Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi tại box Văn, bạn hạn chế hỏi bài bằng hình ảnh để tụi mình hỗ trợ dễ dàng hơn nhé
Và đây là gợi ý của mình
Câu 2:
- Nội dung chính của lời phủ dụ của vua Quang Trung với binh sĩ trong cuộc duyệt binh ở Nghệ An:
+ Thông báo tình hình đất nước có giặc ngoại xâm
+ Khẳng định chủ quyền của dân tộc ta, lên án, tố cáo hành động xâm lăng phi nghĩa và dã tâm cướp nước ta của quân Thanh
+ Nhắc lại truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta
+ Kêu gọi quân sĩ đồng tâm hiệp lực chống lại kẻ thù, bảo vệ đất nước
+ Đề ra kỷ luật nghiêm minh
- Nhận xét về lời phủ dụ: lời phủ dụ binh lính của vua Quang Trung trong "Hoàng Lê Nhất Thống Chí" giống như một lời hịch ngắn gọn, kích thích mạnh mẽ lòng yêu nước của quân sĩ, đồng thời thể hiện rõ trí tuệ sáng suốt của người anh hùng áo vải cờ đào.
Câu 3:
Tác giả của "Hoàng Lê nhất thống chí" tuy làm quan nhà Lê nhưng lại viết rất hay về Quang Trung vì:
+ Họ là những tri thức phong kiến
+ Họ nhìn thấu sự hèn nhát của vua quan nhà Lê Chiêu Thống
+ Với tình yêu dân tộc, họ không thể nào không tôn vinh vị anh hùng yêu nước sâu sắc và tài ba, lập công lớn đối với đất nước
Câu 4: Dàn ý:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm (vì là đoạn quy nạp nên không đi thẳng vào vấn đề)
- Quang Trung ngay từ đầu đoạn trích đã thể hiện mình là một người có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén
- Trước tiên, ta thấy Quang Trung sáng suốt trong việc lên ngôi hoàng đế. Ngay từ khi nhận được tin giặc chiếm Thăng Long ông không hề nao núng mà định "thân chinh cầm quân đi ngay" nhưng với trí tuệ sáng suốt, Quang Trung đã hoãn lại để tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế, chính thống danh vị. Việc lên ngôi lúc này là thực sự cần thiết không chỉ để chính vị hiệu mà còn hội tụ anh tài, yên kẻ phản trắc và giữ lấy lòng người
- Quang Trung còn sáng suốt trong việc nhận định tình hình giữa địch và ta. Sự nhận định ấy được thể hiện rõ nhất trong lời phủ dụ: ngắn gọn mà ý tứ sâu xa
- Không những thế, ông còn sáng suốt trong việc xét đoán bề tôi. Quang Trung hiểu được chỗ mạnh điểm yếu của hai tướng Sở, Lân. Đồng thời đánh giá cao Ngô Thì Nhậm và còn định dùng tài ăn nói của Nhậm vào việc ngoại giao với nhà Thanh sau này, tránh việc binh đao
=> Hồi thứ 14 của tác phẩm "Hoàng Lê nhất thống chí" đã khắc hoạ một cách chân thực và sinh động trí tuệ nhạy bén, sáng suốt của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ đã
Đoạn văn mẫu:
Đoạn trích hồi thứ 14 "Hoàng Lê nhất thống chí" của nhóm tác giả Ngô gia văn phái đã cho thấy sự sáng suốt nhạy bén của Quang Trung. Ngay từ đầu đoạn trích, Quang Trung đã cho thấy mình là một người có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén khi không vội vã dẫn quân đi đánh giặc trong lúc nóng giận. Trước tiên, ông lên ngôi hoàng đế, ngay từ khi nhận được tin giặc chiếm Thăng Long ông không hề nao núng mà định "thân chinh cầm quân đi ngay" nhưng với trí tuệ sáng suốt, Quang Trung đã hoãn lại để tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế, chính thống danh vị. Việc lên ngôi lúc này là thực sự cần thiết không chỉ để chính vị hiệu mà còn hội tụ anh tài, yên kẻ phản trắc và giữ lấy lòng người. Quang Trung còn sáng suốt trong việc nhận định tình hình giữa địch và ta. Sự nhận định ấy được thể hiện rõ nhất trong lời phủ dụ ngắn gọn mà ý tứ sâu xa. Không những thế, ông còn sáng suốt trong việc xét đoán bề tôi. Quang Trung hiểu được chỗ mạnh điểm yếu của hai tướng Sở, Lân. Đồng thời đánh giá cao Ngô Thì Nhậm và còn nói sẽ định dùng tài ăn nói của Nhậm vào việc ngoại giao với nhà Thanh sau này, tránh việc binh đao. Với sự sáng suốt ấy, Quang Trung đã khẳng định chắc như đinh đóng cột: "phương lược tiến đánh đã có tính sẵn, chẳng qua mươi ngày có thể đánh đuổi giặc Thanh". Tóm lại, chỉ với vài chi tiết, tác giả đã khắc hoạ một bức chân dung chân thực về người anh hùng áo vải Quang Trung, tất cả đều cho thấy một người anh hùng yêu nước tha thiết làm sao!
Chú thích:
Phần màu đỏ: câu dẫn gián tiếp
Phần in nghiêng + gạch chân: câu dẫn trực tiếp