Hòa tan hết 4,8 g hỗn hợp A gồm MgO, [tex]Fe_{2}O_{3}[/tex], CuO cần vừa đủ một lượng dung dịch chứa 5,84 g HCl. Mặt khác, dẫn khí [tex]H_{2}[/tex] dư qua 0,09 mol hỗn hợp A nung nóng thì sau phản ứng thu được 1,62 g nước. Tính khối lượng mỗi chất trong 4,8 g hỗn hợp A.
Theo gt ta có: [tex]n_{HCl}=0,16(mol)[/tex]
PTHH: [tex]MgO+2HCl\rightarrow MgCl_2+H_2O(1)\\Fe_2O_3+6HCl\rightarrow 2FeCl_3+3H_2O(2)\\CuO+2HCl\rightarrow CuCl_2+H_2O(3)\\Fe_2O_3+3H_2\rightarrow 2Fe+3H_2O(4)\\CuO+H_2\rightarrow Cu+H_2O(5)[/tex]
Gọi số mol $MgO; Fe_2O_3; CuO$ trong 4,8g A lần lượt là a;b;c (mol)
[tex]\Rightarrow 40a+160b+80c=4,8\Rightarrow a+4b+2c=0,12[/tex]
Số mol $MgO; Fe_2O_3; CuO$ trong 0,09mol A lần lượt là ka; kb; kc(mol)
[tex]\Rightarrow k(a+b+c)=0,09(a)[/tex]
Mặt khác theo (1); (2); (3); (4); (5) ta có:
[tex]2a+6b+2c=0,16;k(3b+c)=0,09(b)[/tex]
Từ (a); (b) ta có: [tex]a-2b=0[/tex]
Do đó ta có hệ pt:
[tex]\left\{\begin{matrix} a-2b=0 & \\ 2a+6b+2c=0,16 & \\ a+4b+2c=0,12 & \end{matrix}\right.\Rightarrow \left\{\begin{matrix} a=0,02 & \\ b=0,01 & \\ c=0,03 & \end{matrix}\right.[/tex]
Từ đó tính m