Hóa 10 Hóa trị của nhóm

duminhngoc7@gmail.com

Học sinh
Thành viên
14 Tháng sáu 2017
40
9
31
22
Hà Nội
THCS
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cho mình hỏi muối cacbonat kim loại hóa trị I nghĩa là gì. Có phải kim loại đấy hóa trị I ko hay muối cacbonat kim loại hóa trị I. Thế thì viết công thức như nào ạ. X2CO3?? Với lại có làm cách nào để biết hóa trị của 1 nhóm? VD như Al(OH)3, Mg2CO3.
 

Bút Bi Xanh

Học sinh chăm học
Thành viên
29 Tháng bảy 2018
581
972
126
TP Hồ Chí Minh
THPT Đức Linh - Bình Thuận
Cho mình hỏi muối cacbonat kim loại hóa trị I nghĩa là gì. Có phải kim loại đấy hóa trị I ko hay muối cacbonat kim loại hóa trị I. Thế thì viết công thức như nào ạ. X2CO3?? Với lại có làm cách nào để biết hóa trị của 1 nhóm? VD như Al(OH)3, Mg2CO3.
GIẢI:
* Đã là muối, thì gồm hai thành phần chính là kim loại và nhóm muối.
* Gọi kim loaị là [tex]A[/tex], nhóm muối là [tex]B[/tex]
* Hóa trị kim loại là [tex]a[/tex], hóa trị nhóm muối là [tex]b[/tex]
* Chỉ số của kim loại trong công thức muối là [tex]x[/tex], chỉ số nhóm muối trong công thức muối là [tex]y[/tex]
=> Công thức muối thỏa mãn 03 yêu cầu trên được viết: [tex]A^a_xB^b_y[/tex]
Ví dụ: [tex]Al_2(SO_4)_3[/tex] thì [tex]x=2;y=3[/tex] hoặc [tex]MgCO_3[/tex] thì [tex]x=1;y=1[/tex].
*Lưu ý: Ở đây em đừng nhầm lẫn là [tex]a=1;b=1[/tex] nhé, muốn tính hóa trị [tex]a;b[/tex] thì em làm như dưới đây, chứ hóa trị không được biểu diễn trực tiếp trên công thức phân tử.
* Vì nó có liên quan đến cách tính hóa trị, nên ta phải luôn nhớ biểu thức sau: [tex]a.x=b.y[/tex], lấy vị dụ như sau:
- Muối: [tex]Al_2(SO_4)_3=>x=2;y=3[/tex], mặt khác ta đã biết hóa trị của nhôm là [tex]3[/tex] nên thay vào biểu thức trên: [tex]a.x=b.y=>3.2=b.3=>b=2[/tex]. Vậy hóa trị nhóm muối [tex](SO_4)[/tex] là hóa trị [tex]2[/tex] hay còn được viết là hóa trị [tex](II)[/tex]
 
Top Bottom