[hóa12] 1 câu hỏi lí thuyết khó

R

rocky1208

Ai có thể cho tui biết cách tách riêng ankan mạch nhánh , ankan mạch thẳng , anken được hok???????:confused::confused::confused::confused:
AI LÀM ĐC THÌ CHẮC CŨNG CÓ THỂ ĐI THI HSG TỈNH HÓA ĐÓ:)>-:)>-:)>-
Cái này mình cũng không rõ lắm nhưng dự đoán như sau (cho 3 chất này cùng số C nhé)
Giữa ankan mạch thẳng và ankan mạch nhánh, chắc chắn Ankan mạch nhánh có nhiệt độ sôi thấp hơn. Cái này là do sự tạo nhánh làm gia tăng cấu trúc cầu khiến các phân tử ankan tiếp xúc với nhau ít hơn, vì vậy sôi, nóng chảy thấp hơn. Mình đã viết khá chi tiết về vấn đề này, bạn vào ĐÂY để xem thêm nhé (cái nguyên nhân thứ 3 ấy).
Giữa ankan và anken thì anken có nhiệt độ sôi cao hơn, vì tất cả các phân tử có nối đôi đều tồn tại mô-men lưỡng cực (hay ký hiệu là μ trong 1 số sách). Tức là phân tử có phân cực tức thời, nên tạo ra các cực âm, dương tạm thời (giống như kim loại có các nút mạng là các ion tức thời vì nó vốn là nguyên tử kim loại nhưng có mấy thằng e chạy lăng xăng theo dòng e chung nên bị biến thành ion tạm thời, khi nào e trở về nó lại là nguyên tử). Do đó có những lực hút tĩnh điện lên nhau ---> liên kết với nhau bền hơn ---> sôi ở nhiệt độ cao hơn.
Từ nhận xét trên mình nghĩ là chưng cất phân đoạn với mấy em ở thể khí, còn rắn thì dùng cách này không hợp lý. Không biết có đúng không nữa :(
:)>-
From Rocky
 
Last edited by a moderator:
H

hunggary

Cái này mình cũng không rõ lắm nhưng dự đoán như sau (cho 3 chất này cùng số C nhé)
Giữa ankan mạch thẳng và ankan mạch nhánh, chắc chắn Ankan mạch nhánh có nhiệt độ sôi thấp hơn. Cái này là do sự tạo nhánh làm gia tăng cấu trúc cầu khiến các phân tử ankan tiếp xúc với nhau ít hơn, vì vậy sôi, nóng chảy thấp hơn. Mình đã viết khá chi tiết về vấn đề này, bạn vào ĐÂY để xem thêm nhé (cái nguyên nhân thứ 3 ấy).
Giữa ankan và anken thì anken có nhiệt độ sôi cao hơn, vì tất cả các phân tử có nối đôi đều tồn tại mô-men lưỡng cực (hay ký hiệu là μ trong 1 số sách). Tức là phân tử có phân cực tức thời, nên tạo ra các cực âm, dương tạm thời (giống như kim loại có các nút mạng là các ion tức thời vì nó vốn là nguyên tử kim loại nhưng có mấy thằng e chạy lăng xăng theo dòng e chung nên bị biến thành ion tạm thời, khi nào e trở về nó lại là nguyên tử). Do đó có những lực hút tĩnh điện lên nhau ---> liên kết với nhau bền hơn ---> sôi ở nhiệt độ cao hơn.
Từ nhận xét trên mình nghĩ là chưng cất phân đoạn với mấy em ở thể khí, còn rắn thì dùng cách này không hợp lý. Không biết có đúng không nữa :(
:)>-
From Rocky
:D:D:DThank bạn nhiều nha.......ak`......cái này mình cũng chưa biết đúng hay sai nhưng mình muốn hỏi bạn là đã nghe đến liên kết bọc chưa:confused::confused::confused:
 
P

phamminhkhoi

Ankan càng nhìu nhánh thì t độ sôi càng thấp và thấp hơn anken, làm như chưng cất nước ý. Cái này là tính chất vật lý cơ bản ma nhỉ :-/Đâu cần tự làm khó mình hen ;)
 
R

rocky1208

Ankan càng nhìu nhánh thì t độ sôi càng thấp và thấp hơn anken, làm như chưng cất nước ý. Cái này là tính chất vật lý cơ bản ma nhỉ :-/Đâu cần tự làm khó mình hen ;)
Nhưng với Ankan rắn thì có vẻ không ổn. Chưng cất vừa tốn kém, vừa nguy hiểm (gây cháy nổ vì ta phải đốt nóng chúng lên, chưng cất phân đoạn chỉ áp dụng cho những chất có nhiệt độ sôi âm như Oxy, Nito.., nghĩa là những chất khí ở đk thường). Vì thế anh chỉ đưa ra phương án chưng cất phân đoạn khi nó ở thể khí thôi :D Anh nghĩ có thể phương án giải quyết đúng chúng ta chưa biết.
:)>-
From Rocky
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

:D:D:DThank bạn nhiều nha.......ak`......cái này mình cũng chưa biết đúng hay sai nhưng mình muốn hỏi bạn là đã nghe đến liên kết bọc chưa:confused::confused::confused:
liên kết bọc? :-/
Cái này chưa nghe thấy bao giờ, vừa nãy có gúc gồ nhưng cũng không thấy. Nếu nó liên quan đến cái này thì cũng bó tay thôi :D
:)>-
From Rocky
 
Top Bottom