hoá vô cơ !!!

A

anhtraj_no1

M học ban cơ bản nên ko có sách nâng cao.Bạn có thể viết đề ra mà. .

đúng là chịu thua
sm1smiley_vn3.jpg
 
G

gvnguyentantrung

Em muốn hỏi 2 bài này phải ko

Em muốn hỏi 2 bài này phải ko

Kim loại và hợp kim – Bài tập 12 – trang 113 – SGK Hoá học 12 – Nâng cao
Hai lá kim loại cùng chất, có khối lượng bằng nhau: một được ngâm vào dung dịch Cd(NO3)2, một được ngâm vào dung dịch Pb(NO3)2. Khi phản ứng, kim loại đều bị oxi hoá thành ion kim loại 2+. Sau một thời gian, lấy các lá kim loại ra khỏi dung dịch thì thấy khối lượng là kim loại được ngâm trong muối cađimi tăng thêm 0,47%, còn khối lượng lá kim loại kia tăng thêm 1,42%. Giả thiết rằng, trong hai phản ứng trên khối lượng kim loại tham gia phản ứng là như nhau. Hãy xác định tên của kim loại đã dùng.

Kim loại và hợp kim – Bài tập 11 – trang 113 – SGK Hoá học 12 – Nâng cao
Có hai lá kim loại cùng chất, cùng khối lượng, có khả năng bị oxi hoá đến số oxi hoá +2. Một lá được ngâm trong dung dịch Pb(NO3)2 và lá kia được ngâm trong dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian người ta lấy các lá kim loại ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô. Nhận thấy khối lượng lá kim loại ngâm trong muối chì tăng thêm 19%, khối lượng lá kim loại kia giảm 9,6%. Giả thiết rằng, trong hai phản ứng trên, khối lượng kim loại bị hoà tan như nhau. Hãy xác định tên của kim loại đã dùng.
 
G

gvnguyentantrung

hướng dẫn giải bài 11

M+Pb2+=> M2+ +Pb(1)
M+Cu2+ => M2+ +Cu(2)
gọi m là khối lượng từng thanh
theo định luật tang giảm khối lượng ta có
cứ M g M pu (1) thì tạo ra 207 g chất rắn=>sau pu khôi lượng chất rắn tăng 207-M g
thực tế thanh kl tăng 0,19m =>[tex]n_M[/tex]=[tex]\frac{0,19m}{207-M}[/tex]
cứ M gam M pu thì sau pu (2) kl chat ran giảm M-64 thực tế khối lượng kl giảm 0,096m =>[tex]n_M[/tex]=[tex] \frac{0,096m}{M-64}[/tex]
do lượng kl bị hoà tan như nhau nên có pt

[tex]\frac{0,096m}{M-64}=\frac{0,19m}{207-M}[/tex]
\Leftrightarrow M=112
 
G

gvnguyentantrung

BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Một loại muối halogenua có công thức MX2. Lấy 8,1 gam muối đó hoà tan vào nước rồi chia vào 3 cốc với thể tích bằng nhau:
• Cho dung dịch AgNO3 dư vào cốc số 1 thì kết tủa khô thu được là 5,74 gam.
• Cho dung dịch NaOH dư vào cốc số 2, kết tủa sau khi rửa sạch và làm khô, nung đến khối lượng không đổi được chất rắn có khối lượng là 1,6 gam.
• Nhúng thanh kim loại B hoá trị 2 vào cốc số 3, sau khi phản ứng kết thúc, thanh kim loại nặng thêm 0,16 gam.
Xác định CTPT của MX2 và kim loại B đã dùng.
 
P

p.hang94

em cảm ơn thầy nhiều !!!!!!!!!:):)
Bài 12 ra M=65\Rightarrow Zn
bài tự luyện:
khối lượng halôgenua mỗi cốc =2,7 g
cốc 1 MX2+2AgNO3\Rightarrow M(NO3)2+2AgX
\Rightarrow nAgX=2nMX2\Leftrightarrow [TEX]\frac{2. 2,7}{M+2X}[/TEX] =[TEX]\frac{5,74}{108+X}[/TEX](1)
cốc 2 MX2+2NaOH\Rightarrow 2NaX+M(OH)2
M(OH)2\Rightarrow MO+H2O
nMX2= nM(OH)2=nMO\Leftrightarrow[TEX]\frac{2,7}{M+2X}=[/TEX][TEX]\frac{1,6}{M+16}[/TEX] (2)
Từ (1,2)\Rightarrow M=64(Cu) ,X=35,5(Cl)\Rightarrow CuCl2
cốc 3 nCuCl2=0,02mol
xét 1mol B+1mol Cu2+\Rightarrow khối lượng kim loại tăng (64-B) g
\Rightarrow 0,02mol Cu2+ tăng 0,16g
\Rightarrow 0,02(64-B)=0,16 \Rightarrow B=56 (Fe)
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom