Hoá vô cơ 8

N

ngocviet36

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1 : Cho 10 gam oxit của kim loại M có hóa trị II tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 24,5 % thu được dung dịch muối có nồng độ 33,33 % ( dung dịch A). Làm lạnh dung dịch A thấy có 15,625 gam chất rắn X tác ra, phần dung dịch bão hòa có nồn độ 22,54 % ( dung dịch B). Xác định kim loại M và công thức chất rắn X.

Bài 2 : Cho 16 gam hỗn hợp X chứa Mg và kim loại M vào dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 8,96 lít khí H2 (đktc). Cũng 16 gam hỗn hợp X ở trên tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được dung dịch Y và 11,2 lít khí SO2 (đktc) duy nhất. Viết phương trình hóa học xảy ra và xác định kim loại M.

Bài 3 : Nung nóng hỗn hợp gồm CuO, Fe3O4, Fe2O3, CaO và cacbon dư ở nhiệt độ cao ( trong chân không) đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn A và khí B duy nhất. Cho chất rắn A vào dung dịch HCl dư thu được chất rắn X, dung dịch Y và khí H2. Cho chất rắn X vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thấy X tan hết. Viết phương trình hóa học xảy ra.

Bài 4 : Đốt cháy m gam cacbon trong oxi thu được hỗn hợp khí A gồm CO và CO2. Cho hỗn hợp khí A đi từ từ qua ống sứ đựng 23,2 gam Fe3O4 nung nóng đến phản ứng kết thúc thu được chất rắn B chứa 3 chất ( Fe, FeO, Fe3O4) và khí D duy nhất. Hấp thụ hoàn toàn khí D bởi dung dịch Ba(OH)2 thu được 19,7 gam kết tủa và dung dịch X. Đun nóng dung dịch X thu thêm 14,775 gam kết tủa nữa thì kết thúc phản ứng. Cho toàn bộ chất rắn B vào dung dịch CuSO4 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì lượng CuSO4 đã phản ứng là 0,03 mol; đồng thời thu được 21,84 gam chất rắn E.
1. Viết phương trình hóa học xảy ra.
2. Tính m và tỉ khối của A so với H2.
 
Last edited by a moderator:
A

angleofdarkness

1/

Gọi số mol của MO là x: $MO+H_2SO_4 \to MSO_4+H_2O$

\Rightarrow $n_{H_2SO_4}=n_{MSO_4}=n_{MO}=x(mol)$ \Rightarrow $m_{H_2SO_4}=\dfrac{98.x.100}{24,5}=400x(g).$

Áp dụng ĐLBTKL thì $m_{ddA}=10+400x(g).$

Nồng độ % của dd muối là: C%=$\dfrac{(M+96)x}{10+400x}.100%=33,33% $ (*)

Theo đề bài thì (M + 16)x = 10 @};-

Từ (*) và @};- \Rightarrow x = 0,125; M = 64 \Rightarrow M là Cu.

Gọi CT của chất rắn X là $CuSO_4.nH_2O$ và số mol là a.

\Rightarrow $m_{CuSO_4,dd}=0,125.160=20(g) \\ m_{ddA}=10+400.0.125=60(g) \\ m_{ddB}=m_{ddA}-m_X=60-15,625=44,375(g).$

\Rightarrow C%(ddB)$=\dfrac{20-16a}{44,375}.100%=22,54%$ \Rightarrow a = 0,0625 \Rightarrow n = 5.

\Rightarrow CT của X là $CuSO_4.5H_2O$
 
Last edited by a moderator:
A

angleofdarkness

2/

Gọi số mol của Mg và M là x và y. Ta có:
$$Mg+2HCl \to MgCl_2+H_2 \uparrow (1)\\ 2M+2nHCl \to 2MCl_n+nH_2 \uparrow (2)\\ Mg+2H_2SO_4 \to MgSO_4+SO_2 \uparrow+2H_2O (3)\\ 2M+2mH_2SO_4 \to M_2(SO_4)_m+mSO_2 \uparrow+2mH_2O.(4)$$

(1) \Rightarrow $n_{H_2}=x(mol)$; (2) \Rightarrow $n_{H_2}=\dfrac{ny}{2}(mol)$ \Rightarrow $\sum n_{H_2}=\dfrac{8,96}{22,4}=0,4(mol)$ @};-

(3) \Rightarrow $n_{SO_2}=x(mol)$; (2) \Rightarrow $n_{SO_2}=\dfrac{my}{2}(mol)$ \Rightarrow $\sum n_{SO_2}=x+\dfrac{my}{2}=\dfrac{11,2}{22,4}=0,5(mol)$ (*)

- Xét M k PƯ vs dd HCl thì ta có PT (1); (3) và (4).

\Rightarrow x = 0,4, kết hợp (*) và 24x + My = 16 \Rightarrow thử chọn m = 1; 2; 3 ta chọn m = 2, M = 64.

- Xét M PƯ vs dd HCl thì cả 4 PƯ trên đều xảy ra.

Từ @};- và (*) \Rightarrow m > n.

Thử chọn n = 1; 2 và m = 1; 2; 3 thì ta chọn n = 2; m = 3 \Rightarrow x = 0,2; y = 0,2; M = 56.
 
A

angleofdarkness

3/

$$CuO+C_{dư} \to CU+CO \uparrow \\ Fe_3O_4+4C_{dư} \to 3Fe+4CO \uparrow \\ Fe_2O_3+3C_{dư} \to 2Fe+3CO \uparrow \\ CaO+3C_{dư} \to CaC_2+CO \uparrow.$$

Chất rắn A t/d vs dd HCl dư: $$Fe+2HCl \to FeCl_2+H_2 \uparrow \\CaC_2+2HCl \to CaCl_2+C_2H_2 \uparrow.$$

Chất rắn X t/d vs dd $H_2SO_4$ (đ, n) dư: $$C+2H_2SO_4 \to CO_2 \uparrow +SO_2 \uparrow +2H_2O \\ Cu+2H_2SO_4 \to CuSO_4+SO_2 \uparrow +2H_2O.$$
 
A

angleofdarkness

4/

PTPƯ: $$2C+O_2 \to 2CO \uparrow (1) \\ C+O_2 \to CO_2 \uparrow (2) \\ Fe_3O_4+CO \ to 3FeO+CO_2 \uparrow (3) \\ FeO+CO \to Fe+CO_2 \uparrow (4) \\ CO_2+Ba(OH)_2 \to BaCO_3+H_2O (5) \\ 2CO_2+Ba(OH)_2 \ to Ba(HCO_3)_2 (6) \\ Ba(HCO_3)_2 \to BaCO_3+CO_2 \uparrow +H_2O (7) \\ Fe+CuSO_4 \to FeSO_4+Cu (8).$$

\Rightarrow Chất rắn E gồm $Cu,FeO,Fe_3O_4.$

(1) $\to$ (7) \Rightarrow $n_C=n_{CO_2}=\dfrac{19,7}{197}+2.\dfrac{14,775}{197}=0,25(mol).$

\Rightarrow m = 0,25.12 = 3 (g).

\Rightarrow Chất rắn B gồm $Fe,FeO,Fe_3O_4$ với số mol là x, y, z.

\Rightarrow có x = 0,03; 64x + 72y + 232z = 21,84; x + y + 3z = 0,3.

\Rightarrow y = 0,18; z = 0,03 \Rightarrow $m_B=m_{Fe}+m_{FeO}+m_{Fe_3O_4}=21,6(g).$

Theo ĐLBTKL thì $m_A+m_{Fe_3O_4}=m_B+m_{CO_2}$ \Rightarrow $m_A=9,4(g).$

\Rightarrow $d_{A/H_2}=18,8.$
 
Top Bottom