[Hoá12]Vài câu khó trong đề Chuyên Ng.Huệ <tiêu đề>_Yumi_

M

milkyunique

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Hòa tan hết 6,08 gam hỗn hợp gồm Cu, Fe bằng dung dịch HNO3 thu được dung dịch X và 1,792 lít NO (đktc). Thêm từ từ 2,88 gam bột Mg vào dung dịch X đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,448 lít NO (đktc), dung dịch Y và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là :

A. 4,96 gam B. 3,84 gam C. 6,4 gam D. 4,4 gam

Câu 2: Hòa tan hết 10,24 gam Cu bằng 200 ml dung dịch HNO3 3M được dung dịch A. Thêm 400 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch A. Lọc bỏ kết tủa, cô cạn dung dịch rồi nung chất rắn đến khối lượng không đổi thu được 26,44 gam chất rắn. Số mol HNO3 đã phản ứng với Cu là
A. 0,48 mol B. 0,58 mol C. 0,56 mol D. 0,4 mol

Câu 3: Lắc 13,14 gam Cu với 250 ml dung dịch AgNO3 0,6M một thời gian thu được 22,56 gam chất rắn A và dung dịch B. Nhúng thanh kim loại M nặng 15,45 gam vào dung dịch B khuấy đều đến khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch chỉ chứa một muối duy nhất và 17,355 gam chất rắn Z. Kim loại M là:
A. Zn B. Mg C. Pb D. Fe

Câu 48: X là một tetrapeptit cấu tạo từ một amino axit (A) no, mạch hở có 1 nhóm –COOH; 1 nhóm –NH2. Trong A %N = 15,73% (về khối lượng). Thủy phân m gam X trong môi trường axit thu được 41,58 gam tripeptit; 25,6 gam đipeptit và 92,56 gam A. Giá trị của m là:
A. 149 gam B. 161 gam C. 143,45 gam D. 159 gam

Mấy câu này là trong đề thi thử đại học tháng 3 của trường chuyên Nguyễn Huệ mình làm hoài mà không ra các bạn giúp mình nha. Cám ơn trước hihi
 
G

giotbuonkhongten

Câu 1: Hòa tan hết 6,08 gam hỗn hợp gồm Cu, Fe bằng dung dịch HNO3 thu được dung dịch X và 1,792 lít NO (đktc). Thêm từ từ 2,88 gam bột Mg vào dung dịch X đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,448 lít NO (đktc), dung dịch Y và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là :

A. 4,96 gam B. 3,84 gam C. 6,4 gam D. 4,4 gam


nNO = 0,02 mol --> nMg pứ = 0,03 mol --> nMg pứ vs dd muối = 0,09 mol

nCu2+ = 0,06 mol, nFe3+ = 0,04 mol

2Fe3+ + Mg --> 2Fe2+ + Mg2+
0,04----- 0,02
Mg + Cu2+
0,06 --- 0,06
Mg + Fe2+
0,01 -- 0,01

--> m = 0,01.56 + 0,06.64 = 4,4g
-->m = 0,05.64 =







 
T

tieudao



Câu 2: Hòa tan hết 10,24 gam Cu bằng 200 ml dung dịch HNO3 3M được dung dịch A. Thêm 400 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch A. Lọc bỏ kết tủa, cô cạn dung dịch rồi nung chất rắn đến khối lượng không đổi thu được 26,44 gam chất rắn. Số mol HNO3 đã phản ứng với Cu là
A. 0,48 mol B. 0,58 mol C. 0,56 mol D. 0,4 mol

Mấy câu này là trong đề thi thử đại học tháng 3 của trường chuyên Nguyễn Huệ mình làm hoài mà không ra các bạn giúp mình nha. Cám ơn trước hihi

GiotBuon giải bài 1 rồi
m giải bài 2 nhé

nhận xét là Na đều chuyển thành NaNO3 hoặc NaOH dư
cô cạn dd lại tạo chất rắn nên chất rắn chỉ có thể là 2 chất đó
lập hệ giải được
nNaOH = 0.04
nNaNO3 = 0.36
bảo toàn n của NO3
suy ra n của N trong sản phẩm khử = 0.6-0.36=0.24
mặt khác Cu tan hết suy ra NO3- tạo muối là 0.32
=> HNO3 phản ứng là 0.24+0.32=0.56
Đáp án C

Đi thi gặp bài này thì chịu thật :)
Câu 3: Lắc 13,14(13.44 chứ nhỉ ?)gam Cu với 250 ml dung dịch AgNO3 0,6M một thời gian thu được 22,56 gam chất rắn A và dung dịch B. Nhúng thanh kim loại M nặng 15,45 gam vào dung dịch B khuấy đều đến khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch chỉ chứa một muối duy nhất và 17,355 gam chất rắn Z. Kim loại M là:
A. Zn B. Mg C. Pb D. Fe
Bài 3
sau 2 dữ kiện đầu suy ra dd B gồm
0.06 Cu(NO3)2
0.03 AgNO3
nhúng M vào
M dư hoặc hết
giải trường hợp M dư
vì nếu M thiếu, dd ko thể có 1 muối duy nhất
tính kết tủa tạo ra của Ag và Cu = 7.08
=> m của M tan = 7.08-(17.355-15.45)=5.175
lấy 5.175 chia 207 chẵn => lấy đáp án C
thử lại thấy M thỏa mãn M=34.5n với n là hóa trị
=> n = 6
Vô lý
suy ra đáp án C sai :D
Bài tiếp
Câu 48: X là một tetrapeptit cấu tạo từ một amino axit (A) no, mạch hở có 1 nhóm –COOH; 1 nhóm –NH2. Trong A %N = 15,73% (về khối lượng). Thủy phân m gam X trong môi trường axit thu được 41,58 gam tripeptit; 25,6 gam đipeptit và 92,56 gam A. Giá trị của m là:
A. 149 gam B. 161 gam C. 143,45 gam D. 159 gam

suy nghĩ mất 15 phút, kiểu này thì ... :(
tính tổng khối lượng sau khi thủy phân là 159.74
tính số mol từng cái
tri peptit : 0.18
đi peptit : 0.16
A :1.04
sinh ra 0.18 tri peptit và 0.18 A có 0.18 H2O
sinh ra 0.16 đipeptit có 0.08 H2O
còn lại 1.04-0.18=0.86 A, sinh ra từng đó mất 0.86/4*3 = 0.645 H2O
tổng H2O = 0.905H2O
tổng m H2O = 16.29
=> m X = 159.74- ans = 143.45
 
Last edited by a moderator:
M

mars.pipi

sau 2 dữ kiện đầu suy ra dd B gồm
0.06 Cu(NO3)2
0.03 AgNO3
nhúng M vào
M dư hoặc hết
giải trường hợp M dư
vì nếu M thiếu, dd ko thể có 1 muối duy nhất
tính kết tủa tạo ra của Ag và Cu = 7.08
=> m của M tan = 7.08-(17.355-15.45)=5.175
lấy 5.175 chia 207 chẵn => lấy đáp án C
thử lại thấy M thỏa mãn M=34.5n với n là hóa trị
=> n = 6
Vô lý
suy ra đáp án C sai
bài này số cho ko đc chẵn lắm nhưng đề ko sai. vì làm cuối cùng ra 64,946 =>Zn.
nCu=0,205
nAg+=0,15
Cu + 2Ag+ --->Cu2+ +2Ag
x-->2x--------->x--->2x
216x+64(0,205-x)=22,56
x=0,062=nCu2+
nAgdu=0,026
M +2Ag+ --->2Ag+ M2+
M+Cu2+ --->Cu+M2+
sau pu tạo 1 muối duy nhất
Ag+ Cu2+ hết
15,45-M.(0,026/2+0,062) + 7,08 =17,355
 
Last edited by a moderator:
B

blackrus

Bài 3: Áp dụng dlbtkl thì ta được:
mB=mCu+mAgNO3-mA=16,08 g
mM+mB=mMuối +mZ>>mMuối=14,175 g
TH1: Muối M(NO3)3 thì nMuối=nNO3/3=nAgNO3/3 (nói chung trường hợp này không thỏa)
TH2: Muối M(NO3)2 thì n Muối=nAgNO3/2=0,075 mol >>>M(NO3)2=189 g >> M=65>>>Zn.Đáp án:A

 
Top Bottom