hóa tổng hợp thi học kì 1

C

chaos_gemini

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. hòa tan 36g đồng và oxit sắt từ tỉ lệ 2:1 vào dung dịch HCl dư thu được dưng dịch X và chất rắn Y. khối lượng chất rắn Y bằng ?

2. Cho A, B , C là các hợp chất hữu cơ có cùng nhóm chức có công thức phân tử là CH2O2, C2H4O2, C3H4O2. để phân biệt A,B,C cần thuốc thử là :
A. Quì tím và dung dich Na2Co3
B. thuốc thử Tollens
C. quì tím
D. Nước Br2

3. cho a gam hỗn hợp 2 kim loại vào dung dịch H2So4 loãng dư. THể tích H2 thu được lớn nhất khi hỗn hợp là :
A. Fe và Na
B, Al và Cu
c. K và Zn
D, Mg và Fe

4. điện phân 0,1 litCuSo4 1M và FeSO4 0,2M trong 1158s với I = 25A. Khốl lượng kim loại bám ở catot là ? (anot trơ)

5. cho 5,668g cao su Buna-S phản ứng vừa đủ 3,462g Brom. tỉ lệ số mắt xích của stren và đivinyl là ?

ngày mai thi học kì rồi và giải mãi vẫn chưa ra mấy câu này , mọi người nhanh tay ghi lời giải rõ ràng giải giúp mình trong hôm nay với nha . :eek: :confused:
 
P

phamminhminh

với câu1 thì anh e ta biện luận thôi: gọi số mol của ôxit sắt là x thì số mol của Cu la 2x
TH1; nếu oxit sắt là FeO => 64.2x +72x = 36 =>x=0,18 => mY =mCu = 0,18.2.64=23,04
TH2; nếu oxit sắt là Fe2O3 => 64.2x +160x=36 =>x=0,125
pt phản ứng : Fe2O3 + 6HCl ->2FeCl3 + 3H2O
0,125 0,25
Cu + 2FeCl3 -> CuCl2 + 2FeCl2
0,125 0,25
nCu dư = 2.0,125 - 0,125 = 0,125 => mY = m Cu dư = 0,125.64=8
Th3; nếu oxit sắt là Fe3O4=> 64.2x +232x=36=>x=0,1
pt phản úng: Fe3O4 + 8HCl ->2 FeCl3 +FeCl2 +4 H2O
0,1 0,2 0,1
Cu + 2FeCl3 -> CuCl2 + 2FeCl2
0,1 0,2
=>mY =mCu dư = 64.(2.0,1-o.1 )=6,4
 
C

chaos_gemini

đề ghi oxit sắt từ thì hình như là Fe3O4 chứ bạn , với lại khi giải với Fe3O4 thì Cu phản ứng hết mà đâu còn dư nữa ???
 
P

phamminhminh

hehe.lộn đề. sorry hen.
vậy thù xảy ra trường hợp 3 thui ak
đọc kĩ lai trường hợp 3 đi bạn
 
A

acidnitric_hno3

1. hòa tan 36g đồng và oxit sắt từ tỉ lệ 2:1 vào dung dịch HCl dư thu được dưng dịch X và chất rắn Y. khối lượng chất rắn Y bằng ?
Tính được $nCu = 0,2; nFe_3O_4 = 0,1$
$Fe_3O_4 + 8HCl-->2FeCl_3 + FeCl_2 + 4H_2O$
0,1---------------------------->0,2
$Cu +2 FeCl_3 -->CuCl_2 +2 FeCl_2$
0,1<---0,2
Vậy dư 0,1Cu, m = 6,4g
2. Cho A, B , C là các hợp chất hữu cơ có cùng nhóm chức có công thức phân tử là CH2O2, C2H4O2, C3H4O2. để phân biệt A,B,C cần thuốc thử là :
A. Quì tím và dung dich Na2Co3
B. thuốc thử Tollens
C. quì tím
D. Nước Br2
$A: HCOOH; B: CH_3COOH; C: CH_2=CH-COOH$
Dùng $Br_2$ thì nhận được cả 3 ( cả A, C đều mất màu $Br_2$ nhưng A mất màu cho khí $CO_2$ bay ra)

3. cho a gam hỗn hợp 2 kim loại vào dung dịch H2So4 loãng dư. THể tích H2 thu được lớn nhất khi hỗn hợp là :
A. Fe và Na
B, Al và Cu
c. K và Zn
D, Mg và Fe
Chọn B ( chú ý: a gam)

4. điện phân 0,1 litCuSo4 1M và FeSO4 0,2M trong 1158s với I = 25A. Khốl lượng kim loại bám ở catot là ? (anot trơ)
Viết PTĐP ở Katot ra. chú ý Thứ tự điện phân
ne = 0,3mol
=> m =9,2g

5. cho 5,668g cao su Buna-S phản ứng vừa đủ 3,462g Brom. tỉ lệ số mắt xích của stren và đivinyl là
$(CH_2-CH=CH-CH_2-CH_2-CH(C_6H_5)-$
n đivynyl = 0,0216375mol=> m đivinyl=> m Stiren => nStiren =>tỉ lệ
KQ 2:1
 
Top Bottom