[Hóa]Thảo luận vài câu đề thi thử THPT Hùng vương

T

thuyan9i

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 39. Dung dịch X chứa hh gồm Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 200 ml dd HCl 1M vào 100 ml dd X, sinh ra V lít khí (đktc). Đun nóng để cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m (g) muối khan. Giá trị của m là:
A. 25,6g B. 30,1 g C. 18,2g D. 23,9 g

Câu46. Điện phân dd có chứa 0,1 mol CuSO4 và 0,2 mol FeSO4 trong thùng điện phân không có màng ngăn. Sau một thời gian thu được 2,24 lít khí ở anot thì dừng lại. Tính khối lượng kim loại thu được ở catot.
A. 12g B. 6,4g C. 17,6g D. 7,86 g

Đây là 2 câu mình khúc mắc trong đáp án của đề
mong các bạn giải đáp :)
 
T

tuan13a1

tớ vừa làm ra nhưng sai mất rồi.không làm nửa.có người làm ra rồi
 
Last edited by a moderator:
H

hercules_1194

Câu 39
[TEX]CO_3^{2-}[/TEX] + [TEX]H^{+}[/TEX] --> [TEX]HCO_3^{-}[/TEX] +...
[TEX]HCO_3^{-}[/TEX] + [TEX]H^{+}[/TEX] --> [TEX]CO_2[/TEX] +...
dựa vào 2 pt ion trên ta tính được:
n[TEX]HCO_3^{-}[/TEX] còn dư = 0,2mol
khi nhiệt phân muối:
2 [TEX]HCO_3^{-}[/TEX] --> [TEX]CO_3^{2-}[/TEX]
\Rightarrow n [TEX]CO_3^{2-}[/TEX] = 0,1mol
khối lượng muối thu được sau cùng:
m Na + m K + m [TEX]CO_3^{2-}[/TEX] + m [TEX]Cl^{-}[/TEX]
= 23x0,1x1,5x2 + 39x0,1x1 + 0,1x60 + 0,2x35,5 = 23,9g
 
Last edited by a moderator:
H

hercules_1194

Câu 46
2[TEX]H_2O[/TEX] --> 4[TEX]H^{+}[/TEX] + [TEX]O_2[/TEX] + 4e
n[TEX]O_2[/TEX] = 2,24:22,4 = 0,1mol
\Rightarrow số mol e cho = 0,4mol
[TEX]Cu^{2+}[/TEX] + 2e --> [TEX]Cu[/TEX]
n [TEX]Cu^{2+}[/TEX] = 0,1mol
\Rightarrow số mol e nhận = 0,2mol và n [TEX]Cu[/TEX]= 0,1mol
\Rightarrow số mol e nhận còn lại = 0,4 - 0,2 = 0,2mol
[TEX]Fe^{2+}[/TEX] + 2e --> [TEX]Fe[/TEX]
n [TEX]Fe[/TEX] = 1/2 x 0,2 = 0,1mol
khối lượng kim loại thu được ở Catot:
m= 64x0,1 + 56x0,1 = 12g
 
L

led2029

Câu46. Điện phân dd có chứa 0,1 mol CuSO4 và 0,2 mol FeSO4 trong thùng điện phân không có màng ngăn. Sau một thời gian thu được 2,24 lít khí ở anot thì dừng lại. Tính khối lượng kim loại thu được ở catot.
A. 12g B. 6,4g C. 17,6g D. 7,86 g
theo thứ tự điện phân thì CuSO4 điện phân trước
CuSO4 +2H2O-----> Cu +H2SO4 +O2(anot)
0,1-------------------0,1---------0,1
vậy khí thoát ra ở anot đúng bằng giả thuyết nên chưa xãy ra phản ứng điện phân FeSO4
==> mkl=6,4 g
 
N

nhoklokbok

mình làm giống bạn hercules_1194, nhưng bạn hercules_1194 này, bài đầu bài 39, ở bài giải của cậu, phương trình cuối quên nhân 2 ở Na, nhưng đáp án vẫn đúng:D
 
H

hercules_1194

Câu46. Điện phân dd có chứa 0,1 mol CuSO4 và 0,2 mol FeSO4 trong thùng điện phân không có màng ngăn. Sau một thời gian thu được 2,24 lít khí ở anot thì dừng lại. Tính khối lượng kim loại thu được ở catot.
A. 12g B. 6,4g C. 17,6g D. 7,86 g
theo thứ tự điện phân thì CuSO4 điện phân trước
CuSO4 +2H2O-----> Cu +H2SO4 +O2(anot)
0,1-------------------0,1---------0,1
vậy khí thoát ra ở anot đúng bằng giả thuyết nên chưa xãy ra phản ứng điện phân FeSO4
==> mkl=6,4 g

bạn cân bằng pt điện phân CuSO4 bị sai nên thấy nó giải phóng vừa đủ 0,1mol khí đó bạn
 
K

khanh_1994

giúp mình với
đun nóng hỗn hợp gồm 1 mol HCOOH, 1 mol CH3COOH và 2 mol C2H5OH(trong bình kín dung tích không đổi) đến trạng thái cân bằng thì thu được 0,6 mol HCOOC2H5 và 0,4 mol CH3COOC2H5. Nếu đun nóng hỗn hợp gồm 1 mol HCOOH, 3 mol CH3COOH và a mol C2H5OH ở điều kiện như trên đến trạng thái cân bằng thì thu được 0,8 mol HCOOC2H5. giá trị của a là
A 12,88 B 9,97
C 5,6 D 6,64
 
H

hercules_1194

giúp mình với
đun nóng hỗn hợp gồm 1 mol HCOOH, 1 mol CH3COOH và 2 mol C2H5OH(trong bình kín dung tích không đổi) đến trạng thái cân bằng thì thu được 0,6 mol HCOOC2H5 và 0,4 mol CH3COOC2H5. Nếu đun nóng hỗn hợp gồm 1 mol HCOOH, 3 mol CH3COOH và a mol C2H5OH ở điều kiện như trên đến trạng thái cân bằng thì thu được 0,8 mol HCOOC2H5. giá trị của a là
A 12,88 B 9,97
C 5,6 D 6,64

Gọi K1 và K2 lần lượt là hằng số cân bằng của phản ứng este hóa giữa axit HCOOH và CH3COOH với C2H5OH

TN1: HCOOH + C2H5OH \Leftrightarrow HCOOC2H5 + H2O(1)
CH3COOH + C2H5OH \Leftrightarrow CH3COOC2H5 + H2O(2)
tính được: K1 = (0,6x1)/(0,4x1) = 3/2
K2 = (0,4x1)/(0,6x1) = 2/3
tổng số mol H2O: nH2O= 0,4+0,6 =1mol = nC2H5OH pư
nC2H5OH dư= 2-(0,4+0,6) = 1mol

TN2: Gọi x là số mol CH3COOH đã phản ứng
HCOOH + C2H5OH \Leftrightarrow HCOOC2H5 + H2O (3)
CH3COOH + C2H5OH \Leftrightarrow CH3COOC2H5 +H2O (4)
tính được: K1= [0,8(0,8+x)] : [(1-0,8)(a-0,8-x)]
K2= [x(0,8+x)] : [(3-x)(a-0,8-x)]

lập tỉ lệ:
K1 : K2 \Rightarrow x=1,92mol và a=9,97mol

cách làm của mình hơi bị dài, ko biết có bạn nào giải ngắn hơn ko
 
Last edited by a moderator:
S

songvugia

Giải:
Gọi Kc và Kc’ lần lượt là hằng số cân bằng của phản ứng este hóa giữa axit HCOOH và axit CH3COOH với ancol C2H5OH. Ta có:


Có hai phản ứng este hóa của hai axit nên số mol nước sinh ra bằng tổng số mol nước sinh ra từ hai phương trình trên:
nH2O = n HCOOCH2CH3 + n CH3CHOOCH2CH3 = 0,4 + 0,6 = 1 mol.
Số mol của CH3CH2OH còn lại bằng số mol ban đâu trừ đi số mol cua hai phương trình.
n C2H5OH = n C2H5Ohbd - [n HCOOCH2CH3 + n CH3CHOOCH2CH3]
= 2 - ( 0,6 + 0,4) = 1 mol
Suy ra các hằng số cân bằng là:








Khi cho 1 mol HCOOH và 3 mol CH3COOH vì cùng điều kiện nên Kc và Kc’ không thay đổi.
Gọi x’ là số mol của CH3COOH đã phản ứng:

Ban đầu: 1 mol a mol 0
Phản ứng: 0,8 mol 0,8 + x’ mol 0,8 mol 0,8 + x’ mol
Cân bằng: 0,2 mol a - (0,8 + x’) mol 0,8 mol 0,8 + x’ mol
(1)

Ban đầu: 3 mol a mol 0 0
Phản ứng: x’ mol 0,8 + x’ mol x’ mol 0,8 + x’ mol
Cân bằng: 3 – x’ mol a- ( 0,8+x’) mol x’ mol 0,8 + x’ mol

(2)


Lấy
Sử dụng chức năng SLOVE cho máy tính Casio FX 570MS hoặc Casio FX 570 ES PLUS.
( 3 – x).0,8.4 = 0,2. x.9
Đối với máy tính CasioFX 570 MS
Bước 1: Ta nhập biểu thức vào máy.
[ ( ] 3- [ANPHAL] [ ) ].[ ) ]0,8.4 [ALPHAL] [ CALC]0,2. [ANPHAL] [ ) ].9
Bước 2:
Bấm phím [SHIFT] [SLOVE]
Máy sẽ hỏi X?
Bước 3: Bấm 1 [=] để gián gia tri cho máy tự động chạy.
Máy sẽ cho kết quả X= (Ở đây chúng ta gán ẩn X thay cho ẩn n)
Bước 4: Bấm phím [SHIFT] [SLOVE]
Máy sẽ cho kết quả:
X= 1,92
Ở đây ta sử dụng chức năng SLOVE của máy tính Casio FX 570ES PLUS.
Bước 1: Ta nhập biểu thức vào máy.
[ ( ] 3- [ANPHAL] [ ) ].[ ) ]0,8.4 [ALPHAL] [ CALC]0,2. [ANPHAL] [ ) ].9
Bước 2:
Bấm phím [SHIFT] [SOLVE]
Máy sẽ hiện lên: SOLVE FOR X
Bước 3: Chỉ cần bầm dấu [ = ]
Máy cho đáp án dưới dạng
( 3 – x).0,8.4 = 0,2. x.9
X= 1,92
R=0
Thay x’ = 1,92 vào (1) hoặc (2) ta được:
a = 9,97
 
Last edited by a moderator:
T

thuyan9i

23x0,1x1,5x2 + 39x0,1x1 + 0,1x60 + 0,2x35,5 = 23,9g
Cái tớ thắc mắc chính là HCO3- ở đây
Chỉ đun nóng chứ đâu phải nhiệt phân và đặc biệt muối của HCO3- của kim loại kiềm ko bị nhiệt phân
Đáp án thì đúng rồi nhưng ko hiểu sao lại vậy :))Câu46. Điện phân dd có chứa 0,1 mol CuSO4 và 0,2 mol FeSO4 trong thùng
điện phân không có màng ngăn. Sau một thời gian thu được 2,24 lít khí ở anot thì dừng lại. Tính khối lượng kim loại thu được ở catot.
A. 12g B. 6,4g C. 17,6g D. 7,86 g
theo thứ tự điện phân thì CuSO4 điện phân trước
CuSO4 +2H2O-----> Cu +H2SO4 +O2(anot)
0,1-------------------0,1---------0,1
vậy khí thoát ra ở anot đúng bằng giả thuyết nên chưa xãy ra phản ứng điện phân FeSO4
==> mkl=6,4 g
Ko hiểu sao bạn làm sai mà ra kết quả đúng được nhỉ
Đáp án của đề cũng là 6.4 mà mình ko thể hiểu nổi nữa :((
 
H

hercules_1194

Cái tớ thắc mắc chính là HCO3- ở đây
Chỉ đun nóng chứ đâu phải nhiệt phân và đặc biệt muối của HCO3- của kim loại kiềm ko bị nhiệt phân
Đáp án thì đúng rồi nhưng ko hiểu sao lại vậy :))Câu46. Điện phân dd có chứa 0,1 mol CuSO4 và 0,2 mol FeSO4 trong thùng
Ko hiểu sao bạn làm sai mà ra kết quả đúng được nhỉ
Đáp án của đề cũng là 6.4 mà mình ko thể hiểu nổi nữa :((

chắc bạn nhớ nhầm đó, muối [TEX]CO_3^{2-}[/TEX] của kl kiềm mới ko bị nhiệt phân bạn à.
đề ghi "đun nóng để cô cạn dung dịch" \Rightarrow chắc chắn muối [TEX]HCO_3^{-}[/TEX] sẽ bị nhiệt phân (nhiệt phân ở đây là bị phân hủy bởi nhiệt độ cao và khi đun để nước bay hơi thì nhiệt độ đó đủ cao để nhiệt phân muối [TEX]HCO_3^{-}[/TEX] )
về câu 46 thì mình ko hiểu ý bạn nói :D theo mình hiểu thì 2 dd đều cho vào cùng 1 bình điện phân, khi điện phân thì ở Catot [TEX]Cu^{2+}[/TEX] bị điện phân trước còn ở Anot thì chỉ có [TEX]H_2O[/TEX] bị điện phân. ko biết mình tính sai chỗ nào so với đáp án, mình chưa tìm ra chỗ sai trong bài mình :-??
 
T

thuyan9i

chắc bạn nhớ nhầm đó, muối [TEX]CO_3^{2-}[/TEX] của kl kiềm mới ko bị nhiệt phân bạn à.
đề ghi "đun nóng để cô cạn dung dịch" \Rightarrow chắc chắn muối [TEX]HCO_3^{-}[/TEX] sẽ bị nhiệt phân (nhiệt phân ở đây là bị phân hủy bởi nhiệt độ cao và khi đun để nước bay hơi thì nhiệt độ đó đủ cao để nhiệt phân muối [TEX]HCO_3^{-}[/TEX] )
về câu 46 thì mình ko hiểu ý bạn nói :D theo mình hiểu thì 2 dd đều cho vào cùng 1 bình điện phân, khi điện phân thì ở Catot [TEX]Cu^{2+}[/TEX] bị điện phân trước còn ở Anot thì chỉ có [TEX]H_2O[/TEX] bị điện phân. ko biết mình tính sai chỗ nào so với đáp án, mình chưa tìm ra chỗ sai trong bài mình :-??

Bài điện phân mình cũng làm y như bạn :( trong đề đáp án là 6.4
Còn bài 1: Mình nhầm :D
 
Top Bottom