổng lồ được biết đến với tên Ocean of Stroms - tàn tích của một vụ va chạm cực mạnh giữa tiểu hành tinh nào đó với Mặt trăng. Cuộc va chạm này để lại hố đen khổng lồ, rộng tới 3.000km trên bề mặt Mặt trăng.
Cùng với đó, hình ảnh Trái đất xuất hiện - di chuyển theo hình số 8.
Với hình ảnh động này, nếu tưởng tượng để Trái đất và Mặt trăng trên một đường thẳng, chúng ta có thể trông đầy đủ hình ảnh Mặt trăng nhưng ở trên Trái đất, đó chỉ là một lưỡi liềm mờ nhạt. Không chỉ hố đen, các chuyên gia còn nhận thấy không ít miệng núi lửa hình thành trên bề mặt tối này. Tuy vậy, với hình ảnh này, các chuyên gia hi vọng sẽ tìm hiểu được kỹ hơn "phần tối vĩnh cửu" của Mặt trăng.
Video xem thêm về vùng tối mặt trăng
Các lý do khiến con người không bao giờ đặt chân lên mặt trăng 1 lần nào nữa?
Theo kiến thức của mình là vì lí do sợ người ngoài hành tinh.
Bây giờ tìm hiểu kĩ hơn nào
Thật ra thì có nhiều lí do lắm, mình xin liệt kê một số được xem là hợp lí nhất
THIẾU MỤC ĐÍCH RÕ RÀNG
Không phải ngẫu nhiên mà Washington chi một khoản tiền lớn cho chương trình Apollo. Mỹ triển khai chương trình chinh phục không gian vũ trụ nằm trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh gay cấn giữa hai siêu cường Mỹ và Liên Xô. Tháng 10/1957, Moscow phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của loài người lên không gian.
Theo Liên đoàn Các nhà khoa học Mỹ (FAS), sự kiện này đã tạo nên cơn hoảng loạn ở nước Mỹ. Giới quân sự Mỹ nhận thấy loại tên lửa đưa vệ tinh Sputnik lên quỹ đạo có thể mang đầu đạn hạt nhân đến mọi nơi trên thế giới.
Washington quyết định đầu tư mạnh cho chương trình không gian vũ trụ nhằm vượt Liên Xô, khẳng định sức mạnh công nghệ số một thế giới của Mỹ. Nhưng khi Neil Amstrong bước chân lên Mặt trăng, người Mỹ nhận thấy rằng, chương trình tiêu tốn hàng chục tỷ USD không giúp Washington nhiều trong việc tạo ra lợi thế áp đảo so với Liên Xô, vì Moscow phát triển chương trình không gian của họ theo chiều hướng khác.
Sau thành công của Apollo 11, các chuyến bay tới Mặt trăng trở nên nhàm chán bởi chúng không đem lại lợi ích cụ thể nào cho Mỹ. Năm 1972, Tổng thống Richard Nixon đã quyết định kết thúc chương trình Apollo vì không còn cần thiết.
Trên thực tế, chương trình Apollo đem lại nhiều lợi ích về mặt khoa học cũng như tạo ra bước đột phá về công nghệ điện tử ứng dụng trong hàng không vũ trụ. Những thành tựu từ chương trình đã được ứng dụng rộng rãi trong ngành hàng không vũ trụ thế giới.
Do đó, việc một quốc gia nào đó muốn đặt chân lên Mặt trăng để nghiên cứu khoa học hay khẳng định sức mạnh là điều không còn cần thiết, bởi họ có thể ứng dụng các thành tựu công nghệ từ dự án Apollo. Mặt khác, bối cảnh thế giới đã thay đổi nhiều, Chiến tranh Lạnh kết thúc, cuộc chạy đua công nghệ giữa hai siêu cường không còn.
Bên cạnh đó, công nghệ không gian vũ trụ đã tiến bộ vượt bậc. Con người muốn chinh phục những khu vực xa xôi của vũ trụ hơn trở lại Mặt trăng.
RÀO CẢN TÀI CHÍNH
Tài chính là một trong những rào cản lớn nhất đối với ý định chinh phục không gian vũ trụ của mọi quốc gia. Theo báo cáo mà Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) trình lên Quốc hội vào năm 1973, tổng chi phí cho chương trình Apollo kéo dài từ đầu những năm 1960 đến khi kết thúc vào năm 1972 lên đến 25,4 tỷ USD (quy đổi theo tỷ giá vào năm 2005 là 170 tỷ USD).
Như vậy, tính trung bình 17 chuyến bay của chương Apollo theo tỷ giá năm 2005 lên đến 10 tỷ USD cho mỗi lần phóng. Số tiền cho mỗi lần đưa tàu Apollo lên không gian lên tới 9,01 tỷ USD - cao hơn cả GDP của Uganda vào năm 2005, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới.
Ngay cả với quốc gia có nền kinh tế số một thế giới như Mỹ cũng phải kết thúc chương trình chinh phục Mặt trăng vì chi phí quá lớn. Dù công nghệ hàng không vũ trụ đã tiến bộ vượt bậc, tài chính tiếp tục là thách thức to lớn với con người trong việc quay trở lại Mặt trăng.
TAI NẠN NGOÀI Ý MUỐN

Ngoài ra, tai nạn cũng là một rào cản với nỗ lực quay trở lại Mặt trăng. Con người đã làm chủ công nghệ chinh phục không gian vũ trụ, nhưng tai nạn vẫn là nỗi ám ảnh trong mỗi lần phóng tên lửa đẩy lên quỹ đạo.
Theo AP, cuộc thử nghiệm đầu tiên của tàu vũ trụ Apollo 1 vào 27/1/1967 đã thất bại khiến toàn bộ 3 phi hành gia thiệt mạng. Vụ tai nạn tàu con thoi Challenger vào tháng 1/1986 khiến 7 thành viên phi hành đoàn tử vong trở thành nỗi ám ảnh với nỗ lực chinh phục không gian của con người.
Đến năm 2003, tàu con thoi Columbia lại nổ tung khi quay trở lại bầu khí quyển khiến 7 người thiệt mạng. Tai nạn gần đây nhất diễn ra vào ngày 28/6, tàu con thoi không người lái Dragon cùng tên lửa đẩy Falcon 9 nổ chỉ vài phút sau khi rời bệ phóng.
Các phương tiện chinh phục không gian như tàu vũ trụ, tên lửa đẩy đòi hỏi quy trình chế tạo và tiêu chuẩn kỹ thuật rất cao. Một sai sót nhỏ có thể dẫn đến tổn thất về người và tiêu tốn hàng trăm triệu USD.
NASA SỢ NGƯỜI NGOÀI HÀNH TINH?
Nhiều người theo thuyết âm mưu cho rằng, có rất nhiều bằng chứng cho thấy có tồn tại căn cứ ngoài hành tinh trên Mặt Trăng.
Nhiều tin đồn và tài liệu mật cho rằng, NASA không đủ "dũng cảm" để cho mọi người biết về bí ẩn thực sự trên Mặt Trăng.
m-1488535090951-1488535361268.png

NASA đang che giấu điều gì trên Mặt Trăng? Ảnh: Getty
Bên cạnh đó, cũng có nhiều ý kiến cho rằng rào cản về kinh tế chính là nguyên nhân chính mặc dù một số công ty tư nhân đang cố gắng để thay đổi thực tế này bằng cách mở dịch vụ đưa người lên Mặt Trăng.
Nhưng so với thời điểm thập niên 70 của thế kỷ trước, công nghệ và tiểm lực kinh tế đầu tư cho NASA lớn mạnh hơn rất nhiều. Vậy tại sao NASA vẫn đưa ra quyết định "lạnh lùng" khiến cho cả thế giới cảm thấy khó hiểu?
NGƯỜI TRONG CUỘC "LÊN TIẾNG"
Milton Cooper, một sĩ quan tình báo Hải quân Mỹ cho rằng không những có tồn tại các căn cứ mặt trăng, mà còn còn được gọi là "Luna", đang diễn ra hoạt động khai thác khoáng sản trên quy mô lớn. Đó là nơi họ đặt những "tàu mẹ" khổng lồ sau khi du hành trái đất và nhỏ hơn là các đĩa bay.
cgi-1488535215947.jpg

Milton nhận định về bí ẩn UFO trên Mặt Trăng. Ảnh: Internet
(Luna là căn cứ ngoài hành tinh ở phần tối của Mặt Trăng, được các phi hành gia Apollo phát hiện và quay phim lại.)
Theo nhiều nguồn tin, phi hành gia Neil Amstrong từng chia sẻ, người ngoài hành tinh trên mặt trăng nói với chúng ta rằng chắc chắn chúng ta phải ra đi và đừng quay lại mặt trăng.
Ngoài nghi vấn về các đối tượng "bất thường" trên bề mặt của Mặt Trăng, nhiều báo cáo của các phi hành gia, nhà khoa học và một số nhân vật quan chức quyền lực đã tạo ra một thuyết âm mưu bí ẩn còn để ngỏ, xung quanh Mặt Trăng và nguồn gốc thực sự của nó.
Đặt lên bàn cân với các hành tinh khác, Mặt Trăng có lẽ là thiên thể bí ẩn nhất trong hệ Mặt Trời của chúng ta, thu hút loài người hàng ngàn năm qua.
NASA PHÁT HIỆN CĂN CỨ UFO ?
Có không ít ý kiến phòng đoán về sự tồn tại của căn cứ UFO bí ẩn, nhưng có một phát hiện khiến các chuyên gia cho rằng điều này có thể xảy ra. Đó là một số đá Mặt Trăng được phát hiện có chứa nguyên tố kim loại Uranium 236Neptuni 237.
Những nguyên tố này không bao giờ được tìm thấy trong tự nhên. Uranium 236 là một chất thải phóng xạ hạt nhân, trong khi Nepyuni 237 lại là một nguyên tố kim loại phóng xạ và là một sản phẩm phụ của các lò phản ứng hạt nhân và sản xuất plutonium.
Tiến sĩ Harold Urey, người đoạt giải Nobel Hóa học cho biết ông "vô cùng bối rối" khi phát hiện thành phần hóa học và tìm thấy sự có mặt bất ngờ của Titan trên bề mặt của Mặt Trăng, một nguyên tố rất hiếm ở Trái Đất.
mo-1488535296570.jpg

Phát hiện nhiều nguyên tố kim loại quý hiếm trên Mặt Trăng. Ảnh: Ancientcode
Titan cứng như thép nhưng nhẹ bằng nửa. Điều này khiến cho nó trở thành kim loại được ưa chuộng và cũng rất đắt đỏ.
Trên Trái đất, Titan rất khan hiếm, chỉ chiếm khoảng 1% trong các mẫu quặng tương tự. Nhưng bản đồ mới về Mặt trăng cho thấy chất này có rất nhiều, chiếm khoảng 1-10%.
Dù rất nhiều tranh cãi và ý kiến gay gắt về việc tồn tại các căn cứ của người ngoài hành tinh trên Mặt Trăng, nhưng đến nay nguyên nhân thực sự về việc NASA quyết định không bao giờ quay trở lại hành tinh này vẫn còn là một bí ẩn "nan giải" với nhân loại.
Bạn hãy bình chọn ở đầu topic là tốt nhá, cám ơn bạn!
căn cứ của UFO liên quan gì tới titan khan hiếm vậy?
Nasa lạnh lùng như vậy có lẽ là có lí do không phải UFO chăng ?
 

Lục Vân Tiên

Học sinh chăm học
Thành viên
4 Tháng tư 2017
340
231
131
Thanh Hóa
Minecraft Gamer
Các lý do khiến con người không bao giờ đặt chân lên mặt trăng 1 lần nào nữa?
Theo kiến thức của mình là vì lí do sợ người ngoài hành tinh.
Bây giờ tìm hiểu kĩ hơn nào
Thật ra thì có nhiều lí do lắm, mình xin liệt kê một số được xem là hợp lí nhất
THIẾU MỤC ĐÍCH RÕ RÀNG
Không phải ngẫu nhiên mà Washington chi một khoản tiền lớn cho chương trình Apollo. Mỹ triển khai chương trình chinh phục không gian vũ trụ nằm trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh gay cấn giữa hai siêu cường Mỹ và Liên Xô. Tháng 10/1957, Moscow phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của loài người lên không gian.
Theo Liên đoàn Các nhà khoa học Mỹ (FAS), sự kiện này đã tạo nên cơn hoảng loạn ở nước Mỹ. Giới quân sự Mỹ nhận thấy loại tên lửa đưa vệ tinh Sputnik lên quỹ đạo có thể mang đầu đạn hạt nhân đến mọi nơi trên thế giới.
Washington quyết định đầu tư mạnh cho chương trình không gian vũ trụ nhằm vượt Liên Xô, khẳng định sức mạnh công nghệ số một thế giới của Mỹ. Nhưng khi Neil Amstrong bước chân lên Mặt trăng, người Mỹ nhận thấy rằng, chương trình tiêu tốn hàng chục tỷ USD không giúp Washington nhiều trong việc tạo ra lợi thế áp đảo so với Liên Xô, vì Moscow phát triển chương trình không gian của họ theo chiều hướng khác.
Sau thành công của Apollo 11, các chuyến bay tới Mặt trăng trở nên nhàm chán bởi chúng không đem lại lợi ích cụ thể nào cho Mỹ. Năm 1972, Tổng thống Richard Nixon đã quyết định kết thúc chương trình Apollo vì không còn cần thiết.
Trên thực tế, chương trình Apollo đem lại nhiều lợi ích về mặt khoa học cũng như tạo ra bước đột phá về công nghệ điện tử ứng dụng trong hàng không vũ trụ. Những thành tựu từ chương trình đã được ứng dụng rộng rãi trong ngành hàng không vũ trụ thế giới.
Do đó, việc một quốc gia nào đó muốn đặt chân lên Mặt trăng để nghiên cứu khoa học hay khẳng định sức mạnh là điều không còn cần thiết, bởi họ có thể ứng dụng các thành tựu công nghệ từ dự án Apollo. Mặt khác, bối cảnh thế giới đã thay đổi nhiều, Chiến tranh Lạnh kết thúc, cuộc chạy đua công nghệ giữa hai siêu cường không còn.
Bên cạnh đó, công nghệ không gian vũ trụ đã tiến bộ vượt bậc. Con người muốn chinh phục những khu vực xa xôi của vũ trụ hơn trở lại Mặt trăng.
RÀO CẢN TÀI CHÍNH
Tài chính là một trong những rào cản lớn nhất đối với ý định chinh phục không gian vũ trụ của mọi quốc gia. Theo báo cáo mà Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) trình lên Quốc hội vào năm 1973, tổng chi phí cho chương trình Apollo kéo dài từ đầu những năm 1960 đến khi kết thúc vào năm 1972 lên đến 25,4 tỷ USD (quy đổi theo tỷ giá vào năm 2005 là 170 tỷ USD).
Như vậy, tính trung bình 17 chuyến bay của chương Apollo theo tỷ giá năm 2005 lên đến 10 tỷ USD cho mỗi lần phóng. Số tiền cho mỗi lần đưa tàu Apollo lên không gian lên tới 9,01 tỷ USD - cao hơn cả GDP của Uganda vào năm 2005, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới.
Ngay cả với quốc gia có nền kinh tế số một thế giới như Mỹ cũng phải kết thúc chương trình chinh phục Mặt trăng vì chi phí quá lớn. Dù công nghệ hàng không vũ trụ đã tiến bộ vượt bậc, tài chính tiếp tục là thách thức to lớn với con người trong việc quay trở lại Mặt trăng.
TAI NẠN NGOÀI Ý MUỐN

Ngoài ra, tai nạn cũng là một rào cản với nỗ lực quay trở lại Mặt trăng. Con người đã làm chủ công nghệ chinh phục không gian vũ trụ, nhưng tai nạn vẫn là nỗi ám ảnh trong mỗi lần phóng tên lửa đẩy lên quỹ đạo.
Theo AP, cuộc thử nghiệm đầu tiên của tàu vũ trụ Apollo 1 vào 27/1/1967 đã thất bại khiến toàn bộ 3 phi hành gia thiệt mạng. Vụ tai nạn tàu con thoi Challenger vào tháng 1/1986 khiến 7 thành viên phi hành đoàn tử vong trở thành nỗi ám ảnh với nỗ lực chinh phục không gian của con người.
Đến năm 2003, tàu con thoi Columbia lại nổ tung khi quay trở lại bầu khí quyển khiến 7 người thiệt mạng. Tai nạn gần đây nhất diễn ra vào ngày 28/6, tàu con thoi không người lái Dragon cùng tên lửa đẩy Falcon 9 nổ chỉ vài phút sau khi rời bệ phóng.
Các phương tiện chinh phục không gian như tàu vũ trụ, tên lửa đẩy đòi hỏi quy trình chế tạo và tiêu chuẩn kỹ thuật rất cao. Một sai sót nhỏ có thể dẫn đến tổn thất về người và tiêu tốn hàng trăm triệu USD.
NASA SỢ NGƯỜI NGOÀI HÀNH TINH?
Nhiều người theo thuyết âm mưu cho rằng, có rất nhiều bằng chứng cho thấy có tồn tại căn cứ ngoài hành tinh trên Mặt Trăng.
Nhiều tin đồn và tài liệu mật cho rằng, NASA không đủ "dũng cảm" để cho mọi người biết về bí ẩn thực sự trên Mặt Trăng.
m-1488535090951-1488535361268.png

NASA đang che giấu điều gì trên Mặt Trăng? Ảnh: Getty
Bên cạnh đó, cũng có nhiều ý kiến cho rằng rào cản về kinh tế chính là nguyên nhân chính mặc dù một số công ty tư nhân đang cố gắng để thay đổi thực tế này bằng cách mở dịch vụ đưa người lên Mặt Trăng.
Nhưng so với thời điểm thập niên 70 của thế kỷ trước, công nghệ và tiểm lực kinh tế đầu tư cho NASA lớn mạnh hơn rất nhiều. Vậy tại sao NASA vẫn đưa ra quyết định "lạnh lùng" khiến cho cả thế giới cảm thấy khó hiểu?
NGƯỜI TRONG CUỘC "LÊN TIẾNG"
Milton Cooper, một sĩ quan tình báo Hải quân Mỹ cho rằng không những có tồn tại các căn cứ mặt trăng, mà còn còn được gọi là "Luna", đang diễn ra hoạt động khai thác khoáng sản trên quy mô lớn. Đó là nơi họ đặt những "tàu mẹ" khổng lồ sau khi du hành trái đất và nhỏ hơn là các đĩa bay.
cgi-1488535215947.jpg

Milton nhận định về bí ẩn UFO trên Mặt Trăng. Ảnh: Internet
(Luna là căn cứ ngoài hành tinh ở phần tối của Mặt Trăng, được các phi hành gia Apollo phát hiện và quay phim lại.)
Theo nhiều nguồn tin, phi hành gia Neil Amstrong từng chia sẻ, người ngoài hành tinh trên mặt trăng nói với chúng ta rằng chắc chắn chúng ta phải ra đi và đừng quay lại mặt trăng.
Ngoài nghi vấn về các đối tượng "bất thường" trên bề mặt của Mặt Trăng, nhiều báo cáo của các phi hành gia, nhà khoa học và một số nhân vật quan chức quyền lực đã tạo ra một thuyết âm mưu bí ẩn còn để ngỏ, xung quanh Mặt Trăng và nguồn gốc thực sự của nó.
Đặt lên bàn cân với các hành tinh khác, Mặt Trăng có lẽ là thiên thể bí ẩn nhất trong hệ Mặt Trời của chúng ta, thu hút loài người hàng ngàn năm qua.
NASA PHÁT HIỆN CĂN CỨ UFO ?
Có không ít ý kiến phòng đoán về sự tồn tại của căn cứ UFO bí ẩn, nhưng có một phát hiện khiến các chuyên gia cho rằng điều này có thể xảy ra. Đó là một số đá Mặt Trăng được phát hiện có chứa nguyên tố kim loại Uranium 236Neptuni 237.
Những nguyên tố này không bao giờ được tìm thấy trong tự nhên. Uranium 236 là một chất thải phóng xạ hạt nhân, trong khi Nepyuni 237 lại là một nguyên tố kim loại phóng xạ và là một sản phẩm phụ của các lò phản ứng hạt nhân và sản xuất plutonium.
Tiến sĩ Harold Urey, người đoạt giải Nobel Hóa học cho biết ông "vô cùng bối rối" khi phát hiện thành phần hóa học và tìm thấy sự có mặt bất ngờ của Titan trên bề mặt của Mặt Trăng, một nguyên tố rất hiếm ở Trái Đất.
mo-1488535296570.jpg

Phát hiện nhiều nguyên tố kim loại quý hiếm trên Mặt Trăng. Ảnh: Ancientcode
Titan cứng như thép nhưng nhẹ bằng nửa. Điều này khiến cho nó trở thành kim loại được ưa chuộng và cũng rất đắt đỏ.
Trên Trái đất, Titan rất khan hiếm, chỉ chiếm khoảng 1% trong các mẫu quặng tương tự. Nhưng bản đồ mới về Mặt trăng cho thấy chất này có rất nhiều, chiếm khoảng 1-10%.
Dù rất nhiều tranh cãi và ý kiến gay gắt về việc tồn tại các căn cứ của người ngoài hành tinh trên Mặt Trăng, nhưng đến nay nguyên nhân thực sự về việc NASA quyết định không bao giờ quay trở lại hành tinh này vẫn còn là một bí ẩn "nan giải" với nhân loại.
Bạn hãy bình chọn ở đầu topic là tốt nhá, cám ơn bạn!
Đúng hay luôn!!!
Nhưng mk nghĩ nguyên nhân NASA sợ hay phát hiện Căn cứ UFO có thể là sai vì hiện nay, đang có rất nhiều nước đang tham vọng quay lại nghiên cứu Mặt trăng lần nũa, bằng chứng là TQ đã cho tàu Hằng Nga 4 lên Mặt trăng và Mỹ cũng đang có tham vọng tương tự.
Nhưng bài viết của bạn cũng rất hay, tiếp tục làm thêm nhé.
Chúc mừng năm mới!!!!!!!!!JFBQ00137070104BJFBQ00137070104B
 

Lê Quang Đông

Banned
Banned
Thành viên
10 Tháng mười 2018
771
1,039
161
Đồng Tháp
trường TRUNG HỌC CƠ SỞ THANH BÌNH
ezgif-5-3f00eda7b7b8.gif


KHOA HỌC THÚ VỊ

Chào các bạn!
Hôm nay là mùng 2 tết mình chúc các bạn có một năm mới thật hạnh phúc, gặp nhiều may mắn đặc biệt nữ ngày càng xinh, mấy bạn trai ngày càng đẹp và học giỏi nữa chứ!
Tối 30 có ai đi xem pháo hoa không? Mình có đấy nhá!
Khi đi xem pháo hoa chúng ta có thể nói cho gia đình mình biết cách tạo ra màu sắc pháo hoa ấy nhỉ, đấy cũng là một cách giết thời gian khi chờ đến giờ ấy! Các bạn xem "Màu sắc pháo hoa được tạo như tế nào? " tại ĐÂY
Hôm nay lì xì cho mọi người vài kiến thức về khoa học chưa chắc gì bạn đã biết!
Kim cương già hơn chúng ta nghĩ rất nhiều
category-3-hurricane7-1536318226095175894701.jpg

Kim cương không hề trẻ
Khả năng tuyệt vời của hươu cao cổ
funfacts10-15363182261431694548526.jpg

đây là siêu kĩ năng mà anh @Đình Hải cần! Anh Hải nhỉ :D
Sự thật thú vị về chim đà điểu
funfacts11-15363182261471352917130.jpg


Bí mật ít ai biết tới của tháp Eiffel
funfacts12-1536318226152523411457.jpg

Cái này là do sự co dãn vì nhiệt ấy.
Ngoài vũ trụ có gì?
funfacts2-153631822611119476139.jpg

Muốn ngửi thử một lần cho biết!
Bạn có nhận ra điểm đặc biệt này ở loài dê?
funfacts3-153631822611631020182.jpg

Lần sau nếu gặp dê thì hãy chú ý nhìn rõ để xem cái này có đúng không!
Rùa không chỉ thở bằng mũi
funfacts4-15363182261201116530705.jpg

Ọe, nôn mất!
Hành trình của ánh sáng
funfacts5-1536318226124733745862.jpg

Khả năng sinh sản khủng khiếp của chuột
funfacts6-1536318226129876232871.jpg

Không chỉ con người mới mắc bệnh dị ứng với động vật!
funfacts8-15363182261331174948793.jpg

Sự biến mất của ngôn ngữ
funfacts9-15363182261401680349131.jpg

Bạn thử lấy máy tính xem
Con số khủng khiếp cho mỗi năm đấy!
Hết rồi!
khoa học không bao giờ chán chỉ là chúng ta không biết cách tiếp xúc với nó thôi!
Trong những điều ở trên, bạn đã biết điều nào và chưa biết điều nào?
@Huỳnh Thanh Trúc @Lê Tường Vi @Lê Tường Vi 7C1 @dangtiendung1201 @Lê Văn Đông @harder & smarter ,@Hồ Nhi @Mai Anh 2k5 @ohyeah97 @JungYue @NightWeed @Nagisa Mira Sturluson @Yuri_Majo
@Nguyễn Thành Trương , @The Minecraft PC @Miracle Twilight , @Nguyễn Diệu Thảo @Trang Vũ 2k5 , @Trần Mạnh Quân @Haizzz.... , @Lê Khánh Chi , @Nguyễn Thành Long vplt , @dothithanhha , @Trangg-3001 , @nguyenthigiaolinh67@gmail.com , @Alice Suigintou , @Cute Boy , @Nanh Trắng , @gaxriu nguyên , @God of dragon , @Vi Thị Khánh Hà
 
Last edited:

Nguyễn Kim Ngưu

Học sinh
Thành viên
22 Tháng ba 2017
23
10
36
19
Cái này là quan điểm cá nhân thôi nah có gì sai thì đừng trách
Titan như đã nói là một kim loại cứng như thép nhưng lại nặng bằng 1/2 thép thôi. Kim loại vừa cứng vừa nhẹ như thế thì quả là rất thích hợp để chế tạo các loại tên lửa, tàu vũ trụ,... nên có thể các sự sống ngoài trái đất khác sẽ đặt căn cứ khai thác tại đấy để khai thác nguồn tài nguyên này.
căn bản: bạn nên làm việc 1 cách khách quan hơn,đừng có copy mạng nhiều.Đừng biến nhận xét của người khác thành ý nghĩ của mình.
Mỹ và Nga đã tham gia 1 cuộc chạy đua tìm sự sống ngoài trái đất nhưng mọi sự tìm kiếm đc cho là vô vọng khi trên bề mặt của mặt trăng k có nhưng yếu tố cần thiết để thích hợp cho sự sống.

căn bản: bạn nên làm việc 1 cách khách quan hơn,đừng có copy mạng nhiều.Đừng biến nhận xét của người khác thành ý nghĩ của mình.
Mỹ và Nga đã tham gia 1 cuộc chạy đua tìm sự sống ngoài trái đất nhưng mọi sự tìm kiếm đc cho là vô vọng khi trên bề mặt của mặt trăng k có nhưng yếu tố cần thiết để thích hợp cho sự sống.
về việc xuất hiện 2 loại khoáng sản này đang là 1 bí ẩn, Titan hữu dụng ko đồng nghĩa vs việc sẽ thích hợp cho việc làm tàu vũ trụ

căn bản: bạn nên làm việc 1 cách khách quan hơn,đừng có copy mạng nhiều.Đừng biến nhận xét của người khác thành ý nghĩ của mình.
Mỹ và Nga đã tham gia 1 cuộc chạy đua tìm sự sống ngoài trái đất nhưng mọi sự tìm kiếm đc cho là vô vọng khi trên bề mặt của mặt trăng k có nhưng yếu tố cần thiết để thích hợp cho sự sống.
về việc xuất hiện 2 loại khoáng sản này đang là 1 bí ẩn, Titan hữu dụng ko đồng nghĩa vs việc sẽ thích hợp cho việc làm tàu vũ trụ
 
Last edited by a moderator:

Lê Quang Đông

Banned
Banned
Thành viên
10 Tháng mười 2018
771
1,039
161
Đồng Tháp
trường TRUNG HỌC CƠ SỞ THANH BÌNH
NƯỚC SINH RA TỪ ĐÂU
Các nhà khoa học cho rằng nước trên Trái Đất sinh ra do các chất khoáng chứa nhiều nước bị tan chảy trong quá trình hình thành nên hành tinh của chúng ta và các sao chổi băng giá đã va vào Trái Đất hàng tỉ năm trước đây và tan ra.
Nước được hình thành sau vụ nổ Big Bang
1585853.jpg

Hydrogen là nguyên tử đầu tiên hình thành sau vụ nổ Big Bang, tiếp theo là Helium và một số lượng nhỏ của Lithium. Những nguyên tử cơ bản thường được hợp nhất với nhau để tạo thành các nguyên tử nặng (như oxy). Khi các nguyên tử hydro tiếp xúc với các nguyên tử oxy, nước được hình thành dưới dạng các lớp băng dày trên các kết cấu đá trong vũ trụ. Những tảng đá này va chạm vào nhau và tạo thành các kết cấu vật chất ngày càng lớn hơn, ổn định hơn và cuối cùng hình thành các hành tinh.
Đây là một giả thuyết về nguồn gốc của nước xoay quanh ý tưởng rằng Trái Đất được hình thành từ những khối đá băng và giữ lại nước sau khi va chạm với nhau. Dưới ánh nắng mặt trời, lượng nước trên bề mặt bốc hơi nhưng nước tích hợp trong các tảng đá thấm trở lại bề mặt và hành tinh bắt đầu hạ nhiệt. Khi không khí hình thành, nước được ngưng tụ nhiều hơn.
Giả thuyết này giải thích cho sự hình thành một lượng nước phong phú và sự xuất hiện của sự sống trên hành tinh của chúng ta sau khi nó trở nên ổn định.
Các sao chổi, tiểu hành tinh hay thiên thạch giàu nước?
lg.php

1585856.jpg

Một số nhà khoa học thì lại tin rằng nước không tồn tại trên Trái Đất hoặc bất kỳ hành tinh nào trong quá trình hình thành hệ mặt trời. Thay vào đó, người ta suy đoán rằng nước đến từ những nơi khác ngoài hệ mặt trời theo các sao chổi, tiểu hành tinh hay thiên thạch. Vì chúng ở cách xa mặt trời nên nước (dạng đá) có mặt trên các vật thể vũ trụ trên đã không bị nhiệt độ của mặt trời làm tan chảy và bốc hơi.
Tuy nhiên, các thành phần hóa học của nước trên sao chổi (nước cứng) bao gồm một hydro nặng, tức là một nguyên tử hydro có chứa cả một proton và một neutron trong hạt nhân. Điều này khác với nước đang có mặt trên các đại dương ở Trái Đất – trong đó chủ yếu là sự kết hợp giữa nước cứng (các tảng băng) và nước bình thường (nước có nguyên tử hydro chỉ gồm một proton).
1585859.jpg

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sao chổi (như Halley, Hale-Bopp, Hyakutake, và 67P/Churyumov-Gerasimenko) chứa nước nặng gấp 2 lần so với nước trên các Đại dương ở Trái Đất. Điều này chỉ ra rằng nước trên Trái đất không chỉ đến từ sao chổi mà còn từ protoplanets hình thành trong vành đai bên ngoài các tiểu hành tinh – nơi có chứa nước rất giống với nước trên các Đại dương ngày nay.
Carbon Chondrite
lg.php

1585862.jpg

Chondrite là những lớp vật chất của các thiên thạch thường xuyên va chạm với hành tinh của chúng ta. Carbon chondrite chứa nước tương tự với nước trên các Đại dương. Chính vì điều này mà một số giả thuyết tập trung vào lớp vật chất Carbon Chondrite trên các thiên thạch để giải thích về nguồn gốc nước trên Trái Đất.
Giả thuyết tổng hợp
Giả thuyết này tổng hợp từ các giả thuyết nêu trên. Theo đó, một phần nước trên Trái Đất hình thành trong các lớp đá trong quá trình hình thành hệ mặt trời và số khác đến từ các tiểu hành tinh, thiên thạch… do va chạm với Trái Đất
PHI THUYỀN KHOA HỌC -- NGUỒN said:
Có sử dụng ảnh và tư liệu của "Vnreview.vn" và Dantri.com.vn
Chuyên mục tag( muốn được tag hoặc ngừng bị tag thì vui lòng đăng vào tường mình )
@Phạm Thúy Hằng @Tâm Minh Minh @Play with me @namnam06 @Minh Dora @The Joker @Phạm Thị Thùy Trinh @Cậu bé Bảo Bình @phamkimcu0ng @Vy Tzuyu @Tín Phạm @bach230704@gmail.com @Alice Suigintou @Huỳnh Thanh Trúc @Lê Tường Vi @Lê Tường Vi 7C1 @dangtiendung1201 @Lê Văn Đông @harder & smarter ,@Hồ Nhi @Mai Anh 2k5 @Yuri_Majo @Nguyễn Thành Trương , @The Minecraft PC @Miracle Twilight , @lhanh13121968@gmail.com
@Trang Vũ 2k5 , @Haizzz.... , @Lê Khánh Chi ,
 

Lê Quang Đông

Banned
Banned
Thành viên
10 Tháng mười 2018
771
1,039
161
Đồng Tháp
trường TRUNG HỌC CƠ SỞ THANH BÌNH
1xE5.gif
Chuyên mục
KHOA HỌC THÚ VỊ
Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục với chuyên mục khoa học thú vị!

1. Camera hồng ngoại không thể phát hiện ra gấu Bắc cực.
Những con vật này được sưởi ấm một cách hoàn hảo nhờ một lớp mỡ dày dưới da và một lớp lông dày bao phủ cơ thể. Nhưng lớp lông bên ngoài chúng vẫn duy trì nhiệt độ giống với môi trường xung quanh, đó là lý do tại sao các camera hồng ngoại không thể phát hiện ra chúng.
su-that-khoa-hoc-thu-vi-7.jpg

2. Hoa hướng dương có thể làm sạch chất thải phóng xạ

. Một số đồng vị phóng xạ tương tự như các chất dinh dưỡng cần thiết cho hoa hướng dương.
235521035583360jyku64jyhjhh0153017947815301794831200115301794837281f70fcf5601530616457_vwcs.jpg
[TBODY] [/TBODY]
3. Một con bọ chét tăng tốc nhanh hơn tàu con thoi.
Một con bọ chét có thể nhảy lên đến độ cao chóng mặt khoảng 8 cm trên một phần nghìn giây nhanh hơn 50 lần so với tốc độ của một con tàu vũ trụ.
20721960-27770960-2-0-1520243568-1520243571-1500-1-1520243571-650-31a43a70d5-1521100432.jpg

4. Axit dạ dày có thể hòa tan một lưỡi dao cạo.
Trong vòng 24 giờ, một lưỡi dao cạo râu trong dạ dày sẽ bị mài mòn và hòa tan do axit ăn mòn cao với độ pH thấp 2-3.
upload_2019-2-9_18-5-24.jpeg
5. Em bé có nhiều hơn 64 xương trong cơ thể so với người trưởng thành.
Trẻ sơ sinh có khoảng 270 xương trong cơ thể khiến cho bộ xương linh hoạt hơn. Theo thời gian, nhiều xương kết hợp với nhau nên chỉ còn 206 xương tạo nên một bộ xương người lớn.
235526035760310kuy56kuj0153019072215301910341200115301910347281e600c4c031530616457_dnne.jpg
[TBODY] [/TBODY]
6. Không thể ợ trong không gian
. Khi bạn ợ trên bề mặt trái đất, lực hấp dẫn giữ lại chất rắn và chất lỏng từ thức ăn, vì vậy chỉ có khí thoát ra từ miệng. Trong trường hợp không có trọng lực, khí không thể tách rời khỏi các chất lỏng và chất rắn, do đó, nó không thể thoát ra ngoài không khí thông qua miệng.
upload_2019-2-9_18-4-58.jpeg
7. Động vật cũng có thể mơ như con người.
Theo một số nghiên cứu, chuột hay mơ về việc ăn uống hoặc chạy trong mê cung. Hầu hết động vật có vú cũng có giấc ngủ trong đó não hoạt động rất tích cực và dẫn đến giấc mơ theo chu kỳ
.upload_2019-2-9_18-3-19.jpeg
8. Bọ cạp phát sáng dưới tia cực tím.
Ánh sáng xanh lục của bọ cạp xuất phát từ một chất được tìm thấy dưới lớp biểu bì - một lớp phủ rất cứng trong một phần của bộ xương ngoài. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa nghiên cứu ra mục đích phát sáng của chúng là gì - có thể là cách để chúng tìm thấy đồng loại, bảo vệ khỏi ánh sáng mặt trời, hoặc đánh lạc hướng con mồi.
2355760imagecrop738x62715299388857286b969f7f691530616457_gvrh.jpg
[TBODY] [/TBODY]
9. Bạn có 2 bộ phận cơ thể không bao giờ ngừng phát triển.
Mũi và tai con người tiếp tục tăng kích thước ngay cả khi phần còn lại của cơ thể đã ngừng phát triển.
em-be.jpg

10. Các hành tinh khác có thể xuất hiện hiện tượng mưa kim cương.
Bầu khí quyển của sao Hải Vương, sao Thiên Vương, sao Mộc và sao Thổ có áp suất cao đến mức có thể tinh thể hóa các nguyên tử cacbon và biến chúng thành kim cương.
_70472853_e4250997diamondsspl_mqjt.jpg
[TBODY] [/TBODY]
11. Một nguyên tử có đến 99,99999999% là không gian trống.
Một nguyên tử bao gồm một hạt nhân được bao quanh bởi các hạt electron bao xung quanh. Vì vậy, nếu loại bỏ phần không gian trống từ tất cả các nguyên tử của 7 tỷ người trên toàn thế giới, thì phần còn lại chỉ bằng viên đường.
upload_2019-2-9_18-7-47.jpeg
12. Nước nóng đóng băng nhanh hơn nước lạnh.
Hiệu ứng Mpemba giả định rằng vận tốc của các phân tử nước nóng có cách sắp xếp cho phép chúng đóng băng dễ dàng hơn nước lạnh.
hot-water-1464080543562-58-0-263-400-crop-1464080596636.gif

13. Chuối có tính phóng xạ.
Chuối chứa kali có thể tạo ra phóng xạ nhẹ. Nhưng đừng lo lắng, bạn chỉ chết vì ngộ độc bức xạ khi ăn khoảng 10.000.000 chuối cùng một lúc.
an-bao-nhieu-qua-chuoi-se-bi-tu-vong-vi-nhiem-phong-xa.jpg

14. Máu người cũng tương tự như nước biển.
Thành phần của máu có hàm lượng muối tương tự như nước biển. Rõ ràng, thực tế này chứng minh giả định rằng cuộc sống đến từ đại dương là hoàn toàn có căn cứ.
235541035582810jy4jyhjhh01530179410153017941372011530179413728da5ba524a71530616457_ycer.jpg
[TBODY] [/TBODY]
15. Chiều dài của DNA cơ thể người có thể kéo dài từ mặt trời đến Sao Diêm Vương 17 lần.
Cơ thể con người chứa khoảng 37 nghìn tỷ tế bào với 23 phân tử DNA. Vì vậy, nếu duỗi thẳng tất cả các tế bào của con người, chúng sẽ tạo thành một hàng đạt lên đến 34 tỉ dặm
.
170px-DNA_Overview.png

16. Một ngày trên sao Kim dài hơn một năm.
Phải mất khoảng 243 ngày Trái đất để sao Kim tự quay quanh trục của nó và quay quanh Mặt trời chỉ trong vòng 225 ngày.
tahukah-anda-venus-berotasi-ke-arah-yang-berbeda-dari-planet-lainya-b0Thox1XTO.jpg

Theo Bright Side và soha.vn và nhiều nguồn khác

MẤY HÔM NAY CHẢ THẤY AI ĐẶT CÂU HỎI!
CÁC BẠN CÓ GÌ THẮC MẮC VỀ THẾ GIỚI KHOA HỌC HÃY NÓI CHO CHÚNG MÌNH BIẾT
CHÚNG MÌNH SẼ CỐ GẮNG GIẢI ĐÁP CHO BẠN!
Bạn có thể chọn 1, 2 câu hỏi trong những câu hỏi dưới đây, bạn muốn câu hỏi nào được giải đáp trước tiên:
Tại sao tuyết có màu trắng?
Tại sao chim cánh cụt không bị lạnh chân khi đi trên băng?
Tại sao cá không bị lạnh khi bơi hàng giờ dưới nước?
Bạn có biết gấu trúc từng ăn thịt trước khi ..... "ăn chay"
Chuyên mục tag( muốn được tag hoặc ngừng bị tag thì vui lòng đăng vào tường mình )

@Phạm Thúy Hằng @Tâm Minh Minh @Play with me @namnam06 @Minh Dora @The Joker @Phạm Thị Thùy Trinh @Cậu bé Bảo Bình @phamkimcu0ng @Vy Tzuyu @Tín Phạm @bach230704@gmail.com @Alice Suigintou @Huỳnh Thanh Trúc @Lê Tường Vi @Lê Tường Vi 7C1 @dangtiendung1201 @Lê Văn Đông @harder & smarter ,@Hồ Nhi @Mai Anh 2k5 @Yuri_Majo @Nguyễn Thành Trương , @The Minecraft PC @Miracle Twilight , @lhanh13121968@gmail.com
@Trang Vũ 2k5 , @Haizzz.... , @Lê Khánh Chi ,
 

Attachments

  • upload_2019-2-9_18-7-12.jpeg
    upload_2019-2-9_18-7-12.jpeg
    12.6 KB · Đọc: 77
  • upload_2019-2-9_18-8-16.jpeg
    upload_2019-2-9_18-8-16.jpeg
    3.6 KB · Đọc: 79
Last edited:

Lê Quang Đông

Banned
Banned
Thành viên
10 Tháng mười 2018
771
1,039
161
Đồng Tháp
trường TRUNG HỌC CƠ SỞ THANH BÌNH
HÙNG VĨ VŨ TRỤ!
1. Mặt Trời lớn đến mức khó có thể miêu tả nổi
10-buc-anh-cho-thay-su-vi-dai-khong-tuong-cua-vu-tru.jpg

Chúng ta đều biết rằng mặt trời rất rất lớn. Tuy nhiên, khi nói nó lớn cỡ nào, ít ai có thể miêu tả nổi. Hình ảnh từ loạt bài “Kích thước các đối tượng thiên văn” của John Brady sẽ cho bạn hình dung về sự khổng lồ của Mặt Trời. Thật sự mà nói, trước khi các nhà khoa học tính toán được kích thước của Mặt Trời, tâm trí nhỏ bé của chúng ta khó có thể tưởng tượng ra nổi một cái gì đó lớn cỡ vậy. Một chiếc Boeing 747 nếu bay hết tốc lực mất 42 giờ để vòng 1 vòng quanh Trái Đất. Cũng với tốc độ đó, nó phải mất tới 6 tháng để bay quanh Mặt Trời.
2. Mặt Trăng có thực sự xa như bạn nghĩ?
10-buc-anh-cho-thay-su-vi-dai-khong-tuong-cua-vu-tru.jpg

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng chính xác là 384.400km với sai số 8.030km. Vậy nó là xa hay gần? Điều đó phụ thuộc vào khoảng cách đối chiếu của bạn. Mặt Trăng sẽ rất gần nếu so sánh với các kích thước vũ trụ khác. Tuy nhiên, sẽ là một khoảng cách rất xa nếu bạn quyết định lái xe đến đó. Nếu xếp 7 hành tinh còn lại của Hệ Mặt Trời sát nhau, chúng sẽ lọt thỏm trong khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trăng.
3. Nhìn từ Sao Hỏa, Trái Đất cũng chỉ là một đốm sáng nhỏ
10-buc-anh-cho-thay-su-vi-dai-khong-tuong-cua-vu-tru.jpg

Từ mặt đất, chẳng ai nói hành tinh của chúng ta bé nhỏ. Lên đến quỹ đạo, ngôi nhà của chúng ta bắt đầu hiện ra, vẫn rất hùng vĩ. Lên đến Mặt Trăng, trông Trái Đất như một viên bi xanh nhỏ. Còn từ Sao Hỏa, sẽ chỉ thấy một đốm sáng. Bức ảnh này được chụp bởi xa tự hành Curiosity của NASA khi Sao Hỏa tương đối gần Trái Đất: khoảng 99 triệu dặm. Tại một thời điểm khác trên quỹ đạo, khoảng cách giữa hai hành tinh có thể nhân lên đến 5 lần.
4. Bắc Mỹ trông như thế nào nếu đặt trên bề mặt sao Mộc
10-buc-anh-cho-thay-su-vi-dai-khong-tuong-cua-vu-tru.jpg

Sao Mộc rất lớn. Nhưng với hình ảnh này, lại một lần nữa John Brady cho bạn thấy nó thực sự lớn cỡ nào. Một cơn lốc xoáy trên bề mặt sao Mộc cũng rộng lớn hơn cả khu vực Bắc Mỹ. Thực chất, sao Mộc là một hành tinh khí khổng lồ. Nhiệt độ của nó rất lạnh cho phép giữ ổn định trạng thái của hydro và heli. Nếu nó gần hơn với Mặt Trời, nhiệt độ tăng cao, các khí nóng sẽ bay đi hết.
5. Giả sử bạn đổi chỗ Mặt Trăng cho sao Thổ
10-buc-anh-cho-thay-su-vi-dai-khong-tuong-cua-vu-tru.jpg

Tác giả của bức hình là Ron Miller, ông thay thế Mặt Trăng trong bức hình chụp "Thung lũng chết" với lần lượt các hành tinh khác nhau. Trong trường hợp của sao Thổ, nó sẽ chiếm gần hết bầu trời. Thậm chí, nó sẽ che khuất Mặt Trời trong một thời gian dài. Hậu quả là không thể tưởng tượng nếu điều đó là sự thật.
6. Một sao chổi rơi xuống Los Angeles
10-buc-anh-cho-thay-su-vi-dai-khong-tuong-cua-vu-tru.jpg

Đây là ngôi sao chổi với tên mã 67P/CG mà tàu thăm dò Philae đã hạ cánh trên đó vào tháng 11 năm ngoái. Trong không gian, đường kính 3,5 dặm của nó thực sự không thấm tháp gì. Tuy nhiên, nếu nó rơi xuống Los Angeles, lại là một điều khó có thể tưởng tượng.
7. Sao Diêm Vương không nằm ở ranh giới của Hệ Mặt Trời
10-buc-anh-cho-thay-su-vi-dai-khong-tuong-cua-vu-tru.png

Nhiều người tưởng tượng rằng Hệ Mặt Trời kết thúc tại quỹ đạo của sao Diêm Vương bởi các bản đồ chỉ vẽ đến đó. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Vượt xa khỏi quỹ đạo sao Diêm Vương, phía bên ngoài rìa thực sự của Hệ Mặt Trời là vành đai Kuiper. Khổng lồ hơn nữa, đó là Oort Clound, đám mây gồm bụi khí, vẩn thạch khổng lồ và sao chổi. Nó chính là tàn tích còn lại trong giai đoạn hình thành Hệ Mặt Trời. Vượt ra khỏi đám mây Oort với khoảng cách nhân đôi kích thước của nó, bạn mới bắt gặp ngôi sao gần chúng ta nhất.
8. Những ngôi sao siêu khổng lồ
10-buc-anh-cho-thay-su-vi-dai-khong-tuong-cua-vu-tru.jpg

Một khi rời khỏi Hệ Mặt Trời, bạn sẽ không còn buồn đo đạc kích thước những hành tinh nữa. Giờ đây chỉ có thể nói chuyện về những ngôi sao. Mặt Trời của chúng ta đứng ở đâu khi so sánh với các ngôi sao khác? Thêm một lần nữa, kích thước là không thể định nghĩa bởi tưởng tượng của con người.
9. Tất cả những gì bạn nhìn thấy được trên bầu trời chỉ nằm gọn trong vòng tròn này
10-buc-anh-cho-thay-su-vi-dai-khong-tuong-cua-vu-tru.jpg

Các ngôi sao đã là rất lớn, tuy nhiên, các thiên hà còn lớn hơn rất rất nhiều. Hình ảnh này là thiên hà của chúng ta. Bằng mắt thường khi nhìn lên bầu trời đêm, bạn chỉ thấy được những đốm sáng trong vòng tròn màu vàng. Những ngôi sao xa nhất ở rìa vòng tròn chỉ có thể được nhìn thấy khi bạn ở Nam bán cầu với điều kiện lí tưởng nhất. Đối với nhiều địa điểm khác, có thể là thành phố của bạn, vòng tròn sẽ nhỏ lại rất nhiều.
10. Thiên hà của chúng ta chỉ là một trong số 100.000 đốm sáng ở đây
10-buc-anh-cho-thay-su-vi-dai-khong-tuong-cua-vu-tru.png

Lại phải nhấn mạnh lại sự bao la của vũ trụ là không thể tưởng tượng nổi. Thiên hà của chúng ta chỉ là một trong số hành tỷ thiên hà khác ngoài kia. Đây chỉ là tấm bản đồ được các nhà khoa học lập với 100.000 thiên hà gần chúng ta nhất. Nó được gọi là siêu quần thiên hà Laniakea. Siêu quần thiên hà này được tạo thành bởi nhiều nhánh, thiên hà của chúng ta nằm trên một nhánh xa của nó. Một siêu quần thiên hà giáp chúng ta, Perseus dường như với các nhánh ngược chiều. Giữa hai siêu quần lại là một khoảng cách không thể tưởng tượng nổi.
@Phạm Thúy Hằng @Tâm Minh Minh @Hà nội phố @Play with me @namnam06 @Minh Dora @The Joker @Phạm Thị Thùy Trinh @Cậu bé Bảo Bình@phamkimcu0ng @Vy Tzuyu @Tín Phạm @bach230704@gmail.com @Alice Suigintou @Huỳnh Thanh Trúc @Lê Tường Vi @Lê Tường Vi 7C1@dangtiendung1201 @Lê Văn Đông @harder & smarter ,@Hồ Nhi @Mai Anh 2k5 @Yuri_Majo @Nguyễn Thành Trương , @The Minecraft PC@Miracle Twilight , @lhanh13121968@gmail.com
@Trang Vũ 2k5 , @Haizzz.... , @Lê Khánh Chi

Lượng văn bản + ảnh+tag quá dài, không thể tóm gọn trong một bài viết, nên mình chia ra 2 bài viết mong mọi người thông cảm! với lại 2 bài viết này chả mấy liên quan nhau nên khó tính là chia nhỏ:
Một bài là hùng vĩ vũ trụ
một bài là ai chế tạo tàu vũ trụ
 

Attachments

  • ezgif-5-3f00eda7b7b8.gif
    ezgif-5-3f00eda7b7b8.gif
    720.2 KB · Đọc: 89
  • ezgif-5-831bc7014c63.gif
    ezgif-5-831bc7014c63.gif
    33.2 KB · Đọc: 86
Last edited:

Lê Quang Đông

Banned
Banned
Thành viên
10 Tháng mười 2018
771
1,039
161
Đồng Tháp
trường TRUNG HỌC CƠ SỞ THANH BÌNH
mấy ngày nay phi thuyền có chút trục trặc nên không thể cung cấp những thông tin khoa học bổ ích cho các bạn! Mong các bạn thông cảm và tiếp tục đồng hành cùng phi thuyền!
chuyên mục hôm nay: thắc mắc & vũ trụ
Yuri Gagarin con người đầu tiên bay vào vũ trụ, ông ấy đã được mọi người biết đến và trầm trồ khen ngợi! Nhưng Yuri Gagarin làm sao có thể bay được vào vũ trụ nếu ông ấy thiếu con tàu vũ trụ các bạn nhỉ! Vậy chúng ta hãy cùng dành một chút thời gian để tìm hiểu về người mà đã sáng tạo ra con tàu vũ trụ, biến giấc mơ chinh phục không gian của con người được đến gần hơn!
AI LÀ NGƯỜI ĐẦU TIÊN CHẾ TẠO THÀNH CÔNG TÀU VŨ TRỤ?
tumblr-ndcbm4uahz1rnq3cto1-500-1478164825820-0-47-281-500-crop-1478164842756.gif
Và người đó là Sergey Pavlovich Korolyov, người được mệnh danh là "Phù thủy mang lại hào quang cho chương trình không gian Liên Xô".
Korolyov sinh 12/1/1907 tại thành phố Zhytomyr, ngay từ nhỏ ông đã bộc lộ mình là 1 đứa trẻ có năng khiếu cũng như đam mê lớn về kỹ thuật, đặc biệt là ngành kỹ thuật hàng không còn non trẻ bấy giờ.
Tốt nghiệp năm 1929, Korolyov là việc tại Cục thiết kế hàng không số 4, chỉ 1 năm sau, ông trở thành kỹ sư trưởng của 1 nhóm thiết kế, chế tạo máy bay ném bom hạng nặng khi mới chỉ 23 tuổi.
Bốn năm sau, nhóm của ông phóng thành công tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng đầu tiên. Cũng trong năm này, ông được phong làm phó giám đốc dự án nghiên cứu chuyển động phản lực, nhiệm vụ của họ là chế tạo, phát triển tên lửa hành trình, tàu lượn động cơ phản lực có người lái. Đối với chàng thanh niên chưa đầy 30 tuổi, đây quả là 1 trách nhiệm nặng nề.
photo-1-1478164444199-1478164476030.png

Korolyov (ngoài cùng bên trái) và 2 đồng nghiệp
Nhưng bằng tài năng, nhiệt huyết và niềm đam mê vô hạn của mình, Korolyov đã thành công và được công nhận, chỉ 3 năm sau, ông trở thành người cao nhất tại Viện nghiên cứu Sức đẩy Phản lực của Liên Xô.
Tuy nhiên, cuộc đời không phải con đường trải đầy hoa hồng. Năm 1938, ông bị đối thủ tố cáo cản trở việc nghiên cứu, cuối cùng phải trải qua cảnh lao lý, tù đày.
Tù tội suốt 8 năm ròng, sau khi ra tù, Korolyov lại tiếp tục công việc nghiên cứu và niềm đam mê của mình đối với ngành hàng không vũ trụ.
Trong thế chiến 2, ông có nhiều đóng góp quan trọng trong việc thiết kế, chế tạo máy bay quân sự và các động cơ phản lực nên được phong hàm Đại tá. Ngay sau đó, ông và nhóm của mình nghiên cứu thành công tên lửa đạo đạo liên lục địa đầu tiên trên thế giới mang tên R-7.
photo-1-1478164571994.jpg

Và đó cũng chính là tên lửa đẩy được dùng để phóng vệ tinh nhân tạo Sputnik lên vũ trụ. Sau thành công này, chính phủ đã cho phép Korolyov và 1 học trò tập trung vào chương trình thám hiểm Mặt Trăng.
Dưới sự dẫn dắt cũng như tài năng không thể phủ nhận của Korolyov, chương trình vũ trụ của Liên Xô liên tục có được những thành công vang dội, vượt qua đối thủ chính là Mỹ trong cuộc chạy đua không gian và phát triển tàu vũ trụ.
Điển hình trong các thành công đó là chuyến bay năm 1957 đưa chú cho Laika, sinh vật sống đầu tiên vào vũ trụ. Hay đỉnh cao sự nghiệp của ông là chuyến bay không thể xuất sắc hơn của Yuri Gagarin, con người đầu tiên chinh phục không gian. Rồi tiếp theo là chuyến đi của Alexei Leonov, người đầu tiên thực hiện các hoạt động trong không gian, phía bên ngoài phi thuyền.
photo-1-1478164401088.jpg

Sergey Korolyov trên một con tem năm 1969
Sau những thành công vang dội đó, Korolyov còn lên hàng loạt kế hoạch cho chiến dịch đưa người lên Mặt Trăng. Chỉ tiếc rằng, đến đầu năm 1966, nhà khoa học lỗi lạc, vị "Kỹ sư trưởng của ngành hàng không vũ trụ Nga" đã qua đời vì sức khỏe quá yếu do những năm tháng lao tù hồi xưa.
Công lao của ông được chính phủ ghi nhận bằng vô số huân chương danh giá cũng như danh hiệu cao quý như: Anh hùng Lao động, Giải thưởng Lenin, Huân chương Lenin và ông cũng là thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Xô viết từ những năm 1958.
Có thể nói nếu không có người hùng thầm lặng như Korolyov thì sẽ không thể có những anh hùng ngoài ánh sáng như Gagarin hay Leonov!
Topic nhận trả lời các câu hỏi liên quan đến khoa học, vũ trụ, thiên văn, hiện tượng thiên nhiên, hiện tượng khoa học,....
Mọi thắc mắc có thể đăng vào tường mình
Chuyên mục: Câu hỏi gì đây?
Mỗi bài viết từ nay sẽ có chuyên mục Câu hỏi gì đây?
Câu hỏi kì này là: Vào ngày 23/7/1980, nhà du hành Phạm Tuân người Việt
22px-Flag_of_Vietnam.svg.png
đã bay vào vũ trụ. Vậy con tàu đã chở ông tên gì?

Câu hỏi không có thưởng đâu! :D
Nguồn: Soha.vn & wikipedia
@Phạm Thúy Hằng @Tâm Minh Minh @Hà nội phố @Play with me @namnam06 @Minh Dora @The Joker @Phạm Thị Thùy Trinh @Cậu bé Bảo Bình @phamkimcu0ng @Vy Tzuyu @Tín Phạm @bach230704@gmail.com @Alice Suigintou @Huỳnh Thanh Trúc @Lê Tường Vi @Lê Tường Vi 7C1 @dangtiendung1201 @Lê Văn Đông @harder & smarter ,@Hồ Nhi @Mai Anh 2k5 @Yuri_Majo @Nguyễn Thành Trương , @The Minecraft PC @Miracle Twilight , @lhanh13121968@gmail.com
 

Hà nội phố

Học sinh chăm học
Thành viên
3 Tháng chín 2017
588
371
101
Hà Nội
Trường THCS Hát Môn
mấy ngày nay phi thuyền có chút trục trặc nên không thể cung cấp những thông tin khoa học bổ ích cho các bạn! Mong các bạn thông cảm và tiếp tục đồng hành cùng phi thuyền!
chuyên mục hôm nay: thắc mắc & vũ trụ
Yuri Gagarin con người đầu tiên bay vào vũ trụ, ông ấy đã được mọi người biết đến và trầm trồ khen ngợi! Nhưng Yuri Gagarin làm sao có thể bay được vào vũ trụ nếu ông ấy thiếu con tàu vũ trụ các bạn nhỉ! Vậy chúng ta hãy cùng dành một chút thời gian để tìm hiểu về người mà đã sáng tạo ra con tàu vũ trụ, biến giấc mơ chinh phục không gian của con người được đến gần hơn!
AI LÀ NGƯỜI ĐẦU TIÊN CHẾ TẠO THÀNH CÔNG TÀU VŨ TRỤ?
tumblr-ndcbm4uahz1rnq3cto1-500-1478164825820-0-47-281-500-crop-1478164842756.gif
Và người đó là Sergey Pavlovich Korolyov, người được mệnh danh là "Phù thủy mang lại hào quang cho chương trình không gian Liên Xô".
Korolyov sinh 12/1/1907 tại thành phố Zhytomyr, ngay từ nhỏ ông đã bộc lộ mình là 1 đứa trẻ có năng khiếu cũng như đam mê lớn về kỹ thuật, đặc biệt là ngành kỹ thuật hàng không còn non trẻ bấy giờ.
Tốt nghiệp năm 1929, Korolyov là việc tại Cục thiết kế hàng không số 4, chỉ 1 năm sau, ông trở thành kỹ sư trưởng của 1 nhóm thiết kế, chế tạo máy bay ném bom hạng nặng khi mới chỉ 23 tuổi.
Bốn năm sau, nhóm của ông phóng thành công tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng đầu tiên. Cũng trong năm này, ông được phong làm phó giám đốc dự án nghiên cứu chuyển động phản lực, nhiệm vụ của họ là chế tạo, phát triển tên lửa hành trình, tàu lượn động cơ phản lực có người lái. Đối với chàng thanh niên chưa đầy 30 tuổi, đây quả là 1 trách nhiệm nặng nề.
photo-1-1478164444199-1478164476030.png

Korolyov (ngoài cùng bên trái) và 2 đồng nghiệp
Nhưng bằng tài năng, nhiệt huyết và niềm đam mê vô hạn của mình, Korolyov đã thành công và được công nhận, chỉ 3 năm sau, ông trở thành người cao nhất tại Viện nghiên cứu Sức đẩy Phản lực của Liên Xô.
Tuy nhiên, cuộc đời không phải con đường trải đầy hoa hồng. Năm 1938, ông bị đối thủ tố cáo cản trở việc nghiên cứu, cuối cùng phải trải qua cảnh lao lý, tù đày.
Tù tội suốt 8 năm ròng, sau khi ra tù, Korolyov lại tiếp tục công việc nghiên cứu và niềm đam mê của mình đối với ngành hàng không vũ trụ.
Trong thế chiến 2, ông có nhiều đóng góp quan trọng trong việc thiết kế, chế tạo máy bay quân sự và các động cơ phản lực nên được phong hàm Đại tá. Ngay sau đó, ông và nhóm của mình nghiên cứu thành công tên lửa đạo đạo liên lục địa đầu tiên trên thế giới mang tên R-7.
photo-1-1478164571994.jpg

Và đó cũng chính là tên lửa đẩy được dùng để phóng vệ tinh nhân tạo Sputnik lên vũ trụ. Sau thành công này, chính phủ đã cho phép Korolyov và 1 học trò tập trung vào chương trình thám hiểm Mặt Trăng.
Dưới sự dẫn dắt cũng như tài năng không thể phủ nhận của Korolyov, chương trình vũ trụ của Liên Xô liên tục có được những thành công vang dội, vượt qua đối thủ chính là Mỹ trong cuộc chạy đua không gian và phát triển tàu vũ trụ.
Điển hình trong các thành công đó là chuyến bay năm 1957 đưa chú cho Laika, sinh vật sống đầu tiên vào vũ trụ. Hay đỉnh cao sự nghiệp của ông là chuyến bay không thể xuất sắc hơn của Yuri Gagarin, con người đầu tiên chinh phục không gian. Rồi tiếp theo là chuyến đi của Alexei Leonov, người đầu tiên thực hiện các hoạt động trong không gian, phía bên ngoài phi thuyền.
photo-1-1478164401088.jpg

Sergey Korolyov trên một con tem năm 1969
Sau những thành công vang dội đó, Korolyov còn lên hàng loạt kế hoạch cho chiến dịch đưa người lên Mặt Trăng. Chỉ tiếc rằng, đến đầu năm 1966, nhà khoa học lỗi lạc, vị "Kỹ sư trưởng của ngành hàng không vũ trụ Nga" đã qua đời vì sức khỏe quá yếu do những năm tháng lao tù hồi xưa.
Công lao của ông được chính phủ ghi nhận bằng vô số huân chương danh giá cũng như danh hiệu cao quý như: Anh hùng Lao động, Giải thưởng Lenin, Huân chương Lenin và ông cũng là thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Xô viết từ những năm 1958.
Có thể nói nếu không có người hùng thầm lặng như Korolyov thì sẽ không thể có những anh hùng ngoài ánh sáng như Gagarin hay Leonov!
Topic nhận trả lời các câu hỏi liên quan đến khoa học, vũ trụ, thiên văn, hiện tượng thiên nhiên, hiện tượng khoa học,....
Mọi thắc mắc có thể đăng vào tường mình
Chuyên mục: Câu hỏi gì đây?
Mỗi bài viết từ nay sẽ có chuyên mục Câu hỏi gì đây?
Câu hỏi kì này là: Vào ngày 23/7/1980, nhà du hành Phạm Tuân người Việt
22px-Flag_of_Vietnam.svg.png
đã bay vào vũ trụ. Vậy con tàu đã chở ông tên gì?

Câu hỏi không có thưởng đâu! :D

@Phạm Thúy Hằng @Tâm Minh Minh @Hà nội phố @Play with me @namnam06 @Minh Dora @The Joker @Phạm Thị Thùy Trinh @Cậu bé Bảo Bình @phamkimcu0ng @Vy Tzuyu @Tín Phạm @bach230704@gmail.com @Alice Suigintou @Huỳnh Thanh Trúc @Lê Tường Vi @Lê Tường Vi 7C1 @dangtiendung1201 @Lê Văn Đông @harder & smarter ,@Hồ Nhi @Mai Anh 2k5 @Yuri_Majo @Nguyễn Thành Trương , @The Minecraft PC @Miracle Twilight , @lhanh13121968@gmail.com
Soyuz 37
 

Lê Quang Đông

Banned
Banned
Thành viên
10 Tháng mười 2018
771
1,039
161
Đồng Tháp
trường TRUNG HỌC CƠ SỞ THANH BÌNH
ĐIỂM QUA MỘT SỐ SINH VẬT ĐÁNG SỢ TRONG RỪNG AMAZON

1. Muỗi Anopheles
dieu-gi-khien-rung-amazon-tro-nen-cuc-ky-dang-so.jpg

Những sát thủ nhỏ bé này là nguyên nhân gây ra bệnh sốt rét. Nếu bạn bị sốt rét trong rừng thì khả năng tử vong của bạn rất cao.
Muỗi Anopheles chính là nguyên nhân gây tử vong cao nhất trong khu rừng rậm này.
2. Cây Pareira
dieu-gi-khien-rung-amazon-tro-nen-cuc-ky-dang-so.jpg

Loài cây này tự vệ bằng gai nhọn có nọc độc. Nếu bạn bị đâm vào người, bạn sẽ bị tê liệt và ngạt thở,.. dẫn đến cái chết cực kỳ đau đớn.
Do là thực vật nên chúng dễ gây mất cảnh giác cho con người, nếu vô tình chạm phải chúng, đồng nghĩa với việc bạn chạm vào một tay của tử thần.
3. Rắn san hô
dieu-gi-khien-rung-amazon-tro-nen-cuc-ky-dang-so.jpg

Do có màu sắc rực rỡ nên nó dễ bị phát hiện. Rắn san hô sở hữu nọc độc gây tê liệt cơ bắp và hệ thần kinh. Bạn sẽ không muốn vô tình dẫm lên chúng do đó hãy cẩn thận dưới chân mình.
4. Cá sấu đen Caiman
dieu-gi-khien-rung-amazon-tro-nen-cuc-ky-dang-so.jpg

Mặc dù có kích thước to lớn nhất, nhưng mức độ nguy hiểm của chúng lại thấp nhất.
Chúng dài đến 6,1 mét nặng 300 kg. Chúng rất giỏi rình rập và ngụy trang nên bạn sẽ phải cẩn thận với khu đầm lầy và sông nước.
5. Rắn Fer-de-lance
dieu-gi-khien-rung-amazon-tro-nen-cuc-ky-dang-so.jpg

Lớp da màu nâu khiến nó dễ dàng ngụy trang dưới lớp lá khô cũng như treo mình trên cành cây khô.
Nọc độc của chúng sẽ phá hủy các mô lớn, gây hoa mắt và buồn nôn,…thậm chí gây mất trí nhớ tạm thời.
Rắn Fer-de-lance rất nguy hiểm với bản năng bảo vệ lãnh thổ cực cao. Vì vậy nếu bạn vô tình bước vào khu vực “lãnh thổ” của chúng, chúng sẽ không ngần ngại tấn công.
6. Kiến đạn
dieu-gi-khien-rung-amazon-tro-nen-cuc-ky-dang-so.jpg

Kiến đạn dài tới 2,5 cm và là loài kiến lớn nhất thế giới. Với số lượng khổng lồ cùng với sự hiếu chiến, chúng sẽ đốt bạn và gây ra cơn đau như “đạn bắn”.
Nếu dính quá nhiều vết cắn, bạn sẽ bị buồn nôn và tê liệt tạm thời. Sự đáng sợ của chúng nằm ở số lượng và sự khát máu. Vậy nên bạn sẽ không muốn phải bắt gặp chúng đâu!
7. Nhện Brasil
dieu-gi-khien-rung-amazon-tro-nen-cuc-ky-dang-so.jpg

Chúng là những con nhện khổng lồ có chứa nọc độc hàng đầu trong các loài nhện độc. Chúng khiến nạn nhân tê liệt hệ hô hấp và chết do ngạt thở chỉ trong vài phút.
8. Trăn Nam Mỹ
dieu-gi-khien-rung-amazon-tro-nen-cuc-ky-dang-so.jpg

Xuất hiện trong các bộ phim kinh dị, chúng có kích thước khổng lồ và dễ dàng siết chết bạn rồi nuốt chửng.
Sự đáng sợ của nó là ở kích thước và sức mạnh, dù không có nọc độc nhưng nó vẫn là một trong những mối nguy hiểm lớn nhất của khu rừng.
Trăn Nam Mỹ dài tới 9 mét, nặng 260 kg . Nếu bị chúng cuốn chặt, bạn gần như không thể sống sót vì những cú siết làm gãy xương và ngạt thở.
9. Cá Piranha
dieu-gi-khien-rung-amazon-tro-nen-cuc-ky-dang-so.jpg

Không cần phải nói nhiều về sự nổi tiếng của loài cá này, với hàm răng sắc nhọn. Con mồi sẽ nhanh chóng bị xé nát, đặc biệt chúng bị kích động với mùi máu và trở nên hung dữ hơn.
10. Lươn điện
dieu-gi-khien-rung-amazon-tro-nen-cuc-ky-dang-so.jpg

Dài tới 2,5 mét, có thể phóng ra dòng điện 200 Vol. Chúng khiến con mồi to lớn bị tê liệt và thậm chí đủ khả năng giết chết một người trưởng thành.
Chúng có thể làm tê liệt cả một con cá sấu nếu bị tấn công dù cá sấu có lớp da khá dày. Vì thế đây là dòng điện “sống” của khu rừng.
Còn một danh sách dài những cư dân không mấy thân thiện trong khu rừng này như rết khổng lồ, dơi hút máu, đại bàng, báo, … nhưng bây giờ chúng ta sẽ đến với sự nguy hiểm tiếp theo của Amazon.
Thức ăn và đồ uống địa phương
dieu-gi-khien-rung-amazon-tro-nen-cuc-ky-dang-so.jpg

Đây cũng là nguyên nhân gây các bệnh tiêu hóa, dị ứng, ốm,…nước sạch có thể chứa những vi khuẩn mà mắt thường không thấy. Nếu bị dị ứng thức ăn, bạn rất dễ bị ốm, thậm chí chết vì suy nhược.
Thời tiết và khí hậu khắc nghiệt
dieu-gi-khien-rung-amazon-tro-nen-cuc-ky-dang-so.jpg

Nhiệt độ, độ ẩm,… là những nhân tố khiến cho sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng lớn. Các bệnh nhiệt đới cũng làm cho cơ thể bạn mất dần năng lượng.
Những trận mưa nhiệt đới nặng hạt và nhiệt độ, độ ẩm cao, … sẽ khiến bạn dễ bị ốm và mắc các căn bệnh đặc trưng tại nơi đây.
Vì thế nếu muốn thám hiểm khu rừng huyền bí này, bạn cần trang bị những kiến thức cần thiết, đồ ăn thức uống, nhu yếu phẩm cần thiết,…những điều kỳ diệu sẽ chờ đợi bạn khám phá đấy!

Tags said:
 
Last edited:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom