[hoa11] Bí quyết học tốt môn Hóa

N

nguyenhophb

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các thầy giáo phổ thông và ĐH có nhiều kinh nghiệm giảng dạy, luyện thi môn Hóa giới thiệu bí quyết học và làm bài thi tuyển sinh.


Thí sinh làm bài thi tốt nghiệp THPT
Thầy Đào Hữu Vinh - Giảng viên Đại học KH Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội: Làm tốt phần cơ bản đã có thể đạt 5 - 7 điểm

Xu hướng ra đề vài năm trở lại đây tương đối cơ bản, học sinh cần chú ý đến kiến thức cơ bản thuộc chương trình phổ thông, các phản ứng và điều kiện phản ứng...

Không nên học thêm những vấn đề vượt chương trình phổ thông, các phản ứng mới lạ...

Thí sinh nào đã học kỹ những kiến thức thật cơ bản trong sách giáo khoa (chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12) cần phải biết tận dụng những kiến thức cơ bản đó để vận dụng trả lời câu hỏi cho tốt là đã nắm chắc phần thắng trong tay. Học kỹ ở đây là hiểu (không phải học vẹt) mà học để có thể vận dụng vào thực tế.

Đối với phần toán, cần đọc toàn bộ bài toán cẩn thận từ đầu đến cuối; sau đó mới suy nghĩ để viết đúng được tất cả các phương trình phản ứng và mới bắt tay vào tính toán; trước khi đặt phương trình, phải hiểu số liệu cho là gì rồi mới đặt phương trình cho ẩn số.

Cẩn thận là quy tắc vàng của phần giải toán. Thí sinh chớ nên chủ quan mà ra sớm. Phải biết tận dụng từng giây từng phút cho bài làm đạt điểm cao-hãy kiểm tra lại từng li từng tí của từng chi tiết (không đời nào giám khảo ra một đề thi làm trong 2 tiếng mà để thí sinh chỉ cần giải 1 tiếng là xong).

Lỗi thí sinh thường gặp là tính toán vội vàng để rồi nhìn qua bên cạnh thấy mình sai và bắt đầu thiếu tự tin. Những câu không hiểu không làm. Giám khảo không cho điểm những phần thí sinh không hiểu chỉ viết nhăng cuội; tối kỵ nhất là gạch xóa lung tung trong khi làm bài. Chỉ cần phần dễ làm trước; phần trung bình làm sau một cách cẩn thận hoàn chỉnh thì dù phần khó bỏ hẳn không làm cũng có thể đạt 5-7 điểm cho môn này.

Nguyễn Bác Dụng (Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM): Rèn 3 bước

Học tốt có nghĩa là nắm vững và có khả năng vận dụng thành thạo cũng như sáng tạo các kiến thức đã học. Ở trường phổ thông cũng như các trung tâm dạy thêm hiện nay, phương pháp học chủ yếu là nghe thầy giảng: giải thích lý thuyết, hướng dẫn bài tập, củng cố kiến thức... Lợi thế là kiến thức được truyền tải trực tiếp từ thầy sang trò những nội dung cốt lõi nhất, quan trọng nhất.

Học sinh phải nghiền ngẫm, suy nghĩ, đặt vấn đề, củng cố và mở rộng những vấn đề đã học để biến kiến thức của thầy thành cái riêng của mình, có thể tự trình bày các ý tưởng và kiến thức đó bằng suy nghĩ và lời nói của chính mình.

Thầy giáo chỉ nêu lên cái cơ bản, then chốt nhất và dạy cho người đọc cách tiếp thu cũng như phương pháp tư duy. Người học vừa phải tiếp thu được nội dung cốt lõi đó, vừa phải tự mình phát triển mở rộng những điều thầy không giảng. Có như thế mới làm chủ được những điều đã học.

Học sinh phải nắm được trình tự:

Biết -> Hiểu -> Vận dụng -> Sáng tạo. Mục đích chính ở trên lớp là làm thế nào để nội dung bài giảng được lĩnh hội một cách tích cực và nhớ được lâu dài.

Một trong những điều quan trọng là phải biết hứng thú và "cảm" thực sự với kiến thức cần lĩnh hội.

Để có thể ôn thi tốt môn Hóa, học sinh cần rèn luyện 3 bước sau:

- Bước 1: Soạn bài trước (có tham khảo tài liệu và chuẩn bị các câu hỏi).

- Bước 2: Chú ý nghe giảng, vừa nghe giảng, vừa suy nghĩ độc lập, vừa ghi chép, sự ghi chép đồng thời này giúp học sinh khắc sâu thêm kiến thức.

- Bước 3: Xem lại thường xuyên, giúp cho sự truyền tải những kiến thức này vào tiềm thức.

Luyện thi môn Hóa thực sự không khó. Khi chưa hiểu và chưa quen thì cảm thấy khó khăn, ngược lại khi hiểu thì cảm thấy rất thú vị và đam mê, do giải thích được nhiều vấn đề, hiện tượng trong cuộc sống.

Trước hết học sinh phải làm quen với những ngôn từ, phải biết và hiểu những khái niệm cơ bản (nguyên tố, nguyên tử, ion...), những định luật căn bản (định luật tuần hoàn, bảo toàn khối lượng...).

Sau khi có những kiến thức về bài học, học sinh phải hiểu và diễn đạt được, phải biết cách áp dụng (kỹ năng, kỹ xảo) qua các câu hỏi từ đơn giản đến phức tạp dần lên. Học sinh phải có đầy đủ lý thuyết kiến thức để phân tích và tổng hợp được các dạng câu hỏi và bài tập. Khi tiếp nhận lý thuyết học sinh cần phải học những khái niệm chung, những tính chất...

Muốn luyện thi tốt, cùng với bài giảng của thầy, đọc thêm sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, mạng Internet... Tốt nhất là học sinh phải làm nhiều bài tập ở nhiều dạng, nhiều thể loại khác nhau. Nếu không còn đủ thời gian làm bài tập, các em cũng nên đọc để hiểu qua các loại bài tập này trong các loại sách ôn thi đang có ở nhà sách.

Nguyễn Tấn Trung (Trung tâm Bồi dưỡng văn hoá, trường ĐH Sư phạm TPHCM: Hệ thống các nội dung cơ bản

Củng cố và bổ sung các nội dung trọng tâm của chương trình lớp 10 gồm các vấn đề sau:

a) Các vấn đề liên quan đến phản ứng oxy hóa khử:

- Quy tắc tính số oxy hóa.

- Các mức oxy hóa thường gặp và quy luật biến đổi chúng trên phản ứng của các nguyên tố quan trọng: Cl, Br, I, S, N, Fe, Mn.

- Phải biết cân bằng tất cả các phản ứng khi gặp (đặc biệt bằng phương pháp cân bằng điện tử; chú ý các phản ứng của sắt, ôxít sắt, muối sắt).

- Phải nắm thật chắc các công thức viết phản ứng gồm: ôxít; kim loại; muối phản ứng với axit; muối phản ứng với muối; kim loại phản ứng với muối; phản ứng nhiệt luyện.

b) Các phản ứng của nhóm nguyên tố halogen (Cl, Br, I); S: Chỉ cần đọc để viết được các phản ứng coi như là đủ.

c) Cấu tạo nguyên tử - Bảng hệ thống tuần hoàn:

- Yêu cầu phải nắm chắc đặc điểm cấu tạo; khái niệm về hạt; mối liên hệ giữa các loại hạt.

- Đặc điểm, nguyên tắc xếp nguyên tố; quy luật biến thiên tuần hoàn.

- Viết được cấu hình electron; xác định vị trí nguyên tố trên bảng hệ thống tuần hoàn.

- Sự tạo thành ion.

2. Các vấn đề ở chương trình lớp 11, ở phần này cần xem lại các vấn đề sau:

a) Các bài toán về nồng độ dung dịch, độ pH, độ điện ly, hằng số điện ly.

b) Nắm chắc bảng tính tan, để xây dựng các phản ứng xảy ra trong dung dịch theo cơ chế trao đổi ion (ví dụ phải nhớ trong dung dịch phản ứng giữa các ion với nhau phải thỏa điều kiện là sinh ra chất kết tủa hay chất bay hơi hoặc chất điện ly yếu).

c) Xem lại các quy luật giải toán bằng phương pháp ion: cách viết phương trình phản ứng dạng ion; biết dựa trên phương trình ion giải thích các thí nghiệm mà trên phân tử không giải thích được (ví dụ khi cho Cu vào dung dịch hỗn hợp gồm Cu (NO3)2, HCl thấy có khí NO bay ra hay cho Al vào dung dịch hỗn hợp gồm NaOH, NaNO3, NaNO2, thấy sinh ra hỗn hợp 2 khí có mùi khai;...)

d) Các khái niệm axit, bazơ, lưỡng tính, trung tính theo Bronsted:

Vì phần này các em thiếu dấu hiệu nhận biết chúng, nên khi gặp các em lúng túng và thường kết luận theo cảm tính, do đó chúng tôi gợi ý nhanh các dấu hiệu nhận biết axit, bazơ, lưỡng tính, trung tính:

. Các gốc axit của axit mạnh (Cl-, NO-3, SO2-4 ,...) và các gốc bazơ của bazơ mạnh (Na+, Ka+, Ba2+, Ca2+) được xem là trung tính.

Các gốc axit của axit yếu (ClO-, NO-2,

SO2-3 ,...) được xem là bazơ.

Các gốc bazơ của bazơ yếu (NH+4 ,

Al (H2O)3+) và các gốc axit (có H phân ly thành H+) của axit mạnh được xem là axit.

Các gốc axit (có H phân ly thành H+) của axit yếu: lưỡng tính.

e) Cách áp dụng các định luật bảo toàn điện tích, định luật bảo toàn khối lượng trong các bài toán dung dịch.

f) Xem kỹ các phản ứng của nitơ và hợp chất nitơ; phốt pho (xem sách giáo khoa lớp 11 và các bài tập chương này ở quyển bài tập hóa học lớp 11).

g) Các phản ứng của hydrocacbon:

- Phản ứng cracking. - Phản ứng đề hydro hóa - Phản ứng hydro hóa.- Phản ứng cộng Br2.- Phản ứng cộng nước của anken, ankin.- Phản ứng của ankin -1 với Ag2O/NH3. - Phản ứng tạo P.E; P.V.C; T.N.T; cao su Buna; cao su.

Bu na-S.- Phản ứng của benzen; toluen; styren.

3. Các nội dung của chương trình 12:

a) Với các hợp chất chứa hữu cơ chứa C,H,O: Chủ yếu xem các phản ứng của rượu; andehyt; axit; este; phenol; gluxit.

b) Nhóm nguyên tố C, H, N: Các phản ứng của amin với axit, đặc biệt xem kỹ anilin, chú ý phenylamoniclorua.

c) Cuối cùng xem nhóm nguyên tố C, H, O, N gồm các hợp chất quan trọng sau đây:

- Axit amin: chủ yếu có phản ứng trung hòa, phản ứng tạo nhóm peptit; phản ứng thủy phân nhóm peptit.

- Este của axit amin: có 2 phản ứng chính.

- Muối amoni đơn giản (R-COO-NH4) cũng viết 2 phản ứng chính.

- Muối của amin đơn giản R-COO-NH3-R’.

- Hợp chất Nitro R-(NO2)n: Xem phản ứng điều chế và chỉ có phản ứng tạo amin (phản ứng với [H}).

- Các hợp chất đặc biệt: Urê, Caprolactam; tơ nilon - 6,6; tơ caprôn.

d) Phần vô cơ: Xem các phản ứng của Al; Fe; Na, K; Mg, Ca.

e) Đặc biệt cần để ý thêm phần ăn mòn kim loại; nước cứng; điều chế kim loại; các bài toán áp dụng phản ứng nhiệt luyện, các bài toán kim loại phản ứng với axit; phản ứng với muối.

Mod conech123 said:
Ghi rõ nguồn sưu tầm đi em ;) , đây là quy tắc chung khi lấy bất kì tài liệu nào ko phải là của mình
_________________
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom