[Học Lí 12] Nhóm học của mem 98

C

congratulation11

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hiện tại mình và 1 người bạn đang có ý định cùng học tập và trao đổi những vấn đề về Lí 12.

Topic phục vụ mục đích trên. Bạn nào cùng chí hướng thì tham gia nhé! :)

------------------------
Thang, đây là 2 bài tập phần dao động cơ của con lấc đơn và con lắc lò xo:

1. Một chất điểm dao động điều hòa theo Pt: $x=12. cos(10\pi t-\dfrac{\pi}{3})$ cm. Tính quãng đường ngắn nhất và dài nhất mà vật đi được trong $\dfrac{1}{4}$ chu kì.

2. Một con lắc lò xo có vật nặng khối lượng $m=400g$. Lò xo khối lượng không đáng kể, có $k=40N/m$. Kéo vật nặng ra cách VTCB 4cm và thả nhẹ. Chọn chiều (+|) cũng chiều với chiều kéo, gốc tg lúc thả vật. Viết PT dao động của vật nặng.

:D
 
T

thang271998

Hiện tại mình và 1 người bạn đang có ý định cùng học tập và trao đổi những vấn đề về Lí 12.

Topic phục vụ mục đích trên. Bạn nào cùng chí hướng thì tham gia nhé! :)

------------------------
Thang, đây là 2 bài tập phần dao động cơ của con lấc đơn và con lắc lò xo:

1. Một chất điểm dao động điều hòa theo Pt: $x=12. cos(10\pi t-\dfrac{\pi}{3})$ cm. Tính quãng đường ngắn nhất và dài nhất mà vật đi được trong $\dfrac{1}{4}$ chu kì.

2. Một con lắc lò xo có vật nặng khối lượng $m=400g$. Lò xo khối lượng không đáng kể, có $k=40N/m$. Kéo vật nặng ra cách VTCB 4cm và thả nhẹ. Chọn chiều (+|) cũng chiều với chiều kéo, gốc tg lúc thả vật. Viết PT dao động của vật nặng.

:D
Bài 1:
ADCT: $S_{MAX}=2A.sin(\frac{\Delta L}{2}$
$S_{MIN}=2A(1-cos(\frac{\Delta L}{2})$
$\Delta L$ dễ tính rồi
Bài 2:
Tính omega
tại t=0---) góc phi( hoặc dùng đường tròn lượng giác)
Viết pt
 
C

congratulation11

Vì mình thấy mấy bài cơ bản thắng làm ok rồi nên hôm nay lục kho lấy ra mấy bài này. Anh em chém thoải mái nhé. Có gì băn khoăn chúng ta sẽ cũng trao đổi. Bí quá thì bắt bẻ 2 đại sư huynh là có ngay lời giải mà.

Chúng ta luyện bài về con lắc lò xo nhé!

*** Dạng bài về chu kì và tần số con lắc lò xo. (mấy bài này chỉ cần thuộc công thức kĩ là ok, tạm thời vậy tại trong sách mình đa số là cơ bản)

*** Dạng chứng minh chuyển động của vật là dao động điều hòa.

1. Vật có khối lượng m có thể trượt không ma sát trên mp. Lò xo có độ cứng $k=1N.cm^{-1}$ được giữ cố định ở một đầu. Gắn vật vào đầu kia của lò xo.
Dời vật khỏi vị trí cân bằng theo phương của trục lò xo và buông không vận tốc đầu. Chứng minh vật dao động điều hòa và tính chu kì dao động trong hai trường hợp:
a) Mp nghiêng góc $\alpha$ so với mp ngang.
b) Lò xo treo thẳng đứng.

2. Lò xo có độ cứng $k=80N.m^{-1}$, vật có $m=200g$. Một đầu lò xo gắn với đất (dưới), đầu trên gắn với vật. Lò xo luôn được giữ thẳng đứng.
a) Tính độ biến dạng của lò xo
b) Từ VTCB, ấn nhẹ vật theo phương thẳng đứng xuống và buông. Chứng tỏ vật dao động điều hòa. Tính chu kì.

Cho $\pi=3,14,\ g=10$

Cũng không quá khó nên các bạn chém nhanh, mình sẽ thêm vài bài nâng cao nữa rồi nhảy sang dạng khác nhé!


Phương pháp chung
- Xác định lực tác dụng vào vật và VTCB.
- CM biểu thức tổng hợp lực ở vị trí vật có độ dịch $\vec x$ kể từ VTCB có dạng $\sum \vec F=-k\vec x$
- Áp dụng ĐL II để thiết lập PT chuyển động:
$-kx=mx"--> x"=-\omega^2x--> x=A\sin (\omega t+\varphi)$ với $\omega =\sqrt{\dfrac{m}{k}}$
--- Rồi kết luận. :D
 
Top Bottom