Học xong ĐH, cử nhân lại học trung cấp

S

senvang24

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nếu bạn đang định hướng cho mình một con đường khác, học trung cấp nghề là một sự lựa chọn đúng đắn nhất. Hệ thống trường trung cấp đang dần ổn định và đào tạo mọi ngành nghề như tuyển sinh trung cấp dược, trung cấp nấu ăn, sư phạm, luật… Việc lựa chọn theo ngành nghề yêu thích của bạn trở nên dễ dàng hơn mà khi ra trường bạn đã có những kinh nghiệm nhất định khi được đào tạo thực hành ngay trong trường.

Học ‘lùi’ để có thể tìm việc dễ hơn

Từ xưa đến nay, mọi người đều nghĩ rằng học càng cao thì cơ hội tìm được việc làm càng nhiều. Thế nhưng rất nhiều cử nhân đại học, cao đẳng hiện nay lại đang phải học nghề, học trung cấp để tránh tình trạng thất nghiệp.

cunhan-6b72d.jpg

Nhiều thạc sỹ, cử nhân phải học trung cấp để tìm việc làm​

Tùng là một trường hợp như vậy. Cầm trong tay tấm bằng cử nhân khoa Quản trị kinh doanh của một trường Dân lập, dù rất cố gắng đi xin việc nhưng cậu vẫn chỉ nhận được cái lắc đầu của các nhà tuyển dụng. Nghe theo lời khuyên một người họ hàng, Tùng đã quyết định đăng ký học khóa sửa chữa ô tô của một trường trung cấp.

Không chỉ có cử nhân tốt nghiệp đại học, nhiều thạc sỹ cũng chọn con đường học ‘lùi’ để có được một chỗ đứng trong thị trường việc làm khắc nghiệt như hiện nay.

Xin việc nộp hồ sơ nhiều nơi nhưng vẫn không có việc làm, Minh được gia đình động viên học tiếp lên thạc sỹ. Ngày nhận được tấm bằng thạc sỹ trong tay, Minh hi vọng cậu sẽ dễ dàng tìm được một công việc như ý. Thế nhưng, hóa ra xin việc làm không đơn giản như Minh nghĩ. Nơi cậu muốn vào làm việc thì người ta không tuyển. Nơi đồng ý nhận Minh thì công việc không ổn định, thu nhập thấp lại khá vất vả. Hiện tại Minh đang theo học trung cấp ngành dược sĩ.

Dẫu biết rằng việc các em học sinh cố gắng vào được đại học, cao đẳng rồi sau khi tốt nghiệp lại quay lại học nghề, học trung cấp là sự tốn kém, lãng phí to lớn đối với gia đình và xã hội. Nhưng phải chăng đó cũng chính là hồi chuông báo động về chất lượng đào tạo cũng như mặt trái của việc chuộng bằng cấp hiện nay!
 
Top Bottom