Sử 12 Học và ôn thi môn lịch sử tốt nhất

T

thanhthuytu

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Làm thế nào để học tốt môn Sử và làm bài đạt điểm cao, PGS.TS Nguyễn Ngọc Cơ, phó Chủ nhiệm khoa Sử trường ĐH Sư phạm I Hà Nội cho biết:

1. Phải thổi hồn vào những con số

Với lịch sử không nên học thuộc từng câu, từng chữ, từng từ vì như thế là không cần thiết, tuy nhiên, phải nhớ mốc lịch sử đó là ngày, tháng, năm nào. Người học sinh phải hiểu sự kiện ấy có ý nghĩa như thế nào và thổi hồn vào những con số, ngày tháng ấy chứ không phải trình bày một cách khô khan, vô nghĩa. Các em khó đạt được điểm cao nếu chỉ đưa ra con số, số liệu mà không có phân tích, chứng minh.

Học Sử, các em nên chia từng thời kỳ và trong từng thời kỳ phải định ra những sự kiện chứ không nên học thuộc máy móc theo sách giáo khoa. Tuy các tri thức được cung cấp đầy đủ trong SGK nhưng người học phải sắp xếp các kiến thức ấy vào đúng nội dung, yêu cầu câu hỏi đưa ra.

Ví dụ: Giai đoạn lịch sử từ 1919 - 1945, có 2 thời kỳ trước khi có Đảng lãnh đạo và sau khi có Đảng lãnh đạo thì mỗi quá trình diễn ra như thế nào, và 1945 trở đi có sự kiện gì... Học sinh phải hiểu được nguyên nhân, tiến trình, đường lối, sự phát triển của sự kiện.

2. Đừng học vẹt

Đừng coi Sử là môn phụ. Sử phải học thường xuyên để ngấm sâu vào nhận thức của từng người. Phải chọn vấn đề để học, phải hiểu vấn đề để nắm vững then chốt của vấn đề và vận dụng linh hoạt trong bài làm vì đề thi trong những năm gần đây đều thiên về dạng bài có phân tích và tổng hợp. Trong quá trình làm bài không nên sa đà vào sự kiện mà phải nêu bật được tính khái quát của vấn đề. Do vậy, yêu cầu học sinh phải nắm đại thể và biết khái quát vấn đề, quan trọng nhất là nắm chắc câu hỏi.

Hiện nay học sinh yếu nhất là nắm vấn đề và cách trình bày. Do vậy phải nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa nhưng đặc biệt không nên học thuộc. Học theo vấn đề để hiểu vấn đề.

3. Làm thế nào để bài thi môn Sử đạt kết quả tốt?

Thứ nhất: Các em nên đi thẳng vào vấn đề mà câu hỏi đưa ra.

Thứ hai: Với học sinh khá hơn thì làm bài có tuần tự, đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết thúc vấn đề bởi đó là lôgíc vấn đề của lịch sử mà chúng ta không thể bỏ qua. Thí sinh làm bài với kiểu này thường có điểm cao hơn.

Thứ ba: Đối với một số câu hỏi yêu cầu học sinh phải có nhận thức một cách chính xác. Với loại câu hỏi này, không nên trả lời loanh quanh. Chẳng hạn như, câu hỏi "Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam chuyển hoàn toàn từ tự phát sang tự giác?" chỉ đòi hỏi học sinh trả lời sự ra đời của Đảng năm 1930, đánh dấu quá trình chuyển từ tự phát sang tự giác của công nhân Việt Nam. Học sinh không nhận thức được điều đó thì trả lời loanh quanh là suốt từ quá trình công nhân Việt Nam ra đời, thậm chí còn phát triển sai là phong trào công nhân Ba Son. Như vậy điểm rất thấp.

Về đề thi, cần lưu ý: Những người ra đề thường theo nguyên tắc chung của Bộ ra đề phải nằm trong chương trình THPT, không có đề nào nằm ngoài chương trình, thường chương trình lớp 12 chiếm 80 - 90% trong đề thi. Nhưng với lịch sử không nên học tủ vì câu hỏi thường hay lôgíc với nhau.

Đối với lịch sử thế giới, phạm vi ra đề thường từ năm 1945 trở lại đây. Học sinh cũng nên chú ý tới lịch sử thế giới vì phần này không phải phân tích nhiều, dễ "ăn" điểm.

Chúc các em học tốt và đạt kết quả cao trong các kì thi!

(Theo Dân trí)
 
C

chinh1993

cach hoc tot lich su

xjn chao .cac ban co the jup mjnh ve cach nho mon su ko.khoj luong su wa nhjeu lajkem theo nhjeu su kjen cung xay ra nen de gay nham lan dac bjet la mot so bai daj va cac moc lich su kho nho .cam on nhju nha:)
@:Chú ý viết TViệt có dấu nhé!
 
Last edited by a moderator:
T

th3_l0rd_0f_th3_sky

1, MUỐN HỌC GIỎI SỬ NHẤT QUYẾT PHẢI CÓ LÒNG SAY MÊ ( CŨNG NHƯ CÁC MÔN KHÁC).HỌC KHÔNG CHỈ VÌ MUỐN VÀO ĐƯỢC SƯ PHẠM SỬ , VÀO BÁO CHÍ... MÀ HỌC SỬ ĐỂ YÊU CUỘC SỐNG, TÌM HIỂU CÁC QUY LUẬT VÀ ĐỂ ĐỪNG BAO GIỜ MẮC PHẢI NHỮNG SAI LẦM TRONG QUÁ KHỨ...
2, HỌC SỬ PHẢI CÓ LÒNG YÊU ĐẤT NƯỚC CON NGƯỜI, CÓ CÁI NHÌN KHÁCH QUAN
3, NẾU BẠN MỚI BẮT ĐẦU HỌC SỬ, BẠN KHÔNG CẦN TÌM ĐỌC CÁC SÁCH GÌ CAO SIÊU LẮM ĐÂU. CHỈ CẦN CHÚ Ý LÁNG NGHE LỜI THẦY CÔ. HIỆN NAY CÓ RẤT NHIỀU Ý KIẾN KHÁC NHAU VỀ CÁC SỰ KIỆN LỊCH SỬ, CHO NÊN LỜI GIẢNG CỦA CÁC THẦY CÔ LÀ RẤT ĐÁNG QUÝ. NÓ SẼ HƯỚNG BẠN TỚI 1 LỐI ĐI ĐÚNG
4, NÊN CHĂM CHỈ VIẾT BÀI , ĐÔI KHI BẠN CÓ THỂ TỰ TÌM ĐỀ ĐỂ VIẾT RỒI ĐƯA CHO THẤY CÔ SỬA CHỮA, RỒI VIẾT LẠI ĐẾN KHI NHUẦN NHUYỄN . CÁCH NÀY GIÚP TĂNG KHẢ NĂNG TRÌNH BÀY , DIỄN ĐẠT CỦA BẠN VÀ TẠO NÊN KỸ NĂNG ỨNG PHÓ TỐT VỚI MỌI LOẠI ĐỀ.
5, KHI VIẾT BÀI NHỚ LẬP DÀN Ý. NẾU LÀM BÀI Ở NHÀ THÌ TRƯỚC HẾT HÃY LẬP DÀN Ý CHI TIẾT, GHI RÕ CÁC MỤC I, II,1 , a, b, *... VÀ NHỚ GIỮ LẠI CÁC DÀN Ý ĐÓ NHÉ. NÓ SẼ LÀ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP RẤT TỐT CHO BẠN ĐẤY.
6, TRONG BÀI VIẾT , HẠN CHẾ ĐƯA CÁC Ý KIẾN BÌNH LUẬN CỦA GIÁO SƯ NÀY, GIÁO SƯ KIA... NÓ SẼ LÀM LOÃNG BÀI. BẠN NÊN PHÁT HUY TÍNH SÁNG TẠO BẰNG CÁCH MẠNH DẠN PHÁT BIỂU Ý KIẾN CỦA MÌNH , MIỄN LÀ Ý KIẾN ĐỪNG "PHẢN ĐỘNG "LÀ ĐƯỢC. DÙ ĐÚNG DÙ SAI NGƯỜI CHẤM BÀI CŨNG SẼ RẤT HOAN NGHÊNG Ý KIẾN CỦA BẠN CHỨ.
7, À QUÊN MẤT, 3 ĐIẾU VÔ CÙNG CẦN THIẾT LÀ CHỮ PHẢI ĐẸP , VIẾT NHANH VÀ PHÂN CHIA THỜI GIAN LÀM BÀI TRONG GIỜ HỢP LÝ( TRUNG BÌNH, 1 BÀI 5 ĐIÊMCHỈ VIẾT DƯỚI 20 PHÚT). À, NẾU CHỮ KHÔNG ĐẸP THÌ PHẢI TRÌNH BÀY SÁNG SỦA HOẶC BẠN NÊN MUA VỞ TẬP VIẾT LỚP2 VỀ LUYỆN VIẾT( RẤT HỮU HIỆU ĐÓ!)
8, KHI ĐÃ HỌC KHÁ MÔN SỬ RỒI, BẠN CÓ THỂ TÌM ĐỌC CÁC SÁCH NHƯ: LỊCH SỬ VN ĐẠI CƯƠNG(3 TẬP), LỊCH SỬ TG ĐẠI CƯƠNG (3 TẬP), NHỮNG SỰ KIỆN LỊCH SỬ VN/ TG, SÁCH CỦA NHÀ XUẤT BẢN QUÂN ĐỘIVN, NHỮNG BÀI ĐẠT GIẢI TRONG KÌ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỊCH SỬ ( PHAN NGỌC LIÊN)...
NẾU BẠN ĐỖ VÀO ĐỘI TUYỂN QUỐC GIA BẠN NÊN ĐỂ Ý TỚI CÁC VĂN KIỆN CÁC KÌ HỌP QUỐC HỘI GẦN ĐÂY
9, TÌM HIỂU KINH NGHIỆM CÁC ANH CHỊ ĐI TRƯỚC, HOẶC ĐỌC SÁCH CỦA THẰY PHAN NGỌC LIÊN Ở TRÊN CÓ NÊU NHIỀU KINH NGHIỆM LÀM BÀI, HOẶC GỌI ĐIỆN TỚI TỔNG ĐÀI 8011080
10, KHI LÀM BÀI NÊN CHO THÊM 1 ÍT THƠ VÀO NHÉ. NÓ SẼ TẠO DẤU ẤN CỦA RIÊNG BẠN VÀ BÀI VIẾT SẼ TRUYỀN CẢM HƠN. NÊN ĐƯA THƠ CỦA TỐ HỮU VÀ CHẾ LAN VIÊN . NHƯNG ÍT THÔI NHÉ KHÔNG NGƯỜI TA LẠI CƯỜI CHO.
11, ĐIỀU KHÔNG THỂ TÁCH RỜI KHỎI HỌC SỬ LÀ CHĂM CHỈ, KIÊN NHẪN, HAM TÌM HIỂU.
 
Y

you_you_you

cách học của mình là đọc trước bài, sau khi học xong bài đó trên lớp thì vẽ sơ đồ tư duy, việc đó sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn

còn muốn học giỏi. và làm tốt bài thi để đạt điểm cao, thì mình có cách học đấy! bạn thuẻ áp dụng xem nhé:

1. căn tg hợp lí cho từng câu hỏi
2.nội dung gồm: câu hỏi lí thuyết
- lập niên biểu bảng
- giải thích một sự kiện, liên hệ thực tế
khi làm bài: ghi rõ vấn đề cơ bản được trình bày, hững sự kiện không thể thiếu( có đè cương sơ lược. tập chung giải quyết một số vấn đề trong câu)
3. nắm vững nội dung lịch sử( thông thái tiếp cận, ghi nhớ tài liẹu để hiểu)
4. khi nói đến lịch sử vn. cần thêm vào những vấn đề của thế giới có liên quan ảnh huqoqngr trực tiếp đến cách mạng vn
5. tổng kết vấn đề xảy ra cùng một tg
8. rèn lyện pp giải quyết các bài tập lịch sử
- khái quát một giai đoạn lịch sử cụ thể
-làm nhiều bài tập thực hành

b phải làm nhiều bt trong sgk,sbt.... quan trọng và cơ bản nhất là phải học thuộc và nắm vững kiến thức.của mỗi bài
 
H

hoanghonam1989

cach hoc cua minh la doc truoc bai len lop ban co tap trung nghe dang va doc lai vai cu khi len lop
 
L

leanh1993vt

1.lập nên biểu lịch sử theo mô hình sau : sự kiện - ngày tháng - nội dung ( diễn biến) -ý nghĩa và nguyên nhân
2. đọc thật kĩ niên biểu vừa lập ( nhớ chính xác ngày tháng sự kiện)
3. Bạn đưa ra những nhận định của mình dưới con mắt khách quan và hiểu thật sâu cái cốt lõi của sự kiện đó.
4. Tìm và làm thử các đề rồi nhờ ai đó có chuyên môn chấm cho.
5.Phần nguyên nhân các sự kiện nên chú ý (sk) như chiến thắng điện biên phủ cần :1, có sự chỉ đạo sáng suốt của đảng 2, nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước sau đó nhớ được cái gì khác thì thêm vào
6. Tìm và đọc thật nhiều tài liệu lịch sử có tính tin cậy cao , xem nhiều phim tư liệu lịch sử.

Mình đã học theo cách đó suốt 3 năm học cấp 3 , chưa năm nào phẩy tb (thực chất nha ) dưới 7.5 .
Hy vọng mình có thể giúp ai đó học tốt môn này !
 
N

ninhcb01

Trình bày môn sử có được gạch đầu dòng không mọi người?? hay trình bày như một bài văn hoàn chỉnh?
 
C

crazyfrog

Trình bày môn sử có được gạch đầu dòng không mọi người?? hay trình bày như một bài văn hoàn chỉnh?
Lời khuyên chân thành !
Khi em đi thi ĐH-CĐ môn Lịch sử em nên trình bày thành đoạn văn Tổng - phân - hợp như vậy sẽ giúp cho bài thi đỡ khô khan và thể hiện được mình là người học chứ không phải người chép !
Chúc em có kết quả tốt !
 
I

ilovemyfriendforever

Trình bày môn sử có được gạch đầu dòng không mọi người?? hay trình bày như một bài văn hoàn chỉnh?



Đi thi ĐHọc ko nên gạch đầu dòng,như anh crazy đã nói,nên trình bày có Mở-Thân-Kết rõ ràng.
Trong đó:
-Mở bài:Nêu tóm lược nhữg ý mình sẽ nói trong thân bài(tức Tổng)
-Thân bài:Nêu hoặc phân tích các ý định làm(Phân)
-Kết bài:Tổng hợp lại các ý đã nói.(hợp)
Chú ý:Mở và kết bài nên viết theo ý hiểu của mình(nếu được),nêu ra được nhữg nhận định của cá nhân sẽ được khuyến khích điểm,đồng thời tạo được “cảm hứng” và thiện cảm với người chấm bài.
 
M

minhtuan_94

Ôn thi môn lịch sử hiệu quả

Có người cho rằng môn Lịch sử là môn chỉ cần học thuộc lòng như sách giáo khoa là có thể đáp ứng được mọi kì thi. Quan niệm đó hoàn toàn sai lầm. Nếu vậy, người học chỉ cần mua SGK về học thuộc tại nhà, mà không cần tới trường. “Học vẹt” là một hiện tượng cần chống trong toàn bộ quá trình dạy và học, cũng như trong kiểm tra, đánh giá việc học.


PGS.TS Vũ Quang Hiển (Khoa Lịch sử – Trường ĐHKHXH&NV) đã có những tư vấn chi tiết cho các bạn học sinh về cách học và các kĩ năng làm bài thi môn Lịch sử.

* Trong quá trình ôn tập môn lịch sử, HS cần lưu ý những gì?

Các hình thức kiểm tra, đánh giá năng lực học tập của học sinh hiện nay được xây dựng hướng tới việc đánh giá sự thông hiểu và vận dụng kiến thức, tức là biết lựa chọn, phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá các sự kiện và quá trình lịch sử.

Trong quá trình ôn tập môn lịch sử ở bậc THPT, học sinh cần chú ý một số điểm như sau:

Mỗi sự kiện hoặc quá trình lịch sử đều gắn với một hoàn cảnh nhất định, tức là nó chịu sự chi phối của những điều kiện cụ thể.
Các sự kiện, các khía cạnh của mỗi sự kiện hoặc quá trình lịch sử không diễn ra độc lập bên cạnh nhau, hoặc kế tiếp nhau, mà có liên quan với nhau trong không gian và thời gian nhất định.
Một sự kiện lịch sử có thể diễn ra trong một thời điểm, nhưng cũng có thể diễn ra trong một khoảng thời gian dài, được trình bày trong những bài khác nhau của SGK.
Mỗi sự kiện lịch sử đều có nguyên nhân, nội dung, kết quả, ý nghĩa riêng. Có sự kiện bao gồm nội dung, nhưng cũng có những nội dung bao gồm nhiều sự kiện.
* HS cần ôn tập như thế nào?
Hiểu biết, khám phá và sáng tạo là phong cách học lịch sử. Khi ôn tập môn lịch sử, các bạn phải luôn tự đặt và trả lời ba loại câu hỏi cơ bản:
“… như thế nào?” (trình bày, nêu, khái quát, tóm tắt)
“Tại sao?” (giải thích)
“Phân tích” (vừa trình bày, vừa giải thích, chứng minh, so sánh, đánh giá, phê phán)
Học sinh cần nói lại, hoặc viết ra giấy nội dung trả lời, không nên chỉ hình dung đại khái trong đầu. Khi viết, không được sử dụng tài liệu. Sau khi viết cần so sánh với các tài liệu để bổ sung những chỗ sai sót. Nếu sai sót nhiều thi cần học lại và viết lại.
Điều đáng chú ý là học sinh không bắt buộc phải trình bày mọi vấn đề lịch sử một cách máy móc, giống từng câu, từng chữ như SGK, mà có thể thay đổi câu chữ và bố cục, miễn là đảm bảo đúng nội dung. Mặt khác, có thể trình bày cả những kiến thức không có trong SGK.

* Mấy điểm cần lưu ý về kĩ năng làm bài

1- Phân tích câu hỏi trong đề thi

Phải đọc hết và hiểu chính xác từng chữ trong câu hỏi. Trong đề thi, một câu hỏi chặt chẽ sẽ không có từ nào là “thừa”. Đọc kĩ câu hỏi để xác định thời gian, không gian, nội dung lịch sử và yêu cầu của câu hỏi (trình bày, so sánh, giải thích, phân tích, đánh giá…)

2- Phân bố thời gian cho hợp lí.

Hãy căn cứ vào điểm số của từng câu mà tính thời gian, mỗi điểm khoảng 15 phút là phù hợp.

3- Lập dàn ý

Hãy coi mỗi câu hỏi như một bài viết ngắn, lập dàn ý, xác định những ý chính và trình tự của các ý. Sau đó hãy “mở bài”, đừng mất nhiều thời gian suy nghĩ về “mở bài”. Khi đã xác định đúng nội dung sẽ biết mở bài thế nào, và nên mở bài trực tiếp, ngắn gọn. Sau khi viết hết nội dung, khắc sẽ biết kết luận. Đừng nghĩ trước kết luận, và cũng chỉ nên kết luận thật ngắn gọn.
Về hình thức, không phải ai cũng viết được chữ đẹp, câu hay, nhưng hãy cố gắng viết cho rõ ràng, đúng câu, đúng chính tả, đừng dùng từ sáo rỗng, dài dòng, đừng viết tắt. Hãy luôn nhớ: Đúng, đủ, rõ ràng, thế là đã tốt; lời văn giản dị, thế đã là hay.

* Những lỗi cần tránh

1- Lạc đề, thừa hoặc thiếu kiến thức cơ bản.

Đây là lỗi khá phổ biến. Ví dụ, khi trả lời câu hỏi: Trình bày những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 20 của thế kỷ XX, đã có những trường hợp sai như sau: (1)Trình bày lại hoạt động tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1920 (lạc đề, sai kiến thức cơ bản, vì không xác định đúng thờì gian; (2) chỉ trình bày hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp và Liên Xô từ năm 1920 đến năm 1924 (sót kiến thức cơ bản, thiếu các sự kiện trong những năm 1924-1929); (3) Trình bày cả những sự không cần thiết từ năm 1917 đến năm 1919 (thừa).
Cũng có khi đề thi yêu cầu “giải thích” hoặc “phân tích”, nhưng bài làm chỉ “trình bày”.
Để khắc phục tình trạng trên, cần đọc kĩ đề thi, xác định rõ yêu cầu của đề và chuẩn bị dàn ý sơ lược trước khi viết bài.

2- Lẫn lộn sự kiện giữa các thời kì, giai đoạn lịch sử khác nhau.

Có thí sinh viết: “Một trong những điều kiện bùng nổ của phong trào cách mạng Việt Nam năm 1930 là có sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch” (Lúc đó chưa có Chính phủ, Hồ Chí Minh chưa làm chủ tịch). Hoặc là: “Chiến dịch Điện Biên Phủ đã đưa Cách mạng Tháng Tám đến thành công”. “Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công là nhờ có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Lao động Việt Nam” (năm 1951 Đảng mới có tên này).
Nguyên nhân chính là thiếu sự tỉnh táo, hoặc mất bình tĩnh, không suy xét trước khi viết. Cũng có khi do thói quen chủ quan, dẫn tới sai một cách vô thức.

3- Mặc định cái sau phải hoàn thiện hơn cái trước.

Có thí sinh viết: Luận cương chính trị tháng 10/1930 đã “phát triển và hoàn chỉnh” so với Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt do Hội nghị thành lập Đảng thông qua (đúng ra phải viết là “có hạn chế”). Nguyên nhân của lỗi này là chưa hiểu bài.

4- Ngoài ra, trong các bài làm, thí sinh thường hay mắc lỗi diễn đạt, viết sai chính tả, sai ngữ pháp.

Nguyên nhân chính là do thiếu sự rèn luyện trong quá trình học.

* Lưu ý riêng đối với các thí sinh tự do (đã học theo chương trình cũ)

Năm học 2008-2009, SGK lịch sử THPT đã thay xong, là cơ sở để dạy học và kiểm tra đánh giá. SGK mới không chỉ dừng ở mốc thời gian năm 1991, mà kéo dài tới năm 2000, với nội dung lịch sử tương ứng.
Nội dung, cấu trúc các chương, bài, sự kiện, câu hỏi ôn tập sau mỗi mục, bài trong sách mới cũng có những điểm khác với sách cũ.
Thí sinh tự do cần đọc SGK mới để cập nhật kiến thức. Nếu có điều chưa rõ, nên gặp các thấy, cô giáo để được giúp đỡ thêm.
Cuối cùng, đề thi chỉ là cái cân để ta kiểm tra kiến thức của mình. Hãy lo học, mà đừng lo thi. Mục đích học tập của chúng ta là để có kiến thức. Quyền lợi lớn nhất của người học là có nhiều kiến thức. Ham học sẽ thành công.
 
L

linhphoebe

Có người cho rằng môn Lịch sử là môn chỉ cần học thuộc lòng như sách giáo khoa là có thể đáp ứng được mọi kì thi ==> quá sai lầm ... nếu dễ thế thì " nhan sắc "ta đã ko tàn tạ như thế này !!!
 
Top Bottom