đây là đề thi năm 2014 hoá đó b
bài đấy sai r b
) : Cho hỗn hợp X gồm Al và Mg tác dụng với 1 lít dung dịch gồm AgNO3 a mol/l và Cu(NO3)2 2a mol/l, thu được 45,2 gam chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), thu được 7,84 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là
A. 0,15.
B. 0,30.
C. 0,20.
D. 0,25.
Khi cho hh X tác dụng với dd chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 sẽ xảy ra phản ứng Mg, Al đẩy Cu và Ag ra khỏi dung dịch muối nên chất rắn Y thu được sẽ chứa các kim loại: Ag có thể có Cu và cũng có thể có thêm Mg, Al nếu 2 kim loại này dư. Như vậy thành phần của hỗn hợp rắn Y có nhiều khả năng khác nhau có thể xảy ra. Ở đây ta nên tập trung xét khả năng xảy ra nhiều nhất là hh rắn chỉ có Ag và Cu (có nghĩa là Mg, Al phản ứng hết)
Ta có khối lượng hỗn hợp Y:
m(hh Y) = mCu + mAg = 64 * nCu + 108 * nAg = 45,2 (1)
Cho Y tác dụng với H2SO4:
Số mol e trao đổi = 2nCu + 1nAg = 2nSO2 = 2.0,35 = 0,7 (2)
Giải hệ (1) và (2) ta tìm được nAg = 0,3 mol; nCu = 0,2 mol
Giải hệ ra nghiệm nhưng ta phải kiểm tra xem nghiệm này có phù hợp với các dữ kiện bài cho không?
Theo bài cho nồng độ Cu(NO3)2 gấp 2 lần AgNO3 như vậy lượng Cu(NO3)2 vẫn còn dư sau phản ứng. Do đó kết quả trên là hợp lí, hỗn hợp Mg, Al đã phản ứng hết với Ag+, đến lượt Cu2+ thì mới phản ứng được 0.2 mol thì hết, còn lại 0.4 mol dư.
(Chú ý: nếu giải hệ ra nghiệm âm hoặc nCu > 2nAg thì nghiệm sẽ không phù hợp)
Như vậy ta có nAgNO3 = nAg = 0,3 mol
Đáp án B. a = 0,3