Hoá vô cơ

P

phikim94

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1)cho khí CO đi qua ống chứa 10 g Fe_2O_3 đốt nóng thu được m gam hỗn hợpX gồm 3 oxit. hỗn hợp X đem hoà trong HNO_3 đặc nóng dư nhận được 8,96l NO_2. giá trị của m?

2) hoà tan 1 oxit Fe_xO_y bằng đ H_2SO_4 đn thu được 2,24 lít khí SO_2 (đktc). phần dd đem cô cạn thì thu được 120gam muối khan. CTPT của oxit sắt là?

3) hoà tan 4 g hh gồm sắt và kl X (hoá tri 2 đứng trước H_2 trong dãy điện hoá) vào dd HCl dư thu được 2,24lit H_2 đktc. mặt khác để hoà tan 2,4 g X thì cần dùng chưa đến 250ml dd HCl 1M. X là kl nào?

4) cho một lá Cu có kl 10g vào 250ml dd AgNO_3 có nồng độ 4%.khi lấy lá Cu ra thì kl AgNO_3 trong dd giảm 17%. kl lá Cu sau phản ứng là ?

5)hoà tan hoàn toàn 9,6 g Cu vào dd HNO_3 loãng, khí NO thu được dem oxh thành NO_2 rồi sục vào nước với dòng khí O_2 để chuyển hết thành HNO_3. thể tích O_2 tham gia quá trình trên là? bài này mình viết phương trình điều chế HNO_3 rồi tính mà sao hổng ra :(:(:(a. 1,68l b. 3,36l c. 2,52l d. 1,78l


CẢ NHÀ RA TAY GIÚP GIÙM NHA! CÁM ƠN RẤT RẤT NHIỀU!
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.hoahoc

Gợi ý làm bài:

Câu 1:
Trong toàn bộ quá trình phản ứng, các chất bị thay đổi số oxi hóa là:
C+2 \Rightarrow C+4 + 2e
x ------> x -----> 2x
N+5 + 1e \Rightarrow N+4
0,4 <-- 0,4 <--- 0,4
\Rightarrow 2 x = 0,4 \Rightarrow x = 0,2.
Áp dụng bảo toàn khối lượng cho quá trình: CO + Fe2O3 \Rightarrow hỗn hợp X + CO2.
\Rightarrow m CO + mFe2O3 = m X + m CO2 \Rightarrow m X = 0,2*28 + 10 - 0,2*44 = 6,8 g.
Câu 2:
n SO2= 0,1 mol, n Fe2(SO4)3 = 0,3 mol.
x Fe+2y/x \Rightarrow x Fe+3 + (3x - 2y)
....................... 0,6 mol ----> 0,6*(3x-2y)/x
S+6 + 2e \Rightarrow S+4
.......... 0,2 <--- 0,1 mol.
\Rightarrow 0,6*(3x-2y)/x = 0,2 \Rightarrow x/y = 3/4 \Rightarrow Fe3O4.
Câu 3:
Thí nghiệm 1: n H2 = 0,1 mol.
Gọi x, y lần lượt là số mol của Fe, X.
x+y = 0,1 ; 56x + X*y = 4 \Rightarrow ( 56 - X)*y = 1,6 mà y < 0,1 \Rightarrow X < 40.
Thí nghiệm 2: n X = 2,4/X \Rightarrow n HCl = 2,4*2/X \Rightarrow 2,4*2/X < 0,25 \Rightarrow X > 19,2.
\Rightarrow X = 24 \Rightarrow Mg.
Câu 4:
Em xem lại đề bài nhé vì nếu cho 250 ml thì cần khối lượng riêng của AgNO3 để tính khối lượng dung dịch AgNO3.
Câu 5:
n Cu = 0,15 mol
3 Cu + 8 HNO3 \Rightarrow 3 Cu(NO3)2 + 2 NO+ 4 H2O.
0,15 mol ---------------------------> 0,1 mol.
NO + 1/2 O2 \Rightarrow NO2.
0,1 ---> 0,05 ----> 0,1
4 NO2 + 2 H2O + O2 \Rightarrow 4 HNO3
0,1 mol ----------> 0,025
\Rightarrow n O2 = 0,075 mol \Rightarrow V O2 = 1,68 lít
 
N

ngochoanhqt

5)hoà tan hoàn toàn 9,6 g Cu vào dd HNO_3 loãng, khí NO thu được dem oxh thành NO_2 rồi sục vào nước với dòng khí O_2 để chuyển hết thành HNO_3. thể tích O_2 tham gia quá trình trên là? bài này mình viết phương trình điều chế HNO_3 rồi tính mà sao hổng ra :(:(:(a. 1,68l b. 3,36l c. 2,52l d. 1,78l[/COLOR][/SIZE]

CẢ NHÀ RA TAY GIÚP GIÙM NHA! CÁM ƠN RẤT RẤT NHIỀU![/QUOTE]

Câu này mình có cách giải nhanh hơn nè:
ban quan sát cả quá trình thỉ chỉ co Cu va O2 thay đổi số OXH, Nitow ko thay đổi ==> bảo toàn e ta có: 9,6/64*2 = 4*n (O2) ==> n oxi = 0,075 mol ==> V 02 = 1,68 lit.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom