[Hóa ] Mỗi ngày năm bài hóa

H

hetientieu_nguoiyeucungban

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1:cho m(g) hh 3 kim loại Fe, Mg, Al tác dụng hết với dd H2SO4 đặc nóng, thu được 0.55 mol SO2 đktc. Cô cạn dd sau phản ứng được 69.1 g muối khan.tính m?
A.10.7
B.16.3
C.21.4
D.11.9
bài giải: gọi hỗn hợp kim loại là M
Pthh:[TEX] M + 2nH_2SO_4 - > M_2(SO_4)_n + n SO_2 + 2nH2O[/TEX]
Ta thấy mmuối= mM + mSO4 = > mM = mmuối – mSO4
Suy ra ta chỉ cần tìm số mol của gốc =SO4 là xong
Dựa vào pthh ta có: n=*SO4 =nSO2 =0.55 mol
Vậy mM = 69.1 – 0.55*96 = 16.3 (g)*
*chú ý:sau bài này ta có kinh nghiệm sau, bài toán hh kim loai tác dụng với dd axit sunfuric đặc nóng cho khí SO2 thì

nSO2=nSO4(trong muối)= 0.5nH2SO4.
các bạn hãy nhớ điều này để làm bài tập.một điều nữa, các bạn hãy thử viết pthh khi cho kim loai tác dụng với dd HNO3 tạo ra các khí xem sao,quan sát tỉ lệ giữa số mol chất khi sinh ra với số mol gốc -NO3 và với số mol axit.
Câu 2 :Cho 0,1 mol α-amino axit X tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 2M. Trong một thí nghiệm khác, cho 26,7 gam X vào dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn cẩn thận dung dịch thu được 37,65 gam muối khan. Vậy X là:
A. Alanin. B. Valin. C. Glyxin. D. Axit glutamic.
Bài làm: nHCl=0.05*2=0.1(mol)
0,1 mol α-amino axit X tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 2M => X chỉ chứa 1 nhóm -NH2
26,7 gam X tác dụng vớidung dịch HCl dư -> 37,65 gam muối => nHCl=(37.65-26.7)/36.5 = 0.3(mol)
Suy ra: MX = 26.7/0.3= 89 => X cũng chỉ chứa 1 nhóm –COOH
Gọi X là NH2-R-COOH => R+ 61=89 => R=28 (C2H4=)
X là α-amino axit nên CTCT X: CH3-CH(NH2)-COOH alanin => A
Câu 3: Thủy phân m (gam) xenlulozơ trong môi trường axit. Sau một thời gian phản ứng, đem trung hòa axit bằng kiềm, sau đó cho hỗn hợp tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được m (gam) Ag. Xác định hiệu suất của phản ứng thủy phân xenlulozơ ?
A. 50%. B. 75%. C. 80%. D. 66,67%.
Bài làm: ta có sơ đồ sau:
1C6H10O5 -> 1 C6H10O6 -> 2Ag
162(g)----------------------216(g)
m(g)--------------------------x(g)
Vậy giả sử hiệu suất phản ứng là 100% thì khối lượng Ag thu được khi đem m(g) xenlulozo làm thí nghiệm là x= (216/162)m (g)
Do đó H% = m/x = 162/216=75%
Câu 4: Trong phòng thí nghiệm, hiđrohalogenua (HX) được điều chế từ phản ứng sau:
NaX(rắn) + H2SO4 (đặc, nóng) → NaHSO4 (hoặc Na2SO4) + HX (khí).
Hãy cho biết phương pháp trên có thể dùng để điều chế được hiđrohalogenua nào sau đây ?
A. HCl, HBr và HI.
B. HF và HCl.
C. HF, HCl, HBr, HI.
D. HBr và HI
Bài làm: ta chọn đáp án B vì chỉ có 2 axit halogenua này mới có khả năng này
Đối với 2 axit HBr và HI thì do Br- và I- có tính khử rất mạnh nên axit của chúng vừa tạo thành lập tức phản ứng với dd H2SO4 (đặc, nóng) tạo ra các hợp chất có số oxi hóa cao hơn
Ví dụ:
NaBr +H2SO4 (đặc, nóng) → NaHSO4 (hoặc Na2SO4) +HBr
2HBr + H2SO4 (đặc, nóng) -> Br2 +SO2 +2H2O
Câu 5: Có 500 ml dung dịch X chứa Na+, NH4+, CO32- và SO42-. Lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu được 2,24 lít khí. Lấy 100 ml dung dịch X cho tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 43 gam kết tủa. Lấy 200 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 8,96 lít khí NH3. Các phản ứng hoàn toàn, các thể tích khí đều đo ở đktc. Tính tổng khối lượng muối có trong 300 ml dung dịch X ?
A. 23,8 gam. B. 86,2 gam. C. 71,4 gam. D. 119 gam
Bài làm: gọi số mol của từng ion Na+, NH4+, CO32- và SO42- trong 100ml dd lần lượt là x ; y; z; t (mol)
*100ml dd X tác dụng với dd HCl
CO32-+2H+ -> H2O + CO2
z------------------------z (mol)
suy ra: z= 2.24/22.4=0.1
*100ml dd X tác dụng với dd BaCl2
[TEX]Ba^{2+} + SO_4^{2- }-> BaSO_4[/TEX]
t---------t---------t (mol)
[TEX]Ba^{2+}+ CO_3^{2-} -> BaCO_3[/TEX]
z--------z-----------z
suy ra: mkết tủa= 233t+ 197z=43 => t= 0.1(mol)
*200 ml dung dịch X tác dụng với dd NaOH dư
[TEX]NH_4^+ + OH^- -> NH_3 + H_2O[/TEX]
2y-----------------2y (mol)
Suy ra: 2y=8.96/22.4=0.4 => y = 0.2(mol)
Vì dd trung hòa về điện nên ta có: x+y= 2z+2t => x=-y+2z+2t =0.2 (mol)
Suy ra khối lượng muối có trong 100ml dd X là
m= 23x+18y+60z+96t=23*0.2+18*0.2 + 60*0.1+96*0.1=23.8(g)
vậy khối lượng muối có trong 300ml dd X là 23.8*3=71.4(g) =>C
..............................................................................................................Sưu tầm .........
 
Last edited by a moderator:
H

hetientieu_nguoiyeucungban

1.Trộn 100ml dung dịch(gồm Ba(OH)2 0.1M và NaOH 0.1M) với 400ml dung dịch (gồm H2SO4 0.0375M và HCl 0.0125M), thu được dung dịch X.Giá trị pH của dung dịch X là:

  1. 7
  2. 1
  3. 6
  4. 2
Bài làm: ta có
n Ba(OH)2= 0.1*0.1=0.01(mol) ; nNaOH= 0.1*0.1=0.01(mol)
=> tổng nOH-= 2n Ba(OH)2 +nNaOH= 0.03(mol)
n H2SO4= 0.4*0.0375= 0.015 (mol) ; nHCl= 0.4*0.0125=0.005 (mol)
tổng nH+= 2nH2SO4 + nHCl= 0.035(mol)
pthh:
H+ + OH- -> H2O (1)
0.03---0.03
Vậy sau phản ứng axit con dư: nH+= 0.035-0.03= 0.005(mol)
Thể tích dung dịch sau phản ứng là: V= 0.1+ 0.4= 0.5(l)
Suy ra: [H+]= 0.005/0.5= 0.01(M)
Vậy (2) pH=-lg[H+]= 2 => D
Câu 2: Nhiệt phân hoàn toàn R(NO3)2 (với R là kim loại) thu được 8 gam một oxit kim loại và 5,04 lít hỗn hợp khí X gồm NO2 và O2 (đo ở đktc). Khối lượng của hỗn hợp khí X là 10 gam. Xác định công thức của muối R(NO3)2 ?
A. Mg(NO3)2. B. Zn(NO3)2. C. Cu(NO3)2. D. Fe(NO3)2.

Bài làm: gọi n NO2 = x;nO2 =y (mol)
Theo bài ra ta có hệ: x+y = 5.04/22.4= 0.225 (1); 46x + 32y = 10 (2)
Từ (1)(2) suy ra x= 0.2; y=0.025 (mol)
Ta thấy : nNO2 =nN= 2 nR(NO3)2=> nR(NO3)2 = 0.1(mol)
Áp dụng ĐLBTKL ta có : mR(NO3)2 = moxit + mX = 18(g)
Suy ra : R+ 62*2= 18/0.1=180 => R=56(Fe) => muối là Fe(NO3)2 => D
*Chú ý: ta không nên viết pthh vì sẽ không biết tạo ra oxit gì nên sẽ rất khó giải. Mặt khác từ đề bài ta dễ dàng tìm được số mol NO2 và chú ý tỉ lệ N và R trong R(NO3)2 là có thể giải dễ dàng

Cẩu 3: Khi nung butan với xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp T gồm CH4, C3H6, C2H4, C2H6, C4H8, H2 và C4H10 dư. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp T thu được 8,96 lít CO2 (đo ở đktc) và 9,0 gam H2O. Mặt khác, hỗn hợp T làm mất màu vừa hết 12 gam Br2 trong dung dịch nước brom. Hiệu suất phản ứng nung butan là
A. 45%. B. 75%. C. 50%. D. 65%.

Bài làm: ta có : nCO2 = 0.4 ; nH2O= 0.5
Suy ra : nC4H10= ¼ nCO2 = 0.1 mol
Pthh CnH2n + Br2 -> CnH2nBr2
Ta thấy hh T chỉ gồm các anken,ankan và hidro,suy ra ta có nanken = nBr2 = 12/160= 0.075(mol)
Mặt khác 1mol C4H10 phản ứng tạo ra 1 mol anken suy ra nC4H10 phản ứng = 0.075(mol)
Suy ra h%=0.075/0.1=75% => B
Câu 4 :Cho 15,84 gam este no, đơn chức, mạch hở vào cốc chứa 30ml dung dịch MOH 20% (d=1,2g/ml) với M là kim loại kiềm. Sau phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn X. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 9,54gam M2CO3 và hỗn hợp gồm CO2, H2O. Kim loại M và công thức cấu tạo của este ban đầu là
A. K và CH3COOCH3. B. K và HCOO-CH3. C. Na và CH3COOC2H5. D. Na và HCOO-C2H5.
Bài làm: đốt cháy X thu được M2CO3 và hỗn hợp gồm CO2, H2O => MOH phản ứng hết với este
mMOH=30*1.2*0.2=7.2(g)=>nMOH=7.2/(M+17) (mol)
n M2CO3 = ½ nM= ½ nMOH= 3.6/(M+17)
suy ra: 2M+ 60= 9.54(M+17)/3.6 => M=23(Na) => nNaOH= 7.2/40=0.18(mol)
vậy Meste = 15.84/0.18 = 88 (C4H8O2 - CH3COOC2H5) – no đơn chức, mạch hở => C
Câu 5: Hợp chất X có công thức phân tử là C5H8O2. Cho 10 gam X tác dụng hoàn toàn, vừa đủ với dung dịch NaOH thu được dung dịch Y. Lấy toàn bộ dung dịch Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng thu được 43,2 gam Ag. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn các điều kiện trên là
A. 2. B. 1. C. 3 D. 4

làm: nX= 10/100=0.1(mol) ; nAgNO3 = 43,2/108=0.4 (mol)
Theo bài ra: X phải là đơn chức este vì có 2 nguyên tử trong phân tử và thủy phân ra sản phẩm có phản ứng với dd AgNO3 tạo ra kết tủa.
X đơn chức => Y gồm những hợp chất đơn chức có cùng số mol là 0.1
Mặt khác: Y tác dụng với dd AgNO3 tạo 0,4 mol Ag => Y gồm 2 chất có khả năng phản ứng với dd AgNO3 => X là este của axit HCOOH
X có dạng HCOOCH=CH-R hoặc HCOOCH=C(CH3)-R’
HCOOCH=CH-R => X là HCOOCH=CH-CH2-CH3
HCOOCH=C(CH3)-R’ => X là HCOOCH=C(CH3)-CH3
Suy ra A
[Sưu tầm ]
 
H

hetientieu_nguoiyeucungban

ð
Câu 1 : Cho 19,8 gam một anđehit đơn chức A phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 (dư). Lượng Ag sinh ra phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng được 6,72 lít NO ở đktc. A có công thức phân tử là
A. C2H4O. B. C3H6O. C. C3H4O. D. C4H8O.
BT e => nAg = 3nNO = 0,9 mol => nAndehit = nAg / 2 “vì đơn chức” = 0,45 mol
=> M andehit = 44 => A
Câu 2: Cho 10,90 gam hỗn hợp gồm axit acrylic và axit propionic phản ứng hoàn toàn với Na thoát ra 1,68 lít khí (đktc). Nếu cho hỗn hợp trên tham gia phản ứng cộng H2 hoàn toàn thì khối lượng sản phẩm cuối cùng là
A. 11,1 gam. B. 7,4 gam. C. 11,2 gam. D. 11,0 gam.
Axit acrylic : CH2=CHCOOH ; Axitpropion : CH3 – CH2 – COOH ; gọi x , y lần lượt là số mol 2 axit
ð 72x + 74y = 10,9 ; x + y = 2nH2 = 0,15 mol “vì 2 axit đều đơn chức + pứ Na => H2”
ð x = 0,1 ; y = 0,05
ð Chỉ có axit acrylic + H2 “vào nối đôi CH2=CH” => CH3 – CH2 – COOH
ð Sản phẩm cuối cùng là CH3CH2COOH = x + y = 0,15 mol
ð m CH3CH2COOH cuối cùng = 11,1 g => A
Câu 3: Cho 3,15 gam hỗn hợp X gồm axit axetic, axit acrylic, axit propionic vừa đủ để làm mất màu hoàn toàn dung dịch chứa 3,2 gam brom. Để trung hòan toàn 3,15 gam hỗn hợp X cần 90 ml dd NaOH 0,5M. Thành phần phần trăm khối lượng của axit axetic trong hỗn hợp X là
A. 35,24%. B. 45,71%. C. 19,05%. D. 23,49%.
Axit axetic : CH3COOH ; Axit acrylic : CH2=CHCOOH ; Axit propionic : CH3CH2COOH tương ứng số mol là x , y , z
ð 60x + 72y + 74z = 3,15
ð chỉ có CH2=CHCOOH pứ Br2 “cộng vào nối đôi” => y = nBr2 = 0,02
ð nNaOH = x + y + z = 0,045 mol “vì tất cả axit đều đơn chức”
ð Giải hệ => x = 0,01 => % CH3COOH = 19,05% => C
Câu 4 Hòa tan 26,8 gam hỗn hợp hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở vào nước được dung dịch X. Chia X thành hai phần bằng nhau. Cho phần 1 phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 21,6 gam bạc kim loại. Để trung hòa hoàn toàn phần 2 cần 200,0 ml dung dịch NaOH 1,0M. Công thức của hai axit đó là
A. HCOOH, C3H7COOH. B. CH3COOH, C2H5COOH.
C. CH3COOH, C3H7COOH. D. HCOOH, C2H5COOH.
Axit đơn chức mạch hở pứ với AgNO3 => Duy nhất HCOOH => nHCOOH = nAg / 2 = 0,1 mol “vì chứa 1 gốc CHO”
Phần 2 => nHCOOH + nAxit 2 = nNaOH = 0,2 mol “vì 2 axit đơn chức” => n Axit 2 = 0,1 mol
Vì chia làm 2 phần => m muối phần = 13,4 g = mHCOOH + mAxit 2
ó 13,4 = 0,1.46 + 0,1.Maxit 2 ó M = 88 => C3H7COOH => A

Câu 5: Cho 13,4 gam hỗn hợp X gồm hai axit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng tác dụng với Na dư, thu được 17,8 gam muối. Khối lượng của axit có số nguyên tử cacbon ít hơn có trong X là
A. 3,0 gam. B. 4,6 gam. C. 7,4 gam. D. 6,0 gam.
n Axit = (m muối – m axit) /22x “với x là số nhóm COOH” vì đơn chức => x = 1 “Dựa vào tăng giảm khối lượng” “Vì từ RCOOH => RCOONa => M tăng = M Na – mH = 22
=> nAxit = 0,2 mol => M Axit = 14n + 32 = 13,4 / 0,2 ó n = 2,5 => nCH3COOH = nC2H5COOH “vì n = 2,5 => n 2 axit bằng nhau” = 0,1 mol => mCH3COOH = 6 g “Axit C ít hơn” => D
 
H

hetientieu_nguoiyeucungban

Câu 7. Cation M+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 2s22p6. M+ là cation nào sau đây ?
A. Ag+ B. Cu+ C. Na+ D. K+
Cấu hình M : 1s2 2s2 2p6 3s1 ( Z=11) => Na
Câu 8. Chất có tính lưỡng tính là
A. NaCl. B. NaNO3. C. NaOH. D. NaHCO3.
Ta có : HCO3- + OH- à CO3 2- + H2O
HCO3- + H+ => H2O + CO2 => Lưỡng tính => D
Lưỡng tính => chất vừa có khả năng phản ứng vứi Kiềm, vừa có khả năng phản ứng với Axit
Câu 9. Dung dịch nào sau đây phản ứng được với dung dịch Na2CO3 tạo kết tủa?
A. KCl. B. CaCl2. C. NaCl. D. KNO3.
Nhận thấy A , C , D đều được tạo thành từ KL mạnh”K,Na – nhóm IA” + gốc axit mạnh “Cl , NO3- ; SO4(2-)
ð Đều có tính chất trung tính => không phản ứng => Loại A , C , D
ð B đúng “Pứ : CaCl2 + Na2CO3 => CaCO3“kết tủa trắng” + NaCl
Câu 10. Dung dịch có pH > 7 là
A. FeCl3. B. K2SO4. C. Na2CO3. D. Al2(SO4)3.
PH > 7 => Chất đó mang tính chất bazo (SGK 11 NC – 19)
=> Muối Tạo bởi cation” của bazo mạnh (KL nhóm IA,IIA) và gốc axit yếu (CO32- ; SO32-‑) (SGK 11 NC – 28)
=> A (Vì cation”Fe” của bazo yếu , anion”Cl” gốc axit mạnh) => mang tính axit => PH< 7
B tạo từ cation”K” của bazo mạnh , anion”SO4” gốc axit mạnh => mạnh mạnh => PH = 7
C tạo từ cation Na của bazo manh , anion”CO3” gốc axit yêu => Mang tính bazo => PH>7 => C
Tương tự D => PH < 7”Xem lại SGK lớp 10 NC – 54”
Mẹo thấy Xét Tính KL – Gốc Axit
Mạnh Mạnh => PH = 7
Mạnh - Yếu => Tính Bazo =>PH >7
Yếu – Mạnh => Tính Axit => PH < 7
Yếu – Yếu chưa rõ
Câu 11. Cho 3,9g K tác dụng với H2O thu được 100ml dung dịch. Nồng độ mol của dung dịch KOH thu được là
A. 0,1M B. 0,5M C. 1M D. 0,75M
Ta có nK = nKOH = 0,1 mol “BT NT K” và V dd sau pứ = V trước pứ = 100ml
=> CMKOH = nKOH / V(lít) = 0,1 / 0,1 = 1M => C
 
Top Bottom