Theo mình thì nếu gặp từ mới như thế thì mình sẽ không ghi lại :33 Đa phần từ vựng mình chép vào là những từ mình nhìn thấy nó ít nhất 3 lần trong 1 video, 1 trang sách hay 1 bài đọc hiểu. Kiểu như cảm giác không nhớ cái từ đấy thì mình sẽ không hiểu hoặc hiểu sai ấy. Còn nếu cảm thấy nó chỉ là 1 cái từ thấy bất chợt, không đóng góp quá nhiều vào việc giải thích nghĩa của video hoặc đoạn văn mình đọc thì mình chỉ tra cho biết nghĩa, biết đọc cái từ đấy rồi để đó. Mình chỉ note những cái mình cảm thấy quan trọng nhất thôi vì không phải từ nào mình cũng cần phải học, mà việc chép quá nhiều khiến mình mỗi lần ôn lại là muốn vứt luôn quyển sổ, hơn nữa việc ôn quá nhiều khiến mình không những bị nản mà còn làm kém đi chất lượng ôn tập những từ vựng quan trọng khác.
Còn cách ghi chép của mình thì từ lúc lên lớp 11, mình hay dùng sổ Cornell để viết từ vựng. Bên trái thì mình sẽ viết 3 cái quan trọng nhất: từ mới - loại từ - phát âm, bên phải lần lượt mình sẽ ghi nghĩa -> ví dụ mà mình tự nghĩ ra -> synonyms - antonyms. Ở phần cuối của vở thì mình sẽ viết 1 đoạn văn be bé dùng được hết (hoặc đôi khi không hết được) để tự ôn lại từ vựng. Khi ôn thì mình che phía bên phải, chỉ nhìn bên trái rồi tự đọc to nghĩa theo cách nghĩ của mình. Nguyên tắc của mình là nghĩ và viết tất cả bằng tiếng Anh nên trong sổ của mình sẽ không bao giờ có tiếng Việt :33
Bạn có thể đọc thêm
[Ngoại ngữ] Tổng hợp Hướng dẫn viết luận theo chủ đề để vừa học thêm nhiều từ vựng bổ ích, vừa có bài tập và bài làm tham khảo để ôn từ vựng nè. Chúc bạn học tốt.