Sinh 12 Học thuyết tiến hoá

L

lamanhnt

Học thuyết Lamac
- Nguyên nhân phát sinh loài mới từ loài ban đầu do môi trường sống thay đổi chập chạm và liên tục.
- Cơ chế biến đổi loài này thành loài khác là: + Sinh vật chủ động thích ứng với môi trường . + Thay đổi tập quán hoạt động của các cơ quan.
- Cơ quan hoạt động nhiều → Phát triển. Cơ quan ít hoạt động → dần dần tiêu biến.
- Những tính trạng thích nghi được hình thành do sự thay đổi tập quán hoạt động của các cơ quan có khả năng di truyền được.
- Ngoại cảnh biến đổi chậm → Các SV thích nghi kịp thời, không có loài nào bị đào thải.
(còn tiếp)
 
L

lamanhnt

. Hạn chế của học thuyết Lamac:
- Ông cho rằng thường biến cũng có thể di truyền được → Không phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền.
- Sinh vật chủ động thích nghi với môi trường.
- Không thấy được vai trò của CLTN
. Học thuyết của Đacuyn:
1. Nội dung học thuyết
- Thế giới sinh vật thống nhất trong đa dạng.
+ Các loài sinh vật có nhiều đặc điểm giống nhau là do chúng được tiến hoá từ một tổ tiên chung
+ Sinh vật đa dạng là do có được những đặc điểm thích nghi với các môi trường sống khác nhau.
- Cơ chế tiến hoá dẫn đến hình thành loài là do CLTN.
+ CLTN là qúa trình đào thải các sinh vật có các biến bị không thích nghi và giữ lại các biến dị di truyền giúp sinh vật thích nghi.
+ Kết qủa cuả CLTN là hình thành nên các quần thể , loài có đặc điểm thích nhgi với môi trường.
2, Ưu điểm của học thuyết Đacuyn:
- Phát hiện ra 2 đặc tính cơ bản của sinh vật là di truyền và biến dị làm cơ sở cho tiến hoá.
- Giải thích thành công sự hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật.
- Xây dựng được luận điểm về nguồn gốc các loài, chứng minh được toàn bộ sinh giới ngày nay là kết qủa tiến hoà từ một gốc chung.
3 Hạn chế :
- Chưa hiểu rõ về nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền biến dị.
 
Top Bottom