Văn 11 Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách nhưng....

taurussa

Miss Cặp đôi mai mối được yêu thích nhất 2018
Thành viên
4 Tháng mười 2017
571
1,175
214
Thanh Hóa
thpt
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

câu 1 ac hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ giải thích ý kiến sau:" học vấn không chỉ là chuyện đọc sách nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn "
( bàn về đọc sách- chu quang tiềm)
câu 2 đoạn mở đầu tuyên ngôn độc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được viết: vừa khéo léo vừa kiên quyết lại hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc. Hãy phân tích để làm sáng tỏ điều đó.

cc tham khảo r góp ý hộ t với.
thanks nhiều ak
 
  • Like
Reactions: tienlong142

thienabc

Học sinh gương mẫu
Thành viên
19 Tháng sáu 2015
1,237
2,217
319
TP Hồ Chí Minh
Thcs Tân Bình
câu 1 ac hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ giải thích ý kiến sau:" học vấn không chỉ là chuyện đọc sách nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn "
( bàn về đọc sách- chu quang tiềm)
câu 2 đoạn mở đầu tuyên ngôn độc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được viết: vừa khéo léo vừa kiên quyết lại hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc. Hãy phân tích để làm sáng tỏ điều đó.

cc tham khảo r góp ý hộ t với.
thanks nhiều ak
  1. Đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ Tịch Hồ Chí Minh được viết rất cao tay: vừa khéo léo vừa kiên quyết lại hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc. Hãy phân tích để làm sáng tỏ điều đó. * Dàn bài chi tiết I. MỞ BÀI Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh được xem như là mẫu mực của loại văn nghị luận. Điều đó thể hiện rõ trong đoạn mở đầu được viết rất cao tay: vừa khéo léo vừa kiên quyết lại hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc. II. THÂN BÀI 1/ Nhiệm vụ của phần mở đầu một bản Tuyên ngôn là nêu nguyên lí làm cơ sở tư tưởng cho toàn bài. Nguyên lí của Tuyên ngôn độc lập là khẳng định quyền tự do độc lập của dân tộc. Nhưng ở đây Bác không nêu trực tiếp nguyên lí ấy mà lại dựa vào hai bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1791 để khẳng định “Quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” của tất cả các dân tộc trên thế giới. Đây chính là nghệ thuật “Lấy gậy ông đập lưng ông”. 2/ Bác đã khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc ta bằng chính những lời lẽcủa tổ tiên người Mĩ, người Pháp đã ghi lại trong hai bản Tuyên ngôn từng làm vẻ
  2. vang cho truyền thống tư tưởng và văn hóa của những dân tộc ấy. Cách viết như thế là vừa khéo léo vừa kiên quyết: - Khéo léo vì tỏ ra rất trân trọng những danh ngôn bất hủ của người Pháp, người Mĩ để “khoá miệng” bọn đế quốc Pháp, Mĩ đang âm mưu xâm lược và can thiệp vào nước ta (sự thật lịch sử đã chứng tỏ điều này). - Kiên quyết vì nhắc nhở họ đừng có phản bội tổ tiên mình, đừng có làm dấy bùn lên lá cờ nhân đạo của những cuộc cách mạng vĩ đại của nước Pháp, nước Mĩ, nếu nhất định tiến quân xâm lược Việt Nam. 3/ Đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam mà nhắc đến hai bản Tuyên ngôn nổi tiếng trong lịch sử của nhân loại của hai nước lớn như thế, thì cũng có nghĩa là đặt ba cuộc cách mạng ngang hàng nhau, ba nền độc lập ngang hàng nhau, ba bản Tuyên ngôn ngang hàng nhau (và thực sự, cuộc cách mạng tháng Tám 1945 đã giải quyết đúng nhiệm vụ của hai cuộc cách mạng của Mĩ (1776) và của Pháp (1791). - Sau khi nhắc đến những lời bất hủ trong bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ, Bác viết: “Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Ý kiến “Suy rộng ra”ấy quả là một đóng góp đầy ý nghĩa của Bác đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, nó như phát súng lệnh khởi đầu cho bão táp cách mạng ở các thuộc địa sẽ làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân trên khắp thế giới vào nửa sau thế kỉ XX (lịch sử cũng đã chứng tỏ điều này). III. KẾT BÀI
  3. Đoạn mở đầu Tuyên ngôn Độc lập của Bác chứa đựng một tư tưởng lớn với nhiều ý nghĩa sâu sắc, lại được viết bằng một nghệ thuật cao tay, mang sức thuyết phục mạnh mẽ. Đó là một đoạn mở đầu mẫu mực trong một bản Tuyên ngôn bất hủ *** Một số đề tương tự Đề : Phân tích ý nghĩa cách mở đầu của Tuyên ngôn độc lập. + Phân tích đề - Nội dung: ý nghĩa cách mở đầu của Tuyên ngôn độc lập - Hình thức: phân tích cụ thể. + Hướng dẫn: - Ý nghĩa phần mở đầu trong một tuyên ngôn: nêu những nguyên lí chung, cơ sở pháp lí của tuyên ngôn. - Ý nghĩa cách mở đầu của Tuyên ngôn độc lập: • Mô tả (mở đầu như thế nào) • Ý nghĩa (trọng tâm) • Trích dẫn sáng tạo - Đánh giá: • Khẳng định: cách mở đầu xúc tích, khéo léo, sáng tạo.
  4. • Mở đầu cho hệ thống lập luận chặt chẽ của tác phẩm. *** Đề : Phân tích phần mở đầu bản "Tuyên ngôn Độc lập" để làm nổi bật giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài làm Bản "Tuyên ngôn Độc lập" ngày 2.9.1945 là một văn kiện có giá trị và ý nghĩa lịch sử to lớn: tuyên bố thủ tiêu chế độ thực dân và phong kiến trên đất nước ta, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra kỉ nguyên mới độc lập, tự do của dân tộc. Bản "Tuyên ngôn Độc lập", do Hồ Chí Minh soạn thảo, trong đoạn văn mở đầu có giá trị nổi bật về tư tưởng và nghệ thuật lập luận, tiêu biểu cho phong cách chính luận của Người. 1. Về nội dung tư tưởng, Hồ Chí Minh đã chỉ ra và khẳng định: quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền được tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc là những quyền thiêng liêng của con người "không ai có thể xâm phạm được". Nhân quyền là cao cả thiêng liêng, bởi lẽ"Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi". Nội dung tư tưởng của đoạn văn mở đầu bản "Tuyên ngôn Độc lập" càng trở nên sâu sắc vì từ những quyền thiêng liêng của con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh nâng lên quyền của các dân tộc: "tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do". Tư tưởng vĩ đại
  5. ấy không chỉ thể hiện khát vọng về độc lập tự do của nhân dân ta mà còn phản ánh khát vọng của các dân tộc nhược tiểu, phản ánh xu thế giải phóng dân tộc sau thế chiến thứ hai. Đó là "cống hiến nổi tiếng của Cụ Hồ Chí Minh" (Giáo sư Singô Sibata - Nhật Bản). 2. Nghệ thuật lập luận trong đoạn mở đầu cũng rất đặc sắc. "Tuyên ngôn Độc lập" có kết cấu 3 phần rất chặt chẽ: định đề - phản đề - tuyên bố. Ở phần định đề, Hồ Chí Minh trích dẫn hai đoạn văn tiêu biểu nhất nói về nhân quyền và dân quyền trong bản "Tuyên ngôn Độc lập" năm 1776 của nước Mĩ và bản "Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp" năm 1791. Mĩ và Pháp là hai quốc gia vĩ đại; nhân quyền và dân quyền là tư tưởng vĩ đại, là khát vọng của con người, là chân lí có ý nghĩa phổ quát, không ai có thể chối cãi được. Cách trích dẫn của Bác rất chuẩn mực theo thứ tự thời gian (1776-1791), trên hai châu lục khác nhau (châu Mĩ, châu Âu), hai quốc gia khác nhau (nước Mĩ, nước Pháp), nhưng lại tương đồng về tư tưởng nhân quyền và dân quyền. Từ quyền thiêng liêng của con người, Hồ Chí Minh "suy rộng ra" nói đến quyền tự quyết của các dân tộc. Từ trích dẫn đi đến khẳng định: "Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được". Cách lập luận ấy rất chặt chẽ, đanh thép, giàu sức thuyết phục. Nghệ thuật trích dẫn của Hồ Chí Minh đã chỉ ra khát vọng về độc lập tự do của nhân dân ta, ca ngợi tầm vóc vĩ đại của cuộc Cách mạng tháng Tám. Người vừa tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của các dân tộc trên thế giới, đồng thời ngầm cảnh báo những âm mưu đen tối của thực dân Pháp và bọn đế quốc rằng, chúng xâm
  6. lược nước ta là chính chúng đã chà đạp lên nhân quyền và quyền tự quyết của các dân tộc. Cách mở bài rất đặc sắc, vì từ định đề mà chuyển sang phần phản đề, Hồ Chí Minh đã vạch trần bộ mặt xảo quyệt thâm độc của thực dân Pháp "lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta" trong suốt 80 năm trời, gây ra bao tội ác ghê tởm về chính trị, về kinh tế... Cách lập luận như thế rất chặt chẽ và hùng hồn. Qua phần mở đầu "Tuyên ngôn Độc lập", ta còn thấy văn phong đặc sắc của Hồ Chí Minh: ngắn gọn, súc tích, thấm thía, rung động lòng người. "Tuyên ngôn Độc lập" là "lời Non Nước" cao cả và thiêng liêng.
  7. #net hay hì like
 

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
27
Ninh Bình
câu 1 ac hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ giải thích ý kiến sau:" học vấn không chỉ là chuyện đọc sách nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn "
- Mở bài: Giới thiệu về sách và khái lược về vai trò/vị trí của sách đối với con đường học vấn ~> Trích dẫn nhận định của Chu Quang Tiềm ( Bàn về mối tương quan về học vấn và sách, Chu Quang Tiềm cho rằng:"......")
- Thân bài
+ Giải thích, cắt nghĩa câu nói : Học vấn là gì ? ( Học vấn là những hiểu biết được lĩnh hội thông qua các quá trình trải nghiệm khác nhau như tìm hiểu tri thưc qua sách báo, đời sống thực tế, xã hội....) Trên con đường học vấn,không chỉ thông qua đọc sách là phương pháp duy nhấ nhưng đọc sách đóng vai trò quan trọng
~> Nhận định quan điểm của Chu Quang tiềm: Vai trò quan trong về việc đọc sách đối với con đường học vấn
+ Lí giải, bàn luận vì sao đọc sách vẫn là con đường quan trọng của đọc sách
+ Bàn luận -mở rộng: Cần có phương pháp đọc sách hiệu quả, có ích, phù hợp với nhu cầu của bản thân,phê phán bộ phận chưa thấy tầm quan trọng của đọc sách, đọc sách vô bổ, không thây được giá trị của việc đọc sách
- Kết bài: Khẳng định lại vấn đề, rút ra bài học nhận thức và hành động
 
  • Like
Reactions: Ocmaxcute
Top Bottom