- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Ps: bài này là tác giả tự viết trên cơ sở tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau trong khoảng hơn 3 năm về trước. Hôm nay viết lại, có bổ sung nhiều kiến giải mới
1. Hoàn cảnh:
- Hội nghị diễn ra trong bối cảnh thế giới căng thẳng do chiến tranh lạnh (1947 - 1989) diễn ra giữa hai cường quốc là Liên Xô và Mỹ. Cuộc chiến tranh do Mỹ phát động vào tháng 3/1947 qua diễn văn đầy tính hiếu chiến của Tổng thống Mỹ là Truman, với mong muốn khống chế Tây Âu, ngăn chặn và tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản nhằm tiến tới làm bá chủ thế giới. Chiến tranh lạnh diễn ra với các cuộc xung đột nội bộ ở nước Đức, Triều Tiên, Trung Quốc, Trung Đông. Sau khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa của Mao Trạch Đông ra đời năm 1949, hệ thống xã hội chủ nghĩa lan dần xuống vùng Đông Nam Á (còn gọi là Viễn Đông), đe dọa đến chiến lược toàn cầu của Mỹ
- Đến năm 1953 - 1954, quan hệ quốc tế bị rối loạn do sự thay đổi chính quyền của hai cường quốc: Mỹ thì tướng Eisenhower là một người có quan điểm khá cởi mở, điềm tĩnh và không hiếu chiến như Truman lên làm Tổng thống. Năm 1953, nhà lãnh đạo Liên Xô là Stalin vừa mất sao một cơn bạo bệnh và người lên thay là Khrushev vốn có tư tưởng muốn hòa hoãn với Mỹ. Pháp thì khủng hoảng liên miên với hơn 20 chính phủ thay đổi liên tục từ sau 1945 (khi De Gaulle cầm quyền) và liên tục gặp thất bại trên chiến trường Đông Dương - tổn thất hơn 10 vạn lính, tiêu phí mất 2.000 tỉ franc và thay đổi tới 8 chỉ huy Pháp. Để giúp Pháp "gỡ gạt" chút danh dự trên chiến trường Đông Dương, các nước lớn mà đại diện là Anh và Mỹ muốn mở các hội nghị quốc tế để buộc nước ta phải chấp nhận những điều mà chúng đặt ra, "gỡ gạt" thể diện sau khi gián tiếp gây ra cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953) mà không đạt kết quả gì.
- Để giải quyết những bất đồng, các nước lớn bèn triệu tập Hội nghị Berlin đầu năm 1954 bàn về thống nhất Triều Tiên, nhưng không có kết quả do lập trường quá khác nhau. Cuối cùng, các nước chuyển vấn đề sang vấn đề Đông Dương và lên kế hoạch lập lại hòa bình ở Đông Dương. Đầu tháng 5/1954, các nước lớn quyết định chọn Giơ-ne-vơ làm địa điểm tổ chức hội nghị quốc tế. Sau thắng lợi của quân đội nhân dân Việt Nam tại chiến dịch Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954; ngay ngày hôm sau (8/5/1954) thì các nước lớn quyết định tổ chức Hội nghị quốc tế ở Giơ-ne-vơ để kế hoạch kết thúc chiến tranh và lập lại hòa bình ở Đông Dương
2. Diễn biến Hội nghị
- Hội nghị diễn ra ngay sau thắng lợi ở chiến dịch Điện Biên Phủ của quân ta đúng 1 ngày. Sở dĩ hội nghị phải tiến hành lập tức vì nếu làm sớm hay làm trễ thì thành quả cách mạng của quân dân ta trong suốt chín năm đánh Pháp không được bảo toàn. Hơn nữa, hội nghị cũng phải diễn ra thôi vì các bất đồng của các cường quốc lớn sau hội nghị Berlin đầu năm không được giải quyết rốt ráo
- Thời gian diễn ra hội nghị là đúng 75 ngày với khoảng 30 phiên họp trong thời gian 2 tháng ròng. Với thời gian này thì tôi cho là khá nhanh, vì các bất đồng của các nước lớn phần nào được giải quyết cơ bản ở hội nghị Berlin đầu năm 1954, phần vì trước áp lực gia tăng càng lớn của phong trào phản chiến của nhân dân trong lòng nước Pháp, Mĩ và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á đang sôi sục dâng cao.
- Tham gia hội nghị quốc tế, các nước lớn dù đang bất đồng nhưng họ vẫn chiếm ưu thế một phần nào ở hội nghị. Trung Quốc là lần đầu tiên tham dự hội nghị quốc tế theo sự đề cử của Anh và Pháp do cả hai nước lớn này đều có lợi ích trên đất Trung Quốc. Mỹ buộc phải cho phép Trung Quốc tham gia - vì Mỹ cũng có quyền lợi sau chính sách Open Door của Ngoại trưởng John Hay năm 1900. Riêng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lần đầu tiên tham dự hội nghị, nên có nhiều khó khăn: thiếu thông tin về tình hình quốc tế đang căng thẳng do tác động của "chiến tranh lạnh", không hiểu rõ nội tình cũng như chính sách đối ngoại của các nước lớn, chưa có kinh nghiệm ngoại giao mà toàn dựa vào thông tin của hai nước đồng minh lớn là Liên Xô và Trung Quốc
- Các nước lớn gác lại vấn đề Triều Tiên và hướng đến giải quyết vấn đề kết thúc chiến tranh và lập lại hòa bình ở Đông Dương. Sở dĩ các nước lớn chọn Đông Dương để giải quyết các bất đồng vì: các nước chú ý rất nhiều đến vị trí địa lý thuận lợi của Việt Nam, nguồn tài nguyên và nhân công phong phú. Mặc dù khá ngán ngại về phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Đông Dương, nhưng các nước lớn đã tận dụng triệt để uy thế "nước lớn" để áp đặt các nước nhỏ theo mong muốn, ý đồ của họ. Pháp thì muốn quay lại Đông Dương nhằm gỡ danh dự và giành lại thuộc địa đã mất; Anh thì muốn "cướp lấy" Đông Dương nhằm thực thi các chiến lược "chống chiến tranh du kích" áp dụng rất thành công ở Malay năm 1947 - 1948 (sau này Mĩ đã phải tham khảo chiến lược này của Anh, thiết lập chiến lược "chiến tranh đặc biệt")
Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến Thụy Sỹ dự Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương, tháng 5/1954.
- Chủ đề được các nước lớn bàn tại Hội nghị Giơ-ne-vơ là lập trường quan điểm của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nước Cộng hòa Pháp, vì đây là hai quốc gia chính trong cuộc chiến tranh từ 1945 - 1954. Trưởng đoàn của nước ta là Thủ tướng Phạm Văn Đồng kiên trì với chính sách 8 điểm yêu cầu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải độc lập toàn vẹn lãnh thổ quốc gia => kiên trì đường lối độc lập dân tộc mà Đảng và Nhà nước ta xây dựng trong hơn 25 năm trời (1930 - 1954); trái lại phái đoàn Pháp của tướng Paul Ely kiên quyết phải chiến tranh lần nữa để "gỡ gạt danh dự" đã mất. Mặc dù là chọn như thế, nhưng phần lớn các nước lớn đều nghiên về phía Pháp nhiều hơn vì quân đội Pháp ít nhiều vẫn còn mạnh, đủ sức đánh bại mọi cuộc tấn công bất kỳ nào của đối phương. Thế nhưng, các nước lớn cũng không muốn ủng hộ gì mấy cho cái nước Pháp thảm bại này vì họ vẫn còn nhớ chuyện quân Pháp thất bại nhục nhã trước phát xít Đức vào tháng 6/1940, Pháp bị phát xít chiếm đóng tới 4 năm và người "phục hưng" nước Pháp chính là chính phủ kháng chiến của De Gaulle. Các quan điểm lập trường của nước ta được đưa ra thảo luận tại hội nghị, nhưng các nước lớn cứ bàn cãi quyết liệt mà không có một kết luận rõ ràng.
Các đại biểu tham dự Hội nghị Giơ-ne-vơ
- Trong hội nghị, quan điểm của các nước lớn khá rõ ràng: Liên Xô và Trung Quốc muốn chấm dứt chiến tranh ở ba nước Đông Dương, Pháp muốn rút quân nhưng níu kéo chút ít quyền lợi ở Đông Dương nên tranh luận quyết liệt về giới tuyến quân sự tạm thời.
+ Sở dĩ Liên Xô muốn chấm dứt chiến tranh, vì nước này "chú trọng nhiều hơn tới các vấn đề châu Âu" (trích theo Phó thủ tướng Vũ Khoan) mà quên đi vấn đề Đông Dương. Mặc khác, Liên Xô có một hiệp ước với Pháp (ký lúc gần hết Thế chiến 2) mà trong đó, Pháp yêu cầu Liên Xô không can dự vào Đông Dương cho nên trong các bức thư mà Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi sang Liên Xô nhờ giúp đỡ vào các năm 1946 - 1947, Liên Xô không phản hồi. Cuối năm 1949 đầu năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh bí mật vượt biên giới sang thăm Liên Xô và được lãnh đạo Stalin tiếp đón và sau đó vài tháng là Liên Xô thiết lập quan hệ với Việt Nam (1/1950). Liên Xô chú trọng về châu Âu vì muốn tranh giành ảnh hưởng với Mỹ thông qua bức tường Berlin: Mỹ viện trợ tiền và của; Liên Xô viện trợ của để giữ vị trí của mình trước Mỹ.
+ Còn nước Trung Quốc muốn kết thúc chiến tranh là vì muốn giải quyết các tồn đọng trong nước chưa giải quyết xong: đất nước đang trong tiến trinh khôi phục kinh tế sau nội chiến Quốc - Cộng, vấn đề Đài Loan; hơn nữa hội nghị này cũng gián tiếp giúp Trung Quốc dần dần phá băng chính sách "nhất biên đảo" của Mao Trạch Đông (đóng cửa) và đưa nước này vươn ra bên ngoài, về sau tạo đà cho Trung Quốc trở thành nước lớn. Trưởng đoàn Chu Ân Lai tham dự hội nghị với mục đích: "“Chúng tôi đến đây không phải để ủng hộ quan điểm của Việt Minh mà để làm hết sức mình lập lại hòa bình” (Bộ Ngoại giao, Hiệp định Giơnevơ 50 năm nhìn lại, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008, tr. 284) cho nên trong đàm phán với các nước lớn, đại biểu Trung Quốc có những ý kiến không có lợi cho Việt Nam.
+ Nước Pháp thì lại níu kéo chút ít quyền lợi tại thuộc địa cũ nên âm mưu kéo dài chiến tranh. Hai phe chủ chiến và chủ hòa trong nội bộ chính quyền Pháp đấu đá quyết liệt nên chính sách với Đông Dương không nhất quán, luôn bị dao động. Người Pháp chưa quên thất bại của chính phủ Pháp trước phát xít nên một phần lớn không ủng hộ cuộc chiến tranh phiêu lưu, phi nghĩa của Pháp tại Đông Dương. Các phong trào phản chiến của lính Việt Nam làm việc ở Pháp (muốn hồi hương từ năm 1945 - 1946 để giúp đỡ cách mạng Việt Nam, nhưng bị nhà cầm quyền Pháp ngăn trở), của nhân dân yêu chuộng hòa bình Pháp dưới tác động không nhỏ của Đảng Cộng sản Pháp đã phần nào tác động đến chính sách của Pháp tại Việt Nam. Sau thất bại ở Điện Biên Phủ, chính phủ hiếu chiến Joseph Laniel (1953 - 1954) đã phải thông báo tin thất bại của Pháp về nước và điều này làm bao trùm không khí ảm đạm, u buồn của nhân dân Paris nói riêng và cả nước Pháp nói chung. Ngày 12/6/1954, Laniel từ chức và một người có đường lối ôn hòa là Mendès France lên cầm quyền. Khi nhậm chức, thủ tướng France tuyên bố sẽ chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương để xoa dịu bất mãn trong nước (về sau France bị lật đổ do bất đồng với Quốc hội Pháp về việc tiếp tục chiến tranh Algeria). Tuy thủ tướng Pháp theo ôn hòa, nhưng ông ta cũng dao động giữa chủ chiến và ôn hòa - ông muốn chiến tranh để hài lòng một phần phe chủ chiến và hài lòng cho can thiệp Mĩ, nhưng đường lối ôn hòa của ông vô tình gây nên sự sụp đổ chính phủ sau này. Có lẽ một bộ phận chủ chiến vẫn muốn Pháp tiếp tục chiến tranh, nhưng nhân dân Pháp quá mệt mỏi với cuộc chiến này nên nhiệt huyết chủ chiến giảm bớt một phần. Một bộ phận chủ chiến khác của Pháp quan hệ rất chặt chẽ với Mĩ, gây sức ép buộc chính phủ Pháp đạt một thỏa thuận có lợi cho họ.
- Do lập trường giữa các đoàn có nhiều khoảng cách khá lớn nên các cuộc đàm phán tiến triển rất chậm. Tuy nhiên, sự nhân nhượng lẫn nhau chỉ xuất hiện trong các cuộc thảo luận riêng. Cuối cùng, Pháp và Trung Quốc đã thỏa thuận một giải pháp chung cho vấn đề Đông Dương: giải quyết vấn đề quân sự trước, tách rời giải pháp chính trị tại ba nước Đông Dương. Trong các cuộc thảo luận giữa Pháp và Trung Quốc, trưởng đoàn Trung Quốc là Chu Ân Lai cam kết với Pháp là sẽ công nhận chính quyền phong kiến Lào và Campuchia nếu quân tình nguyện Việt Nam rút khỏi hai quốc gia này; đồng thời quyết định chia cắt Việt Nam. Trong cuộc gặp riêng giữa đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Pháp và Trung Quốc về việc vạch ranh giới chia cắt Việt Nam, trưởng đoàn Phạm Văn Đồng đề nghị vĩ tuyến 16, nhưng Pháp đòi vĩ tuyến 18. Ngày 19-7-1954, sau khi trao đổi với đoàn Liên Xô và Việt Nam, Trung Quốc xác nhận với đoàn Pháp lập trường về đường giới tuyến đặt ở Vĩ tuyến 17 trong khi Phạm Văn Đồng vẫn bảo lưu ý kiến Vĩ tuyến 16 (ghi theo tài liệu của Bộ Ngoại giao, Hiệp định Giơnevơ 50 năm nhìn lại, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008, tr. 52. Trong tài liệu này, NNC Nguyễn Phúc Luân bình luận: “Thực tế là đoàn ‘bạn bè’ đã thay ta và Campuchia, Lào đàm phán, mặc cả với đối phương trước lúc ta khẳng định được các phương án tối đa và tối thiểu của mình. Vì bị động nên ta chỉ đóng vai trò ‘tham khảo’ nhiều hơn là đóng vai trò quyết định với cương vị là nước tham chiến”)
=> Kết quả Hội nghị: Vào lúc 2 giờ 45 ngày 21-7-1954, Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký kết. Tuy nhiên, để M. France giữ lời hứa với Quốc hội Pháp sẽ giải quyết vấn đề Đông Dương trong vòng 1 tháng nên Hiệp định ghi là 20-7-1954.
- Theo điều 1 của Hiệp định, vĩ tuyến 17 sẽ là giới tuyến quân sự tạm thời để lực lượng của hai bên sau khi rút lui sẽ tập hợp ở bên này và bên kia giới tuyến ấy: Lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam ở phía Bắc giới tuyến, lực lượng Quân đội Liên hiệp Pháp ở phía Nam giới tuyến. Hai bên đều đồng ý có một khu phi quân sự hai bên giới tuyến, mỗi bên rộng nhất là 5 ki-lô-mét kể từ giới tuyến trở đi, khu phi quân sự này dùng để làm khu đệm và để tránh những việc xung đột. Bản Tuyên bố cuối cùng của Hiệp định được công bố lúc 15 giờ ngày 21-7-1954 quy định điều 6: “Hội nghị chứng nhận rằng mục đích căn bản của Hiệp định về Việt Nam là giải quyết các vấn đề quân sự để đình chỉ chiến sự và giới tuyến quân sự chỉ có tính chất tạm thời, không thể coi là một ranh giới về chính trị hay về lãnh thổ”.
- Đối với việc tổ chức tổng tuyển cử thống nhất đất nước ở Việt Nam, Điều 7 của bản Tuyên bố viết: “Hội nghị tuyên bố rằng đối với Việt Nam, việc giải quyết các vấn đề chính trị, thực hiện trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ… Cuộc tổng tuyển cử sẽ tổ chức vào tháng Bảy 1956… Kể từ ngày 20 tháng Bảy 1955, những nhà đương cục có thẩm quyền trong hai vùng sẽ có những cuộc gặp gỡ để thương lượng về vấn đề đó” (Bộ Ngoại giao, Sđd, tr. 314.)
1. Hoàn cảnh:
- Hội nghị diễn ra trong bối cảnh thế giới căng thẳng do chiến tranh lạnh (1947 - 1989) diễn ra giữa hai cường quốc là Liên Xô và Mỹ. Cuộc chiến tranh do Mỹ phát động vào tháng 3/1947 qua diễn văn đầy tính hiếu chiến của Tổng thống Mỹ là Truman, với mong muốn khống chế Tây Âu, ngăn chặn và tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản nhằm tiến tới làm bá chủ thế giới. Chiến tranh lạnh diễn ra với các cuộc xung đột nội bộ ở nước Đức, Triều Tiên, Trung Quốc, Trung Đông. Sau khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa của Mao Trạch Đông ra đời năm 1949, hệ thống xã hội chủ nghĩa lan dần xuống vùng Đông Nam Á (còn gọi là Viễn Đông), đe dọa đến chiến lược toàn cầu của Mỹ
- Đến năm 1953 - 1954, quan hệ quốc tế bị rối loạn do sự thay đổi chính quyền của hai cường quốc: Mỹ thì tướng Eisenhower là một người có quan điểm khá cởi mở, điềm tĩnh và không hiếu chiến như Truman lên làm Tổng thống. Năm 1953, nhà lãnh đạo Liên Xô là Stalin vừa mất sao một cơn bạo bệnh và người lên thay là Khrushev vốn có tư tưởng muốn hòa hoãn với Mỹ. Pháp thì khủng hoảng liên miên với hơn 20 chính phủ thay đổi liên tục từ sau 1945 (khi De Gaulle cầm quyền) và liên tục gặp thất bại trên chiến trường Đông Dương - tổn thất hơn 10 vạn lính, tiêu phí mất 2.000 tỉ franc và thay đổi tới 8 chỉ huy Pháp. Để giúp Pháp "gỡ gạt" chút danh dự trên chiến trường Đông Dương, các nước lớn mà đại diện là Anh và Mỹ muốn mở các hội nghị quốc tế để buộc nước ta phải chấp nhận những điều mà chúng đặt ra, "gỡ gạt" thể diện sau khi gián tiếp gây ra cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953) mà không đạt kết quả gì.
- Để giải quyết những bất đồng, các nước lớn bèn triệu tập Hội nghị Berlin đầu năm 1954 bàn về thống nhất Triều Tiên, nhưng không có kết quả do lập trường quá khác nhau. Cuối cùng, các nước chuyển vấn đề sang vấn đề Đông Dương và lên kế hoạch lập lại hòa bình ở Đông Dương. Đầu tháng 5/1954, các nước lớn quyết định chọn Giơ-ne-vơ làm địa điểm tổ chức hội nghị quốc tế. Sau thắng lợi của quân đội nhân dân Việt Nam tại chiến dịch Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954; ngay ngày hôm sau (8/5/1954) thì các nước lớn quyết định tổ chức Hội nghị quốc tế ở Giơ-ne-vơ để kế hoạch kết thúc chiến tranh và lập lại hòa bình ở Đông Dương
2. Diễn biến Hội nghị
- Hội nghị diễn ra ngay sau thắng lợi ở chiến dịch Điện Biên Phủ của quân ta đúng 1 ngày. Sở dĩ hội nghị phải tiến hành lập tức vì nếu làm sớm hay làm trễ thì thành quả cách mạng của quân dân ta trong suốt chín năm đánh Pháp không được bảo toàn. Hơn nữa, hội nghị cũng phải diễn ra thôi vì các bất đồng của các cường quốc lớn sau hội nghị Berlin đầu năm không được giải quyết rốt ráo
- Thời gian diễn ra hội nghị là đúng 75 ngày với khoảng 30 phiên họp trong thời gian 2 tháng ròng. Với thời gian này thì tôi cho là khá nhanh, vì các bất đồng của các nước lớn phần nào được giải quyết cơ bản ở hội nghị Berlin đầu năm 1954, phần vì trước áp lực gia tăng càng lớn của phong trào phản chiến của nhân dân trong lòng nước Pháp, Mĩ và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á đang sôi sục dâng cao.
- Tham gia hội nghị quốc tế, các nước lớn dù đang bất đồng nhưng họ vẫn chiếm ưu thế một phần nào ở hội nghị. Trung Quốc là lần đầu tiên tham dự hội nghị quốc tế theo sự đề cử của Anh và Pháp do cả hai nước lớn này đều có lợi ích trên đất Trung Quốc. Mỹ buộc phải cho phép Trung Quốc tham gia - vì Mỹ cũng có quyền lợi sau chính sách Open Door của Ngoại trưởng John Hay năm 1900. Riêng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lần đầu tiên tham dự hội nghị, nên có nhiều khó khăn: thiếu thông tin về tình hình quốc tế đang căng thẳng do tác động của "chiến tranh lạnh", không hiểu rõ nội tình cũng như chính sách đối ngoại của các nước lớn, chưa có kinh nghiệm ngoại giao mà toàn dựa vào thông tin của hai nước đồng minh lớn là Liên Xô và Trung Quốc
- Các nước lớn gác lại vấn đề Triều Tiên và hướng đến giải quyết vấn đề kết thúc chiến tranh và lập lại hòa bình ở Đông Dương. Sở dĩ các nước lớn chọn Đông Dương để giải quyết các bất đồng vì: các nước chú ý rất nhiều đến vị trí địa lý thuận lợi của Việt Nam, nguồn tài nguyên và nhân công phong phú. Mặc dù khá ngán ngại về phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Đông Dương, nhưng các nước lớn đã tận dụng triệt để uy thế "nước lớn" để áp đặt các nước nhỏ theo mong muốn, ý đồ của họ. Pháp thì muốn quay lại Đông Dương nhằm gỡ danh dự và giành lại thuộc địa đã mất; Anh thì muốn "cướp lấy" Đông Dương nhằm thực thi các chiến lược "chống chiến tranh du kích" áp dụng rất thành công ở Malay năm 1947 - 1948 (sau này Mĩ đã phải tham khảo chiến lược này của Anh, thiết lập chiến lược "chiến tranh đặc biệt")
Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến Thụy Sỹ dự Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương, tháng 5/1954.
- Chủ đề được các nước lớn bàn tại Hội nghị Giơ-ne-vơ là lập trường quan điểm của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nước Cộng hòa Pháp, vì đây là hai quốc gia chính trong cuộc chiến tranh từ 1945 - 1954. Trưởng đoàn của nước ta là Thủ tướng Phạm Văn Đồng kiên trì với chính sách 8 điểm yêu cầu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải độc lập toàn vẹn lãnh thổ quốc gia => kiên trì đường lối độc lập dân tộc mà Đảng và Nhà nước ta xây dựng trong hơn 25 năm trời (1930 - 1954); trái lại phái đoàn Pháp của tướng Paul Ely kiên quyết phải chiến tranh lần nữa để "gỡ gạt danh dự" đã mất. Mặc dù là chọn như thế, nhưng phần lớn các nước lớn đều nghiên về phía Pháp nhiều hơn vì quân đội Pháp ít nhiều vẫn còn mạnh, đủ sức đánh bại mọi cuộc tấn công bất kỳ nào của đối phương. Thế nhưng, các nước lớn cũng không muốn ủng hộ gì mấy cho cái nước Pháp thảm bại này vì họ vẫn còn nhớ chuyện quân Pháp thất bại nhục nhã trước phát xít Đức vào tháng 6/1940, Pháp bị phát xít chiếm đóng tới 4 năm và người "phục hưng" nước Pháp chính là chính phủ kháng chiến của De Gaulle. Các quan điểm lập trường của nước ta được đưa ra thảo luận tại hội nghị, nhưng các nước lớn cứ bàn cãi quyết liệt mà không có một kết luận rõ ràng.
Các đại biểu tham dự Hội nghị Giơ-ne-vơ
- Trong hội nghị, quan điểm của các nước lớn khá rõ ràng: Liên Xô và Trung Quốc muốn chấm dứt chiến tranh ở ba nước Đông Dương, Pháp muốn rút quân nhưng níu kéo chút ít quyền lợi ở Đông Dương nên tranh luận quyết liệt về giới tuyến quân sự tạm thời.
+ Sở dĩ Liên Xô muốn chấm dứt chiến tranh, vì nước này "chú trọng nhiều hơn tới các vấn đề châu Âu" (trích theo Phó thủ tướng Vũ Khoan) mà quên đi vấn đề Đông Dương. Mặc khác, Liên Xô có một hiệp ước với Pháp (ký lúc gần hết Thế chiến 2) mà trong đó, Pháp yêu cầu Liên Xô không can dự vào Đông Dương cho nên trong các bức thư mà Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi sang Liên Xô nhờ giúp đỡ vào các năm 1946 - 1947, Liên Xô không phản hồi. Cuối năm 1949 đầu năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh bí mật vượt biên giới sang thăm Liên Xô và được lãnh đạo Stalin tiếp đón và sau đó vài tháng là Liên Xô thiết lập quan hệ với Việt Nam (1/1950). Liên Xô chú trọng về châu Âu vì muốn tranh giành ảnh hưởng với Mỹ thông qua bức tường Berlin: Mỹ viện trợ tiền và của; Liên Xô viện trợ của để giữ vị trí của mình trước Mỹ.
+ Còn nước Trung Quốc muốn kết thúc chiến tranh là vì muốn giải quyết các tồn đọng trong nước chưa giải quyết xong: đất nước đang trong tiến trinh khôi phục kinh tế sau nội chiến Quốc - Cộng, vấn đề Đài Loan; hơn nữa hội nghị này cũng gián tiếp giúp Trung Quốc dần dần phá băng chính sách "nhất biên đảo" của Mao Trạch Đông (đóng cửa) và đưa nước này vươn ra bên ngoài, về sau tạo đà cho Trung Quốc trở thành nước lớn. Trưởng đoàn Chu Ân Lai tham dự hội nghị với mục đích: "“Chúng tôi đến đây không phải để ủng hộ quan điểm của Việt Minh mà để làm hết sức mình lập lại hòa bình” (Bộ Ngoại giao, Hiệp định Giơnevơ 50 năm nhìn lại, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008, tr. 284) cho nên trong đàm phán với các nước lớn, đại biểu Trung Quốc có những ý kiến không có lợi cho Việt Nam.
+ Nước Pháp thì lại níu kéo chút ít quyền lợi tại thuộc địa cũ nên âm mưu kéo dài chiến tranh. Hai phe chủ chiến và chủ hòa trong nội bộ chính quyền Pháp đấu đá quyết liệt nên chính sách với Đông Dương không nhất quán, luôn bị dao động. Người Pháp chưa quên thất bại của chính phủ Pháp trước phát xít nên một phần lớn không ủng hộ cuộc chiến tranh phiêu lưu, phi nghĩa của Pháp tại Đông Dương. Các phong trào phản chiến của lính Việt Nam làm việc ở Pháp (muốn hồi hương từ năm 1945 - 1946 để giúp đỡ cách mạng Việt Nam, nhưng bị nhà cầm quyền Pháp ngăn trở), của nhân dân yêu chuộng hòa bình Pháp dưới tác động không nhỏ của Đảng Cộng sản Pháp đã phần nào tác động đến chính sách của Pháp tại Việt Nam. Sau thất bại ở Điện Biên Phủ, chính phủ hiếu chiến Joseph Laniel (1953 - 1954) đã phải thông báo tin thất bại của Pháp về nước và điều này làm bao trùm không khí ảm đạm, u buồn của nhân dân Paris nói riêng và cả nước Pháp nói chung. Ngày 12/6/1954, Laniel từ chức và một người có đường lối ôn hòa là Mendès France lên cầm quyền. Khi nhậm chức, thủ tướng France tuyên bố sẽ chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương để xoa dịu bất mãn trong nước (về sau France bị lật đổ do bất đồng với Quốc hội Pháp về việc tiếp tục chiến tranh Algeria). Tuy thủ tướng Pháp theo ôn hòa, nhưng ông ta cũng dao động giữa chủ chiến và ôn hòa - ông muốn chiến tranh để hài lòng một phần phe chủ chiến và hài lòng cho can thiệp Mĩ, nhưng đường lối ôn hòa của ông vô tình gây nên sự sụp đổ chính phủ sau này. Có lẽ một bộ phận chủ chiến vẫn muốn Pháp tiếp tục chiến tranh, nhưng nhân dân Pháp quá mệt mỏi với cuộc chiến này nên nhiệt huyết chủ chiến giảm bớt một phần. Một bộ phận chủ chiến khác của Pháp quan hệ rất chặt chẽ với Mĩ, gây sức ép buộc chính phủ Pháp đạt một thỏa thuận có lợi cho họ.
- Do lập trường giữa các đoàn có nhiều khoảng cách khá lớn nên các cuộc đàm phán tiến triển rất chậm. Tuy nhiên, sự nhân nhượng lẫn nhau chỉ xuất hiện trong các cuộc thảo luận riêng. Cuối cùng, Pháp và Trung Quốc đã thỏa thuận một giải pháp chung cho vấn đề Đông Dương: giải quyết vấn đề quân sự trước, tách rời giải pháp chính trị tại ba nước Đông Dương. Trong các cuộc thảo luận giữa Pháp và Trung Quốc, trưởng đoàn Trung Quốc là Chu Ân Lai cam kết với Pháp là sẽ công nhận chính quyền phong kiến Lào và Campuchia nếu quân tình nguyện Việt Nam rút khỏi hai quốc gia này; đồng thời quyết định chia cắt Việt Nam. Trong cuộc gặp riêng giữa đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Pháp và Trung Quốc về việc vạch ranh giới chia cắt Việt Nam, trưởng đoàn Phạm Văn Đồng đề nghị vĩ tuyến 16, nhưng Pháp đòi vĩ tuyến 18. Ngày 19-7-1954, sau khi trao đổi với đoàn Liên Xô và Việt Nam, Trung Quốc xác nhận với đoàn Pháp lập trường về đường giới tuyến đặt ở Vĩ tuyến 17 trong khi Phạm Văn Đồng vẫn bảo lưu ý kiến Vĩ tuyến 16 (ghi theo tài liệu của Bộ Ngoại giao, Hiệp định Giơnevơ 50 năm nhìn lại, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008, tr. 52. Trong tài liệu này, NNC Nguyễn Phúc Luân bình luận: “Thực tế là đoàn ‘bạn bè’ đã thay ta và Campuchia, Lào đàm phán, mặc cả với đối phương trước lúc ta khẳng định được các phương án tối đa và tối thiểu của mình. Vì bị động nên ta chỉ đóng vai trò ‘tham khảo’ nhiều hơn là đóng vai trò quyết định với cương vị là nước tham chiến”)
=> Kết quả Hội nghị: Vào lúc 2 giờ 45 ngày 21-7-1954, Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký kết. Tuy nhiên, để M. France giữ lời hứa với Quốc hội Pháp sẽ giải quyết vấn đề Đông Dương trong vòng 1 tháng nên Hiệp định ghi là 20-7-1954.
- Theo điều 1 của Hiệp định, vĩ tuyến 17 sẽ là giới tuyến quân sự tạm thời để lực lượng của hai bên sau khi rút lui sẽ tập hợp ở bên này và bên kia giới tuyến ấy: Lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam ở phía Bắc giới tuyến, lực lượng Quân đội Liên hiệp Pháp ở phía Nam giới tuyến. Hai bên đều đồng ý có một khu phi quân sự hai bên giới tuyến, mỗi bên rộng nhất là 5 ki-lô-mét kể từ giới tuyến trở đi, khu phi quân sự này dùng để làm khu đệm và để tránh những việc xung đột. Bản Tuyên bố cuối cùng của Hiệp định được công bố lúc 15 giờ ngày 21-7-1954 quy định điều 6: “Hội nghị chứng nhận rằng mục đích căn bản của Hiệp định về Việt Nam là giải quyết các vấn đề quân sự để đình chỉ chiến sự và giới tuyến quân sự chỉ có tính chất tạm thời, không thể coi là một ranh giới về chính trị hay về lãnh thổ”.
- Đối với việc tổ chức tổng tuyển cử thống nhất đất nước ở Việt Nam, Điều 7 của bản Tuyên bố viết: “Hội nghị tuyên bố rằng đối với Việt Nam, việc giải quyết các vấn đề chính trị, thực hiện trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ… Cuộc tổng tuyển cử sẽ tổ chức vào tháng Bảy 1956… Kể từ ngày 20 tháng Bảy 1955, những nhà đương cục có thẩm quyền trong hai vùng sẽ có những cuộc gặp gỡ để thương lượng về vấn đề đó” (Bộ Ngoại giao, Sđd, tr. 314.)
Last edited: