[Hoá12]. Cùng giải 1 số câu trong đề thi thử đại học với t nhé

S

silvery21

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

5 câu 1 nhé:) 1 số câu đáp án có rồi các c giải thích giúp t ;;)

[FONT=&quot]Câu 1: [FONT=&quot]Có bao nhiêu đồng phân mạch cacbon thẳng ứng với CTPT C6H10O4 (chỉ chứa một loại nhóm chức) khi tác dụng với NaOH cho sản phẩm gồm 1 muối và 1 rượu?[/FONT][/FONT]
[FONT=&quot] A.[FONT=&quot] 2. B. 3. C. 4. D. 6.[/FONT][/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT]
[FONT=&quot]Câu 2: [FONT=&quot]Cho dãy các chất: KHCO3, (NH4)2SO4, (NH4)2CO3, Al, ZnSO4, Zn(OH)2, CrO3, Cr2O3,. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là [/FONT][FONT=&quot][/FONT][/FONT]
[FONT=&quot] A. [FONT=&quot]3. B. 4. C. 5. D. 6.[/FONT][/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT]


[FONT=&quot]Câu 3[/FONT][FONT=&quot]: [FONT=&quot]Điện phân 2 lít dung dịch CuSO4 (điện cực trơ) đến khi khí thoát ra ở cả hai cực đều bằng 0,02(mol) thì dừng. Xem thể tích dung dịch không đổi, thì dung dịch sau điện phân có pH bằng[/FONT][/FONT]
[FONT=&quot]A.[FONT=&quot] 2. B. 1,7. C. 1,4. D. 0,7.[/FONT][/FONT]

[FONT=&quot]
[/FONT]
[FONT=&quot]Câu 4: Đun nóng hỗn hợp A gồm: 0,1 mol axeton; 0,08 mol acrolein; 0,06 mol isopren và 0,32 mol hiđro có Ni làm xúc tác, thu được hỗn hợp các khí và hơi B. Tỉ khối hơi của B là 375/203 . Hiệu suất H2 đã tham gia phản ứng cộng là:[/FONT]
a) 87,5% b) 93,75% c) 80% d) 75,6%





. [FONT=&quot]Câu 5:[/FONT] Hỗn hợp A gồm hai anđehit đơn chức no mạch hở. Đốt cháy m gam hỗn hợp A thu được 22,88 gam CO2. Cũng m gam hỗn hợp A phản ứng vừa đủ với 4,032 lít H2 (đktc) (có Ni làm xúc tác, đun nóng), thu được hỗn hợp hai rượu. Đốt cháy hết lượng rượu này rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng P2O5 lượng dư. Khối lượng bình P2O5 tăng t gam. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Trị số của t là bao nhiêu?
a) 35,48 gam b) 12,6 gam
c) 22,88 gam d) Một giá trị khác
 
N

nhoc_maruko9x

Mở đầu bài 1 đã.

Câu 1: Có bao nhiêu đồng phân mạch cacbon thẳng ứng với CTPT C6H10O4 (chỉ chứa một loại nhóm chức) khi tác dụng với NaOH cho sản phẩm gồm 1 muối và 1 rượu?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 6.
Có 2 lk pi mà thuần chức thì là este đa chức.

[tex]CH_3-CH(COOCH_3)_2[/tex]

[tex]CH_2-COOCH_3[/tex]
[tex]|[/tex]
[tex]CH_2-COOCH_3[/tex]

[tex](COOCH_2CH_3)_2[/tex]

...[tex]COOH[/tex]
../
[tex]CH_2[/tex]
..\
...[tex]COOC_3H_7[/tex]

[tex]CH_2-COOH[/tex]
[tex]|[/tex]
[tex]CH_2-COOC_2H_5[/tex]

[tex]CH_2-COOH[/tex]
[tex]|[/tex]
[tex]CH_2[/tex]
[tex]|[/tex]
[tex]CH_2-COOCH_3[/tex]

Sao thấy có 6 hix....

À mà còn cái nữa :|

[tex]COOH[/tex]
[tex]|[/tex]
[tex]COOC_4H_9[/tex]
 
Last edited by a moderator:
N

nhoc_maruko9x

Câu 2: Cho dãy các chất: KHCO3, (NH4)2SO4, (NH4)2CO3, Al, ZnSO4, Zn(OH)2, CrO3, Cr2O3,. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.

Câu 3: Điện phân 2 lít dung dịch CuSO4 (điện cực trơ) đến khi khí thoát ra ở cả hai cực đều bằng 0,02(mol) thì dừng. Xem thể tích dung dịch không đổi, thì dung dịch sau điện phân có pH bằng
A. 2. B. 1,7. C. 1,4. D. 0,7.
Oxi trong quá trình điện phân CuSO_4 thoát ra ở anot.
Hidro trong quá trình điện phân nước thoát ra ở catot.

[tex]n_{H_2SO_4} = 2n_{O_2} = 0.04[/tex]

[tex]n_{OH^-} = 2n_{H_2} = 0.04[/tex]

Vậy còn lại 0.04 mol [tex]H^+ \Rightarrow pH = 1.7[/tex]


Câu 4: Đun nóng hỗn hợp A gồm: 0,1 mol axeton; 0,08 mol acrolein; 0,06 mol isopren và 0,32 mol hiđro có Ni làm xúc tác, thu được hỗn hợp các khí và hơi B. Tỉ khối hơi của B là 375/203 . Hiệu suất H2 đã tham gia phản ứng cộng là:
a) 87,5% b) 93,75% c) 80% d) 75,6%
Acrolein phải Google. Hoá ra propenal :|
Mà hình như tỉ khối thì phải so với cái gì đấy chứ nhỷ? Không thì giải sao được :|

Câu 5: Hỗn hợp A gồm hai anđehit đơn chức no mạch hở. Đốt cháy m gam hỗn hợp A thu được 22,88 gam CO2. Cũng m gam hỗn hợp A phản ứng vừa đủ với 4,032 lít H2 (đktc) (có Ni làm xúc tác, đun nóng), thu được hỗn hợp hai rượu. Đốt cháy hết lượng rượu này rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng P2O5 lượng dư. Khối lượng bình P2O5 tăng t gam. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Trị số của t là bao nhiêu?
a) 35,48 gam b) 12,6 gam
c) 22,88 gam d) Một giá trị khác
[tex]n_A = n_{H_2} = 0.18 \Rightarrow \overline{C} = \fr{26}{9}[/tex]

[tex]0.18\tex{ }C_{\fr{26}{9}}H_{\fr{52}{9}}O + 0.18\tex{ }H_2 \rightarrow^{t^o} 0.7\tex{ }H_2O[/tex]

[tex]\Rightarrow t = 12.6g[/tex]
 
Last edited by a moderator:
N

nhoc_maruko9x

Theo mình là (NH4)2CO3, Al,Cr2O3,Zn(OH)2
chứ không phải là KHCO3
[tex]KHCO_3[/tex] lưỡng tính còn Al thì không bạn à. Đừng nhầm lẫn Al lưỡng tính vì nó phản ứng với cả axit và bazo nhé. Thực ra nó chỉ phản ứng với axit thôi, còn trong phản ứng với bazo thì bản chất là nó t/d với nước tạo [tex]Al(OH)_3[/tex], chất này mới lưỡng tính và tiếp tục + NaOH.
 
T

thanhgenin

Vậy theo lý thuyết thì Al là kim loại lưỡng tính thì nên hiểu thế nào ? Chẳng lẽ có sự khác nhau giữa "chất " và "kim loại"???
 
Y

yacame

Vậy theo lý thuyết thì Al là kim loại lưỡng tính thì nên hiểu thế nào ? Chẳng lẽ có sự khác nhau giữa "chất " và "kim loại"???
Al là kim loại. Chả có lưỡng tính gì đây hết. chỉ có Al(OH)3..... ý mình nói là hợp chất Al3+ trừ muối của SO4, NO3.... là lưỡng tính.
 
T

traimuopdang_268

Vậy theo lý thuyết thì Al là kim loại lưỡng tính thì nên hiểu thế nào ? Chẳng lẽ có sự khác nhau giữa "chất " và "kim loại"???


các phản ứng của Al với axit và baz đều là Al(OH)3 và chính nó đã thể hiện tính lưỡng tính chứ không phải Al...

Chứng minh:
2Al + 6H+ ----> 2Al(3+) + 3H2

- Ở đây, Al không hề nhận proton (hay cho cặp e theo Lewis) nên ko thể coi là baz trong trường hợp này.

Với PƯ cùng baz thì thế nào nhỉ?
2Al + 2NaOH + 3H2O --- 2Na[Al(OH)4]

- Với phản ứng này, Al ko hề cho proton( hay nhận cặp e theo Lewis) nên ko thể coi là axit.

Vì thế, nếu lập luận đúng thì bản thân Al đâu phải là chất lưỡng tính như ta học.

Như ta đã biết, trung gian của các phản ứng trên là quá trình
2Al + 6H2O = 2Al(OH)3 + 3H2

Chính Al(OH)3 mới là chất lưỡng tính thứ thiệt chứ đâu phải Al

Tóm lại "Al không có tính lưỡng tính, nói Al lưỡng tính thực chất là nói oxit và hiđroxit của nó. Chính xác phải nói là Al là kim loại có oxit và hiđroxit lưỡng tính"
Còn các phản ứng trên của Al thực chất là các phản ứng OXy - khử, chứ bản thân Al không thể hiện tính axit hay bazơ ! Nếu Al3+ thì mới có tính axit :
Al3+ + H2O <==> Al(OH)2+ + H+
Al(OH)2+ + H2O <==> Al(OH)2+ + H+
< cụ thể hơn nên google tìm hiểu nha >:D
 
Last edited by a moderator:
S

silvery21

thanks. tiếp nhế 6 câu vì ko khó lắm :)

3ehh6.jpg


pngjv.jpg
 
Last edited by a moderator:
Y

yacame


HCO3- lưỡng tính mà c

trong sgk 12 cũng có nói mà sgk -nc : 155 < hẳn chứng cơ luôn:D >

Ion HCO3- vừa có thể cho vừa có thể nhận proton
hello traimuopdang lâu wua ko gặp ah nha :)
bạn cho mình hỏi bạn có đăng kí khoá học bên học mãi không vậy
ah mà sao mình không tìm thấy pic này nhỉ, mỗi lần tìm là phải serch những bài đã viết mới moi ra được ah
nhân tiện làm lun 1 câu không có mod del lun bài này mất :))
câu cuối cùng ý mình ko trích dẫn được :((

từ khối lượng ban đầu và khối lượng muối => nFe=0.2, nCu=0.2
quy tất cả hỗn hợp sau khi tác dụng với oxi về Fe, Cu, O với nO=x
ốp bảo toàn vào=> 0.2*3+0.2*2=2x+0.3*2=> x=0.2 => m=0.2*56+0.2*64+0.2*16=27.2g
 
Last edited by a moderator:
T

thanhgenin

Bài 2 cho hơi nước đi qua than nóng đỏ:
Số mol hỗn hợp khí = 0,8 mol
Số mol CO2 tính được từ lượng kết tủa là 0,2 mol
H2 và CO đều pu với CuO theo tỉ lệ 1:1 nên m chất rắn giảm= 0,6 .16 = 9,6
 
Last edited by a moderator:
T

thanhgenin

Đốt 24 gam Fe và Cu trong k2 thu được m gam hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y td với [TEX]H_2SO_4[/TEX] thu được 6,72 lít khí [TEX]SO2[/TEX] và 72 gam muối sunfat khan . Tìm m?
Muối sunfat , tính được gốc muối là (72-24):96=0,5 mol
Lập hệ tính được nFe =0,2 ; nCu= 0,2
Bảo toàn e , ta đuợc n e mà O nhận là 0,4
Vậy n O2 pu là 0,1 mol
Kết quả là 24 + 0,1.32 =27,2 gam
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom